Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Để tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa, một thời nhạc lính

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã vĩnh viễn rời những Phiên Gác Đêm Xuân
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một tên tuổi lớn của nền văn nghệ ở miền Nam Việt Nam và là tác giả của Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân… và còn rất nhiều tác phẩm bất hủ khác được biết bao thế hệ khán thính giả yêu mến từ trước 1975 đến tận bây giờ. Theo tin từ ca sĩ Giao Linh cung cấp cho tờ báo Thế Giới Nghệ Sĩ , ông đã trút hơi thở cuối cùng  lúc 19 giờ 30 ngày 26/2/18 (nhẳm 11 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn, hưởng thọ 86 tuổi.
<!>

Di lụy Chiều Mưa Biên Giới
Sau 18 tháng thượng Hoàng Lên Sơn, nhóm 700 tù Miền Nam hạ sơn về Tân Lập Vĩnh Phú.
Dưới chân rặng Trường Sơn, chiều chúa nhật mưa rơi lất phất, một đồng môn QGHC trẻ nhớ nhà, nhớ người yêu, lẫn vào gốc phòng nhà ăn vắng vẻ, mượn cây đờn của đội văn nghệ tù, tằng tăng " chiều mưa biên giới ", miệng rỉ rả ca:
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu
Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ...

..............
Đêm đêm chiếc bóng bên trời,
Vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai...

Đang say sưa gởi hồn về nơi chốn cũ, ngày xưa thân ái, bỗng có tiếng tằng hắng, giật mình nhìn lại: " Thường trực Thi đua " (*) đang đứng trước mặt, trợn mắt nhìn. Tên ôn thần nạt: Ngon há, ở đây, bây giờ còn hát nhạc vàng, phản động há!
Rồi nó nắm cổ lôi tuột anh bạn tội nhiệp lên phòng Thường trực thi đua báo cáo can bộ. Kết quả: Anh bạn " Chiều mưa " xộ phòng kỷ luật, cùm 2 tuần lễ.
Mới hết một tuần, anh thổ huyết láng lai. Bạn tù cõng lên bệnh xá bỏ nằm đó, phú thác cho số mạng.
Tôi có duyên với anh mà lâu ngày, chầy tháng quên mất tên, chỉ nhớ anh khóa 17 QGHC, phó ty thuế vụ Vũng tàu.
Ngày thượng tàu Thống nhất xuôi Nam, rộn rã châu về hợp phố, anh " Chiều mưa " tới bắt tay chào hỏi và tếu: Anh coi đó, tôi " làm ngụy " mới có 3 năm mà " đi cải tạo " tới 6 năm!
Tôi an ủi anh: Để tôi kể anh nghe chiện hai người " ngụy " lèng èng mà cũng thượng Hoàng Liên Sơn mút mùa lệ thủy:
Hồi ở trên núi Hoàng Liên, ở " Trung tâm cải tạo Trung ương số 1 " có một bác già. Một sáng chúa nhật, thấy bác ta bình thản ngồi vót nan tre đan sọt. tôi lân la hỏi: Làm sao mà bác cũng lưu lạc tới đây?
Bác già bảo: Tui mần chủ tịch " khóm bộ " Quốc Dân Đảng. Nếu biết rằng " Khóm " ở Đô Thành Sài gòn chỉ tương đương với cấp Ấp ở các tinh thì mới biết " kách mạng giải phóng " bỏ tù dân Miền Nam thiệt là hào sảng: Trưởng Ấp bộ QDĐ mà cũng đi tù khổ sai như ai.
Cũng ở trên Hoàng Liên, thấy một bác già rên rẩm vì đói, tui hỏi bác, làm sao mà bác cũng thượng một giải núi vàng? Bác cười đáp: Tui mần Trưởng Ấp ở Tây Ninh. Té ra bác già kiêm tới hai tội: Một là ngụy, hai là đệ tử Cao Đài " phản động."
Vậy đó, anh " chiều mưa " bề gì cũng là chức việc cao cấp nên làm ngụy 3 năm, đi " học tập " 6 năm là phải rồi, còn than thở nỗi gì? Tiêu hi hi!

Nguyễn Nhơn
( Nhân đọc bài Đi Tù Vì Nhạc Vàng - Gia Hiền )
(*) Thường trực Thi đua: Tù cha, phản bội đồng đội, đái tội lập công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét