Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

TCB Vỡ Mộng Đường Tơ Lụa - Vi Anh

image.png
Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng đang vỡ mộng Đường Tơ Lụa.  Vỡ mộng vì chánh sách tài trợ cho sáng kiến duy ý chí riêng này của Ông. Ông không tiếc công sức quảng bá. Ông thiết tha  hết nói nổi. Vỡ mộng vì các đảng viên cán bộ làm thì láo báo cáo thì hay để thủ lợi và ‘ dâng công’ láo lên Chủ Tịch. Vỡ mộng vì hàng đoàn xe lửa tiếng là chở hàng hoá qua Âu châu, nhưng thực tế chỉ là những containers trống rổng để đại cán, đại gia ăn theo lấy tiền tài trợ của trung ương và địa phương, làm giàu cho cá nhân, phe phái. Vỡ mộng vì ‘ lịnh’ của Chủ Tịch Bình xuống địa phương thành ‘lạc’, cán bộ địa phương lợi dụng lịnh để làm tiền cho mình và cho địa phương mình như chế độ sứ quân của Trung Hoa cổ đại.
<!>
Thật sự cả  một một phong trào làm láo nói láo thì hay, thủ lợi tối đa, làm mất máu ngân sách trung ương, tổn hại thì giờ, tài sản quốc gia, chỉ vì cái say mê với giấc mộng Trung Hoa của Chủ Tịch TCB. Ông muốn phục hồi thời đại vàng son của các vua quan của Trung Hoa cổ đại mà nay Ông là như hoàng đế của Trung Quốc CS nói tắt là TC.
Thật vậy, trên RFI của Pháp  ngày 13-09-2019 có một bài sưu khảo vô cùng công phu, sâu sắc, và hữu ích cho khán thính giả.
image.png
 Xin ghi lại đại ý như sau. “TC từ khá lâu khoe khoang Sáng Kiến Con Đường Tơ Lụa Mới kết nối hai lục địa Á-Âu,  vận chuyển hàng hoá bằng xe lửa, thẳng từ Trung Quốc đến tận Luân Đôn kể từ năm 2017. Tập đoàn Đường Sắt Trung Quốc China Railway từng khoe rằng trong năm 2017 đã có đến 3.673 đoàn tàu chở hàng kết nối giữa Trung Quốc và châu Âu, tăng hơn gấp đôi so với 1.702 chuyến của năm 2016 và là cú nhẩy vọt so với vỏn vẹn 17 chuyến tàu container trong năm 2011.
“Nhưng nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) vào hạ tuần tháng 8/2019, đã vạch mặt trái, mặt tuyên truyền này của TC. Rằng đó chỉ là một chuỗi  lừa đảo to lớn, lau dài liên quan đến Sáng Kiến Con Đường Tơ Lụa đã bị đưa ra ánh sáng sau khi lãnh đạo của Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc đã phải công khai thú nhận trong tháng 8 vừa qua là một khối lượng đáng kể container chuyển vận từ Trung Quốc qua châu Âu bằng đường sắt chỉ là container trống rỗng.
“Chính tạp chí Chinese Business Journal, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc đã mở cuộc điều tra đã phát hiện ra các vụ gian lận mà một trường hợp ghê gớm nhất là trên một chuyến tàu cụ thể chở 41 containers, thì chỉ có duy nhất một cái là có hàng hóa mà thôi.
 “Doanh nhân TC, các địa phương của TC đã dùng mọi thủ đoạn để moi lấy trợ cấp tài chính nằm trong kế hoạch của ông Tập, các khoản tài trợ từ chính quyền trung ương cũng như từ các chính quyền địa phương. Để thủ lợi trong thời gian qua họ đã lao vào việc mở thêm và tăng gia những chuyến xe lửa vận chuyển hàng hóa đến châu Âu xuyên qua các vùng rộng lớn ở Trung Á. Thế nhưng nhiều nhà xuất cảng thật ra lại cho chở thùng không để nhận trợ cấp của chính quyền.
“Những khoản tài trợ hậu hĩnh của chính phủ cho các tuyến xe lửa chở hàng, cộng thêm với những lời tán dương của báo chí Trung Quốc đã khuyến khích các hành vi lạm dụng thái quá.Năm 2018, bộ Tài Chính Trung Quốc đã trợ cấp đến 50% phí chuyên chở hàng bằng xe lửa qua châu Âu. Năm nay trợ cấp đã giảm xuống 40%, và chỉ còn là 30% vào năm 2020 để hoàn toàn mất đi vào năm 2022.
“Ngoài chính quyền trung ương thì các cấp địa phương cũng có những khoản tài trợ riêng. Thành phố Tây An chẳng hạn đã tài trợ đến 3000 đô la cho mỗi container hàng đến châu Âu trong năm 2018, theo thông cáo của chính quyền thành phố .Theo CSIS, nhìn chung, trợ cấp địa phương đi từ 1000 đô la đến 5000 đô la cho mỗi container cỡ 40 foot.
“Năm ngoái một số nhà cầm quyền địa phương đã trợ cấp đến 7.500 đô la cho mỗi container hàng hóa do chính mình sản xuất và 4.000 đô la cho hàng hóa do địa phương khác sản xuất. Những trợ cấp hậu hĩnh này đã gây ra cạnh tranh dữ dội giữa các địa phương…
Tính ra có 59 thành phố Trung Quốc từ Cáp Nhĩ Tân, miền đông bắc, đến Thẩm Quyến, ở phía nam, đã có những tuyến xe lửa trực tiếp chở hàng qua châu Âu từ khi ông Tập Cận Bình đưa ra kế hoạch Con Đường Tơ Lụa mới như một chiến lược quốc gia.”
Mới đây chuyên gia Bùi Mẫn Hân có bài phân tích liệu “Trung Quốc sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết?” ("Will China let Belt and Road die quietly?"Theo bài phân tích của Ông, TC ‘Để Vanh Đai Con Đường Chết Lặng Lẽ’  vì hai yếu tố: bên trong và bên ngoài. Mà yếu tố nội tại là yếu tố tác động chánh làm bên ngoài chống bên trong khiến chiến lược coi như khai trương huy hoàng rồi suy tàn chết trong lặng lẽ.
Một, chết vì, do TC. TCB muốn biến TQ  thành trung tâm chính trị, kinh tế, đầu tư, cho vay cho hơn 60 quốc gia trong vòng kềm toả ảnh hưởng của TQ như chư hầu của Trung Hoa ngày xưa.Nhưng cá nhân con người cũng như các nước có ai ưa bị lệ thuộc, mất độc lập, tự do của mình, nước mình.
Tình hình tài chánh của TC chịu đựng hết nổi. Ngoại hối TC suy giảm, ngân sách TC thâm hụt. Giờ đây môi trường tài chánh của Trung Quốc không còn giống như thời Tập Cận Bình của 5 năm qua. Suy thoái kinh tế của TQ buộc TQ đã phải rút đi hơn 1 ngàn tỷ đôla từ dự trữ ngoại hối nói trên. Nếu tính thêm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho Vành đai Con đường ở một quy mô như trước. Thuế quan áp đặt bởi Mỹ cộng với sự không chắc chắn về quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ làm giảm đáng kể xuất cảng của Trung Quốc sang Mỹ và, ở mức độ thấp hơn, các thị trường phát triển khác.
Về mặt đối nội, Bắc Kinh phải đương đầu với một cơn bão về chi phí lương hưu tăng, dân số lão hóa nhanh chóng. Bức tranh lương hưu cho toàn Trung Quốc trông cũng đen tối không kém. Bộ Tài chính nước này cho biết chính phủ đã phải đóng góp 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2017 để tài trợ cho những thiếu hụt cho lương hưu.
 Hai, chết vì các nước chống đối, tẩy chay cách đầu tư khai thác của TC không khác thực dân kiểu cũ hay mới. Cho vay là gài “ bẫy nợ” để siết đất, cảng, công trình chiến lược của các nước nhược tiểu. Tiêu biểu Sri Lanka hay Tích Lan là quốc gia vay 1 tỷ đô la của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Tháng 12/2017, Sri Lanka không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc, quốc gia này đã buộc phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược của họ cho Trung Quốc tiếp quản./. 

Vi Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét