Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

DI VẬT CỦA NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN - NGUYỄN KHẮP NƠI.

 
Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng 10 năm 2019 sắp tới, Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam War Museum) của Hội Cựu Quân Nhân Úc Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans) sẽ tổ chức buổi lễ khánh thành Hình Tượng Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa mặc quân phục tác chiến, với đầy đủ quân trang quân dụng cá nhân, đang cầm súng đứng gác giặc, tương tự như bức hình kèm theo đây. Sau buổi lễ, hình tượng này sẽ được trưng bầy vĩnh viễn tại Viện Bảo Tàng này cho công chúng thưởng lãm. Đặc điểm của người Lính là anh ta mặc bộ quân phục tác chiến của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân. Thiếu Tá Tự tử trận tại chiến trường Củ Chi, vào lúc 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975.
<!>
Viện Bảo Tàng Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam kính mời quý chiến hữu, quý đồng hương tới tham dụ buổi lễ khánh thành nói trên, được tổ chức tại phòng triển lãm theo địa chỉ dưới đây:
National Vietnam Veterans Museum
25 Veterans Dr, Newhaven, Phillip Island, Victoria 3925, Australia.
Hội Tương Tế Cựu Quân Nhân và Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria đã có mướn 2 chiếc xe bus để chở hội viên tham dự buổi lễ nói trên, còn lại một số ghế trống. Quý chiến hữu và đồng hương nào muốn tham dự buổi lễ nói trên, xin liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại di động như sau:
Nguyễn Hữu An: 0447 350 022
Hạ Bá Hùng: 0400 566 772
Nguyễn Hoàng Nhân: 0411 635 011.
Thời hạn cuối cùng là Thứ Hai 30/09/2019.
LỊCH SỬ BỘ QUÂN PHỤC CỦA THIẾU TÁ TRẦN ĐÌNH TỰ.
Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân do Thiếu Tá Trần Đình Tự làm Tiểu Đoàn Trường, đây là một trong ba tiểu đoàn trực thuộc Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân.

Vào ngày 28 tháng Tư năm 1975, Liên Đoàn đang hành quân ở Tây Ninh thì được lệnh rút về phòng thủ Sàigòn.
Buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tiểu đoàn 38 đang di chuyển đến địa phận Xã Trung Lập Hạ, Quận Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa (cách Sàigòn khoảng 35km) thì Thiếu Tá Tự nhận lệnh của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn, như sau:

”Tổng Thống Duơng Văn Minh đã đầu hàng Việt Cộng, ra lệnh cho chúng ta dừng quân tại chỗ, chờ phía bên kia đến bàn giao.
Như vậy, Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân coi như đã bị giải tán.
Kể từ giờ phút này, tôi không còn là Liên Đoàn Trưởng nữa, nên không thể ra bất cứ mệnh lệnh nào cho các anh nữa cả.

Do đó, ai muốn làm gì thì cứ tự việc tùy tiện.”



Thiếu Tá Tự không có ý định đầu hàng, ông tập họp Tỉểu đoàn lại, nói chuyện riêng với Đại Úy Xường – Tiểu Đoàn Phó – rồi nói rõ ý định của minh:
Biệt Động Quân không đầu hàng, phải đánh việt cộng đên viên đạn cuối cùng.
Ai không muốn chiến đấu nữa, thì ở lại đây cùng với Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó, chờ bọn Việt cộng đến bàn giao.
Ai muốn đánh Việt cộng đến viên đạn cuối cùng thì hãy đi theo tôi.


Khoảng 90 Biệt Động Quân đã tình nguyện đi theo đi theo vị chỉ huy, tiến về phòng thủ Sài Gòn.
Trận chiến kéo dài từ 11 giờ 30 sáng cho tới 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư 1975 thì lính chiến đấu của Tiểu đoàn, phần bị thất lạc, phần bị tử thương, bị thương, chỉ còn lại 13 người mà thôi.
Trận đánh cuối cùng đã diễn ra tại Cầu Sạn, Củ Chi.
Cầu Sạn, nơi diễn ra trận đánh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, giữa 13 người lính Biệt Động Quân và Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt.
Sau khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng, mười ba người Lính Biệt Động Quân ghìm súng đứng bất động tại vị trí chiến đấu.
Khi Việt Cộng không nghe thấy tiếng súng từ vị trí của Biệt Động Quân, chúng tưởng rằng họ đang sửa soạn cho cuộc xung phong nổi tiếng “Biệt Động Quân SÁT” chúng hoảng sợ chúi đầu xuống chịu chết tại giao thông hào.
Nhưng không có cuộc xung phong nào cả.
Bọn Việt Cộng từ từ bò lên thám thính.
Khi thấy các Biệt Động Quân vẫn chỉ đứng bất động, chúng biết ngay là họ đã hết đạn, nên đã ùa lên bắt sống họ, trói họ lại bằng bất cứ những gì chúng tìm được chung quanh: Dây kẽm gai, dây điện thoại, dây thừng…

Tên chỉ huy ra lệnh cởi trói cho Thiếu Tá Tự, yêu cầu ông gỡ cặp lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo của ông ra.
Thiếu Tá Tự từ chối, ông trả lời tên Việt cộng:


“Cặp lon này do cấp chỉ huy gắn cho tôi, tôi không có quyền gỡ ra.”
Tên chỉ huy Việt cộng lại yêu cầu Thiếu Tá Tự phải cởi bỏ quân phục Biệt Động Quân.
Thiếu Tá Tự một lần nữa đã từ chối lời yêu cầu của tên Việt cộng, ông trả lời hắn:


“Theo Công Ước Quốc Tế, trong khi giao tranh, lính bị bắt làm tù binh, chỉ bị tước bỏ súng đạn mà thôi, nhưng vẫn có quyền mặc quân phục và mang cấp bậc.
Tên chỉ huy Việt cộng nổi giận, hắn dùng súng K 54 bắn ngay vào đầu ông. Thiếu tá Trần Đình Tự chết ngay tại chỗ.
Tên chỉ huy Việt cộng lại ra lệnh xử tử Đại Úy Tiểu Đoàn Phó (tiểu đoàn có 2 Tiểu Đoàn Phó) và một sĩ quan nữa ngay tại chỗ.
Sau dó, y ra lệnh cho bọn du kích dẫn những người lính Biệt Động còn lại ra phía


sau trường học, đào một cái hố lớn, xử bắn họ cùng một lượt rồi xô xác xuống đó.


4 GIỜ CHIỀU NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975,
MƯỜI BA CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG QUÂN ĐÃ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM CỘNG HÒA TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG, ĐỂ RỒI BỊ BẮT, BỊ XỬ TỬ NGAY TẠI CHIẾN TRƯỜNG CỦ CHI.
(Ghi chú: Câu chuyện này được viết lại theo lời kể của những người lính còn sống sót sau trận chiến.)
Ba ngày sau (ngày mùng ba tháng 5 năm 1975), gia đình của Thiếu Tá Tự mới được biết tiểu đoàn của ông đang chiến đấu với Việt Cộng ở Củ Chi, và đến giờ này vẫn chưa về nhà. Sau khi bàn bạc, mẹ và người em của ông (tên Lộc) đã mướn xe ôm đi tới Củ Chi.
Hai mẹ con đã hỏi dân địa phương: Nơi nào Lính Biệt Động Quân đã đánh trận cuối cùng? Một người dân hiểu biết tình hình đã chỉ về phía Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ trước mặt.
Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ. Phía sau trường là nơi bọn Việt Cộng Xử tử các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Lộc dẫn mẹ đi vòng từ trước ra sau trường: Thân xác của ba người lính Biệt Động Quân còn nằm chồng lên nhau ngay bên ruộng lúa, cái xác nằm dưới cùng là xác của Thiếu Tá Trần Đình Tự, bên cạnh là một cái ba lô nhỏ. Lộc mở ra xem xét, đó là ba ô của Thiếu Tá Tự, với bộ quần áo dự phòng và những đồ dùng cá nhân khác.
Lộc chạy ra ngoài mướn một chiếc xe lam chở xác người anh và cái ba lô về nhà.
Một vài năm sau, Lộc đã được ra khỏi nước và định cư tại San Jose, tiểu bang California.
Vào năm 2010, tôi đã có dịp đi thăm bạn bè tại Jan Jose và gặp Lộc, chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xưa khi mới di cư vào Nam, Tự và tôi cùng học lớp Nhì và Lộc học lớp Tư của Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây.
Lần cuối cùng gặp nhau vào năm 2015. Khi từ giã Lộc bất ngờ đưa cho tôi bộ Quân Phục Biệt Động Quân mà nói:
“Đây là bộ quân phục dự phòng của anh Tự, em tìm thấy nó trong ba lô của anh khi anh tử trận. Em giữ kỷ vật này rất kỹ từ năm 1975 tới nay, giờ tặng lại cho anh.”
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao lại giao cho tôi, vì đây là kỷ vật của gia đình. Lộc chỉ nói là anh ta đã giữ đủ rồi, tới phiên tôi.
Năm sau, tôi nghe tin lộc đã qua đời vì ung thư.
Nhớ lại bộ quân phục của Tự, tôi chợt hiểu là Lộc biết mình sắp chết, nên giao lại cho tôi giữ để nó không bị mai một đi.
Tôi kể chuyện này lại cho gia đình tôi và Hội Biệt Động Quân Victoria nghe và cho tất cả biết về ý định của muốn giao lại cho một hội đoàn nào đó để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng, để biết về lòng can trường, dũng khí của một người Lính Việt Nam Cộng Hòa, của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, đã anh dũng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lăng của Việt Cộng.
Lễ Tiếp nhận quân phục của Thiếp Tá Trần Đình Tự và nón sắt, dây ba chạc, TAB và giầy MAP.
Từ trái qua phải: Nguyễn Hữu An, Philip Dressing, John Methven và Hạ Bá Hùng.
Ngày mùng 5 tháng 7 vừa qua, đại diện cho Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria, đã xuống Philip Island để tặng bộ quân phục của Thiếu Tá Trần Đình Tự cho Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam. Quý ông John Methven – Sáng Lập Viên – và Philip Dressing – Tổng Giám Đốc của Viện Bảo Tàng đã tiếp nhận bộ quân phục này.
Ông Philip Dressing đã cám ơn Hội Biệt Động Quân Victoria và hứa sẽ trưng bầy vĩnh viễn bộ quân phục, kem theo bảng vàng ghi lại lịch sử cái chết hào hùng của Thiếu Tá Trần Đình Tự và các chiến binh của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân. Viện Bảo Tàng sẽ đúc một hình tượng (mannequin) để người mẫu này mặc bộ quân phục của Thiếu Tá Tự, mang súng M16 và những đồ quân trang quân dụng như: Nón Sắt, Dây Ba Chạc, Dây TAB và Đôi Giầy MAP… do Hội Biệt Động Quân Victoria tặng, để người mẫu có đủ hàng trang chiến đấu.
Sau buổi lễ khánh thành, hình tượng người Lính Việt Nam Cộng Hòa này sẽ được đưa vào một khung thủy tinh để bộ quân phục quý giá này không bị hư hại theo năm tháng.
Kính thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng Hương,
Trong nền văn học của chúng ta, có câu ca dao tục ngữ:
“Hùm Chết Để Da,
Người Chết Để Tiếng”
Những người Lính Biệt Động Quân CỌP ĐEN của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nói riêng, và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, khi chết, ngoài miếng Da Cọp là Bộ Quân Phục Biệt Động Quân để lại cho đời sau, họ còn để lại Tinh Thần Chiến Đấu, hy sinh anh dũng của họ cho hậu thế noi theo.
Chúng ta hãy cùng nhau tham dự buổi Lễ Khánh Thành Hình Tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa để nhớ lại những ngày xưa chiến đấu bên nhau, xứng đáng với câu châm ngôn Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm.
BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ DÂN CHIẾN ĐẤU
BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH
BIỆT ĐỘNG BIỆT ĐỘNG SÁT.
GHI CHÚ:
Khoảng đầu tháng 7 năm 2011, người con út của Thiếu Tá Trần Đình Tự và thân nhân của 12 tử sĩ Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân đã về lại ruộng lúa sau Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ để bốc mộ cho những anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân.
Họ đã tìm thấy:
Nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh, sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịt đã rỉ sét

Thẻ Bài mang tên: Ly A Sam – Số quân : 70/131238 – Loại máu : A +
Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam, với họ tên đầy đủ là:
Lý A Sầm – Sinh ngày : 19/5/1950 – Cha : Lý Man Soi – Mẹ: Hồ Thị Minh

Thẻ Căn Cước mang tên:

Trịnh Ngọc Thuần – Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon – Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là – Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn

Chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn.

Cái đồng hồ đã bị rỉ sét theo thời gian, nhưng hai cái kim đồng hồ còn nguyên vẹn, và chỉ đúng 4h14 phút ngày 31.
Như vậy, chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát vào lúc 4h14 phút ngày 30/04/1975. Vì đồng hồ lên giây chạy được 24 giờ nữa mới đứng.

Tất cả hài cốt, quần áo, dây thắt lưng và dây trói đang được hỏa táng.
Tất cả di hài và di vật của các Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân đã được anh Trần Đình Lộc mang qua Hoa Kỳ.

Vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 tháng Tư năm 2012, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California đã tổ chức lễ tưởng niệm Anh Linh của các Anh Hùng Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sịnh cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, tại trụ sở của hội, số 111 E. Gish Road, San Jose CA 95112.


Di Hài 13 Chiến Sĩ Biệt Động Quân được mang qua Hoa Kỳ, đặt tại Hội Quán
NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHIẾN ĐẤU NHƯ THẾ ĐÓ.

NGUYỄN KHẮP NƠI.

Thăm dò: Đa số người Mỹ chống lại luận tội Trump

Photo Credit: Yuri Gripas /
Hầu hết người Mỹ chống lại việc luận tội Tổng thống Trump, theo cuộc thăm dò của Đại học Quinnipiac công bố hôm thứ Tư.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 19 đến 23 tháng 9, trước khi bản ghi chép cuộc điện đàm giữa TT Trump và TT Ukraine Volodymyr Zelensky được công bố.
37 % số người được hỏi trong cuộc thăm dò ý kiến cho rằng Trump nên bị luận tội và bị cách chức, trong khi 57% chống lại luận tội.
Cuộc thăm dò đã khảo sát 1.337 cử tri đã ghi danh và có sai số 3,2%.
Các cử tri phần lớn phản đối luận tội mặc dù hiệu suất công việc của Trump ở mức 38%
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm thứ ba tuyên bố rằng bà sẽ ủng hộ một cuộc điều tra luận tội về Tổng thống.
Đã có 205 đảng Dân chủ Hạ viện ủng hộ luận tội. Một phần nhỏ của đảnh viên Dân chủ Hạ viện là chống lại luận tội, chưa quyết định. Không có đảng viên Cộng Hòa nào ở Hạ viện ủng hộ luận tội
Đây được xem là bước ngoặc lớn của lãnh đạo Dân chủ, sau một loạt tường trình về việc ông Trump có thể đã gây áp lực để lãnh đạo Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden và con trai ông ta, cũng như việc chính phủ từ chối giao nộp khiếu nại tố giác được đệ lên Văn phòng Tổng thanh tra Cộng đồng tình báo. Cuộc điều tra chắc chắn  tạo nên một cuộc chiến về hiến pháp và chính trị giữa Quốc hội với nguyên thủ quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét