Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

TIÊN TRÁCH KỶ, “ TRÍ THỨC “ HÃY BIẾT “ TỰ TRÁCH “ - Nguyễn Nhơn

(hinh minh hoa)
Tôi đã từng nghe, đọc được câu trên từ khá nhiều người bạn của tôi. Họ buông ra lời chán nản và sau đó bỏ cuộc. Tôi rất đồng cảm với họ bởi tôi đã chứng kiến, đồng hành với họ trong khá nhiều việc và tôi biết họ đã vất vả, cố gắng đến thế nào mà kết quả nhận lại bằng không, đôi khi còn bị sỉ nhục rất ê chề. Họ, những người bạn đấu tranh, hoạt động xã hội dân sự của tôi, rơi rụng dần.Dân tộc này không xứng đáng được cứu rỗi. Khi phát ngôn câu đó, họ không đứng ở vai trò là chúa trời hay tự xếp mình cao hơn người khác. Họ chỉ đơn giản cảm thấy tuyệt vọng, bất lực trong việc thay đổi nhận thức đám đông. Lời than đắng đót ấy vô hình chung đẩy trách nhiệm về phía đám đông.
<!>
… Đám đông người Việt hiện nay là một đám đông kỳ dị. Bảo vô cảm cũng không đúng, vì rõ ràng họ sẳn sàng phấn khích, xuống đường vì một trận bóng. Cũng bàn luận về chính trị xã hội nơi quán nước, vỉa hè cho đến mạng xã hội, cũng bình luận sự kiện, thậm chí rất ham mê, thì sao lại bảo họ vô cảm được? Có cảm xúc, có quan tâm đó chứ. Nhưng, họ quan tâm theo cách của họ. Và cách của họ khác với cách của chúng ta, thế thôi.
Vấn đề của chúng ta là phải tìm ra phương pháp để họ hiểu cảm xúc của ta, đồng cảm với cảm xúc của ta và quan tâm những vấn đề mà ta quan tâm. Muốn vậy, ta buộc phải là người biết hiểu cảm xúc của họ, đồng cảm với cảm xúc của họ trước. Tại sao ta phải làm điều đó trước? Vì ta có nhận thức vấn đề rõ hơn, thấu đáo hơn. Vì lẽ đó, trách nhiệm của ta là trách nhiệm của người hướng dẫn. Thay vì sỉ nhục, coi thường cảm xúc của họ, hãy đồng cảm hơn, tôn trọng hơn và giải thích, phân tích, hướng dẫn.
Phải chăng lâu nay chúng ta thường làm sai phương pháp? Chúng ta thường chê bai chỉ trích đám đông khi đám đông cuồng nhiệt xuống đường vì một trận bóng đá mà không xuống đường vì dân chủ và quyền con người. Lỗi ở ta, không phải ở đám đông. Ta có lỗi khi áp đặt cảm xúc của mình lên họ và cho rằng cảm xúc của ta mới có ý nghĩa, mới giá trị còn của họ thì không. Họ cũng hoàn toàn có thể nghĩ về ta như ta nghĩ về họ. Kết quả là không bao giờ có sự chia sẻ cảm xúc, không thể đạt được mức có được cảm xúc chung. Các bạn trẻ HK đang làm rất tốt việc chia sẻ cảm xúc của mình và lôi kéo cảm xúc của người khác để tạo ra một đám đông khổng lồ có chung cảm xúc.
… Không có một dân tộc nào không xứng đáng được cứu rỗi. Không có một dân tộc nào xứng đáng phải chịu cảnh sống mất các quyền căn bản của con người. Họ chưa nhận ra, chưa dám đấu tranh cho quyền của chính họ bởi họ đã bị cai trị và giáo dục sai cách quá lâu. Cái sai từ thế hệ này qua thế hệ khác, không chỉ mỗi từ khi có cộng sản.
Tôi lặp đi lặp lại mãi, cuộc cách mạng ở VN hiện nay phải là cách mạng về văn hóa. Thay đổi được về văn hóa thì mới thay đổi được ý thức, thái độ. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải học để chính chúng ta có văn hóa và chia sẻ điều đã học được với người khác, chia sẻ cảm xúc với người khác, đồng cảm với cảm xúc của họ. Người ta khóc chó chết mình chửi thì khi mình khóc cá chết họ sẽ dửng dưng. Đừng trách họ thiển cận bởi trách thừa, quả thực họ thiển cận. Nhưng, ta làm gì để thay đổi nó? Hay ta cũng thiển cận như họ, theo cách của ta?

… Nếu dân tộc này không xứng đáng được cứu rỗi thì chính chúng ta cũng không xứng đáng được cứu rỗi. Thay vì oán thán, hãy làm. Có thể chúng ta chết trước khi chúng ta nhìn thấy kết quả, nhưng thà chết khi cố gắng hành động còn hơn là thể hiện thái độ tuyệt vọng.

Dân tộc này không xứng đáng được cứu rỗi!Nguyễn Thị Bích Ngà )

Lâu nay, thỉnh thoảng lại có bài viết thuộc loại tự biếm “ Người VN hèn hạ “, “ Người VN vô cảm. “

Bây giờ là Dân tộc này không xứng đáng được cứu rỗi!

Đành rằng những người thốt ra câu đó thường là “ Họ, những người bạn đấu tranh, hoạt động xã hội dân sự của tôi. “
Đáng lẽ họ, những nhà đấu tranh Xã hội Dân sự phải tự hỏi “ Ta suy nghĩ – hành động “ có đúng không thay vì “ trách cứ cả Dân tộc! “
Vấn đề không phải là tìm cách vận động cho đám đông “ đồng cảm (?!) “ với chúng ta.

Vấn đề ở đây là “ dẫn giải – chỉ rõ “ cho đám đông về “ những thúi nát – áp bức – bất công “ mà chế độ toàn trị đang thực hiện đối với họ và vận động “ đám đông ĐỨNG LÊN PHẢN KHÁNG – DẸP BỎ “ chế độ thúi nát – áp bức – bất công ấy thay vì đi rao giảng cho họ “ đồng cảm “ về những “ quyền Tự do – Dân chủ “ chung chung.
Thay đổi VĂN HÓA ư?!

Sách có chữ:
  • Chế độ chánh trị nào → Nền Giáo dục nấy
  • Nền Giáo dục nào đào tạo ra con người nấy.
Chế độ độc tài toàn trị thực thi nền Giáo dục DUY VẬT – PHI NHÂN'
Nền giáo dục duy vật – phi nhân đào tạo ra con người duy lợi, vô cảm.

Vậy, muốn thay đổi văn hóa thì trước tiên phải THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ – > Bãi bỏ nền Giáo dục Duy vật – Phi nhân → Xóa bỏ nền Văn hóa duy vật – vụ lợi.

Đó là vận động Cách mạng toàn dân triệt hạ chế độ phản nước hại dân việt cọng để thay thế bằng:
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa Tự do – Dân chủ
Chế độ VNCH Tự do – Dân chủ thiết đặt
NỀN GIÁO DỤC DÂN TỘC – NHÂN BẢN – KHAI PHÓNG
Đạo tạo ra con người Việt Nam theo truyền thống NHÂN NGHĨA Dân tộc
Đem lại một XÃ HỘI với nền VĂN MINH – VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT.
Đừng đi theo con đường CẢI LƯƠNG XÃ HỘI DÂN SỰ mà thực tế chứng minh bất khả lay chuyển chế độ toàn trị vô lương viêt cọng.
Nguyễn Nhơn
Muốn cứu rỗi Dân tộc
Phải vận động cách mạng
Xóa bỏ chế độ toàn trị vô lương việt cọng
25/8/2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét