Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

“Trả lại ta lá cờ yêu thương” - Lỗ trí Thâm


“Trả lại ta lá cờ yêu thương. Ngươi đưa cờ máu vào nhà. Ngươi dẹp cờ vàng của quê hương miền Nam yêu dấu. Ngươi tàn nhẫn quá !!” 
Tôi tỉnh dậy trong một giấc mơ kinh hoàng. Ở giữa mùa đông lạnh giá mà mồ hôi tôi đổ ướt dầm dề!!Trong đêm khuya tĩnh lặng, thân phận tội nghiệp của lá cờ yêu thương tha thiết sau ngày 30/4/1975 lại hiện về.
<!>  
A/ Tháng tư đen

Ngày 19/6/1975. Ngày Quân Lực đầu tiên ở trong tù. Tôi nhặt được chai bia Quân Tiếp Vụ có hình lá cờ yêu thương. Tôi để trên một tảng đá, giấu trong một bụi cây. Tôi âm thầm, kín đáo cho các chiến hữu biết. Tôi và người bạn trong ngày đó đếm được gần hai trăm người lén lút chào. Có nhiều chiến hữu tôi nước mắt dầm dề!!.. Tôi xót xa, cay đắng!!

Quận Trưởng Quận Trị Tâm kể rằng: Ngày 2/5/1975 bàn giao Quận cho bọn Việt Cộng. Đứng trước cột cờ là quân cán chính, cô và thầy giáo. Khi lá cờ của ta kéo xuống, ông thấy những vạt áo dài liên tục đưa lên chùi nước mắt, nghẹn ngào, nức nở!! Ông đã chùn tay nhiều lần, và ông khóc!! (Lào Cai 1978)

Tại bến cảng Hải Phòng, ngày 29/6/1976. Tên bộ đội răng đen, nón cối, dựng cái xe vespa màu xanh dương hắn vào cướp được từ miền Nam, trước mặt chúng tôi. Hắn mở cốp xe, lấy ra lá cờ vàng ba sọc đỏ của ta. Từ từ, chậm rãi, hắn lau cái xe. Khi lau tới cái yên xe, tay hắn chà thật mạnh, nhìn chúng tôi cười đểu.

Tôi nghe được tiếng răng nghiến chặt và thấy được những con mắt mở to, đổ lửa của các chiến hữu của tôi!!... Tôi hận.

B/  Lá cờ tái sinh

Tôi đến cư ngụ ở Thủ Đô Little Saigon muộn màng, sau những năm tháng tù đày biệt xứ ở miền núi rừng miền Bắc. Tôi được đồng hương kể lại rằng lá cờ yêu thương thiết tha của miền Nam mình lần đầu tiên được phất phới trên bầu trời xanh mát trên quê hương người tại một điạ điểm thị tứ của người Việt có tên là “Thương xá Nguyễn Huệ.” Cột cờ được dựng xong lúc chiều muộn. Chiến hữu Cao Xuân Huy (Tác giả truyện Tháng Ba Gẫy Súng) đã cùng vài người bạn thức trắng đêm, phòng kẻ phá hoại, nằm ôm chân cột cho tới sáng.

Cờ yêu thương được kéo lên trong tiếng reo hò, vỗ tay, trộn lẫn nước mắt và những vòng tay ôm nhau tràn trề sung sướng. Tôi nghe kể lại mà thấy lòng mình rộn ràng trìu mến lạ thường.

Dưới đây, xin tạm trích một đoạn trong bài “Cột cờ đầu tiên tại Little Saigon” của nhà thơ Lê Giang Trần:


“Đó là cây cột cờ Việt Nam đầu tiên được dựng lên trong khu Thương Xá Nguyễn Huệ... Nơi đây, lá quốc kỳ Việt Nam được phép chính thức treo phất phới trên bầu trời, khẳng định và đại diện cho một dân tộc, một quốc gia, một sắc dân tỵ nạn Cộng Sản đến định cư trên đất nước Hoa Kỳ. Lá cờ tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, tiêu biểu cho một giá trị lịch sử đã được gìn giữ và hy sinh bằng biết bao xương máu cho lá cờ ấy, lá cờ Việt Nam biểu tượng của một dân tộc có tự do đã bị cướp đoạt. Họ, hoặc vượt thoát, hoặc bị xua đuổi khỏi quê nhà và chỉ mang theo một ấn chứng duy nhất là lá cờ của dân tộc họ, lá quốc kỳ xác định một quốc gia mà thế giới đã công nhận.

“…Một cụ già mù có người con trai đưa đến dự lễ, khi lắng nghe có tiếng phần phật cờ reo, ông níu cánh tay người con hỏi “Cờ đã kéo lên được chưa con?” “Dạ, kéo lên xong rồi ba.” Cụ già bật khóc nức nở…

“Những ngày, tháng sau tháng3/1985, ngày lá cờ tái sinh, người Việt từ những thành phố xa, tiểu bang xa, lái xe đến chiêm ngưỡng lá cờ thân thương cùng những bó hoa, chậu hoa chất đầy chân cột cờ...”
  
C/      Thị Trưởng dẹp cờ

 
Trong khi Dân Biểu Alan Lowenthal hãnh diện với lá Cờ Vàng VNCH tại văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ, thì Thị Trưởng Tạ Đức Trí lại dấu là cờ Vàng để không có hình nào Ngô Thanh Vân chụp tại văn phòng của Ông có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Ngày 5/3/2019, Thị Trưởng Thị Xã Westminter (Thị xã được mệnh danh là Little Saigon, Thủ đô của người Việt tỵ nạn Cộng Sản,) tiếp đón diễn viên điện ảnh nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” Ngô Thanh Vân, cùng với diễn viên điện ảnh Kiều Chinh thời miền Nam Cộng Hòa trước 1975. Không hiểu, do yêu cầu của diễn viên trong nước hay do ý kiến của diễn viên miền Nam hết thời, trở cờ, yêu cầu, mà Thị Trưởng Tạ Đức Trí giấu cất đi lá cờ vàng yêu thương của Tổ Quốc miền Nam Việt Nam!! 


Phải chăng “Ma đưa lối, quỷ đưa đường” mà u mê, tàn nhẫn tới độ đưa tay dẹp lá cờ thân thương của đồng hương mình. Lá cờ mà thân phận bị vùi dập tủi nhục sau ngày lũ giặc phương Bắc xâm lăng quê hương ta. Rồi lại trải qua những khó khăn, gian khổ, để tái sinh trên quê hương người. Hành động phản bội tồi tệ, tàn nhẫn của Thị Trưởng này rõ ràng nói lên tính vong ơn bội nghĩa mà đồng hương đã ưu ái dành cho ông trong những năm qua.


Những ngày qua, Thủ Đô Little Saìgon này sôi sục sự phẫn nộ của người Việt tỵ nạn Cộng Sản vì cái bằng khen thưởng mà Thị Trưởng ký tặng diễn viên điện ảnh trong nước. Những bênh biện cù nhầy dựa trên pháp luật nước Mỹ để bịt miệng đồng hương về hành động sai trái của ông Thị Xã Trưởng đã bị đồng hương hết sức bất bình, phản đối gay gắt.


“Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất của chúng nó. Xe chúng nó ta đi. Vợ chúng nó ta lấy. Con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi làm lao động khổ sai tại vùng kinh tế mới hay nơi rừng sâu, nước độc. Chúng nó sẽ chết dần, .chết mòn..” (Đỗ Mười) Bây giờ đang bước vào tháng Tư Đen. Người Việt miền Nam Việt Nam Cộng Hòa dù đã 44 năm trôi qua vẫn không thể nào quên được:


“Cục Điện Ảnh và Bộ Công An hỗ trợ rất nhiều.  Cả hai bên đều hỗ trợ rất tích cực và thậm trí tham gia góp ý từ khâu kịch bản đến khâu dựng (phim)” Ngô Thanh Vân. 

D/-Phần Kết

Để làm vơi đi nỗi khổ đau kể trên, và cũng để lấy lại liêm sỉ cho lá cờ đã trải qua biết bao vùi dập, thăng trầm, xin đề nghị: “Ông Thị Trưởng, các Nghị Viên đã đồng ký bằng khen diễn viên Việt Nam Cộng Sản, cô diễn viên miền Nam trở cờ, và Kiều Chinh cùng nhau chụp lại một tấm hình có lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương, gửi tặng Hà Nội.”

Làm được như vậy cũng chỉ là thuận theo tự nhiên, công bằng, hợp tình, hợp lý. Lá cờ yêu thương của ta sẽ không bị nhục. Cuối cùng liêm sỉ quý vị vẫn còn. 

Thủ Đô Little Saigon, tháng 4/2019
Lỗ Trí Thâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét