Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Little Saigon: Biểu Tình Chuyện Phải Làm - Vi Anh

image.png
Qua cuộc biểu tình hàng triệu người ở Hồng Kông chống nhà cầm quyền tay sai của TC với kỹ thuật tinh vi của thời Tin Học huy động mật và kín, nhưng nguòi tham dự như triều dâng thác đổ khiến nhà cầm quyền khong thể đối phó phải hoãn lại dư luật dẩn độ sang Bắc Kinh, và đặc khu trưởng phải cúi đầu xin lỗi. Có thế thấy sự thật không thể chối cãi được là quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã biến Little Saigon thành an toàn khu. Qua các cuộc biểu tình, qua tình báo nhân dân, không một cộng sản nào hoạt động, không một cây cờ máu CS nào treo lén, lầm  mà  không  bị hạ. Ngoài ra còn biểu tình để yêm trợ các cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền của đồng bào trong nước. Đó là một điểm son, một A + trong công cuộc đấu tranh chống CS.<!>


Nhưng cũng có người thấy chống Cộng bằng  vũ khí, chiến tranh hai mươi năm ở nước nhà mà sau cùng Việt Nam Cộng hoà bị phản bội và bức tử, CS Hà nội chiếm lấy Miền Nam.  Một số quân dân cán chính Miền Nam di tản ra hải ngoại tiếp tục chống Cộng bốn mươi mấy năm nữa, mà CS Hà nội chẳng hề hấn gì. Mà CS Hà nội bang giao, giao thương được với Mỹ. Một số ít người Việt tuy thuộc gia đình tỵ nạn CS nhưng sanh sau chiến tranh, ăn học ở Mỹ, không có kinh nghiệm CS nên dễ  tin những chánh khách Mỹ thực dụng trơ trẻn thành lạm dụng đã giả đạo đưc khuyên bỏ quá khứ ra sau hướng về tương lai phía trước. Những người Mỹ gốc Việt này bị Mỹ hoá thành Mỹ Da Vàng, tưởng và tỏ ra mình ưu thời mẫn thế  hơn  thế hệ ông cha. Dưới cái nhìn của những người này công cuộc chống cộng bằng chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyên VN, mà hình thức phổ thông và thường dùng nhứt là biểu tình phản đối, nói đó là chống Cộng bằng mồm – một từ ngữ  với  dụng ý hề hoá và khinh thường. Nhưng những người Mỹ Da Vang này quên một một điều mà người Mỹ  chánh trực rất trọng dụng; đó là biểu tình trong sinh hoạt chánh trị. Biểu tình là chuyện phải làm trong đấu tranh chánh trị. 

Hy vọng phong trào biểu tình hàng triệu dân mới đây ở Hông Kông chống luật dẩn độ sang TC xét xử khiến Đăc Khu Trưởng Hông Kông phải hoãn vô thời hạn dư luật và cúi đầu xin lỗi dân. Hy vọng ôn cố tri tân, nhớ lại các cuộc biểu tình lật đổ độc tài trong Khối Hồi Giáo như ở Tunisia và Ai cập -- sẽ đánh thức những người ra vẻ “trí thức” Mỹ nhưng thực ra là “trí ngủ” VN vì dốt tiếng Việt, học lịch sử Việt do phản chiến Mỹ viết, học và làm chánh trị Việt theo kiểu Mỹ, một thứ chánh trị siêu thực dụng trơ trẻn thành lạm dụng rất tốn kém tiền gây quỷ do dân đóng góp. Để biết biểu tình là một thượng sách để lật đổ nhà cầm quyền gian ác, độc tài. Đó là  một hình thức, một cách  làm cách mạng ôn hoà, không hay ít bạo lực mà người dân các nước Đông Âu và Liên xô  đã dùng để lật đổ độc tài CS. Chính các nhà chánh trị học Tây Âu, Bắc Mỹ phải ngưỡng mộ gọi đó là cách mạng nhung, cách mạng màu sắc, cam, hồng, tulip, v.v.. Và từ đó sẽ thấy cha anh, chú bác, cô dì mình có lý khi dùng hình thức biểu tình để chống cộng sản độc tài toàn diện, chớ không phải chống cộng bằng mồm. 

Người dân biểu tình chống độc tài Ben Ali Tunisia và  Mubarak ở Ai cập, Tổng thông Mỹ, Pháp, Thủ Tướng Đức, Ý và cả chục lãnh đạo quốc gia của Liên Âu chắc chắn nhiều  kiến thức, kinh nghiệm chánh trị hơn một số người Việt bị mỹ hoá thành “Mỹ Da Vàng” - còn nể cuộc biểu tình này. Kể cả CS, Trung Cộng sợ làn sóng biểu tình lật đổ độc tài  ở các nước Á rập sẽ lây sang TC.  TC thủ trước, cúp hoàn toàn những thông tin, nghị luận về những cuộc biểu tình ở Ai cập. 

Ở đâu cũng vậy, có áp bức, bất công là có đấu tranh mà biểu tình là thể hiện cuộc đấu tranh đông người, đấu tranh tập thể.  Cuộc biểu tình thường có khẩu hiệu hô to, biểu ngữ đeo hay cầm nói lên nguồn gốc người biểu tình và nguyện vọng của cuộc biểu tình. Biểu tình thì phải có la ó, hoan hô, đả đảo, ca hát nhạc hùng, nói lên lời yêu nước, thương dân, tiếng tố cáo nhà cầm quyền hay kẻ thống trị gian ác. 

Biểu tình là chuyện chung nên già trẻ bé lớn, nam phụ lão ấu gì cùng đi để chứng tỏ tinh thần đoàn kết cho mục tiêu chung, và thái độ không sợ đàn áp khi dẫn con cháu, gia đình theo, lệ thường, những nét đặc sắc này báo chí chú ý nhứt.

Về số người biểu tình, càng đông càng tốt, nhưng thông thường ban đầu ít, dần dần mới có nhiều. Càng bị đàn áp càng nhiều người tham gia theo qui luật sức ép càng nhiều sức bật càng cao .Ở Tunisia có mấy trăm ngàn người, Ở Ai cập có cả nửa triệu lúc cao điểm. Ở VN cũng có cả 250 ngàn người biểu tình ở Vinh . Ở Ai cập có trẻ em đi với gia đình, có người tật nguyển ngồi trên xe lăn, có cầu nguyện , thì ở VN cũng đã có.

Người biểu tình cũng phải dùng bất cứ vật gì có được để bảo vệ cơ thể, để án ngữ và tổ chức canh phòng, cô lập đối phương. Biểu tình lâu ngày phải mở đường tiệp tế, lo nhà vệ sinh và nơi nghỉ ngơi. 

Biểu tình là phải có tổn thất nhân tài vật lực – ít hay nhiều thôi. Có bị bắt bớ, thương tật và có khi chết chóc nữa. 

Người biểu tình mỗi người có một hoàn cảnh, một vấn đề, một lý do để biểu tình. Nhưng tất cả đều có một nỗi niềm chung là bất mãn nhà cầm quyền.  Những gì khiến người dân Hồng Kông, Tunisia, Ai cập biểu tình lật đổ nhà cầm quyền  đều có ở VN.

Dân chúng kiên định lập trường trong biểu tình thì ngoại quốc dù thân với nhà cầm quyền cũng phải chiều theo nguyên vọng của dân.

Mỹ rất thân với TT Mubarak vì vấn đề Do Thái, Hồi giáo cực đoan, nhưng TT Obama cũng không làm gì khác được, phải ngỏ ý  buộc TT Ai câp phải chuyển quyền “ bây giờ”. 5 nước lớn của Âu châu Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha cũng thế.  

Hữu chí cánh thành. Chịu đựng, biểu tình lâu, số người sẽ tăng về lượng lẫn phẩm. Ở Ai cập nhiều nhân vật nổi danh đến với đoàn biểu tình. Như Khôi Nguyên Nobel Hoà bình, Cựu Giám đốc Kiểm soát Nguyên tử của Liên Hiệp Quốc từ Áo bay về cùng biểu tình với đồng bào. Như ngôi sao sáng của phim ảnh và truyền hình là Sherihan, đến biểu tình và  nói với đài Truyền hình Á rập Al-Jazeera mà nhiều người coi như CNN của Mỹ, rằng “Đây thực là một cuộc cách mạng bình dân,  thật văn minh, thật đáng kính”./. (VA)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét