Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Hoa Kỳ vẫn còn là siêu cường số một trên thế giới. - Trúc Giang Mn

                                          
  1. Mở bài
Siêu cường quốc được xem như có quyền lực cao hơn các cường quốcLà một quốc gia có sức mạnh đặc biệt, đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện trên phạm vi toàn thế giớiHoa Kỳ là một siêu cường bao gồm ý nghĩa so sánh với hai cường quốc hiện tại là Nga và Trung Cộng. Về kinh tế, Hoa Kỳ đứng hạng nhất thế giới. Trung Cộng ở hạng nhì và Nhật Bản ở hạng thứ ba. Về quân sự, quân đội Mỹ có mặt khắp nơi trên toàn thế giới. Vũ khí Mỹ hiện đại nhất về tất cả mọi lãnh vực. Mỹ vẫn đi đầu trong nền công nghệ lớn, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Những trường đại học danh tiếng nhất thế giới của Mỹ, là ước mơ của sinh viên thế giới.
<!>
Đã có hơn 85 người Mỹ được trao tặng giải Nobel về khoa học kỹ thuật, Trung Cộng không có người nào cả.
So với Nga và Trung Cộng, Hoa Kỳ vượt trội hơn hai cường quốc nầy.
Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về quân sự, đặc biệt là về an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn.
Tuy nhiên, mặc dù hiện tại Mỹ là một siêu cường nhưng Mỹ cần phải củng cố và phát triển về mặt phòng thủ trên mạng.
Chuyên gia Bill Davidow có bài viết để cảnh báo chính quyền Tổng thống Obama, tựa đề : « Nước Mỹ sẽ thua trong Chiến tranh Thế giới thứ 3 NẾU… ». Chữ « Nếu » bỏ lửng được giải thích trong nội dung bài viết là, Nếu không có một chiến thuật phòng thủ chiến tranh mạng một cách có hiệu quả.
Sự phát triển chóng mặt của Trung Cộng về mọi mặt thật sự là một đe dọa vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.
  1. Sức mạnh kinh tế và sự vượt trội  giáo dục của Hoa Kỳ
2.1. Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ
Một câu cách ngôn của các nhà kinh tế học là : « Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới bị cảm lạnh ».
Kinh tế Mỹ, bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ, chiếm hàng đầu thế giới.
Dịch vụ gồm có công nghệ cao, chăm sóc y tế, nghệ thuật, giải trí, phim ảnh, tài chánh, khách sạn, ngân hàng…
Tổng sản lượng nội địa (GDP=Gross Domestic Product) tính theo từng năm, và cũng lấy con số GDP nầy để xếp hạng kinh tế.
GDP đầu người (GDP per capita) là lấy GDP chia cho dân số. GDP đầu người của Hoa Kỳ là 59,351 USD, đây là con số trung bình, không phải tất cả mọi người Mỹ đều có lợi tức nầy, mà trong đó có tỷ phú, triệu phú, người trung lưu, người low income, kể cả người vô gia cư. GDP đầu người lớn hay nhỏ tùy thuộc vào dân số của quốc gia đó.
Đồng đô la Mỹ (USD) được xử dụng nhiều nhất trong việc mua bán thế giới.
GDP của Mỹ (2017)
GDP=19.3 ngàn tỷ USD. GDP đầu người (GDP per capita) =59,531 USD.
Trung Cộng hạng nhì
GDP=13.6 ngàn tỷ (2018). GDP đầu người=16,600USD, vì dân số quá đông.
Nhật Bản hạng ba
GDP=4.7 ngàn tỷ USD. GDP đầu người=40,090 USD
  1. Nền giáo dục Hoa Kỳ vượt trội hơn tất cả
Nền giáo dục của Mỹ được xếp hàng đầu thế giới. Sinh viên nước ngoài theo học các đại học Mỹ đông nhất. Bằng cấp của Hoa Kỳ được đa số quốc gia công nhận.
Trong 50 đại học nổi tiếng của Mỹ đã có 10 đại học hàng đầu là :
Massachusetts Institute of Technology (MIT). Harvard University. Stanford University. California Institute of Technology (Caltech). University of Chicago. Princeton University. Yale University. Johns Hopkins University. Cornell University. University of Pennsylvania
  1. Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bao trùm cả thế giới
Sức mạnh quân sự là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ các sức mạnh khác.
Mỹ có mặt khắp nơi trên thế giới, với một màng lưới quân sự khổng lồ. GS David Wynn thuộc Đại học Washington, nói với tạp chí The Nation rằng, Mỹ có khoảng 800 căn cứ quân sự trên 80 quốc gia, bao gồm Australia, Bulgaria, Colombia (Nam Mỹ), Qatar (Châu Á), Kenya (Châu Phi)…
Các chuyên gia quân sự cho biết, trên thực tế quân nhân Mỹ có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. 11 tàu sân bay, mỗi chiếc được xem như một căn cứ quân sự di động, bao gồm thủy quân lục chiến, không lực hải quân và chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, thì ở Đức có 172 căn cứ quân sự Mỹ, Nhật Bản có 113 và Hàn Quốc có 85 căn cứ quân sự Mỹ.
Tạp chí The Diplomat ghi nhận Mỹ có 230,000 nhân viên quân sự ở nước ngoài, bao gồm 80,000 binh sĩ Mỹ trú đóng tại Đông Á Thái Bình Dương, trong đó 50,000 quân đóng trên 113 căn cứ ở Nhật. 28,000 quân tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc.
Tại Châu Âu, Mỹ duy trì 65,000 quân tại 58 căn cứ ở Italy, và 179 căn cứ ở Đức.
1). Mỹ bao vây Trung Cộng.
Vành đai bao vây Trung Cộng từ căn cứ hỏa tiễn ở Alaska xuống Hạm đội 3, Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Command=INDOPACOM), đến Nhật Bản Hàn Quốc và Australia.
Để ngăn chặn tàu ngầm và tàu chiến của Trung Cộng, từ căn cứ tàu ngầm Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, đi qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ đã đóng chốt ở Singapore để kiểm
soát cửa ra vào của eo biển Malacca, bằng 4 tàu tác chiến ven biển LCS là USS Freedom và USS Independence (LCS=Littoral Combat Ship). Bốn chiếc tàu nầy được trang bị hỏa tiễn diệt tàu ngầm và tàu chiến.
2). Mỹ bao vây Nga.
Mỹ và đồng minh NATO có 400 căn cứ quân sự bao vây Liên Bang Nga. Mỹ là thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO (NATO=North Atlantic Treaty Organization)
Lực lượng quân sự Mỹ bao trùm cả thế giới gồm có 6 bộ tư lịnh vùng, 3 bộ tư lệnh trung ương và 6 hạm đội.
   3.1. Chín Bộ Tư Lệnh của Hoa Kỳ
1). U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh Ba Tư, Trung Đông.
2). European Command (USEUCOM) Bộ Tư Lệnh Châu Âu.
3). Africa Command (USAFRICOM) Bộ Tư Lệnh Phi Châu
4). Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico.
5). U.S. Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.
6). U.S. Indo-Pacific Command (USINDOPACOM), Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
7). United States Special Operations Command (USSOCOM)
8). United States Strategic Command (USSTRATCOM)
9). United States Transportation Command (USTRANSCOM)
  1. Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới
Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới bao gồm: Hạm Đội 3. Hạm Đội 4, Hạm Đội 5, Hạm Đội 6, Hạm Đội 7 và Hạm Đội 10.
1. Hạm Đội 3. (United States Third Fleet). Tổng hành dinh tại San Diego, California. Vùng trách nhiệm bắc Thái Bình Dương, từ eo biển Bering, Alaska và một phần Bắc Cực. Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7 thuộc quyền chỉ huy của BTL/TBD (USPACOM)
2. Hạm Đội 4. (United States Fourth Fleet). Tổng hành dinh tại Mayport, Florida. Phụ trách hải quân, không quân và tàu ngầm ở vùng biển Caribbean.
3. Hạm Đội 5. (United States Fifth Fleet). Tổng hành dinh ở ManamaBahrain. Phụ trách chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ trong Vịnh Ba Tư, Hồng Hải, Biển Á Rập và ngoài khơi phía đông Châu Phi, xuống tận phía nam Kenya.
4. Hạm Đội 6. (United States Sixth Fleet). Tổng hành dinh đặt tại NaplesItaly, Âu Châu. Tổng số 21,000 quân phụ trách Địa Trung Hải. (Mediterranean Sea).
5. Hạm Đội 7. (United States Seventh Fleet) tổng hành dinh đặt tại Yokosuka, Japan). Đệ thất Hạm Đội đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội Thái Bình Dương, phục vụ cho Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM). Là hạm đội mạnh nhất trong Hải Quân Hoa Kỳ, với 60 chiến hạm, 350 phi cơ và 60,000 quân nhân.
6. Hạm Đội 10. (United States Tenth Fleet) tổng hành dinh tại Fort MeadeMaryland. Hạm đội nầy đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng (United States Cyber Command (USCYBERCOM), thực hiện chiến tranh mạng (Cyberwar).
Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng trực thuộc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA= National Security Agency)
Hạm đội Thái Bình Dương. (United States Pacific Fleet) (HĐ/TBD) Hoa Kỳ là một bộ tư lệnh Hải quân cấp chiến trường của hai hạm đội Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7. HĐ/TBD dưới quyền kiểm soát hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (U.S. Indo-Pacific Command (USINDOPACOM). Cảng nhà của hạm đội là Căn cứ Hải quân Trân Châu CảngHawaii, và dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, một đô đốc bốn sao.
  1. Hải quân và Không quân Hoa Kỳ vượt trội hơn Trung Cộng và Nga
4.1. Hải quân Hoa Kỳ
                  
blank

                              Đội hình tác chiến tàu sân bay *      Tàu sân bay lớp Nimitz
Hoa kỳ có 6 hạm đội và 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị bằng những vũ khí thượng hạng mà Trung Cộng không thể nào theo kịp.
“Để tiếp tục bảo vệ nước Mỹ cùng các lợi ích chiến lược trên toàn thế giới, cũng như để cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, hải quân của chúng ta phải tiếp tục phát triển”, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ là một dân sự lãnh đạo, chỉ huy cả hải quân và thủy quân lục chiến.
Bộ trưởng Ray Mabus nhấn mạnh. Một ngân khoản 164.9 tỉ USD để xây dựng một siêu hải quân trên thế giới.
Hải quân Trung Cộng gồm ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải. Trung Cộng hiện có hai tàu sân bay và đang đóng chiếc thứ ba. Tàu sân bay Liêu Ninh mua từ sắt vụng để cho phi công tập dượt, cho máy bay cất cánh và hạ cánh, đồng thời ăn cắp kỹ thuật về tàu sân bay. Tàu nầy không có máy phóng cho nên chỉ có những máy bay có tốc độ cao mới cất cánh được với điều kiện thời tiết tốt, nghĩa là không có giông bão. Trái lại những máy bay tốc độ chậm như trinh sát, săn tàu ngầm thì nằm ụ ở một xó như đống sắt vụng.
Hải quân Nga cũng không khá gì hơn hải quân Trung Cộng.
  1. Không quân Hoa Kỳ không có đối thủ.
                                  Image result for hình máy bay f-22 và f-35bImage result for hình máy bay ném bom b-52
                                                             F-22 Raptor tàng hình và B-52 ném bom
Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force. USAF) được xếp là có sức mạnh hàng đầu thế giới. Với 39 loại máy bay có nhiều trang thiết bị tân tiến, đã tạo cho không quân Mỹ ở một vị thế không có đối thủ. Mỗi loại máy bay, tùy theo nhiệm vụ, được trang bị những máy móc hoàn hảo nhất để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Về nhân sự, Không quân Mỹ có 372,452 nhân viên hiện dịch, 5,537 phi cơ chiến đấu.
Không quân Mỹ còn có 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa (Inter-continental ballistic missile) tầm bắn xa hơn 5,500Km. Đồng thời cũng có 32 vệ tinh nhân tạo.
  1. Mỹ xóa sổ chiến thuật “Chống tiếp cận” của Trung Cộng.
  1. Chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng.
Trung Cộng tự hào về khả năng không cho tàu sân bay và tàu chiến Hoa Kỳ đến vùng biển phòng thủ chiến thuật của họ. Đó là Chiến thuật Chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial=A2/AD). Tầm sát hại của hỏa tiễn DF-21 từ 1,500 đến 2,000Km, được cho cái tên là “Sát thủ tàu sân bay” DF-21 phối hợp với radar và các thiết bị báo động sớm, tạo ra một vùng biển bất khả xâm phạm.
Nhưng các loại chiến hạm tối ưu của Hoa Kỳ đã xóa sổ chiến thuật nầy khiến cho Trung Cộng phải tự hủy nó.
  1. Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000
                                 blank
                                                                  Hình Zumwalt DDG-1000
Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới về việc Hải quân Hoa Kỳ triển khai khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000 vào Thái Bình Dương.
“Với khả năng tàng hình tiên tiến nhất, hệ thống định vị siêu âm với khả năng tấn công phi thường, mà không cần có nhiều người điều khiển. Đó là tương lai của chúng ta, là chiến hạm của thế kỷ 21. Loại vũ khí nầy cho phép Hoa Kỳ tự do hoạt động trong những khu vực ngăn chặn” Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khẳng định như thế.
Chiếc Zumwalt DDG-1000 được trang bị bằng những vũ khí hạng nhất, đặc biệt là hệ thống định vị siêu âm và bệ phóng hỏa tiễn đa năng, là phóng nhiều loại hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh phần mềm của bệ phóng (Software), phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất là hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk được nâng cấp.
Hai giàn phóng hỏa tiễn 155mm hiện đại nhất của tàu chiến nầy tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.
Chiếc Zumwalt DDG-1000 trị giá 3.8 tỷ USD.
Chiến hạm nầy cùng với hai loại tàu chiến tối tân nhất, là tàu ngầm lớp Virginia và tuần duyên hạm LCS đã dư sức xóa sổ chiến thuật mà Trung Cộng tự hào, là chiến thuật “Chống tiếp cận”
  1. Tuần duyên hạm tối tân LCS của Hải quân Hoa Kỳ
                                blank
                                                  Tàu chiến đấu gần bờ LCS
Tàu chiến đấu gần bờ LCS (Littoral Combat Ship) dùng công nghệ tàng hình tối ưu, tốc độ 56Km/giờ, không sử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển. Tàu có thể áp sát vào bờ và cũng có thể chạy trên sông. Hỏa lực cực mạnh. Đuôi tàu có sàn đáp chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk, và 4 xe bọc thép hoặc 4 xe humvee.
Bốn chiếc LCS gồm 2 tàu LCS-1 USS Freedom và LCS-2 USS Independence, đang đóng ở Singapore kiểm soát cửa ra vào của eo biển Malacca, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
  1. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia
                                 blank
                                                    Tàu ngầm tấn công Virginia
Tàu ngầm Virginia nổi bật nhất là có khả năng hoạt động ở cả vùng nước sâu và vùng nước cạn. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên cực kỳ im lặng, có khả năng phóng hỏa tiễn Tomahawk tấn công mặt đất và hỏa tiễn Harpoon nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm của đối phương.
Hỏa tiễn Đông Phong DF-21 là miếng mồi ngọn của tàu ngầm Virginia.
Tử huyệt của hỏa tiễn DF-21 là phóng thẳng đướng nên được bố trí giữa trời, và cần thời gian hai tiếng đồng hồ để nạp nhiên liệu. Giàn phóng gồm 3 chiếc xe tải khiến cho vệ tinh đối phương phát hiện và tiêu diệt.
Tàu ngầm lớp Virginia đã khai tử chiến thuật Chống tiếp cận nên Trung Cộng phải dời hỏa tiễn vào sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng.
  1. Mỹ vẫn còn là cường quốc số một về tàu ngầm
Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng trình lên Quốc hội, thì Trung Cộng hiện có 70 tàu ngầm, trong đó có 16 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, 15 chiếc tàng hình.
Trong khi đó, Hoa Kỳ có 75 chiếc tàu ngầm hạt nhân, 15 chiếc mang thiết bị của lớp Virginia hiện đại nhất thế giới.
Hồi năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, Hoa Kỳ đã có ngân quỹ 8 tỷ USD để bảo đảm lực lượng tàu ngầm Mỹ giữ vai trò hiện đại nhất. Phó GS Toshi Yoshihara, thuộc Đại học Hải quân Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng tàu ngầm ở vị trí cường quốc số một về loại tàu nầy.
  1. Hoa Kỳ tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng.
6.1. Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
                                 Image result for hình về phòng thủ tàu ngầm tên vạn lý trường thành dưới nước của trung quốcC:\Users\Davis\Desktop\KK. 1.jpg
                                             Mô hình "Vạn lý Trường thành dưới Lòng biển" của Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng là hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm, bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và các hệ thống cảm biến để phát hiện và xác định vị trí của các loại tàu của đối phương. Đó là hệ thống phòng thủ dưới mặt nước của Trung Cộng. Các đảo nhân tạo ở Trường Sa như đá Chữ Thập, đá Gavin và đá Subi, Gạc Ma góp phần bảo vệ và hoạt động có hiệu quả của hệ thống phòng thủ nầy.
1). Chiến lược “Bù đắp thứ ba” của Mỹ làm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
Chiến lược bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là chiến lược sử dụng những vũ khi hiện đại nhất để duy trì lợi thế tối ưu về quân sự của Hoa Kỳ. Những vũ khí mới được tạo ra bởi dòng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, bao gồm những vũ khí tự hành, không người lái, như các loại robot và tàu không người lái.
Đặc điểm của loại vũ khí nầy là thu nhỏ kích cở, còn từ 3m đến 15m, nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn. Giá tiền rẻ hơn, cho phép sản xuất nhiều hơn.
Song song với dòng vũ khí hiện đại nhất nầy, các chuyên gia còn nổ lực nâng cấp những vũ khí đã có.
2). Tàu nổi không người lái của Mỹ săn tàu ngầm Trung Cộng
                                 Image result for hình tàu sea hunter săn tàu ngầmImage result for hình tàu sea hunter săn tàu ngầm
Cơ quan Nghiên cứu Dự án nâng cao của Bộ Quốc Phòng (DARPA=Defense Advanced Research Projects Agency) đã cho ra một vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trên đại dương và chống thủy lôi, đó là chiếc tàu nổi không người lái mang tên Sea Hunter (Thợ săn biển). Ngày 7-4-2016, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ làm lễ đặt tên và hạ thủy con tàu dài 40m nầy.
Sea Hunter là kết quả của một cuộc nghiên cứu lâu dài và tốn kém, về tàu nổi không người lái chống tàu ngầm hiệu quả nhất. Sea Hunter chạy bằng hai máy diesel, nặng 140 tấn bao gồm 40 tấn dầu diesel dành cho hành trình 19,000Km trên biển. Tốc độ 50Km/giờ (27 knots).
Đặc điểm của tàu là hoạt động hoàn toàn độc lập, không có người trên tàu. Tự di chuyển hàng ngàn Km trên đại dương thực hiện nhiều nhiệm vụ dài hơi từ hai, đến ba tháng.
Con tàu có khả năng tránh va chạm với những tàu khác trên biển, do hệ thống radar mang tên Hệ thống Nhận dạng tự động (AIS=Automatic Identification System). Va chạm với tàu khác là vi phạm luật an toàn giao thông trên biển.
Cũng như những phương tiện không người lái khác, Sea Hunter cũng cần phải có những sĩ quan hải quân điều khiển từ xa. “Trí thông minh” của con tàu hoạt động liên tục trên nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau. Đặc biệt là tự động giải mã những thông điệp được mã hóa của đối phương.
Ngoài việc chống tàu ngầm, Sea Hunter còn thực hiện nhiều sứ mạng khác nhau như trinh sát, quét thủy lôi và cung cấp quân nhu cho các lực lượng trên biển.
Con tàu trị giá khoảng 20 triệu USD, chi phí duy trì hoạt động mỗi ngày từ 15,000 đến 20,000USD trong khi chi phí của các tàu khu trục là 700,000USD/ngày.
Sea Hunter là khắc tinh của chiến thuật phòng thủ Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng.
3). Tàu ngầm không người lái là vũ khí tối thượng của Mỹ ở Thái Bình Dương
                                  blank
                                 blank
Hoa Kỳ đã triển khai một hạm đội tàu ngầm không người lái (UUV=Unmanned Undersea Vehicle) ở Biển Đông. Là loại tàu nhỏ dài từ 3 đến 15m, điểm đặc biệt là nó hoạt động ở vùng nước cạn, là một vùng biển cạn rộng lớn, sâu chỉ 100m ở Biển Đông.
Mỹ xem đó là vũ khí tối thượng ở Biển Đông vì chỉ có nó mới có khả năng hoạt động ở vùng biển cạn. Tàu nầy được trang bị hệ thống SONAR (SONAR=Sound Navigation and Ranging) là phát ra sóng âm và thu lại hình thể của đối tượng.
Nhiệm vụ chính là tìm diệt tàu ngầm của đối phương, ngoài ra còn có khả năng rà phá mìn, thu thập tin tình báo, trinh sát và giám sát.
4). Mỹ chế tạo tàu ngầm thành tàu sân bay trong lòng biển’
Khi công nghệ dò tìm và chống tàu ngầm phát triển, thì tàu ngầm phải đối diện với nguy cơ bị tiêu diệt rất lớn, do đó Mỹ lên kế hoạch chế tạo tàu ngầm thành một dạng “tàu sân bay trong lòng biển” để giành ưu thế quân sự đối với các nước khác.
Ngày 21-2-2015, cơ quan DARPA đã đầu tư chế tạo một vũ khí mới, kết hợp hai ưu điểm của tàu ngầm và tàu sân bay, loại vũ khí nầy nằm im lặng và nguy hiểm chết người, khi ẩn nấp dưới đại dương như một tàu ngầm, nhưng giống tàu sân bay là nó tung ra những đòn tấn công trên mặt đất, trên biển và cả trên không nữa.
  1. Hoa Kỳ vượt xa Trung Cộng và Nga về Không gian, Vũ trụ
7.1. Người Mỹ đặt chân đầu tiên trên Mặt Trăng năm 1969
                                  Image result for hình phi thuyền apollo 11Aldrin đứng cạnh lá cờ mà ông cắm lên Mặt trăng trong sứ mệnh đổ bộ lịch sử năm 1969. (Ảnh: NASA)
Ngày 21-7-1969, phi thuyền Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Amstrong là người Mỹ đầu tiên đặt chân trên Mặt Trăng. Amstrong cắm lá cờ Hoa Kỳ trên Mặt Trăng, ông tuyên bố: “Đây là bước nhỏ của một con người nhưng là một bước vĩ đại của loài người”. Ông đặt tấm plaque có chữ ký của Tổng thống Nixon với hàng chữ “Chúng tôi là những người đến từ hành tinh Trái Đất, đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào tháng 7 năm 1969 AD. Chúng tôi đến với thiện chí hòa bình của loài người”. (Here men from Planet Earth first set foot upon the Moon july 1969 AD. We came in peace for all mankind)
7.2. Năm chục năm sau Trung Cộng đưa tàu vũ trụ xuống mặt trăng.
Ngày 3-1-2019, tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Cộng đáp xuống phần tối của mặt trăng, chụp hình và thu thập những vật liệu cần thiết gởi về Cục Không gian Trung Cộng.
7.3. Năm 2004, xe robot của NASA đáp xuống sao Hỏa.
                                  Robot Opportunity và di sản trên sao Hỏa - Ảnh 1.Related image
                                             Xe robot Opportunity* Cô gái 17 tuổi hy vọng được đặt chân lên sao Hỏa
15 năm trước khi tàu vũ trụ Trung Cộng đáp xuống mặt trăng thì Hoa Kỳ đã đưa xe robot lên sao Hỏa.
Ngày 21-1-2004, Cơ quan Hàng không và Không gian NASA (NASA=National Aeronautics and Space Administration ) của Hoa Kỳ đã đưa chiếc xe robot tự hành, đáp xuống sao Hỏa (Mars), đó là chiếc xe đầu tiên mang tên Opportunity (Cơ hội) thu thập dữ liệu và gởi tín hiệu  từ sao Hỏa về NASA phải mất 7 tháng, vượt qua khoảng cách của con đường 456 triệu Km.
Sao Hỏa phủ một lớp oxyt sắt nên có màu đỏ nhưng rất lạnh, phủ một lớp băng. Bán kính sao Hỏa bằng phân nửa bán kính trái đất. Chương trình khám phá sao Hỏa vẫn tiếp tục đến năm nay với hy vọng là đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2033.
Một cô gái 17 tuổi ở Mỹ đang hy vọng được tham gia sứ mệnh 2033 – bay đến sao hỏa của NASA, đánh dấu lần đầu tiên con người đặt chân lên hành tinh nầy.  
7.4. Hoa Kỳ phóng 60 vệ tinh để cung cấp internet cho toàn cầu.
Ngày 23-5-2019, Hoa Kỳ đã phóng 60 vệ tinh để cung cấp internet cho tòan cầu. Việt Cộng lo ngại thông tin của các thế lực thù địch xuyên tạc chế độ ưu việt Cộng Sản VN, nên ra lịnh cho hai nhà mạng Viettel và Mobifone dựng tường lửa để ngăn chặn, nhưng ý đồ thất bại vì người dùng internet từ bỏ hai nhà mạng nầy, họ sẽ chọn mạng toàn cầu, giá rẻ hơn hoặc miễn phí.
7.5. Hoa Kỳ làm chủ không gian
                                 tau-con-thoi-mini-x-37b-chuong-trinh-toi-mat-cua-quan-doi-my-1Image result for hình tàu con thoi x37b
                                           Tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời
Hồi tháng 4 năm 2010, tàu không gian con thoi không người lái X-37B được hỏa tiễn đẩy Atlas 5 đưa lên quỹ đạo cách trái đất 300Km. Thời gian bay trên quỹ đạo ban đầy là 270 ngày. Sau nhiều lần cải tiến, hiện nay thời gian bay đạt lỷ lục là 677 ngày. Tàu hạ cánh như máy bay khác trên đường băng thông thường.
Đặc điểm của X-37B có thể thay đổi quỹ đạo theo ý muốn. Tàu vận hành bằng năng lượng mặt trời qua hai tấm pin. Con tàu dài 8.9m, sải cánh 4.5m, chiều cao 2.9m, tốc độ 28,044Km/giờ
Bộ Quốc phòng Mỹ giữ bí mật về hoạt động của con tàu nầy, nhưng các nhà quan sát cho rằng nó có thể bắt cóc và tiêu diệt vệ tinh của đối phương, thu thập hoặc gây nhiễu tín hiệu mà vệ tinh đối phương gởi xuống mặt đất.
Tóm lại tàu con thoi X-37B có thể thay đổi quỹ đạo bay để tránh bị tấn công từ mặt đất, trái lại nó có khả năng phóng hỏa tiễn xuống mục tiêu trên trái đất.
Hiện tại X-37B làm chủ không gian. Không có đối thủ. Và Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường.
7.6. X-47B là bóng ma làm cho Trung Cộng phải lo lắng đối phó
                                  Image result for hình máy bay không người lái x-47bX 47B – sat thu tuong lai cua My hinh anh 1
                   X-47B tàng hình, tiếp nhiên liệu trên không
X-47B là máy bay tàng hình công nghệ cao, không người lái được chế tạo riêng cho tàu sân bay. Cất cánh và hạ cánh trên sàn tàu sân bay. Được tiếp nhiên liệu trên không, tầm hoạt động 4,000Km. Máy bay chứa 2,000kg trong khoang bao gồm bom và hỏa tiễn. Công nghệ tàng hình tối cao khiến cho máy bay có thể xâm nhập lãnh thổ đối phương.
Thân X-47B dài 11.3m. Sải cánh 18.92m. Cao 31m. Tốc độ 551Km/giờ.
X-47B là sát thủ vô hình gây kinh hoàng cho tàu sân bay Trung Cộng.
7.7. Mỹ tiến hành phát triển tàu vũ trụ siêu thanh thế hệ mới XS-1
                                 Related imageImage result for sức mạnh của hoa kỳ về không gian vũ trụ
Hình mô phỏng tàu vũ trụ siêu thanh không người lái thế hệ mới XS-1
Cơ quan phụ trách các Dự án Nghiên cứu Cao cấp về quốc phòng, DARPA, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, đã lựa chọn tập đoàn Boeing để thiết kế, sản xuất và thử nghiệm tàu vũ trụ siêu thanh không người lái thế hệ mới với tên gọi Tàu Vũ trụ thử nghiệm 1 (XS-1) có khả năng bay 10 lần trong 10 ngày.
Sau khi hoàn tất, XS-1 trở về Trái Đất, hạ cánh giống như những chiếc máy bay thông thường và chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo chỉ trong vài giờ. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2019. Theo dự kiến đến năm 2020, XS-1 sẽ phải trải qua 12-15 lần bay thử nghiệm.

Bay không trọng tải với tốc độ gấp 5 lần tốc độ của âm thanh, bằng 6,190Km/giờ (Tốc độ âm thanh ở không khí 21độ C là 1,238Km/giờ). Các chuyến bay sau đó sẽ có tốc độ tương đương với Mach 10 (Mach 10=12,200Km/giờ, và mang trọng tải từ 400Kg đến 1,360Kg vào quỹ đạo Trái Đất.
Nếu chương trình này thành công, thì chi phí cho mỗi lần cất cánh của XS-1 là chưa đến 5 triệu USD.
  1. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng (Cyber war)
                                  Image result for hình chiến tranh mạng cyberwarRelated image
Chuyên gia Bill Davidow có bài viết tựa đề: “Nước Mỹ sẽ thua trong thế chiến 3, Nếu…” . Nếu có nghĩa là Hoa Kỳ không có một chiến thuật phòng thủ có hiệu quả về chiến tranh mạng (Cyberwar).
Chiến tranh mạng là một hình thức chiến tranh vô cùng phức tạp, khó tránh khỏi nếu các cường quốc không ngừng chạy đua vũ trang trong không gian ảo (Cyber Space).
Thực hiện cuộc chiến tranh mạng là những tin tặc (Hacker). Tin tặc là người có khả năng viết ra phần mềm máy tính (Computer software), hoặc chỉnh sửa nó  để xâm nhập vào máy tính khác. Đó là lập trình viên (Programer). Đạo quân nầy xâm nhập vào các hệ thống máy tính để ăn cắp tài liệu, chiếm quyền kiểm soát, sửa đổi, sao chép, xóa bỏ hoặc cài virus phá hoại hệ thống máy tính của đối phương.
Vấn đề quan trọng là không xác định được kẻ thù là ai.
8.1. Nước Mỹ bị tin tặc tấn công
Trong thời gian qua hacker đã xâm nhập vào các trang mạng như: Sony, Google, Lockheed Martin, và ngay cả Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, FBI, NASA.
1). Tin tặc tấn công cơ quan NASA
NASA là Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, (NASA=National Aeronautics and Space Administration).
Tin tặc kiểm soát toàn bộ máy tính của NASA.
Ngày 5-3-2012, Paul K. Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc đã vào nắm quyền điều khiển hệ thống máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và xâm nhập vào các tài khoản của những người có quyền xử dụng JPL. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Cộng.
Địa chỉ IP được viết tắt từ chữ Internet Protocal, là địa chỉ để nhận diện nhau và liên lạc nhau. IP có 4 nhóm số khác nhau, được ngăn ra bằng dấu chấm (.), ví dụ như: 172.16.254.1.
2). 24 ngàn tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ bị tin tặc ăn cắp
Ngày 18-7-2011, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo một tin động trời, là 24,000 tài liệu của bộ nầy đã bị tin tặc ăn cắp, phụ tá Bộ trưởng William J. Lynn xác nhận như thế.
Rất khó và không thể xác định được danh tánh của tin tặc.
Hiện tại Lầu Năm Góc đang sở hữu 15,000 hệ thống mạng máy tính khác nhau, với 7 triệu computer khắp nơi trên thế giới. Hồi tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng QP Leon Panetta tiết lộ, có hơn 60,000 phần mềm (Software) bị nhiễm độc hoặc biến thể mỗi ngày. Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thực hiện một chiến lược không gian mạng mới để đối phó với tin tặc bị nghi là Trung Cộng.
“Nền an ninh quốc gia” Mỹ được định nghĩa thêm, trong đó có sự “an toàn trên không gian mạng”.
3). Tập đoàn Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
Lockheed Martin là công ty nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ, là nhà sản xuất phi cơ F-16, F-22 Raptor, F-35, tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại nhất, trị giá hàng tỷ đô la.
Ngày 28-5-2011, công ty nầy cho biết, vào ngày 21-5-2011 đội ngũ an ninh mạng của công ty đã phát hiện cuộc tấn công, và ngay lập tức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhờ đó nên hệ thống được an toàn.
  1. Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử mạng
Ngày 4-6-2011, tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La (Singapore), Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, cảnh báo, những đe dọa không gian ảo rất quan trọng có thể xảy ra cho bất cứ quốc gia nào, và kêu gọi các đồng minh hợp tác để thành lập một bộ quy tắc ứng xử (COC=Code of Conduct) mạng, để chỉ rõ hành vi nào trên không gian ảo có thể chấp nhận được. Những hành vi nào không thể chấp nhận, bị xem như một hành động chiến tranh và sẽ bị đáp trả có thể bằng quân sự.
  1. Hoa Kỳ nâng cấp Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng
Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng (USCYBERCOM) được Tổng thống Donald Trump cho nâng cấp để phối hợp các đơn vị chiến tranh mạng của các binh chủng: hải, lục, không quân, Thủy Quân Lục Chiến và 133 đội tác chiến khác. Chiến lược của Cyberwar cũng được cải tổ để chống trả tin tặc Trung Cộng một cách hữu hiệu hơn.
  1. Tấn công không gian mạng là hành động chiến tranh
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ dùng bôm đạn để đánh trả các cuộc tấn công mạng. Tấn công mạng là hành động gây chiến. Tấn công mạng gây tổn hại cho nước Mỹ cũng bằng với chiến tranh vũ khí.
“Nếu bạn đánh sập mạng lưới máy tính của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào các cơ sở công nghệ của bạn. Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào ống khói nhà bạn”.
Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định ai là thủ phạm, có thể là Nga, Trung Cộng hay những cá nhân nào đó…
Đương nhiên là Hoa Kỳ cũng có thừa khả năng đánh trả các “thế lực thù địch”, nhưng đó là những bí mật quốc gia nên truyền thông không nhận được những bí mật quốc gia đó được. Và chúng ta cũng mù tịt.
  1. Kết luận
Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường, hơn hẳn thế giới về mọi mặt, từ kinh tế, giáo dục, quân sự, vũ khí hạt nhân, không gian vũ trụ, nền công nghệ Hoa Kỳ cao nhất.
Hôm 28-4-2019, trong chuyến viếng thăm Nhạt Bản, Tổng thống Donald Trump khẳng định, quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản là "những chiến binh Mỹ đáng gờm nhất trong vùng Thái Bình Dương" và rằng "quân đội Mỹ luôn đứng đầu …. Chúng ta có các trang thiết bị, tên lửa, chiến xa, máy bay, tàu chiến mà không ai trên thế giới có thể có được như chúng ta".
 

Trúc Giang
Minnesota ngày 2-6-2019

Không có nhận xét nào: