Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

South Korea Icon - Tìm hiểu nồi cơm tách đường

    hoa      


Hiện nay trên thị trường khá phổ biên dòng nồi cơm điện có tên gọi là "nồi cơm điện tách đường" dành cho người bị bệnh tiểu đường. Vậy cơ chế của loại nồi này là gì mà có thể "tách đường" trong gạo?<!>


Nồi cơm điện tách đường là gì?

Nồi cơm điện tách đường là một loại nồi cơm điện điện tử (các loại nồi điều khiển cơ không thể làm được điều này) là một sáng chế của hãng đồ gia dụng Grayns, có khả năng loại bỏ lượng đường thừa tự động ra khỏi gạo nhằm giúp giảm lượng đường tiêu thụ cho người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Loại nồi này giúp hạ đường huyết với người bị tiểu đường, phòng ngừa các bệnh về béo phì, tim mạch, tai biến do các tinh bột xấu trong gạo gây ra.

Gọi chung là tinh bột, nhưng thực tế có tới 3 loại tinh bột khác nhau. Đó là tinh bột nhanh (hoặc tinh bột tiêu hóa nhanh - RDS), tinh bột chậm (SDS), và tinh bột kháng đường (RS). Các tinh bột nhanh và chậm đều được cấu tạo từ amylose và amylopectin.

Tinh bột nhanh có tỉ lệ amylopectin cao nên dễ hấp thụ, rất phù hợp để mang lại năng lượng sau khi vận động mạnh, nhưng bù lại làm đường huyết gia tăng rất nhanh. Trong khi đó, tinh bột chậm chứa nhiều amylose hơn, và cần nhiều thời gian để cơ thể phân giải được, nhờ vào cấu trúc bán tinh thể trong đó làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme. Cũng nhờ vậy, lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và ổn định.

Ở một nhiệt độ nhất định - được gọi là nhiệt độ "dẻo", nơi quá trình "dẻo hóa" của gạo bắt đầu xuất hiện - các phân tử tinh bột nhanh bắt đầu bị đẩy ra khỏi gạo và hòa vào trong nước, trong khi tinh bột chậm và các chất dinh dưỡng khác vẫn ở lại. Nồi cơm điện tách đường sẽ tìm cách tách và loại bỏ tinh bột nhanh, giữ lại tinh bột chậm.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tách đường

Về nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử tách đường được thực hiện thông qua 4 bước:

Bước 1: Gia nhiệt

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi gạo được nấu trong môi trường nước với nhiệt độ vừa phải nhất (nhiệt đồ hồ hóa) tại các thời điểm thích hợp sẽ giúp loại bỏ được nhiều nhất lượng tinh bột tiêu hóa nhanh hay còn gọi là tinh bột "xấu" – nguyên nhân làm tăng đường huyết, trong khi vẫn lưu giữ được chất dinh dưỡng của cơm trắng. Các nồi cơm điện tách đường được tích hợp công nghệ cảm ứng thông minh nhằm giúp nồi cơm có thể kiểm soát toàn bộ quy trình nấu cơm. Tại bước Gia nhiệt, nồi sẽ đưa nhiệt độ lên một mức nhất định và duy trì ổn định mức nhiệt độ đó.

Bước 2: Phân tách

Sau khi gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp, nồi cơm điện sẽ dựa trên các thông số cài đặt sẵn để kiểm soát cũng như duy trì nhiệt độ trong nồi để khiến cho hàm lượng Amylopectin (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ nhanh) tự phân tách ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi vẫn duy trì hàm lượng Amylose (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ chậm) giữ trong gạo.

Bước 3. Loại bỏ

Sau quá trình phân tách các Amylopectin ra khỏi gạo và hòa tan vào nước một cách tối ưu nhất, hệ thống thoát nước thông minh được tích hợp trong nồi cơm điện tách đường sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS) nhằm ngăn chúng hấp thụ trở lại vào cơm, giúp cho cơm sau khi nấu vẫn còn lưu giữ được mùi vị tự nhiên nhưng vẫn lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.

Bước 4: Nấu chín

Sau khi loại bỏ phần nước chứa tinh bột, nồi sẽ tiếp tục làm chín đều hạt gạo như cơm thông thường, nhưng cơm lúc này sẽ không còn tinh bột nhanh, an toàn cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì.

Có nên mua nồi cơm điện tách đường sử dụng không?

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, các bệnh về tim mạch hay liên quan tới tinh bột hoặc đơn giản chỉ là sợ "béo do ăn cơm" thì bạn có thể xem xét mua loại nồi cơm điện này.

Nồi cơm điện tách đường hiện nay có nhiều thương hiệu như Grayns, Ninosun, Magic Korea, Zojirushi,… với mức giá khá cao so với nồi cơm điện thông thường, thậm chí cao hơn các loại nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần, dao động trong khoảng từ hơn 5 triệu – 10 triệu đồng/chiếc.

Nguồn: A.M VNreview

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét