Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Sự thật về tấm ảnh dòng người nối đuôi trên sân thượng lên trực thăng di tản 29/04/1975 - SBTN

Sự thật về tấm ảnh dòng người nối đuôi trên sân thượng lên trực thăng di tản 29/04/1975
Ảnh: NewYorkPost
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Một trong những tấm ảnh nổi tiếng khắp thế giới, tiêu biểu cho cuộc chiến tranh Việt Nam là dòng người nối đuôi nhau hướng đến chiếc phi cơ trực thăng đậu trên nóc trụ sở mà nhiều người tưởng là tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Sự thật không phải thế. Tấm ảnh đó cho thấy đấy không phải là một chiếc trực thăng quân sự, và nóc tòa nhà không phải là của tòa đại sứ Mỹ, và chuyến bay đó không phải là chuyến bay cuối cùng rời Saigon.
<!>
Sử gia và văn sĩ Thurston Clarke nói với The Post về cuốn sách mới của ông mang tựa đề “Honorable Exit: How a Few Brave Americans Risked All to Save Our Vietnamese Allies at the End of the War” giải thích ý nghĩa thật của tấm ảnh cùng với câu chuyện về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ khiến mọi người kinh ngạc.
Đợt di tản được mô tả từng phút một, hình ảnh người Mỹ rút lui khỏi cuộc chiến và phần lớn câu chuyện được gói gọn trong một tấm ảnh độc nhất chụp ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Đầu tháng 4/1975, 31 phi công Hoa Kỳ tình nguyện lái  trực thăng đón người di tản rời khỏi Sài Gòn và thả họ xuống chiến hạm Hoa Kỳ đậu ngoài khơi. Họ chọn 13 địa điểm có thể đáp xuống rải rác khắp Sài Gòn. Ngoài tòa đại sứ thì khách sạn Lee ở số 6 Công trường Chiến Sĩ là nơi tập họp một số nhân vật quan trọng.
Chiếc trực thăng của ông O.B. Harnage, một viên chức CIA chỉ còn một mắt, hạ cánh xuống khách sạn Lee bị một nhóm người Việt Nam tuyệt vọng bao vây. Khi khách sạn Lee không còn an toàn, người trạm trưởng CIA giục ông Harnage hạ cánh xuống toà nhà số 22 đường Gia Long, và tầng trên cùng là tổng hành dinh của nhân viên CIA. Harnage đón 3 chuyến, mỗi chuyến 20 người, chỉ nhận người bước lên trực thăng với một túi xách nhỏ,  vàt tất cả những vali lớn đều bị yêu cầu bỏ lại hết.
Trong chuyến đón người di tản lần thứ 4, ký giả Van Es của UPI  chạy đến chỗ  trực thăng đáp, chỉ kịp chụp lấy chiếc Nikon và bấm máy. Tấm ảnh đầu tiên cho thấy ông Harnage tóm lấy Thiết-Tân Nguyễn, một bác sĩ trẻ sau này là chuyên viên gây mê ở California. Người kế tiếp là Tống Huỳnh, cũng là một bác sĩ và sau này định cư tại Atlanta.  Con gái ông là Tuyết-Đông Bùi sau này lấy được bằng về vi trùng học và trở thành nhà nghiên cứu về kỹ thuật sinh học. Người cuối cùng là bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà Trần Văn Đôn.
Chiếc trực thăng tiếp tục hạ cánh xuống nhiều nơi khác cho đến khi đêm xuống. Tổng cộng, số người được trực thăng vận ra khỏi Saigon là khoảng 1,373 người Mỹ và 5,595 người Việt Nam trong vòng chưa tới 24 tiếng đồng hồ.
Ông Harnage trở về Mỹ, trở thành nhà kinh doanh địa ốc, qua đời năm 2008. Nhiếp ảnh gia Van Es được thưởng thêm 140 Mỹ kim cho bức ảnh nổi tiếng trên nóc nhà số 22 đường Gia Long, qua đời năm 2009.
Vào thời điểm đó, tấm ảnh được xem là hình ảnh  thất trận đầu tiên của người Mỹ.  Tuy nhiên, theo sử gia Clarke thì tấm ảnh nổi tiếng của ký giả Van Es nay được nhìn nhận với một nhận thức mới, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng đã bất chấp nguy hiểm đưa hàng ngàn người đến với bến bờ tự do. (BBT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét