Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng mạnh hơn với Việt Nam - VOA


Ông Randall G. Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
“Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta [với Việt Nam] rất bền chặt và là một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương trên nhiều phương diện của chúng ta,” ông Randall G. Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát biểu hôm 3/4/2019 tại thủ đô Washington.
<!>
Ông Schriver phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam vừa được củng cố hơn nữa trong hai năm qua, và hai bên đang có các kế hoạch tăng cường hơn nữa mối quan hệ này dựa trên nền tảng lợi ích chung của hai quốc gia, tác giả David Vergun viết trên trang tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 3/4.
Quan hệ quân sự mạnh
Hoa Kỳ muốn tìm kiếm các mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Việt Nam, ông Schriver nói. Chẳng hạn, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng vào năm ngoái, trong chuyến thăm đầu tiên kể từ Chiến tranh Việt Nam, và hai bên cũng đang có các cuộc thảo luận về việc có một chuyến thăm hàng không mẫu hạm khác trong năm nay.
Năm 2017, Hoa Kỳ đã chuyển giao một phần lớn thiết bị quốc phòng cho Việt Nam – ví dụ như tàu khu trục USCGC Morgenthau lớp Hamilton dành cho Cảnh sát biển. Con tàu này hiện đang hoạt động rất tích cực trong các nhiệm vụ an ninh hàng hải cho Việt Nam, ông Schriver nói. “Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành và chuyển giao chiếc tàu khu truc thứ hai.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp tăng cường khả năng quân sự của Việt Nam và theo đuổi các cơ hội huấn luyện và hợp tác quân sự, tập trung vào các mảng như:
- An ninh và ổn định khu vực cho Việt Nam
- An ninh hàng hải và nhận thức về hàng hải
- Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai
- Giáo dục quân sự chuyên nghiệp, bao gồm đào tạo tiếng Anh
- Quân y
- Tìm kiếm và giải cứu
- Hoạt động gìn giữ hòa bình
Về mảng gìn giữ hòa bình, ông Schriver cho biết rằng Việt Nam đã triển khai một đơn vị gìn giữ hòa bình đến Nam Sudan, trong đó có một số hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các đối tác khác.
Ngoài ra, ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã nâng cấp mức độ các cuộc đối thoại quốc phòng hàng năm và các quan chức cấp cao của hai bên đã gặp gỡ nhau nhiều hơn, ngoài hai chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam trong hai năm qua và chỉ riêng trong năm rồi Bộ trưởng Quốc phòng [James] Mattis đã thăm Việt Nam hai lần.
Trong một lĩnh vực hợp tác khác, ông Schriver cho biết ông đánh giá cao sự sẵn lòng hợp tác của Việt Nam trong việc cho phép nhóm nghiên cứu và điều tra của Cơ quan tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích POW/MIA thực hiện các hoạt động khai quật hài cốt những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Lý do để tăng cường mối quan hệ quốc phòng
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Schriver cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng lợi ích chung “trong việc thúc đẩy trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế, bảo vệ chủ quyền, quyền hợp pháp riêng của các quốc gia, bất kể quy mô hay có lo ngại về một sự xói mòn tiềm ẩn trong trật tự dựa trên quy tắc mà từ trước đến nay đã cho phép tất cả các quốc gia ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trỗi vậy và thịnh vượng.
Ông nói thêm: “Chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng để Ấn Độ-Thái Bình Dương tiếp tục phát triển, mỗi quốc gia trong khu vực phải được tự do xác định hướng đi của riêng mình trong một hệ thống các giá trị đảm bảo cơ hội cho cả những quốc gia nhỏ nhất phát triển và thoát khỏi sự hà hiếp của các nước mạnh. Nói tóm lại, đối với Việt Nam, những gì chúng ta muốn là một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, độc lập, vậy đấy.”
Theo tác giả David Vergun, sự hà hiếp mà ông Schriver nhắc đến là từ Trung Quốc.
“Một khu vực đang ngày càng phải đối mặt với một Trung Quốc hung hăng, quyết đoán hơn, sẵn sàng chấp nhận tranh chấp trong việc theo đuổi lợi ích của mình,” ông Schriver nói, nhắc đến việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo trên Biển Đông.

Không có nhận xét nào: