Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Cao Vĩnh Thịnh, phim Đừng Sợ và quyền lên tiếng của người dân - Ben Ngô BBC

thịnh Fb Cao Vinh Thinh Image caption Bà Cao Vĩnh Thịnh trong sự kiện công chiếu phim Đừng Sợ hôm 16/3 Vài ngày sau khi bị câu lưu, bà Cao Vĩnh Thịnh, thành viên nhóm Green Trees ở Hà Nội, nói với BBC rằng "nếu người ôn hòa bảo vệ môi trường bị bắt và phạt tù thì đất nước không có dân chủ và bóp nghẹt quyền lên tiếng của người dân." Tin cho hay bà Cao Vĩnh Thịnh, thành viên nhóm Green Trees bị câu lưu hơn 10 giờ hôm 27/3 ở Hà Nội. Bà Thịnh, người phụ nữ có con gái 5 tuổi, được biết là thành viên nổi bật của phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội hồi năm 2015.
<!>
Bà cũng khởi xướng chương trình phát túi chống nước cho đồng bào vùng lũ lụt hồi năm 2016, tham gia tổ chức triển lãm Cây Và Cá cho trẻ em vào năm 2017) và nhiều hoạt động khác liên quan đến môi trường.
Hôm 16/3, nhóm Green Trees vừa tổ chức buổi công chiếu phim tài liệu Đừng Sợ được cho là lấy cảm hứng từ cuộc biểu tình ôn hòa về thảm họa Cá chết do Formosa gây ra hồi năm 2016.
Trả lời BBC hôm 2/4, bà Cao Vĩnh Thịnh nói: "Từ năm 2015, khi bắt đầu tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thì tôi cũng đã quen với việc bị câu lưu, thẩm vấn, nhưng hôm 27/3 là lần nguy hiểm nhất với tôi."

Bộ phim Đừng Sợ đề cập đến một thảm hoạ môi trường khủng khiếp dọc bờ biển miền Trung Việt Nam với tên gọi Formosa và những hậu quả của nó còn tác động lên đời sống của người dân đến tận bây giờ. Một trong các mục tiêu của phim là nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của xã hội dân sự. nhóm Green Trees
"Việc họ tùy tiện câu lưu tôi và buộc thẩm vấn tôi trong nhiều giờ là hoàn toàn sai, không có lệnh bắt giữ nào cả."
"Đến nay, một laptop và hai điện thoại di động của tôi vẫn bị thu giữ 'để làm bằng chứng' mà không có biên bản nào cũng như giấy hẹn trả lại tư trang."
"Trong suốt nhiều giờ bị thẩm vấn, tôi cũng không được quyền gọi điện cho người thân và các thiết bị của tôi bị truy cập trái ý muốn của tôi."
"Hành xử như thế cho thấy các cấp chính quyền coi những người lên tiếng bảo vệ môi trường ôn hòa là mối đe dọa."
Bà Vĩnh Thịnh cũng cho BBC hay rằng trong cuộc thẩm vấn hôm 27/3, bà bị giới chức an ninh cáo buộc tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", điều mà bà kiên quyết phủ nhận và không ký vào bất kỳ văn bản nào.
Bà kể rằng mình bị hỏi rất nhiều câu về hoạt động của cá nhân, về bộ phim Đừng Sợ, về hoạt động liên quan đến chiến dịch Save Tam Đảo cáo buộc tập đoàn Sun Group xâm hại môi trường.....
ThịnhFb Cao Vinh Thinh Image caption Bà Cao Vĩnh Thịnh nói bà chọn làm người bảo vệ môi trường "là vì trách nhiệm với thế hệ con gái của mình"
'Trách nhiệm với thế hệ của con gái'
"Tôi không phải cân nhắc nhiều khi quyết định trở thành người bảo vệ môi trường."
"Đó là thứ chảy trong nhiệt huyết, tư tưởng của mình. Quyền đòi hỏi môi trường sạch là thứ rất hiển nhiên."
"Tôi cũng như nhiều người dân khác sống ở Hà Nội bức xúc vì tình trạng bụi mịn và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến mình và thế hệ con cái mình."
"Tôi thấy mình phải có trách nhiệm lên tiếng thay cho con gái mình. Nó mới 5 tuổi, chưa lên tiếng được. Đến khi nó đủ khả năng để lên tiếng bảo vệ môi trường thì tôi sẽ ủng hộ nó."
"Trong đầu tôi đã mường tượng được những rủi ro của người đấu tranh ôn hòa bảo vệ môi trường qua trường hợp của blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Hoàng Đức Bình."
"Nếu vì đòi hỏi quyền được sống trong môi trường xanh và sạch mà tôi bị bắt hay bị phạt tù thì rõ ràng đất nước không có dân chủ và bóp nghẹt quyền lên tiếng của người dân."
"Tôi cũng chỉ là một trong những công dân sống ở Hà Nội, do bức xúc về môi trường mà lên tiếng thôi."
"Ngay từ thời điểm ban đầu tôi xuống đường biểu tình bảo vệ cây xanh, mẹ tôi đã đi cùng và ủng hộ tinh thần cho con gái, dù bà tất nhiên không bao giờ muốn tôi gặp chuyện xấu như phải đi tù vì việc này."
Bà Vĩnh Thịnh cho biết thêm: "Chắc chắn thời gian tới tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về các hoạt động bảo vệ môi trường, dù có phải đối mặt với nhiều áp lực."
"Theo như tôi hiểu, đằng sau các tập đoàn, công ty gây ra các vụ xâm hại môi trường đều có sự dung dưỡng của các thế lực hoặc của viên chức địa phương."
"Dù có bị trấn áp thế nào thì tôi và các thành viên khác của nhóm Green Trees vẫn kiên định đòi Bộ Tài nguyên-Môi trường công khai bản báo cáo tác động môi trường trước khi cho các dự án như ở Tam Đảo được triển khai...," bà Vĩnh Thịnh nói.
altẢnh: Với “Hoa hậu Cây Xanh” Cao Vĩnh Thịnh.
Nhóm Green Trees (Cây Xanh) có hai thành viên rất sôi nổi, mà người ngoài hay viết thư về gửi, gọi họ là “anh Cao Vĩnh Thịnh” và “chị Mai Phương Tú”. Ít ai biết rằng thực tế ngược lại cơ: “Anh Cao Vĩnh Thịnh” thật ra là một cô gái xinh đẹp, từng được mệnh danh là “Hoa hậu Cây Xanh”, tức là hoa hậu của phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Còn “chị Mai Phương Tú” (không có họ hàng gì với hoa hậu Mai Phương Thuý) lại hoá ra là một anh trai Hà Nội uyên bác, ham đọc sách và hay đùa, đặc biệt rất có cảm hứng với con... chim cú như là biểu tượng của sự khôn ngoan, nên anh hay tự nhận mình là cú, nhưng lại tự xưng danh một cách hóm hỉnh là Cú Ngố.
Hoa hậu Cây Xanh Cao Vĩnh Thịnh vốn là một nữ doanh nhân, xinh đẹp, dễ mến và tương đối thành đạt, nên tất nhiên là rất dễ trở thành “đối tượng cần lưu ý” của anh em an ninh, bởi anh em an ninh thường ghét những người có khả năng thu hút, gây thiện cảm của công chúng. Nói chung, không thể kể hết những lần anh em “đổ bê-tông” trước cổng nhà Cao Vĩnh Thịnh, ngăn cản không cho Thịnh ra ngoài, thậm chí khoá luôn cửa nhà Thịnh trong những ngày cao điểm của chiến dịch bảo vệ cây xanh. Kệ. Hoa hậu vẫn tươi như hoa, vẫn mê mải với các hoạt động xã hội. Cô là người khởi xướng chương trình Green Trees phát túi chống nước cho đồng bào vùng lũ lụt (tháng 10/2016), tham gia tổ chức triển lãm “Cây và Cá” cho trẻ em (mùa xuân 2017), tham gia đấu tranh pháp lý bảo vệ cây xanh Hà Nội (2015)... và rất nhiều hoạt động khác.
Cô vui cả với những việc tưởng như là nhỏ xíu, như quy hoạch địa điểm đổ rác thải ở chung cư, phổ biến vài tờ rơi hướng dẫn phân loại rác hay chống say nắng. Lần nào gặp cũng thấy Hoa hậu ríu rít, líu lo kể về một câu chuyện thành công nào đó của cô và bà con hàng xóm, hay là đang hăm hở chuẩn bị cho “chiến dịch” bảo vệ môi trường mới. Lúc nào cũng thấy Hoa hậu cười tươi như hoa. Thỉnh thoảng lại thấy dấu môi son đỏ chót của nàng trên bìa lót một cuốn sách nào đó Green Trees tặng cho độc giả. Hầu như chẳng mấy khi nghe nàng phàn nàn, đau khổ chuyện bị công an chặn cửa, lắp camera chĩa vào cổng, không cho ra ngoài vào “những dịp đặc biệt”, mà nói chung là chẳng bao giờ thấy nàng ghét hận gì ai. (Nhưng đối diện an ninh thì nàng lại can đảm đến bất ngờ; không ai phải lo Hoa hậu sẽ vì bị sức ép nào đó mà khai báo bất cứ điều gì hại mọi người).
Đó là “anh” Cao Vĩnh Thịnh, Hoa hậu của CLGT (cả lò Green Trees) chúng tôi đấy.
Cuối Facebook tin bởi Trang
Các hoạt động bảo vệ môi trường của tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam từng bị chỉ trích trên mặt báo.
Hồi tháng 4/2017, báo Công an Nghệ An viết: "Dưới danh nghĩa đòi quyền lợi cho người dân sau sự cố môi trường biển miền Trung, liên tiếp trong thời gian qua, một số kẻ lợi dụng sự cố này để tung tin kích động nhân dân, tổ chức các hoạt động gây rối an ninh trật tự, phá hoại về kinh tế, chính trị. Đó cũng là cách để chúng có được các hình ảnh, video clip gửi cho các trang mạng, báo chí "lề trái" nước ngoài để nhận tiền theo hợp đồng đã ký kết."
"Hơn ai hết, mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu kích động của kẻ xấu, để không trở thành "con rối" cho chúng giật dây theo mưu đồ đã định sẵn từ trước."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét