Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ

Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 1
Giữa Sài Gòn hiện đại và tấp nập, người đi đường bỗng thấy tuổi thơ hiện về qua những con cào cào, châu chấu, cá, cò... bằng lá dừa. Bởi ở đó có một họa sĩ già mắt kém ngậm ngùi gác bút để chơi... với lá dừa.

Người Sài Gòn mua... cào cào, châu chấu lá dừa

Những lần về ngoại hồi còn nhỏ xíu, tôi thường được các cậu, các anh dắt đi bắt dế ngoài đồng. Có mấy hôm trời nắng gắt liền tù tì, lũ dế trốn đâu mất, chỉ tóm được vài ba con. Vậy là tất cả kéo nhau ra bờ rạch, lội lõm bõm chặt dừa nước để ăn, xong cắt luôn lá để làm hình con này con kia. Những cánh đồng, con sông năm ấy, giống như cái… điện thoại, cái ipad bây giờ vậy! Ý là “cái gì cũng có” để chơi!<!>
Lúc đó, tôi tò mò khi nghe cậu bảo: “Mày lại đây tao cho con dế bất tử, không bao giờ chết”. Hóa ra cái con dế mà cậu nói được tạo ra từ mớ lá dừa nước vừa cắt khi nãy! Tôi vẫn còn nhớ như in (vì lúc đó ngồi nhìn chăm chú lắm) cái cảm giác lúc cậu ngồi quấn quấn lá, lát sau là có ngay một con dế, con cào cào, châu chấu lủng lẳng treo đầu sống lá, tha hồ xách đi chơi!
Những chiếc lá dừa nước non có thể hóa dế, cào cào, châu chấu, gà, cua, nai, cò...
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 2
Một cô bé thích thú ngoái nhìn món đồ chơi dân dã giữa Sài Gòn HOÀI NHÂN

Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 3
Những con vật ngộ nghĩnh làm từ lá dừa nước non một thời đã ở trong ký ức bao nhiêu thế hệ 
HOÀI NHÂN

Năm tháng qua đi, giờ tôi vẫn chưa mấy lớn để gọi là “thế hệ trước”, nhưng giật mình thấy cuộc sống đã phát triển nhanh lắm! Những con dế “bất tử” hồi xưa giờ không còn nữa, thay bằng hàng tá con vật xanh đỏ, phát nhạc, chớp đèn đẹp mắt. Những trận lội sông chặt dừa nước chắc cũng ít đi, thay bằng trò chém trái cây mà tôi thấy bọn trẻ hay ngồi quẹt quẹt trên điện thoại. Biết là “thời nào theo thời đó”, những mà nhiều khi cũng chợt thấy tiếc cho một vài thứ của tuổi thơ.
Rồi một sáng đầu tuần, trên dường đi làm, tự nhiên bắt gặp giữa Sài Gòn, không chỉ con dế, cào cào, mà còn cả con cá, con gà, con cua! Tất cả đều bằng lá dừa nước, lủng lẳng treo ở một góc ngã tư. Cạnh bên, một người đàn ông lục tuần đang cặm cụi tạo hình. Đôi bàn tay khéo léo cho ra những con vật xinh xinh mà một thời cậu cầm tay chỉ, nhưng tôi làm hoài vẫn xấu huơ xấu hoắc!
Người đi đường cứ ngoái đầu nhìn ông và những con vật đung đưa ở đầu cái sống lá dừa nước cong cong. Vài đứa trẻ chỉ tay, đòi ba mẹ mua cho vì thấy mấy con vật ngộ nghĩnh quá. Vài người lớn dừng lại nói chuyện dăm ba câu, tấm tắc khen ông khéo tay, rồi bảo lâu quá mới thấy lại con vật "huyền thoại" này! Họ cười, ông cười, vui vui một góc đường.
Chắc họ cũng như tôi, nhìn thấy một phần tuổi thơ của mình ở những vùng quê nghèo có lũ trẻ chạy đồng, bơi sông lội rạch.
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 5
Ngoài 60, ông Minh vẫn ngày ngày bán rong món đồ chơi bằng lá dừa khắp nơi 
HOÀI NHÂN

Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 6
Gian hàng nhỏ của ông ở một góc ngã tư thành phố
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 7
Nguyên liệu chính chỉ có lá dừa, được ông lấy từ người quen ở quê. Mỗi con vật được ông làm trong khoảng 5 - 15 phút tùy vào độ cầu kỳ
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 8
Một người Sài Gòn thích thú mua một cặp cá lá dừa cho các con ở nhà
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 9
Ông Minh cười tươi rói mỗi lần có khách ủng hộ
HOÀI NHÂN

“Tuổi thơ mà, ai lại đi định giá”

Ông là Lê Minh (66 tuổi, ngụ Q.Bình Tân), làm nghề tạo hình lá dừa đã 6 năm nay. Ông tâm sự, những ngày trẻ, ông là họa sĩ, có một phòng tranh. Càng ngày mắt càng yếu đi, ông đành gác cọ, đi làm cái nghề rong ruổi khắp phố phường này. Ông hay ngồi ở các góc ngã tư, không cố định chỗ nên nhiều khi khách quen muốn tìm cũng... khó.
“Hồi nhỏ, sáng tôi đi học, chiều lại theo một ông thầy phụ làm con vật lá dừa như vậy. Tôi mê lắm, theo ông rong ruổi các trường học để phụ bán, còn được ông cho tiền ăn cà rem, ăn bánh. Theo riết rồi biết làm luôn. Lớn chút, tôi phải nhập ngũ, thầy cũng mất. Sau năm 1975, cả nhà tôi cũng rời Gò Công (Tiền Giang) lên Sài Gòn sinh sống cho đến bây giờ”, ông Minh kể.
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 10
Ông Minh bên những bức tranh đặc biệt của mình trong những tháng năm làm nghề họa sĩ
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 11
Vì mắt kém dần, ông đành ngậm ngùi giã từ công việc vẽ, trở về với đam mê thời thơ ấu của mình là tạo hình lá dừa nước 
HOÀI NHÂN
 
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 12
Giữa thành phố hiện đại, tấp nập, món đồ chơi của ông Minh như một cái gì đó xưa cũ và bình yên
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 13
Ai cũng ngoái nhìn gian hàng tuổi thơ của ông Minh
HOÀI NHÂN
Ông Minh vừa nói vừa cười, những năm tháng đến trường, ông học rất dở. Đến nỗi lớp có 35 học sinh, thì học lực ông đứng thứ 34, đứa còn lại là do… khờ nên không học được! Ấy vậy mà ông lại khéo tay, sáng tạo. Ông vừa học vừa đi bán bong bóng vẽ hình để kiếm tiền. Sau khi theo học trường vẽ, ông làm nghề họa sĩ, nuôi sống cả gia đình.
Ấy thế mà ông bỏ nghề không được, cứ ai kêu đi làm cổng rạp lá dừa, hay biểu diễn tạo hình lá dừa trong các nhà hàng là ông lại mừng rỡ xách đồ nghề đi. Còn ngày bình thường, ông lại ra các góc ngã tư bán từng “con vật tuổi thơ”.
“Hồi xưa thầy dạy khoảng chục con thôi, sau này mày mò làm thêm được các con khác nữa, tổng cộng là 21 con. Phải cố gắng nói lắm tụi con mới cho đi bán ấy chứ. Không làm tay chân cứ bứt rứt. Làm cái mình thích mà, đâu có thấy khổ cực gì. Vả lại cho tụi con nít có cái mà chơi, bớt cắm mặt vào đồ điện tử, cũng để chúng biết thêm chút ít về thời ông bà cha mẹ mình”, ông Minh tâm sự.
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 15
Những con vật lá dừa với ông Minh là tuổi thơ, là kỉ niệm một thời ở vùng quê nghèo
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 16
Con cái đã ổn định cuộc sống, có thể chu cấp cho cha, nhưng ông Minh vẫn kiên quyết làm công việc của mình
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 17
Chiếc nón trên đầu cũng là do ông tự tay làm bằng lá dừa nước. Sắp đến 8.3, ông cũng chuẩn bị làm thêm hoa hồng để bán
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 18
“Khách nước ngoài cũng mua nữa nha. Có ông Tây kia đến mua cả chục con, rồi bỏ vào các hộp để mang về nước. Ổng nói quà thế này mới đúng là nét đẹp dân gian Việt Nam”, ông Minh tự hào
HOÀI NHÂN
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 19
Một chậu hoa lớn ông Minh tự làm để chưng trong nhà
HOÀI NHÂN
Vừa thoăn thoắt tạo hình một con cò, ông Minh vừa kể về lần ông được mời làm ở công viên Văn Lang mới đây. Một cô bé chừng 4 – 5 tuổi đã chạy đến đòi ông làm cho con cò bằng lá. Lúc đó đã trễ, lại hết lá để làm, ông hẹn cô bé hôm sau. Thế nhưng hôm sau ông lại không ra bán được.
Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ  - ảnh 20

tin liên quan

“Đâu chừng một tuần, mẹ cô bé thấy tôi ở ngã tư, liền chạy đến nói gặp được tôi mừng quá. Cô bé ở nhà cứ đòi con cò ấy. Được mua cho cò nhựa, điện tử đẹp lắm nhưng vẫn không chịu, chỉ thích con cò lá này thôi! Hôm ấy mẹ cô bé đang đi làm, mang vào cơ quan thì không tiện, nên có xin số tôi rồi hẹn chiều về sẽ ghé lấy. Ai ngờ hôm ấy 3 giờ chiều tôi đã bán hết nên về sớm”, ông cười.
Tối hôm đó, mẹ cô bé gọi điện cho ông. Thấy thương quá, ông lụi lụi làm con cò rồi xách xe mang qua tận nhà cô bé. “Con bé mừng khỏi nói. Y như mình hồi xưa! Tự nhiên có những cái vui nho nhỏ vậy, cái mình muốn bỏ nghề cũng không được”, ông bộc bạch.
Mỗi ngày, ông Minh chỉ bán được độ đâu mười mấy con. Mỗi con có giá 20 nghìn đồng, nhưng ai trả giá hạ xuống ông cũng bán luôn. “Làm vì thấy mình nên làm. Còn người mua, còn người quý là vui rồi! Tuổi thơ mà, có ai lại đi định giá làm chi, vì bao nhiêu cho đủ”, ông cười hiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét