Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Cần phải đáp trả thẳng thừng sự bành trướng của Trung cộng - Pierce MacConaghy

                     TQ liên tục bành trướng ở biển Đông bằng đường lưỡi bò, bằng xây các đảo nhân tạo
Lời người lược dịch: MacConaghy là Trung úy Tình-báo Hải-quân làm việc ngay tại văn phòng bộ Tư-lệnh Hải quân trực thuộc bộ Quốc Phòng (QP) của Hoa Kỳ. Dù rằng bộ QP và Hải-quân Hoa Kỳ khẳng định bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của vị sĩ quan tình báo này, nhưng trên thực tế, bài viết này lại tóm lược một cách khái quát nhưng rõ ràng toàn bộ những chính sách về biển Đông mà Hải Quân và bộ QP Hoa Kỳ sẽ tiến hành về sau này. Mọi người phải ngầm hiểu vị sĩ quan trẻ này đang giữ trọng trách mà mọi bài viết của ông về chiến lược quân sự trước khi được cho đăng trên các tạp chí điều phải có sự đồng ý của thượng cấp để đảm bảo tin tức tối mật không bị tiết lộ vì sơ ý hay cố tình.

Thông qua bài viết này của Trung úy MacConaghy, chúng ta sẽ thấy được quyết tâm của Hoa Kỳ trang bị hỏa tiển cho các nước trong vùng để khống chế sức mạnh Hải quân của Trung cộng. Đương nhiên, hơn phân nữa số hỏa tiển của Hoa Kỳ trang bị trong vùng ở tương lai sẽ nằm tại Việt Nam vì vị thế thuận tiện của Việt Nam trong việc bảo vệ quần đảo Trường Sa. Vì vậy, bài dịch này chính là bài thứ nhì nối tiếp bài viết “Bàn sơ lược về viễn cảnh Hoa Kỳ đặt hỏa tiễn tại Việt Nam” được Đàn Chim Việt cho đăng trước đây.
Và cũng vì những dự tính quân sự của Hoa Kỳ sắp tới đây tại biển Đông mà tình hình chính trị Việt Nam, nội bộ nhân sự của Cộng sản Việt Nam sẽ có những biến động rất bất ngờ.
Cũng từ những chính sách quân sự của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy rõ liên minh quân sự Việt cộng – Hoa Kỳ sẽ được hình thành và Hoa Kỳ sẽ tập trung toàn lực bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi hỏa lực của Trung cộng khi cần thiết.
Hiện Hoa Kỳ đã hiện diện quân sự tại miền Nam Việt Nam bán chính thức nhưng thường trực ở Đà Nẵng, Cam Ranh và Biên Hòa .

Ẩn số của chính sách quân sự này là số phận của miền Bắc sẽ ra sao? Bầu trời miền Bắc sẽ gánh chịu hỏa lực kinh khiếp của Trung cộng khi chiến tranh xảy ra nếu Hoa Kỳ không chịu hiện diện quân sự tại miền Bắc thường trực như đang hiện diện tại miền Nam Việt Nam.

Từng bước từng bước, chúng tôi sẽ cố gắng giải bày nhiều bí ẩn về nền chính trị Việt Nam, nhiều bí ẩn về các chính sách của Hoa Kỳ để mọi người thấy rõ, sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa là tất yếu. Tuy nhiên, người dân miền Bắc muốn thoát nạn hứng chịu hỏa lực của Trung cộng thì phải nhanh chóng đấu tranh để dựng lại Việt Nam Cộng Hòa cùng với người dân miền Nam, buộc Hoa Kỳ phải ra tay bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thoát khỏi hỏa lực kinh khiếp của Trung cộng, không chỉ ở miền Nam mà cả luôn miền Bắc!
                                                               *******
180726-N-MT837-2086 PACIFIC OCEAN (July 26, 2018) Navy ships assemble to form a multinational fleet for a photo exercise off the coast of Hawaii during the Rim of Pacific (RIMPAC) exercise July 26. Twenty-six nations, more than 45 ships and submarines, about 200 aircraft and 25,000 personnel are participating in RIMPAC from June 27 to Aug. 2 in and around the Hawaiian Islands and Southern California. The world’s largest international maritime exercise, RIMPAC provides a unique training opportunity while fostering and sustaining cooperative relationships between participants critical to ensuring the safety of sea-lanes and security on the world’s oceans. RIMPAC 2018 is the 26th exercise in the series that began in 1971. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Dylan M. Kinee/Released)
Chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông đang thất bại. Chính sách ươn hèn và không cương quyết đã cho phép Bắc Kinh kiểm soát gần như hoàn toàn khu vực Biển Đông mà không cần tốn một viên đạn. Khi Trung cộng nạo vét cát từ đại dương và tuyên bố chủ quyền 3200 héc-ta lãnh hải, Hoa Kỳ đã đưa ra những tuyên bố rụt rè. Khi Bắc Kinh biến các đảo san hô thành các tiền đồn quân sự hoàn chỉnh với đường băng, giao thông hào và hầm trú ẩn tên lửa, Hải quân Hoa Kỳ chỉ cho tiến hành các Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOPs) rời rạc với một vài tàu chiến đến gần nơi này. Khi Trung cộng triển khai các thiết bị gây nhiễu điện tử, hỏa tiển đất đối không và chống hạm, Hoa Kỳ chỉ trừng phạt bằng cách loại bỏ chế độ cộng sản này ra khỏi cuộc tập trận Hải quân Hổn hợp (RIMPAC 2018) . Những hành động mang tính biểu tượng hình thức của Hoa Thịnh Đốn đã không làm được gì để ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ và quân đội của chúng ta đã tìm đủ cách né tranh đối mặt (với Trung cộng)! (1)
Trong khi Quốc Hội đã tăng ngân sách để đóng tàu chiến mới hiện đại, cho chế nhiều vũ khí mới và tăng quân số Hải quân, chiến lược của chúng ta vẫn hèn nhát không thay đổi! Mặc dù quân đội bây giờ có nhiều ngân sách hơn, nhưng quân đội này vẫn để cho Trung cộng với lực lượng Hải quân chưa từng trải qua trận mạc ngày nào ngang dọc khắp Biển Đông như chổ không người. Đô đốc Davidson, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, tuyên bố hồi tháng Tư, Trung cộng hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông, đối đầu chiến tranh với Hoa Kỳ ở mọi tình huống. Trong khi lời tuyên bố này là một thực tiển đáng buồn trước các cuộc chạm trán giữa các tàu tuần tra, thì hiện nay lại đang dấy lên nghi ngờ rằng Hoa Kỳ không thể thắng trong một cuộc xung đột lớn ở Biển Đông.
Thay vì tiếp tục nhịn nhục, Hải quân (Hoa Kỳ) nên gia tăng nỗ lực làm cho việc bành trướng của Trung cộng thêm khó khăn bằng cách quay lại chiến thuật đã được chứng minh là hữu hiệu trong trận chiến nhiều thập kỷ trước: treo cờ Mỹ trên các tàu buôn nước ngoài, cung cấp hộ tống đoàn tàu, mở rộng vùng đảo kiểm soát của đồng minh và triển khai hỏa tiển không đối không, và không đối hải thường trực tới các tiền đồn tại địa phương của các nước trong vùng. Chúng ta cần phải theo đuổi các chiến lược đột phá để hỗ trợ cho đồng minh và khiến cho Trung Cộng chùn bước.
Biển Đông không chỉ là một hành lang kinh tế thiết yếu mà còn là một chiến trường quân sự quan trọng.
Gần hai phần ba tổng số thương mại chuyên chở hàng hải toàn cầu 3,37 ngàn tỷ Mỹ kim qua vùng biển này. Mười hai phần trăm sản lượng thủy sản trên thế giới là đánh cá được từ vùng biển này. Năm quốc gia khác, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa tại vùng biển này, nhưng không có quốc gia nào có thể đủ sức ngăn cản Trung cộng. Trong năm năm qua, Trung cộng đã biến những nơi mà lúc đầu chỉ là những đảo san hô chài lưới nhỏ xíu, thành căn cứ Hải quân quân sự kiên cố. Những căn cứ này là biểu hiện cụ thể sức mạnh bành trướng của Trung cộng. Việc quân sự hóa các đảo này đã giúp cho Bắc Kinh có bàn đạp để từ đó mà mở rộng phạm vi kiểm soát của mình ra Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương. Nếu Hoa Kỳ không đẩy lùi Trung cộng ngay bây giờ tại Biển Đông, thì trong mười năm nữa, các tàu ngầm Trung cộng sẽ tuần tra ra bên ngoài vùng biển San Diego (thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ), và các hàng không mẫu hạm của Trung cộng sẽ cho bay các chiến đấu cơ ở bờ biển Honolulu (thuộc tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ). Kiểm soát Biển Đông là chìa khóa cốt lõi để duy trì vị thế siêu cường của chúng ta (Hoa Kỳ) ở phía tây Thái Bình Dương cũng như là trên toàn cõi Châu Á. Chỉ có cách đối đầu dứt khoát với Trung cộng, giúp các đồng minh khẳng định chủ quyền lãnh hải và đặt Hoa Kỳ vào vị thế sẵn sàng giúp đồng minh bảo vệ lãnh thổ mới có thể ngăn chặn nổi mộng và sức mạnh bành trướng của Trung cộng.
Vào năm 2016, toà án biển đảo quốc tế PCA đã ra phán quyết Trung cộng không có chủ quyền tại các đảo thuộc chủ quyền của Phi. Tuy nhiên, Rodrigo Duterte, người được đắc cử Tổng thống, đã buộc phải bỏ qua phán quyết của tòa án trước sự đe dọa quân sự trực tiếp của Trung cộng và đổi lại, chấp nhận những lời hứa hẹn đầu tư kinh tế của Bắc Kinh. Kể từ đó, Tổng thống Duterte đã hợp tác với họ Tập và công kích Hoa Kỳ công khai. Trong nỗ lực thu hút đầu tư từ Trung cộng, Duterte còn đang tính đến việc củng Bắc Kinh liên doanh khai thác trữ lượng khí đốt trong vùng biển tranh chấp.
So với Phi, Việt Nam có quân đội mạnh hơn nhiều, nhưng cũng phải oằn mình quy phục sức ép quân sự của Trung cộng.
Ba lần trong bốn năm qua, Trung cộng đã ra mặt hăm dọa sẽ tấn công thẳng vào các đảo của Việt Nam.
Vào tháng 5 năm 2014, Trung cộng đã cho đông đảo các tàu đánh cá dàn ra làm lực lượng bảo vệ xung quanh một tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) gần quần đảo Hoàng Sa.
Khi Hà Nội cố gắng khẳng định chủ quyền của mình, một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã ghi nhận, tàu bán quân sự Trung cộng đã đâm và sử dụng vòi rồng để răn đe tàu chiến Việt Nam.
Năm 2017, Trung cộng một lần nữa sử dụng lực lượng tàu đánh cá này để gây áp lực buộc Việt Nam từ bỏ hoạt động khai thác dầu gần quần đảo Trường Sa.
Không những vậy, lần này, Trung cộng còn đe dọa mạnh tay hơn. Theo BBC, các quan chức Việt Nam nói với công ty khoan dầu rằng Trung cộng ra mặt đe dọa tấn công thẳng vào các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu việc khai thác không dừng lại.
Hà Nội phải cuối đầu nhịn nhục, và một dự án khai thác khác đã bị hủy bỏ vào tháng Ba. Lần này, Bắc Kinh không thèm đe dọa lòng vòng trong lời nói. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Bộ trưởng bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, khẳng định kế hoạch khai thác phải hủy bỏ để tránh chiến tranh toàn diện với Trung cộng.
Hoa Kỳ có thể và cần nên can dự nhiều hơn nữa.
Hoa Kỳ đã có tiền lệ bảo vệ các quốc gia nhỏ yếu khỏi bị bắt nạt bởi các quốc gia lớn trong tranh chấp hàng hải.
Năm 1987, trong sự kiện “Chiến tranh Tàu Chở Dầu”, để bảo vệ tàu các nước trong vùng khỏi các cuộc tấn công của Iran, chính quyền Reagan đã cho treo cờ Mỹ lên 11 tàu chở dầu Ku-wai và sử dụng đủ loại tàu chiến từ tàu khu trục, tàu tuần dương để hộ tống tất cả mọi tàu bè khi đi ngang Vịnh Ả Rập. Hải quân Hoa Kỳ nên tiếp tục vai trò của mình giống như 30 năm trước. Treo cờ Mỹ lên các giàn khoan thăm dò và sử dụng tàu tuần dương và tàu khu trục để bảo vệ.
Phải buộc Trung cộng đối đầu với tàu chiến 10.000 tấn của chúng ta, chứ không phải đối đầu với tàu tuần tra của Việt Nam chỉ có 500 tấn mà thôi.
Treo cờ Mỹ lên các tàu , các dàn khoan và dùng Hải quân hộ tống các tàu qua lại thành công vào năm 1987 thì cũng sẽ thành công năm 2018 . Các cuộc tấn công của Iran chống lại tàu ở Vịnh Ả Rập đã giảm từ 89 vụ năm 1987 xuống còn 3 vụ vào năm 1988. Trong cùng thời gian, các cuộc tấn công chống lại tàu Kuwait đã từ 4 vụ năm 1987 trở thành không vụ nào vào năm 1988. Can thiệp của Hoa Kỳ đã giúp đồng minh đoàn kết lại, tạo ra một quyết tâm góp sức chung vai từ khắp các quốc gia Tây Âu và các quốc gia trong vùng Vịnh.
Tình hình ở Biển Đông không thảm khốc như ở vùng Vịnh, không có sinh mạng nào bị mất gần đây trong cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa, nhưng bản chất vấn đề đều giống nhau. Chính quyền Reagan từ chối nhường lại lợi thế chiến lược cho Iran. Chính quyền Trump phải có những hành động táo bạo tương tự mà Hoa Kỳ đã thực hiện 30 năm về trước. Giống như quyết định của Reagan, đã buộc Iran từ bỏ các cuộc tấn công vào các tàu Kuwaiti, một chiến lược táo bạo treo cờ Mỹ cho các tàu qua lại trong vùng và duy trì sự hộ tống của Hải quân Hoa Kỳ sẽ khiến Bắc Kinh từ bỏ chiến thuật khống chế vùng biển này.
Bên cạnh việc bảo vệ các giàn khoan, Việt Nam, Malaysia và Philippines cũng cần trợ lực để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết với các đồn bót, đường băng và mạng lưới thông tin liên lạc để chống đỡ. Trong số các đối thủ của Trung cộng tại Trường Sa, Việt Nam là quốc gia đã cũng cố hệ thống phòng thủ của mình nhanh nhất. Kể từ năm 2014, Việt Nam đã thu hồi khoảng 120 mẫu Anh trên 10 đảo nhỏ, mở rộng đường băng và thêm hệ thống radar để có thể duy trì quan sát vùng biển. Tuy nhiên, những nỗ lực này của Việt Nam cũng không thể cản ngăn được Trung cộng. Hoa Kỳ có thể cần cung cấp hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ tài chính cho tất cả các đối tác của mình trong vùng như Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể cũng cố đảo và thiết lập tiền đồn thể bảo vệ lãnh thổ.
Việc mở rộng cũng cố phòng thủ các đảo tuy sẽ giúp ích, nhưng Hoa Kỳ cũng nên thực hiện bước thứ hai, đó là triển khai ráp đặt các dàn hỏa tiển đất đối không và chống hạm cho các đồng minh của mình trong vùng (3). Việc bố trí các hệ thống hỏa tiễn này sẽ khiến tàu chiến và máy bay chiến đấu của Trung cộng bị đe dọa trực tiếp, giống như các hệ thống hỏa tiển của Bắc Kinh đặ trên các Rạn san hô Mischief, Subi và Fiery đang de dọa chúng ta (Hoa Kỳ).
Quân đội chúng ta (Hoa Kỳ) có hệ thống hỏa tiển đất đối không, Patriot, nhưng lại chưa được trang bị hỏa tiển phòng thủ bờ biển địa đối hải (CDCM). Đây là một điểm yếu chết người. Hoa Kỳ cần trang bị các hệ thống hỏa tiển địa đối hải CDCM này để chống sức mạnh Hải quân Trung cộng thêm hiệu quả vì hệ thống hỏa tiển này sẽ tiêu diệt mọi tàu bè trong tầm ngắm từ đất liền. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bộ binh về hỏa tiển địa đối hải từ phía sau xe tải trong cuộc tập trận RIMPAC là bước tiến đầu tiên quan trọng, nhưng nay, Bộ binh cần phải được trang bị loại hỏa tiển này. Trong Thế chiến II, Bộ binh là lực lượng trong các chiến dịch đổ bộ nhảy đảo của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. Bảy mươi lăm năm sau, Hoa Kỳ có nguy cơ bước vào một cuộc chiến địa hải nhảy đảo như trước đó mà không có sức mạnh hỏa lực từ đất liền tung ra biển. Bằng cách tiến hành triển khai thường trực các hệ thống hỏa tiển Patriot và các hệ thống hỏa tiển địa đối hải CDCM (hiện chưa được trang bị), Hoa Kỳ sẽ thể hiện quyết tâm của mình đối với khu vực và cũng cố vị thế lãnh đạo trong việc bảo vệ lãnh thổ các nước đồng minh trong vùng.
Một số nhà phê bình có thể sẽ cho rằng lựa chọn đáp trả cứng rắn quá rủi ro và có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn nhanh chóng. Tuy nhiên ngược lại, thái độ đáp trả cứng rắn ngay từ đầu sẽ khiến tình hình trở nên ổn định hơn, tạo ra một lực lượng liên minh Hải quân đông đảo và đoàn kết!
Hiện nay, tương tự như Lực lượng đặc nhiệm kết hợp 150 (CTF-150) ở Vịnh Aden, lực lượng đặc nhiệm Thái Bình Dương sẽ đảm bảo an toàn cho hải lộ Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Nhưng chắc chắn, dự tính chiến lược này sẽ thất bại vì hai lý do. Trước hết, Hải quân Hoa Kỳ vì chiến lược này mà bị dàn trải quá mỏng trong thời gian dài. Lực lượng này có thể thực hiện các nỗ lực tập trung như tập trận MALABAR (một cuộc tập trận chung ở Biển Philippines trong một tháng) hoặc cung cấp hộ tống cho các tàu khoan, nhưng lại không thể tuần tra vùng biển trong thời gian dài. Chúng ta cần rất nhiều các tàu khu trục điều phối bảo vệ cho các nhóm hàng không mẫu hạm tiên phuông tấn công hoặc phải đảm trách nhiệm vụ phòng thủ chống lại hỏa tiển điều khiển từ xa. Điều này dẫn đến không có đủ tàu để hiện diện ở Thái Bình Dương một cách thường trực. Kế đến và quan trọng hơn, ngay cả khi Hải quân điều tàu chiến cho nổ lực tuần tiễu bảo vệ tư do hàng hải, tiến sát đến các đảo nhân tạo cũng chẳng sẽ làm Trung cộng chùn bước. Cũng giống như cách Bắc Kinh phớt lờ áp lực của chúng ta từ chiến lược FONOP của Hoa Kỳ, họ sẽ lì đòn coi các vụ tuần tiễu chẳng ra gì. Năm chiến hạm đa quốc gia cũng như hai tàu Mỹ đi tuần tiễu cũng chẳng làm cho Bắc Kinh lo sợ.
Trung Cộng chắc chắn sẽ chỉ trích chúng ta về việc triển khai vũ khí thuờng trực tại khu vực, tăng cường sức mạnh quốc phòng cho các nước trong khu vực và hộ tống các tàu bè qua lại vùng này. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhấn mạnh rằng những hành động này cũng chỉ là có tính phòng thủ.
Cần phải “ăn miếng trả miếng” với Bắc Kinh. Khi Bắc Kinh lần đầu tiên triển khai hỏa tiển đến các đảo nhân tạo của họ, Bộ Quốc phòng của họ đã (gian xảo) tuyên bố: ” Chúng tôi triển khai các cơ sở quân sự trong vùng là cần thiết, là chỉ để phòng thủ và tự vệ, và đó là điều hợp lý và hợp pháp. Chẳng hạn, nếu có ai đó ở trước cửa nhà bạn, vênh váo và phá rối, làm sao mà bạn lại không cầm sẵn súng để đề phòng tự vệ.” Nếu nói như vậy thì việc triển khai hỏa tiển và hộ tống tàu bè qua lại cũng là để Hoa Kỳ đề phòng tự vệ . Trung cộng cho rằng động thái của họ là chỉ để phòng thủ. Hoa Kỳ cũng nên tuyên bố như vậy.
Liên minh chặt chẻ hơn đối với các nước trong vùng và hiện diện quân sự một cách mạnh mẽ thuờng trực bảo đảm sẽ ngăn chặn (thành công)sự bành trướng của Bắc Kinh (2). Phương thức ứng phó hiện tại không hiệu quả và cần phải (nhanh chóng) từ bỏ. Nếu Hoa Kỳ không cương quyết dằn mặt Trung cộng và nắm lấy vai trò lãnh đạo, Trung cộng sẽ có một chuổi các các căn cứ quân sự trên đảo với hỏa lực mạnh kéo dài từ Philippines đến Việt Nam, đủ khả năng bung sức mạnh quân sự của mình vượt ra ngoài Biển Đông.
Quần đảo Trường Sa chưa bị mất (4), nhưng sớm hay muộn cũng bị mất nếu Hoa Kỳ không hướng tới sự hiện diện quân sự công khai thuờng trực hơn. Đã đến lúc(Hoa Kỳ) phải tung ra đối sách cứng rắn táo bạo và thắt chặt các quan hệ đối tác, sử dụng ưu thế quân sự và sức mạnh kinh tế để đẩy lùi tham vọng của Trung cộng.
Pierce MacConaghy
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
————————————–
Ghi chú của người lược dịch:
1. Đây chỉ là khổ nhục kế của Hoa Kỳ nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chiến lược sâu xa kéo dài cả trăm năm.
2. Điều này có nghĩa là sẽ có liên minh quân sự Việt cộng- Hoa Kỳ trong tương lai – nghĩa là ẩn ý “Mỹ vẫn bảo kê Việt cộng”
3. Xin đọc lại bài “Bàn sơ lược về viễn cảnh Hoa Kỳ đặt hỏa tiễn tại Việt Nam” đăng trên đàn Chim Việt để hiểu rõ thêm.
4. Trung Úy MacConaghy không nhắc gì đến Hoàng Sa mặc dù tàu chiến Hoa Kỳ và Đông Minh liên tục áp sát đảo Hoàng Sa trong tám tháng qua cho thấy giới quân sự Hoa Kỳ hiện đang muốn ém nhẹm bí ẩn về tầm quan trọng của Hoàng Sa trong chiến lược quân sự và chính trị của họ tại biển Đông. Đơn giản là vì hồ sơ Hoàng Sa liên hệ trực tiếp đến sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa trên bàn hội nghị trong tương lai giữa các siêu cường về biển Đông.
                                       ————————————————————

                         Bàn sơ lược về viễn cảnh Hoa Kỳ đặt hỏa tiễn tại Việt Nam


                Những vị trí thuận lợi đặt hỏa tiễn khống chế Trung Cộng ở biển Đông
Giới chiến lược gia tại Hoa Thịnh Đốn từ lâu tin rằng nếu Hoa Kỳ ráp đặt đủ loại hỏa tiễn hiện đại của mình tại Phi Luật Tân và Việt Nam thì sẽ khiến Tập Cận Bình chùn tay do dự khi tiếp tục chương trình quân sự hóa và bành trướng lãnh hải của mình. Vào năm 2016 và 2017, khi Hoa Kỳ quyết định ráp đặt dàn hỏa tiễn THAAD tại biên giới Nam-Bắc Hàn, người ta thấy Bắc Kinh lo sợ ra mặt và phản ứng dữ dội về ngoại giao đối với Hoa Thịnh Đốn. Bắc Kinh biết rõ hệ thống radar của dàn hỏa tiễn THAAD đặt tại nơi này, với khả năng phạm vi dò tìm lên đến một ngàn cây số bán kính, có thể thu thập mọi hoạt động trên lãnh thổ Trung cộng, từ quốc phòng đến dân sự, khống chế vùng trời Trung cộng một cách dễ dàng. Điều này cũng khiến các dàn hỏa tiễn của Trung cộng vô hình chung bị theo dõi và vô hiệu hóa.
Trong bối cảnh Trung cộng hiện nay tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự của mình tại biển Đông, thì việc chính phủ Trump cho các tướng lãnh ra hù dọa lung tung có vẻ như không hữu hiệu cho lắm. Đáp trả lời hù dọa là quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng nhấn chìm các đảo nhân tạo của Trung tướng Kenneth F. McKenzie, Giám đốc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Trung cộng cho điều phản lực cơ H-6K có khả năng phóng hỏa tiễn hạch tâm ra các đảo nhân tạo.
Nhằm tiếp tục áp lực lên Trung cộng, ngoài việc để cho các tướng lãnh của mình hù dọa Trung cộng tối đa, chính phủ Trump còn lần lượt điều hàng loạt các tàu chiến của mình và Đồng Minh tuần tra biển Đông và cập bến Việt Nam.
                                                  Uss Carl vinson in Danang
Vào tháng Ba năm 2018, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) của Hoa Kỳ Carl Vinson đến Đà Nẵng. Thủy thủ của Hoa Kỳ được lệnh cho mở sân khấu hát hò “nối vòng tay lớn” ầm ỷ như là tín hiệu để phát ra cho đồng minh của mình, nhắc nhở là đã đến lúc phải bày tỏ thái độ của quốc gia mình về vấn đề biển Đông.
Kể từ đó, mảnh đất miền Nam từng mang tên Việt Nam Cộng Hòa nhộn nhịp chào đón hết tàu chiến của quốc gia này đến tàu chiến của quốc gia khác cập bến. Miền Nam Việt Nam trở thành cái thùng bỏ phiếu thuận hay chống Trung cộng của các cường quốc. Hể nước nào đồng tình với Hoa Kỳ về việc chống lại sự bành trướng lãnh hải của Trung cộng tại biển Đông thì cho tàu chiến cập bến miền Nam Việt Nam.
Điểm qua sơ sơ trong năm 2018 chúng ta thấy, vào tháng Năm, tàu chiến Ấn Sahyadri vào bãi Tiên Sa của Đà Nẵng. Trong tháng Bảy, tàu chiến La Fayette Surcouf của Pháp đến Sài Gòn, gần cuối tháng Bảy, tàu ngầm Kuroshio của Nhật đến cảng Cam Ranh. Tháng Chín, tàu HMS Albion của Hải quân Anh đến Sài Gòn. Cuối tháng Chin, tàu chiến Canada HMCS Calgary đến Đà Nẵng. Đó là chưa kể tàu của Nam Hàn, của New Zealand, Úc cũng lần lượt cập bến miền Nam Việt Nam.
Điều này thật sự làm cho Trung cộng có phần do dự khi tiếp tục quân sự hóa các đảo ở biển Đông trong thời gian qua, thế nhưng, sách lược này của Hoa Kỳ vẫn bị phê bình là chưa đủ vì sự đe dọa quân sự của Hoa Kỳ lên Trung cộng không được thường xuyên. Mà muốn cho Trung cộng chùn tay đổi ý, thì sự đe dọa quân sự lên Bắc Kinh phải thường xuyên hơn và hung hiểm hơn.
Từ đó, giải pháp đặt hàng loạt các dàn hỏa tiễn ở các vị trí chiến lược từ trong nội điạ của Việt Nam và từ các hải đảo của Phi được bàn đến.
Trong cuộc gặp gỡ với Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 11 năm 2017, Tổng thống Trump đã nói bóng nói gió là hỏa tiễn do Hoa Kỳ làm ra tốt nhất thế giới, nhưng Quang lại cự tuyệt ý định của Trump, bảo rằng Việt Nam muốn gìn giữ chủ quyền thông qua con đường hòa đàm hòa bình. Báo chí đồn đoán là Trump muốn bán hỏa tiển cho cộng sản Việt Nam (csVN).
Trên thực tế, lời đồn từ báo chí là Trump muốn bán hỏa tiễn cho csVN có thể chỉ là sự che đậy vì Việt cộng chưa đủ khả năng về ngân sách để mua bất cứ hệ thống hỏa tiễn nào do Hoa Kỳ sản xuất. Đó là chưa kể chi phí vận hành, chi phí đạo tạo, mướn chuyên viên.
Một điểm khó khăn khác cho Hoa Kỳ khi tiến hành đặt các dàn hỏa tiễn của mình tại Việt Nam là Hoa Kỳ cần có một căn cứ quân sự hiện diện thường trực tại Việt Nam để hỗ trợ bảo vệ vùng trời cho sự an toàn của các dàn hỏa tiễn. Điều này vẫn còn trong vòng thương thảo kể từ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Panetta viểng thăm Cam Ranh vào tháng Sáu năm 2012. Tuy nhiên, người ta cũng đã thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mattis viếng thăm sân bay Biên Hòa vào tháng 10 năm nay. Sân bay Biên Hòa từng là căn cứ Không quân của Hoa Kỳ vào thời Việt Nam Cộng Hòa.
Hoa Kỳ đã bỏ ra 390 triệu Mỹ kim để tu sửa phi trường và loại trừ những di hại của các hóa chất khai hoang khi xây dựng mở rộng phi trường này trong thời chiến nhằm đem đến sự an toàn cần thiết cho quân nhân Hoa Kỳ quay trở lại phi trường này trong tương lai. Ngoài phi trường Biên Hòa, phi trường quân sự Đà Nẵng cũng nằm trong danh sách được Hoa Kỳ chi viện. Lấy cớ là đổ chuyên viên thiết bị xuống phi trường Đà Nẵng và Biên Hòa trong kế họach giải trừ di hại của hóa chất khai hoang, phi cơ vận tải quân sự của Hoa Kỳ mang theo nhiều thiết bị lần lượt đáp xuống hai phi trường này thường xuyên. Hiện cả Hoa Kỳ và csVN vẫn giấu kín số lượng chuyên viên quân sự Hoa Kỳ làm việc thường trực tại hai phi trường này. Cũng lấy cớ là để tạo thuận lợi cho vấn đề tẩy trừ di hại của hóa chất khai hoang, các đường bay quân sự bị hư hại được tu chỉnh lại, các nhà kho quân sự ở hai phi trường này được làm mới lại. Các hệ thống thiết bị điều hành không vận cũng được đổi mới. Điều đó cũng cho thấy từng bước từng bước, Hoa Kỳ thực hiện xây dựng nền tảng cần thiết cho các dự tính quân sự lâu dài của mình trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Biết rõ Bắc Kinh đang cố hoàn thiện khả năng tấn công bằng hỏa tiển của mình tại biển Đông, Hoa Kỳ lần lượt đưa các chiến hạm phóng hỏa tiển hiện đại của mình vào Hoàng Sa như muốn khẳng định với Bắc Kinh và các nước trong vùng là thế mạnh hỏa tiễn của Bắc Kinh không ăn thua gì. Cụ thể là gần đây nhất, báo chí loan tin Hoa Kỳ đưa chiến hạm phóng hỏa tiển hiện đại USS Chancellorsville đi vào vùng biển Hoàng sa vào 30 tháng 11 năm 2018, và vào ngày 7 tháng Giêng năm 2019, chiến hạm phóng hỏa tiển USS McCampbell cũng được có lệnh tuần tra vùng biển này. Cả hai đợt tuần tra chỉ cách nhau không đầy hai tháng.
Mức độ tuần tra bởi các chiến hạm phóng hỏa tiễn hiện đại của Hoa Kỳ vào Hoàng Sa ngày càng dồn dập cho thấy Hoa Thịnh Đốn thật sự đang gia tăng sức ép quân sự của mình lên Bắc Kinh để buộc Bắc Kinh phải từ bỏ tham vọng khống chế biển Đông bằng hỏa tiễn. Điều này rõ ràng làm Bắc Kinh bực tức nhưng vẫn chưa đủ để Bắc Kinh e dè mà hủy bỏ dã tâm tăng cường sức mạnh hỏa tiển của mình để khống chế biển Đông, trừ phi các dàn hỏa tiễn hiện đại của Hoa Kỳ thật sự được ráp đặt tại Việt Nam và Phi, đe dọa đến sức mạnh Hải quân của Bắc Kinh một cách thường trực. 
Theo ý của Tom Rogan viết bài gởi cho Washington Examiner với tựa đề: “To deter Chinese imperialism, the US should ask to station long range missiles in Vietnam and the Philippines” (1), tạm dịch ý là: “Để chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung cộng, Hoa Kỳ nên yêu cầu ráp đặt các dàn hoả tiễn tầm xa tại Việt Nam và Phi“, Rogan lý giải rằng Hoa Kỳ cần phải đặt hỏa tiễn tầm xa hiện đại một cách thường trực tại Việt Nam và Phi theo lối lấy độc trị độc, nghĩa là nếu Trung cộng muốn đọ sức bằng hỏa tiển, ráp đặt các dàn hỏa tiển tại các đảo tạm chiếm trái phép ở biển Đông thì Hoa Kỳ cũng phải ráp đặt các dàn hỏa tiễn của mình tại Phi và Việt Nam để đáp lại. Theo ý của Rogan, có “ăn miếng trả miếng” như vậy thì mới khiến Bắc Kinh chùn bước. Trung cộng không muốn thấy hỏa tiễn tầm xa của Hoa Kỳ đe dọa mình từ Việt Nam hay Phi thì phải tháo dỡ ngay lập tức các dàn hỏa tiễn của mình tại biển Đông.
Mặc dù đối sách của Rogan đưa ra, ráp đặt đủ loại hỏa tiễn hiện đại của Hoa Kỳ tại Phi và Việt Nam để tăng thêm thế mạnh ngoại giao cho Hoa Kỳ khi thương thảo với Trung cộng về biển Đông, nhưng trên thực tế, bước đi này nếu Hoa Kỳ thực hiện, sẽ khiến Hoa Thịnh Đốn tiến thêm bước nữa trong việc đối đầu trực diện quân sự với Trung cộng, và vì vậy, Tòa Bạch Ốc cần hậu thuẫn mạnh từ Quốc Hội và công chúng Hoa Kỳ, vốn vẫn còn chưa dứt khoát ủng hộ chính phủ đẩy mạnh căng thẳng quân sự với Trung cộng.
Chính phủ Trump gia tăng tuần tra bằng các chiến hạm phóng hỏa tiễn hiện đại vào Hoang Sa trong thời gian gần đây là một giải pháp tạm thời thích hợp nhất trong lúc những điều đình thương thảo giữa csVN và Phi còn đang trong vòng thương thảo.
Đối với csVN, tình thế ngặt nghèo bị Trung cộng o ép tại biển Đông đã khiến Hà Nội buộc lòng phải đi đến cộng tác với Hoa Kỳ về mặt quân sự ngày một sâu rộng hơn. Càng cộng tác sâu rộng về quân sự với Hoa Kỳ bao nhiêu, thì ý nghĩa của cuộc chiến được ca ngợi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” trong quá khứ càng lúc càng bị lộ ra là một cuộc chiến hy sinh xương máu của dân tộc một cách vô ích, vì người dân Việt ngày nay thông qua sự hợp tác quân sự này, ai cũng thấy kẻ thù xâm lược nước nhà không phải là Mỹ như đảng đã tuyên mà ngược lại chính là Trung cộng, một chế độ mà csVn ngữa tay nhận viện trợ vũ khí dài hạn để bắn giết đồng bào.
Nhưng đó cũng không phải là điều mà csVN lo lắng. Điều mà csVn lo lắng chính là hình ảnh của Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của Hoa Kỳ, vốn bị csVN kết tội là tay sai Mỹ ngụy, sẽ trở lại trong tâm trí của người dân Việt trong tiến trình hợp tác quân sự ngày một sâu rộng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nay, csVn đang đứng vào tình thế mà Việt Nam Cộng Hòa phải chịu đựng trước đó, tức là buộc phải nhận vũ khí của Mỹ, cộng tác quân sự với Mỹ để tự vệ trước thảm họa bị thôn tính cũng bởi cộng sản. Điều này khiến nền tảng lý luận chính trị của csVN bị hụt hẫng.
Cộng sản Việt Nam được tồn tại đến ngày nay, không phải vì có sức mạnh đủ để đàn áp người dân như nhiều người lầm tưởng, mà là nhờ ngoại viện từ khối cộng sản để có kinh phí hoạt động, và nay là nhờ ngoại viện kinh tế từ thế giới tư bản trong đó có Hoa Kỳ, cộng với một nền tảng lý luận chính trị vững chắc để lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt một cách tối đa trong việc duy trì quyền lực. Sư cộng tác quân sự với Hoa Kỳ đang từng bước làm nền tảng lý luận chính trị, thế mạnh của csVN trong viêc duy trì quyền lực chính trị càng lúc càng đổ vỡ, dẫn đến sự băng hoại chính trị toàn diện từ thượng tầng lãnh đạo đến hạ tầng cán bộ.
Một khi kết cấu tập trung quyền lực đã không còn sự hậu thuẫn tuyệt đối của người dân, kết cấu này từng bước bổng trở thành là mục đích của mọi sức phản kháng lật đổ của toàn xã hội, và trong lúc nội bộ cộng sản không còn nhất quán về tư tưởng chính trị, thì quyền lợi kinh tế lại càng làm mâu thuẫn nội bộ thêm gây gắt chia rẽ. Do đó, csVn thật sự tự đào hố chôn mình khi tiếp tục cộng tác quân sự với Hoa Kỳ.
Theo thống kê của viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, hơn 75% dân số Việt Nam bài Trung kịch liệt (2). Điều này cho thấy cơ sở nền tảng lý luận chính trị cho quyền lực của csVN sẽ không còn nếu csVn tiếp tục quy lụy Trung cộng để cầu an trong thập kỷ tới. Nhưng nếu theo Mỹ chống Trung cộng để lấy lại cơ sở hậu thuẫn quyền lực, thì sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ thường trực tại Việt Nam lại khiến hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa quay trở lại, lan rộng và thiết lập nền tảng hậu thuẫn chính trị một cách tự nhiên dễ dàng.
Giới chức chóp bu của csVn đã nhìn thấy được tác động của quân đội Mỹ rất mãnh liệt lên người dân Việt Nam thông qua thời gian HKMH Carl Vinson ghé thăm Đà Nẵng. Sự sôi động hào hứng của người dân Việt khi tự nguyện đón tiếp thủy thủ Hoa Kỳ đang làm giới chức chóp bu của csVN lo lắng. Điều này cho thấy, nền tảng chính trị của Việt Nam Cộng Hòa chưa hề bị mất đi vì không có người dân Việt nào tin rằng Việt Nam Cộng Hòa cộng tác quân sự với Mỹ là tay sai cả. Cũng theo bản thống kê từ Singapore, tỷ lệ người dân Việt Nam tin vào Mỹ cao nhất Đông Nam Á, vượt quá 54%. Cho nên, một chính thể chính trị mang tiếng là “thân Mỹ” như Việt Nam Cộng Hòa không có lý do gì mà không thể tồn tại tại Việt Nam theo đúng ý nguyện của người dân trong tương lai.
Do đó, sự hiện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam chắc chắn đem đến một tác động rất mạnh lên xã hội và chính trị của Việt Nam mà csVN không thể nào chống đỡ nổi. Mà sự tác động này chỉ có lợi cho kẻ thù cũ của csVn là Việt Nam Cộng Hòa, một “bóng ma” cứ ám ảnh csVn cho đến ngày nay.
Do sự ngần ngại về mặt tâm lý như đã trình bày, các vòng thương thảo để Hoa Kỳ có thể hiện diện Hải quân thường trực tại Cam Ranh hay đặt các dàn hỏa tiển thường trực lúc nào cũng bị csVN trì hoản, dè chừng.
Chính phủ Hoa Kỳ đã năm lần bảy lượt khẳng định họ không có thâm ý muốn can thiệp vào nội tình chính trị của Việt Nam cũng như không hề có ý hậu thuẫn chính thể Việt Nam Cộng Hòa quay trở lại để trấn an csVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không thể nào thay đổi bản chất chính trị tại Việt Nam, mà trong đó, sự hậu thuẫn của người dân dành cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cứ ngày mỗi tăng.
Một yếu tố nghịch cảnh khác mà csVn cũng phải trải qua giống như Việt Nam Cộng Hòa trước đó. Đó là Việt Nam Cộng Hoà lúc khởi thủy không muốn đồng bào nồi da xáo thịt nên cự tuyệt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ. Nhưng csVN không ngừng tấn công khủng bố sát hại dân lành nên Việt Nam Cộng Hòa buộc phải cộng tác quân sự với Hoa Kỳ để tồn tại.
Cộng sản Việt Nam ngày nay nếu có thể tránh né được việc cộng tác quân sự với Hoa Kỳ thì Hà Nội đã tránh né tới cùng, nhưng Trung cộng không hề dừng lại trong dã tâm độc chiếm nguồn dầu hỏa và thủy sản ở biển Đông cũng như lãnh hải khiến csVN hết cách mà phải mở cửa cho HKMH của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng tạm thời thử nghiệm.
Trong đối sách quan trọng của mình tại biển Đông, Hoa Kỳ không thể nào cứ tiếp tục nhẫn nại mãi trước thái độ dỡ dỡ ương ương miễn cưỡng của csVn trong khi hợp tác, nhất là khi trong tình huống cuộc đối đầu quân sự Mỹ Trung có biến leo thang. Đến lúc đó, để có thể chu toàn đối sách chiến lược cho mình, giới chức Hoa Kỳ sẽ tìm cách buộc Hà Nội ngoan ngoãn hơn, mà các đối sách này thường là dẫn đến chính biến hay sự thay đổi nhân sự trong chế độ một cách đột biến. Và đối với mọi cơ chế chính trị chuyên chính tập trung, chính biến hay sự thay đổi nhân sự đột biến chỉ khiến sự tan rã hệ thống chính trị thêm nhanh hơn mà thôi
Từ đó có thể nói, dàn hỏa tiễn của Hoa Kỳ chưa đến được Việt Nam thì những ảnh hưởng của dàn hỏa tiễn này lên xã hội và chính trị đã bắt đầu và sẽ tiếp tục ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ hơn cho đến khi thật sự hiện diện. 
 Giá trị pháp lý của hiệp định paris 1973 sẽ được Trump tái tục ?...
                                   https://www.youtube.com/watch?v=ZDXGmrL_ank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét