Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

HỌC LÀM THƠ - Hồng Hà sưu tầm và bổ sung ~

       Thơ là sự kết tinh ngôn ngữ có chọn lọc, thơ diễn đạt tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của tác giả hết sức chân tình, sâu lắng, và cô đọngThơ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh và vần điệu. Lời lẽ của thơ ngắn gọn, xúc tích. Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết tấu, bởi nội dung, bởi hình thức thể hiện. Giá trị nghệ thuật của Thơ giúp người đọc yêu thích vì cái hay, cái đẹp của ngôn từ. Đọc thơ hay, người đọc có xúc cảm, cảm nhận được cái đẹp tinh thần qua nghệ thuật tả cảnh, tả người, nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân cách hoá, qua âm thanh tượng hình, tượng thanh..v.v…  Ai cũng có thể làm thơ hay nếu có ý tưởng và biết vận dụng nghệ thuật làm thơ đúng cách. 
<!>
 Người sáng tác thơ dần làm phong phú tâm hồn mình bởi những quan sát, những thấu hiểu từ thực tế, thêm những hoài niệm của cuộc đời từ đó có thể diễn đạt cảm xúc một cách sâu sắc, tinh tế và dần nâng tâm hồn mình thăng hoa lên, cao thượng, nhân văn hơn cùng nấc thang tiến hoá của sự sống. Thơ (Văn) là người, thơ cùng tiến bộ và nâng tầm lên cùng với sự thăng tiến của con người nên ngày nay Thơ vẫn giữ được bản sắc cội nguồn nhưng đa dạng hơn và ngày càng tiến bộ hơn, có hồn, và sâu hơn. 

Về hình thức, Thơ có nhiều thể loại, chúng ta có thể kể đến những loại thơ đã được biết đến như : Đường Luật (Thất Ngôn Bát Cú), Tứ Tuyệt, Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Thất Ngôn, Ngũ Ngôn, Tứ Ngôn.v.v..... Sau này chúng ta có thêm Thơ Tự Do.

ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)

Đường Luật là một loại thơ cổ. Các thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường hay sáng tác theo thể loại này.
Thơ Đường Luật  (Có tám câu, mỗi câu có bảy chữ ) tuân theo các quy định về luật Bằng Trắc , luật Đối và Vần, Nói chung là Niêm Luật.

           Một bài thơ hoàn chỉnh được kết cấu như sau:
Đề - Thực – Luận – Kết
1.     Đề (câu 1, 2) Giới thiệu
2.     Thực (câu 3,4) Giải thích triển khai tựa
3.     Luận (câu 5,6) Bàn luận ý nghĩa của bài thơ
4.     Kết (câu 7,8)Tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ với sự vật sự việc trong bài.

Quy tắt bắt buộc phải nhớ:
      
 Luật Bằng Trắc

Bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Trắc là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.  Ký hiệu Trắc là T, bằng là B.
Từ thứ hai của câu thứ nhất nếu là T, từ thứ bảy của câu thứ nhất là B, thì bài thơ là luật Trắc vần Bằng . Ngược lại, từ thứ hai của câu thứ nhất  là B, từ thứ bảy của câu thứ nhất là T, thì bài thơ là luật Bằng vần Trắc
Từ câu thứ hai đến câu thứ tám, tuân theo quy luật :
Nhất, tam, ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh
Nghĩa là từ ở vị trí một, ba, năm không nhất thiết phải theo luật bằng trắc. Nhưng từ ở vị trí hai, bốn, sáu buộc phải theo luật cân đối bằng trắc (Nếu từ ở giữa (số bốn) là Trắc thì hai từ ở vị trí số hai và sáu phải là Bằng (và ngược lại).            
 Luật Đối
Trong tám câu của bài thơ thì câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ năm và câu thứ sáu đối nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

Vần
Vần gieo ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám  thì buộc phải cùng âm với nhau, hoặc na ná giống nhau. Cuối các câu ba, năm, bảy thì có thanh ngược lại. 

             Niêm
                1 niêm với 8
                2 niêm với 3
                4 niêm với 5
                6 niêm với 7

      


Thơ Đường có thể làm theo các loại : 

Luật Trắc vần Bằng 

  Đơn cử một bài thơ luật Trắc vần Bằng của Bà Huyên Thanh Quan

QUA ĐÈO NGANG 
Bước tới Đèo Ngang bóng xế 
                                            T       T   B      B        T     T      B  
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
        B                T        B      B
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B                T                 B    T
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
T              B               T     B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
      T             B              T          T
Thương nhà mỏi miệng cái da da
   B                        T                   B  B
Ngừng đây ngắm cảnh trời non nước
B              T                    B        T
Một mảnh tình riêng, ta với ta
T               B            T        B

Đối nhau về hình thức

Câu thứ ba và câu thứ tư
B B T T B B T
T T B B T T B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
T T B B B T T
B B T T  T B B

Đối nhau về nội dung

Câu thứ ba và câu thứ tư
Lom khom đối với Lác đác, dưới núi đối với bên sông
Tiều vài chú đối với Chợ mấy nhà
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Nhớ nước đối với Thương nhà, đau lòng đối với mỏi miệng
Con Quốc Quốc đối với Cái Gia Gia 

Luật Bằng vần Bằng 

Ví dụ : Một bài thơ nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
  
THU ĐIẾU  
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B   B    T      T    T      B      B 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
       T                   B         T     B
Sóng biếc đưa làn hơi gợn 
            T          B         T        T 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    B                T          B      B 
Tầng mây lơ lửng trời trong vắt
         B          T             B       T 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
      T                B              T     B 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
     T           B           T       T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
     B            T               B      B

Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
T T B B B T T
T B T T T B B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
B B B T B B T
T T B B T T B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ  ba và câu thứ tư
Sóng biếc đối với Lá vàngđưa làn đối với trước gió
Hơi gợn tí  đối với  khẽ đưa vèo
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Từng mây đối với Ngõ trúclơ lửng đối với quanh co
Trời trong vắt đối với Khách vắng teo

THƠ THẤT NGÔN

Thất Ngôn là thể loại Thơ  mỗi câu có bẩy chữ, có Thất Ngôn Tứ Tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ), Thất Ngôn Bát Cú (8 câu, mỗi câu 7 chữ) như đã nói ở trên và thất Ngôn Trường Thiên là số lượng câu không giới hạn.

THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT

1.     TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI) Và có loại không đối, tức giống như vầy nhưng câu 3 và câu 4 không đối.
Chúng ta bắt đầu với Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng có đối: 

A. BẢNG LUẬT 1 (3 vần): 
T - T - B - B - T - T - B (vần) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) 
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4) 
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3) 

Thí dụ: 
Kẻ cuối người đầu một bến Tương 
Cùng nhau thức trọn suốt đêm trường 
Duyên thơ ý hợp lòng lưu luyến 
Nghĩa bút tâm đồng dạ vấn vương 


 Hoàng Thứ Lang 


B. BẢNG LUẬT 2 (2 vần): 

T - T - B - B - B - T - T (đối với câu dưới) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối với câu trên) 
B - B - T - T - B - B - T 
T - T - B - B - T - T - B (vần) 

Thí dụ: 
Nguyệt lão không se đường chỉ thắm 
Tơ ông chẳng buộc mối dây hường 
Trăng thề đã vỡ làm hai mảnh 
Biển thảm non sầu mãi nhớ thương 

Hoàng Thứ Lang 

2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI) 

A. BẢNG LUẬT 1 (3 VẦN): 

B - B - T - T - T - B - B (vần) 
T - T - B - B - T - T - B (vần) 
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3) 

Thí dụ: 

Chia tay buổi ấy nát can trường 
Gió lạnh ga chiều trắng xóa sương 
Lảnh lót còi tàu tan bóng nguyệt 
Âm u cột khói quyện hàng dương
(Sưu tầm)


THƠ THẤT NGÔN & THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
(còn gọi là biến thiên, trường thiên..v.v..)

Đây là cách làm thơ phối hợp hai thể loại Thất Ngôn lại với nhau.
Ví dụ một bài thơ minh hoạ :

TRỞ LẠI

Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Với ngói rêu phong đã mấy mùa
Với cả hồ sen hương bát ngát
Với chiều tịch mịch tiếng chuông đưa

Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Trở lại giòng sông mát bóng dừa
Trở lại đồi thông vang tiếng gió
Có rặng hoa vàng ngủ giữa trưa

Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Dầu đã phong trần trải nắng mưa
Dẫu lớp sóng đời ô tuổi ngọc
Dẫu bao cay đắng nếm chưa vừa

Cho tôi trở lại ngày thơ ấu
Nhặt lá bên hiên quét cổng chùa
Tôi học bài kinh quên từ độ
Xuôi dòng thế tục nếm cay chua

Cho tôi trả lại Người – nhân thế  -  
Trả những oan khiên, những nợ nần
Trả những lợi danh và phú quý
Trả tình yêu lại kẻ Tình Chân

Cho tôi góp lại muôn lầm lỗi
Làm gói hành trang trở lại chùa
Cho tôi kính cẩn dâng Chư Phật
Lễ vật tâm thành đắt giá mua

Cho tôi xin được yên nghỉ mãi
Dưới rặng thông ngàn vướng vít mây
Cho hồn tôi quyện hồn cỏ dại
Thênh thang cánh gió hướng trời Tây.

(Sưu tầm)

  
Hai khổ thơ đầu của bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Tứ Tuyệt các khổ thơ còn lại làm theo thể Thất Ngôn

 THƠ LỤC BÁT

Thơ Lục Bát là thể thơ quy định hai câu liên tiếp một câu sáu chữ, một câu tám chữ và số câu thì không giới hạn.    Nguyên tắc thơ lục bát.    
Âm của chữ thứ 6 của câu số 6 vần với âm của chữ thứ 6 của câu số 8. Chữ thứ 8 của câu số 8 vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo. Chữ thứ 6 của câu thứ 8 tiếp theo vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 kế trên. Chữ thứ 8 của câu thứ 8 này vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo . v.v….
  Mô hình thơ lục bát như sau

          1   2   3   4   5   6
          1   2   3   4   5   6   7   8
          1   2   3   4   5   6
          1   2   3   4   5   6   7   8
          1   2   3   4   5   6
          1   2   3   4   5    6    7    8

Trích đoạn thơ Kim Vân Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) của Nguyễn Du để minh hoạ thơ lục bát

    ….Đầu lòng hai ả Tố Nga
     Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân     
     Mai cốt cách tuyết tinh thần
     Mỗi người một vẻ  mười phân vẹn mười
     Vân xem trang trọng khác vời
     Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang….


THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

Song Thất Lục Bát là loại thơ gồm hai câu bẩy chữ, một câu sáu và một câu tám chữ.  Mỗi khổ thơ có bốn câu như vậy và không hạn chế số khổ thơ.  Quy luật và âm vận được phối hợp như sau :


1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6  7  8

Ví dụ hai khổ thơ minh hoạ :

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt
Khói cam tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh….


THƠ NGŨ NGÔN

Ngũ ngôn là thể loại thơ năm chữ,  không hạn chế số câu. Quy luật thơ như sau :
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
…………..
Chữ cuối của câu đầu là vần trắc, chữ cuối của câu tiếp theo là vần Bằng. Sau đó cứ một câu vần Trắc, một câu vần Bằng…
Ví dụ minh hoạ :

Mùa Vu Lan năm ngoái
Anh tặng đoá hoa tươi
Em cài lên áo mới
Như mang một nụ cười

Mùa Vu lan năm ấy
Hoa nở ngập đường vui
Em đi trên mộng ước
Như đi giữa giòng đời

Mùa Vu Lan năm ấy
Mắt mẹ vẫn sáng ngời
Như mặt trời rực rỡ
Cho mùa xuân em tươi ....


THƠ TỨ NGÔN

Thơ Tứ Ngôn là loại thơ bốn chữ. Giống như các loại thơ khác, mỗi khổ thơ gồm 4 câu , nhưng tuỳ theo bố cục bài thơ, ý thơ mà số câu nhiều ít khác nhau.
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,… là âm Bằng và vần với nhau. Chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9, …là vần Trắc.  Nói chung, từ câu thứ hai trở đi, cứ 2 câu âm Bằng lại kèm 2 câu âm Trắc…

Quy luật thơ bốn chữ :
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4

Ví dụ minh hoạ

Trong phòng hương toả
Khói thuốc nhạt nhoà
Hương khói quyện hoà
Như ta quấn quýt
Anh là khói thuốc
Em thỏi hương trầm
Đôi ta phù vân
Cùng nhau chấp cánh.


THƠ LỤC NGÔN

Thơ lục ngôn là thơ sáu chữ.  Luật thơ : Chữ cuối các câu 1 và các câu chẵn 2, 4, 6, 8…thuộc âm Bằng . câu lẻ 3, 5, 7,…thuộc âm Trắc. Chữ thứ tư của câu dưới thường vần với chữ thứ 6 của câu trên.

1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5   
1      2  3  4  5  6


Ví dụ minh hoạ :

  Tôi yêu, tôi yêu rất nhiều
Tôi yêu, yêu biết bao nhiêu
Tôi yêu tuổi thơ trong trắng
Tôi yêu ánh nắng mùa xuân
Tôi yêu chùm hoa hoang 
Tôi yêu câu nói …ngại ngần
     
Tôi yêu trời xanh màu áo
Tôi yêu tiếng sáo hư không
Tôi yêu giòng sông mây trắng
Tôi yêu một cánh diều say
Tôi yêu bàn tay thân ái
Tôi yêu một chiều mưa bay …


THƠ BÁT NGÔN

Thơ bát ngôn là thơ tám chữ. Cách gieo vần cho thơ giống thơ Tứ ngôn như sau :

Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,….âm Bằng, chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9…âm trắc .Nói chung, sau câu 2, 3, cứ cách 2 câu âm trắc lại là 2 câu âm bằng.

1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8

Ví dụ minh hoạ

…..Tình như gió bắt đầu cơn bão nổi
Tình như mây báo hiệu trận phong ba
Tình như men thiêu đốt suốt xương da
Tình nồng thắm mặn mà hoa đương độ

Gió đưa thuyền về bến sông kỳ ngộ
Đời đưa ta vào mê lộ tình yêu
Linh hồn ta nhắm mắt để bước liều
Không biết nữa Thiên Đường hay Địa Ngục

 (Sưu tầm)

THƠ TỰ DO

Thơ tự do là thể loại thơ không quy định bắt buộc số chữ trong câu, số câu trong một bài, cũng không quy định âm luật cho bài thơ. Vì vậy, thơ tự do tuỳ thuộc vào sự gieo vần ngẫu hứng của tác giả.
Thơ tự do không lấy vần điệu, câu chữ, niêm luật, đối hay tính nhạc để làm trọng tâm cho thơ.  Thơ tự do ra đời từ thời tiền chiến, từ đầu thế kỷ 20, nó ra đời và thay đổi với tốc độ rất nhanh.  Thơ tự do của ngày nay - thế kỷ 21, đã khác rất nhiều so với thời tiền chiến.  Thơ nay không gò bó câu chữ vần điệu nên cảm xúc, hồn thơ thật hơn, tính nghệ thuật có phần khác lạ hơn, ẩn dụ bí ẩn và sáng tạo hơn. Thông thường cái đẹp của nghệ thuật rất lung linh và bền lâu và cái mới lạ sáng tạo càng được trân trọng, khuyến khích và bảo tồn.

Ví dụ một bài thơ tự do dạng tự sự:

                                  Có Khi Nào  
                                   
                     Anh ở miền xuôi còn tôi miền ngược
                     Như có nợ duyên từ kiếp trước
                     Nên anh vẫn cô đơn, còn tôi dang dở
                     Biết nhau trong muộn màng...


                     Câu chuyện bắt đầu
                     Với những dòng thư (emails)
                     Anh kể tôi nghe
                     Tình yêu đầu đời
                     Tôi kể anh nghe 
                     Chuyện tình tan vỡ


                     Thời gian qua rất mau
                     Tình yêu dần chớm nở
                     Anh không nhắc người xưa
                     Tôi quên đi tình  cũ
                     Hai đứa cùng ước mơ
                     Một tình nồng thiên thu...


                      Xin hỏi nhân gian
                      Tình nào đẹp nhất?
                      Có khi nào 
                      Tình yêu muộn màng
                      Qua lắm thương đau???


                                            Hồng Hà



Và một bài thơ tự do khác dạng ẩn dụ:


Điểm Chết
Cô đơn anh tìm rượu
Càng uống càng đau
Thất vọng
Anh tìm đến em để thấy mình còn tồn tại
Kiếm tìm một điểm ta
Em dấu nơi đâu ?
Sau ngc áo 
nơi tòa thiên nhiên có điểm nhấn cng hồng hay  lạch sâu 
nơi cất dấu cả kho tàng năng lượng?

Anh lần mò qua hơi th
Bắt gặp ánh mắt em
Dừng lại nơi đỉnh đầu mình ...
Ô hay, có lẽ nào đơn giản vậy
Điểm tựa có hiện hữu
và anh thấy mình hiện hữu
Em có thấy không
nó tao nhã, thanh thóat và tròn trịa hơn cái chấm cứng hồng
nơi em, nơi anh
không huyền bí, không u mê
Là nơi linh hồn quyện vào thể xác
sáng tạo nên nghệ thuật, trí tuệ, tình yêu...
Khi anh yêu em
Điểm ta thành điểm chết trong nhau!!

                                               Hồng Hà


 Cái gì cũng có bắt đầu, các bạn thích thơ cứ đọc kỹ và sưu tầm thêm rồi tập làm nhé.
 Chúc các bạn thành công.

San Jose ngày 24 tháng 11 năm 2014
Hồng Hà (AKA. Alisa Ha Vu, D.C)

On Tue, Feb 12, 2019 at 7:05 PM 'sac le' via Van Tho Lac Viet <van-tho-lac-viet@googlegroups.com> wrote:
LUẬT LÀM THƠ
Thượng Quân
 Thơ Việt Nam có mấy loại chính: Căn bản nhất là thơ Lục Bát, Song Thất Lục Bát là thơ riêng của Việt Nam, rồi đến thơ Thất Ngôn Bát Cú và thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt ảnh hưởng cùa chữ Nho. Sau khi biết được văn hóa Tây Phương thì ta biết thêm các thể thơ vần ở cuối câu với các thể vần liên châu, vần sóng đôi, vần ôm và vần gián cách của Tây Phương. Ngoài văn vần gồm các thể thơ trên, còn có phú, văn tế cũng là thể văn vần dài, ta còn có văn xuôi là văn viết để đọc, để truyền đạt những câu chuyện, những sự kiện dài dòng, phúc tạp, nhưng thơ cũng có loại thơ đoạn dài mà sau này người ta hay gọi là thơ xuôi:
I. Với thơ lục bát ta có các bài thơ ngắn như ca dao, câu ví hay truyện dài như Truyện Kiều, Truyện Thạch Sanh Lý Thông, Bần Nữ Thán; song thất lục bát ta có Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm là những thể dùng cho kể truyện dài.

  1. Ca dao thì có các thí dụ sau: (với B=bằng với 0/Dấu hay Dấu Huyền, T= Trắc gồm các chữ với Dấu Sắc, Dấu Hỏi, Dấu Ngã, Dấu Nặng):

Hỡi  tát nước bên đàng
       2B     4T             6B
Sao  múc ánh trăng vàng đổ đi?
       2B        T4            B6    T7 B8
Câu trên (câu lục=6) theo luật phải là BB TT BB nhưng luật chỉ bắt buộc ở chữ thứ 2, chữ thứ 4 và chữ thứ 6
Câu sau (câu bát=8) theo luật phải là BB TT BB TB nhưng chỉ băt buộc chữ thứ 2, chữ thứ 4, chữ thứ 6, chữ 7,chữ thứ 8.

Hay:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
          2B        4T  5B    6B
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
      2B             4T          6B     7T     8B
Nhụy vàng bông trắng, lá xanh, (chữ xanh này đáng lẽ phải vần với chữ vàng ở trên (theo chính vận) nhưng ở đây thì tạm chấp nhận, nên gọi là vần thông, vần ép)
           2B            4T     5T 6B
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
        2B        4T            6B   7B  8B

Hay dài hơn với đề tài dài hơn:
(tương tự, chúng ta tự phân tích, theo dõi lấy luật bằng trắc và vần. Nên nhớ là thơ sai vần, sai luật bằng trắc thì không còn là thơ nữa).

“Đêm qua ra đứng bờ ao
“Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
“Buồn trông con nhện giăng ,
“Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
“Buồn trông chênh chếch sao mai,
“Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
*
“Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà,
“Ngôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
“Tào Kê nước chẩy vẫn còn trơ trơ”.

2. Hay kề truyện như Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần dở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...

3. Với song thất lục bát thì có Chinh Phụ Ngâm:

  Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, (7 chữ)
  Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (7 chữ)
     Xanh kia thăm thẳm từng trên (6 chữ)
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (8 chữ)
  Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt (7)
  Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây (7)
      Chín tầng, gươm báu trao tay (6)
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh (8)
  Nước thanh bình ba trăm năm cũ (7)
  Áo nhung trao quan vũ từ nay (7)
    Sứ trời sớm giục đường mây (6)
Phép công là trọng niềm tây xá nào! (8)

4. Về thơ Đường, ta có thơ thât ngôn (7 chữ) bát cú (8 câu) hay tứ tuyệt (4 câu):
Qua Đèo Ngang
1. Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà
2. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
3. Lom khom dưới núi, tiều vài chú
4. Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
5. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
6. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
7. Dừng chân đứng lại trời non nước
8. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
                               (Bà Huyện Thanh Quan)
1. (T)T  -  (B)B  -  (T)T B
2. (B)B – (T)T -  (T) BB
3. (B)B – (T)T- (B) BT
4. (T)T  - (B)B  - (T)T B
5. (T)T – (B)B – (B)TT
6. (B)B – (T)T-  (T)BB
7. (B)B – (T)T – (B)BT
8. (T)T – (B)B –(B)TB
Tóm lại, ta có luât sau (chữ trong ngoặc không bắt buộc theo luật “Nhất Tam Ngũ bất luận” (tức chữ thứ nhất, thứ 3, thứ 5 không bắt buộc giữ đúng luật, nhưng nếu giữ được thì tốt), “Nhị, Tứ, Lục phân minh (chữ thứ 2, thứ 4, thứ 6 bắt buộc phải giữ luật) và chữ thứ 7, thứ 8 thì bắt buộc.
Riêng luật đối 2 câu 3,4 (2 câu tả thực) và 5,6 (2 câu luận) có đối thanh, đối ý: Đối thanh là đối tiếng bằng với tiếng trắc, danh từ với danh từ, động từ đối với động từ, tĩnh từ với tĩnh từ, trạng từ với trạng từ... còn đối ý là đối ý nghĩa ví dụ Lom khom đối với Lác đác, dưới núi (trạng từ) đối với bên sông, tiều vài chú đối với rợ mấy nhà... cho nên, nêu cảm thấy khó quá, ta có thể làm Thơ Mới (như ở dưới đây rồi khi quen, ta học làm lại thơ Đường Luật sau)

5. Thất ngôn tứ tuyệt:

Ấm Kỷ này đây, tớ bảo này
Cha con mày phải cái này cay
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa
Thằng tiểu Phú Long nó chửi mày

Trần Tế Xương


6. Thơ mới (thời Tiền Chiến) cũng có 2 thể thất ngôn, ngũ ngôn:

- Ngũ ngôn (5 chữ):

Hôm nay đi chùa Hương (B)
Hoa cỏ mờ hơi sương (B)
Cùng thầy mẹ em dậy (T)
Em chải đầu, soi gương (B)

Nguyễn Nhược Pháp

- hay 7 chữ:

Sóng cuốn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái, nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô, lạc mấy giòng.
Huy Cận
hay:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Xuân Diệu
Chú thích:
Các bài thơ trich dẫn hầu hết là do tôi học từ thời Tiểu Học và Trung Học mà còn nhớ được do đó đã không trích dẫn được các bài mới... Nếu cần, đọc thêm cả bài Mùa Thu Tới sau đây của Xuân Diệu, “thời Lãng Mạng” Tiền Chiến):

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh ...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

(Xuân Diệu)
8. Còn thơ nhóm Sáng Tạo của các ông Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền... thì tôi quên mất tên mà họ tự đặt ra, chỉ nhớ được mấy câu của ông Thanh Tâm Tuyền:

Tôi ra nhìn máu đổ ngoài đường,
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.

Bài sau đây của Họa Sĩ Duy Thanh, tôi chỉ nhớ được một đoạn, đọc còn hiểu được tác giả muốn nói gì, viết về cái gì:


TRIỂN LÃM

Dù sao mai ngày phòng triển lãm sẽ đóng cửa

Rồi mở thêm một lần nữa...
Để làm gì?
Vất mẩu thuốc lá cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Trời không xanh, không tím, không hồng,
Những ống khói tầu mệt lả.
Ai sui rằng mùa măng chưa tới,
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt.
Đường đêm dài tháng sáu, đêm thâu...
Muốn làm người học trò 17 tuổi
Đạp xe trên đường đồng,
Bông lúa mới chín...

Họa Sĩ Duy Thanh

Thượng Quân
(ghi lại theo ký ức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét