Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Bức tường biên giới Mỹ-Mexico : Lợi bất cập hại - Phạm Triệu Lập BBC

Inline image

Khu vực biên giới Mỹ-Mexico (Ảnh: Reuters)

Bức tường sẽ được xây dựng với mục tiêu ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, nhưng nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng việc xây dựng nó tưởng là có lợi nhưng thực ra cái hại còn lớn hơn.
Ngay trong tuần đầu tiên tại Nhà Trắng, để thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cho phép xây dựng một bức tường dọc theo biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp.<!>
Mạng sống của người di cư bị đe dọa
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bức tường trên biên giới là rủi ro đối với hàng ngàn người hàng ngày tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. 
Đây không phải là một vấn đề mới. Từ năm 1994, Mỹ đã lắp đặt hàng rào mà tới nay có khoảng 1.050km trên biên giới  và  điều đó làm cho những người muốn nhập cư vào Mỹ phải tìm kiếm con đường xa và nguy hiểm hơn.
Những người di cư phải vượt qua sa mạc nơi mà nhiệt độ ban ngày có thể trên 50 độ C và vào ban đêm nhiều điểm xuống dưới 0 độ C. Ngoài ra, khi người di cư vượt qua sông lớn Bravo có dòng nước chảy xiết, nguy cơ đuối nước là rất cao.
" Nó buộc người di cư phải đi tìm con đường xa hơn và điều đó làm tăng gấp đôi số lượng người chết. Nếu trước đây những người di cư phải đi bộ 2 ngày qua sa mạc Sonoran, gần với Mexicali thì giờ đây họ phải đi bộ 6 ngày, vượt qua hơn 80km về phía Đông để đến Yuma. Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của người tị nạn, tạo ra sự trì trệ và quá tải đối với hàng ngàn người dân phải chờ đợi ở các thành phố biên giới của Mexico ”, Jose Luis Perez, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu di cư của Mexico, cho biết.
 Inline image
Hàng rào biên giới hiện nay giữa Mỹ và Mexico. Ảnh: AP
Biên giới Mỹ - Mexico dài hơn 3.000km, trong đó có 1.050km đã được ngăn cách bởi tường hay hàng rào. Phần còn lại phải đi qua những vùng địa lý khó khăn, hiểm trở. Thực tế, trong 5 năm qua, tại biên giới phía Nam đã có hơn 2 triệu vụ bắt giữ người nhập cư trái phép. 
Inline image
 
Theo ông Trump, Mỹ sẽ chịu chi phí lúc đầu xây bức tường và sau đó sẽ có cách đòi Mexico hoàn trả lại 100%.
Vậy tác động thực tế của việc xây bức tường biên giới đó sẽ ra sao?
Theo báo cáo của Trung tâm Mỹ nghiên cứu về biên giới, hiện Mỹ có 21.000 cảnh sát tuần tra biên giới, tăng 518% so với hai thập kỷ trước.
Kể từ khi bắt đầu xây hàng rào biên giới, ít nhất 6.500 thi thể đã được tìm thấy và 1.500 thi thể không xác định danh tính được an táng ở Mỹ, chưa kể những thi thể chưa được tìm thấy. 
Không đủ hiệu quả để ngăn chặn buôn lậu
Một số chuyên gia cho rằng, bức tường cao 4m như ông Trump đề xuất sẽ không hữu dụng vì các trùm buôn lậu vẫn có nhiều cách để tránh nó. Với bệ phóng, pháo ném, máy quăng xa, đường hầm tinh vi và máy bay không người lái... những kẻ buôn ma túy và các sản phẩm bất hợp pháp khác vẫn có thể né tránh bức tường biên giới hiện tại.
" Lịch sử đã nhiều lần cho thấy, khi các rào cản như vậy được tạo ra, điều duy nhất xảy ra là con người sẽ mất công hơn để chinh phục nó. Nếu các biện pháp khuyến khích tiếp tục vượt quá chi phí đó thì sự việc vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như thường. Và một chính sách thiếu suy nghĩ chỉ chuốc lấy tội lỗi ", Francisco Lara-Valencia, nhà nghiên cứu xuyên biên giới thuộc Trường Đại học bang Arizona khẳng định.
Giải pháp của vấn đề không phải là xây dựng tường rào mà dựa trên sự hợp tác, phối hợp tốt hơn giữa chính quyền địa phương hai phía và còn dựa trên việc sử dụng công nghệ và trao đổi thông tin, "  ông Lara-Valencia nhận xét.
Những kẻ buôn bán ma túy có các tuyến đường và phương pháp đặc thù riêng, đặc biệt ở những điểm như Tijuana, Mexicali, Nogales, Ciudad Juarez, Piedras Negras, Nuevo Laredo, Reynosa và Matamoros. “ Một bức tường kín là mâu thuẫn với ý định tạo ra một biên giới an toàn vì nó đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp thông tin liên lạc, chứ không phải là sự cô lập đơn lẻ. Nó sẽ làm cho sự hợp tác và quan hệ giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương hai nước gặp khó khăn hơn nhiều. Trong khi những mối quan hệ ấy tồn tại độc lập với hàng rào thép hoặc bức tường được dựng lên, " nhà nghiên cứu Paulina Ochoa, cựu giáo sư Đại học Yale cho biết.
Môi trường bị thiệt hại
Ngoài những tác động vào đời sống con người, môi trường nơi đây cũng đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Năm 2011, thành phố Nogales của Mexico từng bị mưa lớn dẫn đến lũ lụt, một phần do cống thoát nước bị chặn tại bức tường biên giới, dẫn đến tích tụ một lượng nước lớn.
Theo một số nghiên cứu tiến hành trong thập kỷ qua, bức tường không chỉ làm gián đoạn nguồn cấp thoát nước, mà đang đe dọa  tính mạng của hơn 60 loài sinh vật tại vùng biên giới.
" Có những lưu vực sông được phân chia tự nhiên trên biên giới giữa Mỹ và Mexico. Việc bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến địa hình, đường xá, các tòa nhà và hệ thống thoát nước.  Những hậu quả này có thể dấn tới những chi phí khắc phục rất lớn ”, ông Carlos de la Parra, thuộc Trung tâm Nghiên cứu biên giới phía Bắc nhận xét.
Đòn giáng mạnh vào kinh tế, phá vỡ niềm tin
Mỗi ngày có khoảng 300.000 xe qua biên giới với một triệu người đi làm việc, kinh doanh, học tập hoặc trao đổi du lịch... Hàng ngày, 15.000 xe tải vận chuyển hàng hóa cũng đi qua biên giới. Theo Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Wilson, trao đổi thương mại qua biên giới Mỹ - Mexico mỗi ngày là 1 tỷ USD.
Tất cả dòng chảy kinh tế trên đều đi qua 40 điểm hợp pháp, vậy việc xây dựng bức tường để ngăn chặn giao dịch bất hợp pháp liệu có tác động đến nền kinh tế của cả hai phía?
Trên thực tế, tất cả khu vực biên giới đều đã được phân định và đề nghị của ông Trump về việc xây dựng bức tường biên giới sẽ làm thay đổi sự chung sống hòa bình vì nó là hành động đơn phương của Mỹ. Ngoài việc xây bức tường, để cải thiện an ninh của Mỹ, ông Trump còn hứa " bãi bỏ miễn thị thực " đối với người Mexico và " tăng giá " đối với các loại thẻ qua biên giới. Những việc trên sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế của khu vực biên giới.
Trong khu vực biên giới Mỹ - Mexico, chỉ thành phố San Diego của Mỹ là mạnh hơn về kinh tế so với người hàng xóm Tijuana của Mexico. Còn tại các thành phố khác của Mỹ như El Paso, Nogales, Laredo, McAllen và Brownsville, sự sung túc đều phụ thuộc vào nền kinh tế của nước láng giềng phía Nam.
" Trong một khu vực mà các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau rất cao, trong đó có các liên kết về văn hoá và quan hệ thương mại rất mạnh mẽ thì sự xuất hiện bức tường là sự cản trở tiêu cực trong một bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay ", ông Lara-Valencia kết luận.
Phạm Triệu Lập

(theo BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét