Nguyễn thị Châu Sa, sinh năm 1927 tại Sadec. Thân phụ là Nguyễn Đồng Hợi, thân mẫu là bà Phan Thị Lan. Cả hai ông bà cùng quê ở Quảng Nam. Ông Hợi là công chức thời Pháp thuộc, làm việc ở Nam Vang. Vợ ông Hợi là con gái nhà cách mạng Phan Chu Trinh.
Vì thân phụ làm việc ở Nam Vang, Nguyễn Thị Châu Sa được vào học trường Sisowath, đậu tú tài 1, chương trình Pháp.
Năm 1944, thân mẫu qua đời, gia đình dọn về Saigon.
Năm 1945, Nam Bộ Kháng Chiến nổ ra, thân phụ ra chiến khu, Nguyễn Thị Châu Sa ở lại Saigon hoạt động bí mật cho Việt Minh, rồi gia nhập đảng Cộng Sản.
<!>
Năm 1951, Nguyễn Thị Châu Sa bị mật thám Pháp bắt. Khi bị đưa ra tòa, luật sư Nguyễn Hữu Thọ là người đứng ra bào chữa. Tuy nhiên, bà vẫn bị tù cho đến năm 1954, được tha ra và được trao đổi cho Việt Minh theo hiệp định Genève 1954.
Sau khi đến Hà Nội, Nguyễn thị Châu Sa làm bí thư cho bà Nguyễn Thị Thập, quê ở Định Tường, đại biểu quốc hội của cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1960, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập, Nguyễn Thị Châu Sa được điều vào Nam, tham gia tổ chức nầy, ngụy danh với cai tên mới là Nguyễn Thị Bình.
Năm 1980, trong trại tù Xuân Lộc, tôi có hỏi chuyện một người đổ cử nhân văn chương Pháp, làm thư ký của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, tham dự hội nghị La Celle-Saint-Cloud về bà Nguyễn Thị Bình.
Tôi có hai câu hỏi anh ta:
Một là bà Bình nổi tiếng là nhân vật đặc biệt, lôi cuốn báo giới Pháp trong hội nghị nầy. Người bạn tù trả lời: Không phải định kiến, nhưng thử tưởng tượng ở Paris thời kỳ đó, một phụ nữ ăn mặc rất thời trang Việt Nam, áo dài, tóc búi. Như thế không phải là hình ảnh khiến người Pháp chú ý hay sao?
Thứ hai, khi báo chí Pháp hỏi: Lãnh thổ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là những chỗ nào? Bà Nguyễn Thị Bình trả lời: Chỗ nào mà quân đội miền Nam bắn súng tới. Người ta cho trả lời như thế là hay nhưng thực ra đó là cách ngụy biện, nôm na là lẹo lưỡi. Đó là cách nói của những người làm chính trị “cấp thấp”, nhứt là Cộng Sản, bàn tay lật ngữa, úp sấp, không thể nào lường trước được thì đâu có chi gọi là hay.
Về lập trường chính trị, bà Bình theo gió phất cờ. Khi mới chiếm miền Nam, bà Bình đi thăm Algerie, yêu cầu thế giới viện trợ cho Nam Việt Nam một triệu cái cuốc ý muốn nói rằng miền Nam sẽ tự lực sinh tồn, không dựa vào Bắc Việt. Hỏi về thống nhứt, bà Bình cho rằng giữa hai miền có nhiều khác biệt về kinh tế và thành phần xã hội, phải chờ từ 3 đến 5 năm mới tiến tới thống nhứt được. Vậy mà chỉ một năm sau, Việt Cộng ép buộc Mặt Trận Giải phóng và Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam thống nhứt hai miền. Những người miền Nam được ban cho một cái ghế “ngồi chơi xơi nước”. Nguyễn Hữu Thọ được cái ghế gọi là Phó Chủ tịch nước. Huỳnh Tấn Phát được chức phó chủ tịch Hội Đồng bộ trưởng… Những cái chức phó đó có nghĩa là ngồi chầu rìa.
Riêng bà Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng bộ Giáo Dục.
Trong bộ giáo dục có nhiều tay khoa bảng, bằng cấp đầy mình. Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, ai chỉ mới có bằng cử nhân, khó vói tới cái chức thứ trưởng, nói chi bộ trưởng. Vậy mà ở trong chế độ Việt Cộng, với hai câu tuyên bố như trên của bà Bình, bộ chính trị Việt Cộng cho bà ta ngậm cái chức bộ trưởng giáo dục để bà Bình không còn tuyên bố những câu bất lợi cho đảng, mặc dù bà chỉ mới đậu tú tài 1.
Thế rồi, trong cuộc suy vi của dân tộc, dậu đổ bìm leo, “giây bìm bìm Nguyễn Thị Bình” leo lên tới chức phó chủ tịch nước.
Cứ nhìn việc giáo dục hiện nay ở Việt Nam, tiến sĩ, phó tiến sĩ, bằng thật, bằng giả, tùm lum thì dù Nguyện Khuyến có đội mồ sống lại, cũng không sao viết hết, tả hết những ông tiến sĩ giấy thời hiện đại.
Bà Bình có hai người em trai, một là Nguyễn Đồng Hà, hai là Nguyễn Đồng Hồ (sửa lại là Nguyễn Đông Hồ – bỏ dấu huyền chữ Đồng, sợ người ta tưởng lầm với cái vật coi giờ). Ngoài ra, ai nữa thì tôi không được biết.
Khoảng 1980, Nguyễn Đồng Hà làm giám đốc một xí nghiệp ở miền Trung, còn Nguyễn Đông Hồ làm phó giám đốc một xí nghiệp ở Saigon, đang tranh chức giám đốc với các ông đảng viên già.
Sau vụ nạn kiều, vợ Nguyễn Đông Hồ, quốc tịch Pháp, bỏ chồng, bồng con theo Tây. Anh ta kể lại, hồi nhỏ, mẹ chết, ở với chị và bà con ở Đakao, ngày ngày đi học, chẳng bao giờ vào thăm lăng cụ Phan Chu Trinh trên đường Phạm Đăng Hưng Đakao. Năm 1955, Nguyễn Thị Bình cho người đưa các em ra Bắc tập kết, theo Việt Cộng. Hai anh em Hà và Hồ đều tốt nghiệp kỹ sư ở Liên Xô.
Hồi ấy, làm bộ trưởng giáo dục, Nguyễn Thị Bình hết sức lo cho em, nhứt là cố giành cho được chức giám đốc cho Nguyễn Đông Hồ. Nguyễn Thị Bình đưa Nguyễn Doãn Quới từ Hà Nội vào làm giám đốc xí nghiệp, đập tan các đảng viên già mang bệnh công thần, kẻ thì bị chuyển công tác, người nghỉ hưu non. Xong Quới về bộ giữ một chức vụ trưởng cao hơn, coi như được thưởng công, giao chức giám đốc lại cho Nguyễn Đông Hồ. Vậy là, việc nhà việc nước, bà Bình coi như vẹn cả hai đường.
Sau khi làm phó chủ tịch nước, với chức trong đảng là ủy viên trung ương, lại là phó chủ tịch nước, bà Bình có rất nhiều quà, như ngôi nhà sau đây:
Ngôi biệt thự màu trắng là của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, toạ lac trên con đường chạy dọc bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, ngôi biệt thự này là “quà tặng “của thành phố Đà Nẵng, hay nói chính xác hơn là quà tặng của Bí thư thành uỷ Nguyễn Bá Thanh biếu không cho bà Bình theo kiểu “chìa khóa trao tay” nghĩa là bà Bình chẳng cần bỏ tiền của, chăm sóc xây dựng gì cả. Dĩ nhiên, hiện nay bà Bình không ở trong ngôi biệt thự này, nhưng bà cho ngoại kiều thuê với giá 2.000 USD/tháng, bởi vì bà cũng như tất cả những quan chức ở Hà nội có không biết bao nhiêu là nhà theo kiểu nầy. (lời ghi chú trích lại VNExodus)
Theo Cộng Sản như thế nầy thì “quá cha” tư bản vạn lần. Không hiểu mấy ông quan to chức lớn chế độ miền Nam cũ, có ai có nhiều “quà” như vậy không?
Vua Bảo Đại, ngoài cung điện ở Huế, có Bạch Dinh ở ĐàLạt, ở Vũng Tầu, nhưng đó là công ốc, không phải tư gia. Còn làm vua thì được ở, bị truất phế thì nhà cũng mất luôn, trả lại cho chính phủ mới. Tổng thống Thiệu có ngôi nhà mát đâu ở trên xa lộ Biên Hòa, báo chí đã bàn ra tán vào cũng lắm. Còn ở quê ông, làng Tri Thủy, Phan Rang, căn nhà cũ của cha mẹ cũng y vậy, không xây ngôi nhà mới nào. Chắc ổng sợ “miệng tiếng.”
Ông Ngô Đình Diêm, khi làm tổng thống, cũng không có nhà. Ở Huế, trong khuôn viên nhà cũ, ông Cẩn cho xây một ngôi nhà mới, để đủ chỗ cho đại gia đình họ Ngô mỗi khi sum họp vào dịp tết, nhưng căn nhà cũ, do ông Ngô Đình Khả dựng nên, vẫn giữ y. Hồi đó, nghe nói ông Cẩn định dùng Cồn Hến làm nhà nghĩ hưu cho ông Diệm, phản ứng của dân chúng làm cho ông Cẩn cũng ngại, không dám tiến hành. Sau nầy, việc xây nhà nghỉ hưu cho ông Diệm ở Mai Hoa thôn, Bình Quới, cũng chỉ mới bàn thảo, chưa tiến hành thì ông Diệm qua đời.
Các tổng thống Mỹ, ông nào cũng có nhà, trước khi làm tổng thống. Bây giờ những ngôi nhà ấy vẫn còn được giữ làm lưu niệm. Nhìn chung, các ngôi nhà ấy đều bình thường.
Ví dụ, ngôi nhà của tổng thống đầu tiên của nước Mỹ thì một đại tá, chức vụ ông trước khi lãnh đạo cách mạng Mỹ, cũng có thể có một ngôi nhà như thế, không cần phải làm tổng thống mới có nhà cao cửa rộng. Ngôi nhà sau đây là của tổng thống Washington, có gì đặc biệt đâu. Ông ta cũng chỉ có một ngôi nhà nầy mà thôi.
Ngôi nhà sau đây là của ông Jefferson, tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Trước khi làm tổng thống, ông là một luật sư. Luật sư mà có ngôi nhà như vậy cũng là bình thường, đâu cần tới tổng thống.
Một di dân Việt Nam đến sinh sống ở Mỹ cỡ vài chục năm, thấy một căn nhà như hình sau đây, cũng chê, không muốn ở. Nhưng nó chính là nhà của ông John Adams, tổng thống thứ nhì của nước Mỹ.
Theo người ta biết, bà Nguyễn Thị Bình có khoảng một chục căn nhà như căn nhà của bà nói ở trên. Cứ mỗi ngôi nhà như thế, cho thuê 2 ngàn đô la. Nhân lên cho một chục, mỗi tháng bà có khoảng hai chục ngàn đô, mỗi năm có 240 ngàn đô. Hèn chi nhiều người ưa theo Việt Cộng cũng dễ hiểu thôi.
Còn như những người nghèo ở trong những cái chòi lá, gầm cầu, có liên hệ gì tới phó chủ tịch nước hay không thì cũng khó biết được. Công lao vào sinh ra tử mấy chục năm để hưởng quyền lợi như thế, có thể theo bà Bình, cũng là sòng phẳng. Còn như những ai “Xương trắng Truờng Sơn” như Xuân Vũ nói, không ai biết chết ngày giờ nào, nơi nào trên núi thì có ai biết hay không, có liên hệ đến ai hay không, cũng không cần thiết. Dựng chung cho những người chết đó một đài liệt sĩ, ghi lên đó mấy chữ “Tổ Quôc Ghi Công” là đủ rồi. Còn nhu không ai thờ cúng, không ai kỵ giỗ thì… cũng là xong, giao mấy bà cụ già mất con tự lo lấy.
Bà Nguyễn Thị Bình bây giờ giàu có, sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng.
Với những người cai trị đất nước Việt Nam hiện nay như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Thị Bình, bao lâu nữa thì Việt Nam sẽ giàu mạnh như nuớc Mỹ?
Lăng cụ Phan Chu Trinh ở Đakao được nâng lên hàng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nhưng có lẽ cụ Phan không vui khi thấy con cháu cụ đi sai con đường cách mạng do cụ chủ trương. Và chắc hẵn cụ sẽ đau lòng khi nghe ai mai mỉa rằng:
“Cụ có khôn thiêng cười một tiếng
Rằng nay con cháu đã giàu sang.”
hoànglonghải
Cụ Phan Châu Trinh sinh năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, đổ cử nhân năm 1900, năm 1901, đỗ Phó bảng, đồng khoa Nguyễn Sinh Sắc. (Xem chuyện bên lề lịch sử, cùng tác giả) Năm 1902, cụ vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau cụ bỏ quan, hoạt động cứu nước. Cụ cùng các đồng chí đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn sĩ yêu nước. Năm 1905, cụ sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.
Tháng 7-1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục.
Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, cụ bị bắt đày ra Côn Đảo. Đến năm 1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, cụ được trả lại tự do. Nhân dịp có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dươngcử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.
Sang Pháp, ông ở nhà luật sư Phan Văn Trường, mở một hiệu sửa ảnh, sống thanh bạch. Cụ tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Năm 1914, cụ lại bị bắt giam vì tình nghi có liên hệ với nước Đức. Nhờ sự can thiệp của Đảng Xã hội Pháp, nên cụ mới được thả ra.
Năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, cụ viết một bức thư dài buộc tội Khải Định 7 điều và khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể (Thư Thất Điều).
Năm 1925, cụ về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.
Cụ mất ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn. Sau khi mất, tinh thần yêu nước của cụ vẫn cổ vũ phong trào trong nước, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh đã dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Lễ tang cụ được nhân dân tổ chức rất trọng thể; bất chấp sự ngăn cản của thực dân, cả nước dấy lên phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh, là một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét