Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính lạy Phật từ bi Diệu Giác
Đấng đại Hùng giải thoát tử sanh
Đại Bi, Đại Trí trọn lành
Trời người quy ngưỡng, tứ sanh nương nhờ...
Đức Phật xuất hiện để phá tan cái tăm tối của vô minh và để chỉ cho nhân gian
Đức Phật là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong
thành quả của 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển lời nói thành hành động.
Không lúc nào mà Ngài không trình bầy bất cứ cái yếu đuối của con người hay
bất cứ dục vọng căn bản nào. Giới luật của Đức Phật là giới luật toàn hảo nhất
mà thế giới từng được biết đến.
Trên 25 thế kỷ qua, hàng triệu người đã tìm được nguồn cảm hứng và
an ủi trong Giáo Lý của Ngài. Ngày nay sự vĩ đại của Ngài vẫn rực rỡ như
vầng thái dương chiếu sáng nơi tối tăm. Giáo Lý của Ngài vẫn đem yên ổn và
bình an của Niết Bàn cho người hành hương lo âu. Không có ai đã hy sinh
quá nhiều lạc thú trần gian để cứu khổ cho nhân loại như Ngài.
Đức Phật là vị lãnh đạo tôn giáo đầu tiên trong lịch sử thế giới khiển trách
việc dùng sanh mạng con vật để hy sinh vì bất cứ lý do gì, và kêu gọi con người
không nên hại bất cứ sinh vật nào.
Với Đức Phật, tôn giáo không phải là chuyện mặc cả nhưng là đường lối
để tiến tới giác ngộ. Ngài không muốn tín đồ của Ngài mù quáng; Ngài muốn họ
suy gẫm một cách tự do và trí tuệ. Toàn thể nhân loại được Ngài ban phước
qua sự hiện diện của Ngài.
Chưa có lúc nào Ngài dùng đến những lời bất nhã với bất cứ một ai. Ngay cả
đến những người chống đối Ngài, những kẻ thù xấu nhất, Ngài cũng không
bao giờ tỏ ra thiếu thân thiện với họ. Một số người có thành kiến, chống đối
Ngài và muốn giết Ngài, nhưng với họ, Đức Phật vẫn không coi họ là kẻ thù.
Đức Phật có lần nói:
'Như voi chiến ra trận,
hứng lãnh làn tên mũi đạn,
cũng thế ấy, Như Lai phải chịu đựng lời nguyền rủa'.
(Kinh Pháp Cú, Câu 320).
Trong biên niên sử, không có một nhân vật nào đã hy sinh đem hạnh phúc cho nhân loại như Đức Phật đã làm. Từ giờ Giác Ngộ cho đến lúc Nhập Diệt.
Ngài không ngừng tranh đấu để nâng cao nhân loại. Ngài chỉ ngủ có hai giờ
một ngày. Hai Mươi Năm Lăm thế kỷ trôi qua từ khi Vị Đại Đạo Sư này đã qua
đời, thông điệp tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn hiện hữu thuần khiết như
lúc ban đầu.
Thông điệp của Ngài vẫn ảnh hưởng sâu xa đến vận mệnh của
nhân loại. Ngài là một Đấng Từ Bi cao cả nhất đã soi sáng thế giới với
tình thương thân ái.
Sau khi nhập Niết Bàn, Ngài đã để lại bức thông điệp bất tử cho chúng ta.
Ngày nay hòa bình thế giới của chúng ta bị đe dọa khủng khiếp. Không bao giờ
trong lịch sử của thế giới thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như cho thời đại này.
Đức Phật đản sanh để xóa tan cái tăm tối của vô minh, chỉ cho thế gian làm sao
thoát khỏi khổ đau, bệnh não, suy tàn, cái chết và tất cả lo âu, đau đớn
khổ sở của chúng sanh.
Theo một số tín ngưỡng, một đấng thiêng liêng nào đó sẽ thỉnh thoảng xuất hiện
để diệt kẻ ác, và che chở người lương thiện. Đức Phật không xuất hiện trên thế gian
này để diệt kẻ ác nhưng để dạy họ con đường chân chính.
Trong lịch sử thế giới cho đến thời kỳ Đức Phật, chúng ta chưa hề nghe thấy một
vị thầy trong bất cứ tôn giáo nào lại chan chứa tình cảm thương yêu đối với
loại khổ đau như Đức Phật? Đồng thời với Đức Phật, chúng ta có nghe thấy một
số nhà hiền triết Hy Lạp như Socrates, Platon, và Aristote. Nhưng các vị này
chỉ là những triết gia, những nhà tự do tư tuởng và những người đi tìm chân lý;
họ đều thiếu sự phát triển tình thương trước sự đau khổ bao la của chúng sanh.
Con đường cứu độ nhân loại của Đức Phật là dạy cho con người làm sao tìm
được giải thoát. Ngài không chú trọng đến làm nhẹ bớt một vài trường hợp
về thân và tâm bệnh. Ngài quan tâm nhiều đến việc vạch ra con
Đường để mọi người đi theo.
Chúng ta hãy lấy tất cả những triết gia, tâm lý, những nhà tự do tư tưởng,
khoa học gia, duy lý luận, xã hội, các nhà cách mạng vĩ đại nhất của tất cả các
đạo sư của các tôn giáo khác, và với một tinh thần không thiên vị, chúng ta đem
so sánh những vĩ đại của họ, đức hạnh của họ, ân đức phục vụ của họ, và trí tuệ
của họ với đức hạnh, lòng từ tâm và sự giác ngộ của Đức Phật.
Ta có thể thấy ngay Đức Phật đứng trong một vị thế nào giữa những người này.
Thích Tánh Tuệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét