Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Thư số 83a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

Untitled-1
Tôi chào đời năm 1930, vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Hơn thế nữa, cộng sản Việt Nam là cánh tay của cộng sản quốc tế, có nhiệm vụ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam và các quốc gia lân cận, góp phần biến thế giới này trở thành vô sản dưới sự thống trị của cộng sản quốc tế là Liên Xô.
<!> 
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam -tôi gọi là lãnh đạo Việt Cộng- với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hơn một trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưnglinh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.
Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay! Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến Biển Đông và vấn đề giáo dục tại Việt Nam.
Thứ nhất. Biển Đông với các quốc gia liên quan.
Philippines - Trung Cộng.
Ngày 14/8/2018, Tổng Thống Philippines Duterte tuyên bố rằng: "Về tuyên bố của Trung Cộng cho rằng họ có chủ quyền đối với không phận trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đấp và xây dựng một cách phi pháp ở Biển Đông là không đúng, vì vậy mà Bắc Kinh không nên đuổi người dân của các nước khác rời khỏi các khu vực của họ. Trung Cộng phải suy nghĩ lại, bởi vì đây sẽ là điểm nóng phát sinh xung đột vào một ngày nào đó... Các anh không thể tạo ra một hòn đảo, nó chỉ là đồ nhân tạo, và đây là vùng biển mà chúng tôi coi là biển quốc tế... Phải bảo đảm quyền tự do đi lại trên đó. Không ai cần xin phép để đi qua các vùng biển mở. Tôi hy vọng Trung Cộng sẽ làm mềm cách cư xử của mình. Thời nay, một viên chỉ huy nóng nảy sẽ dễ dàng gây ra cướp cò mà thôi”.
Một báo cáo của chính phủ Philippines mà AP chứng kiến cho thấy: "Trong nửa cuối năm 2017, máy bay quân sự Philippines đã nhận được các cảnh báo của Trung Cộng qua điện báo ít nhất là 46 lần, khi các phi cơ này bay gần khu vực đảo nhân tạo mà Trung Cộng tạo ra một cách trái phép trên Biển Đông".
Nhật Bản - Trung Cộng.
Ngày 24/8/2018, Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản loan báo: " Từ ngày 26/8/2018 đến cuối tháng 10/2018, Nhật Bản sẽ điều động 3 chiến hạm trên một hành trình vào Biển Đông, Ấn Độ Dương, và sẽ vào hải cảng Ấn Độ, hải cảng Indonesia, Singapore, Sri Lanka, và hải cảng Philippines, trong mục đích tham gia huấn luyện chung.
Nhật Ä‘Æ°a chiến hạm 'khủng' vào Biển Ä�ôngĐáng chú ý, trong số các chiến hạm này có chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản tên là Kaga. Đài NHK của Nhật cho biết: "Hành động trên là trong mục đích kiềm chế các hoạt động của Hải Quân Trung Cộng ở Biển Đông. Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản (MSDF) có thể sẽ điều chỉnh lịch trình để thực hiện huấn luyện chung với các chiến hạm của Mỹ hoạt động trên vùng biển lân cận".
Ông Murakawa Yutaka, lãnh đạo MSDF, nói rằng: “Chúng tôi hành động lần này là một nhu cầu quan trọng trong "chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở cửa" mà chánh phủ Nhật đang theo đuổi, thống nhất với mục đích bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Với tin tức vừa hành động của Nhật Bản, tờ Thời Báo Hoàn Cầu cùng ngày 24/8/2018,  dẫn lời ông Lý Kiệt, chuyên gia quân sự của Trung Cộng, cho rằng: "Nhật Bản đưa chiến hạm lớn nhất vào hoạt động dài ngày trên Biển Đông “đã cho thấy xu hướng của Tokyo can dự có hệ thống và quy mô lớn vào vùng biển này. Cũng được hiểu là Nhật muốn đảm nhiệm vai trò làm phó cho Hoa Kỳ trong vấn đề châu Á – Thái Bình Dương và Biển Đông".
Vẫn tờ Thời Báo Hoàn Cầu: "Trong tương lai, nếu Nhật Bản sử dụng loại máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng như F-35B trên chiến hạm Kaga, thì nó sẽ trở thành một hàng không mẫu hạm thật sự."
HMS-Albion-8306-1536282662.jpgĐây không phải lần đầu tiên Nhật Bản đưa chiến hạm lớn nhất vào Biển Đông, mà hồi tháng 5/2017, chiến hạm hộ tống chở máy bay trực thăng Izumo cùng lớp với Kaga, đã hoạt động suốt 3 tháng tại Biển Đông và vùng biển phụ cận. Trong thời gian này, Izumo đã thực hiện diễn tập chung với biên đội hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.
Anh quốc - Trung Cộng.
Trích bản tin từ đài RFA ngày 06/09/2018. Đài này dẫn lời của hãng tin Reuters mà hãng tin này nhận được từ hai nguồn khác nhau. Theo đó thì ngày 31/8/2018, chiến hạm đổ bộ HMS Albion của Hải Quân Anh quốc đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, trước khi cặp vào cảng Sài Gòn ngày 3/9/2018 thăm Việt Nam. Vẫn theo hai nguồn tin, thì chiến hạm HMS Albion trọng tải 22.000 tấn, có chở theo một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, đã thực hiện quyền tự do hàng hải khi đi qua quần đảo Hoàng Sa. Chiến hạm này sẽ đóng tại căn cứ Singapore trong thời gian ít nhất là 4 năm.
Lúc ấy, Trung Cộng điều động một khu trục hạm cùng hai trực thăng đối phó với chiến hạm Anh quốc. Tuy nhiên, chiến hạm hai bên đã không xảy ra bất kỳ hành động nào.
Ngay sau đó, trong một bản tin fax gởi tới hãng tin Reuters, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã tố cáo chiến hạm Anh đã xâm nhập trái phép lãnh hải của Trung Cộng ở quần đảo Hoàng Sa, và đã bị Hải Quân cảnh cáo phải rời khỏi. Trung Cộng còn đe dọa Anh quốc về nguy cơ bang giao giữa hai quốc gia có thể bị tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực, nếu Luân Đôn không đình chỉ ngay lập tức các hành động khiêu khích.
Trong khi Trung Cộng phản đối, thì người phát ngôn của Hải Quân Anh quốc khẳng định rằng: "Chiến hạm HMS Albion đã chứng minh quyền tự do đi lại trên biển Đông mà vẫn bảo đảm sự tôn trọng luật pháp và quy tắc quốc tế".
Nhận định.
Với bài diễn văn của Tổng Thống Duterte đọc trước đông đảo cử tọa, trong số đó có Đại Sứ Hoa Kỳ và nhiều vị khách ngoại quốc tại thủ đô Manila của Philippines. Quả thật là hiếm hoi lời chỉ trích Trung Cộng một cách công khai từ Tổng Thống Duterte. Bởi, từ khi nhậm chức Tổng Thống Philippines, ông thường có lời lẽ trong bang giao gần gũi với Trung Cộng. Tuy lời văn nhẹ nhàng, thậm chí như những lời khuyên giữa những người bạn với nhau, nhưng rõ ràng là Tổng Thống Duterte như sỉ vả lãnh đạo Trung Cộng khi ông nói đến các đá ngầm  mà Trung Cộng bồi đấp thành đảo nổi, rằng: "Các anh không thể tạo ra một hòn đảo, nó chỉ là đồ nhân tạo, và các anh không thể tuyên bố rằng không phận phía trên các đảo nhân tạo là của các anh được. Điều này là sai, vì đây là vùng biển mà chúng tôi coi là biển quốc tế..".
Cũng trên hồ sơ Biển Đông, cộng với hồ sơ áp thuế từ Tổng Thống Hoa Kỳ đã làm cho ông Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình bối rối, vì trong tay Tổng Thống Trump có đến hai sức mạnh về quân sự và tài chánh. Gần đây, lại thêm Anh quốc + Pháp quốc + Nhật Bản, đứng về phía Hoa Kỳ cả trên hai hồ sơ, càng làm cho ông Tập bối rối thêm nữa, dù vẫn cố gắng nói lời cảnh cáo Nhật, cảnh cáo Pháp, rồi cảnh cáo Anh quốc.
Với hai hồ sơ Biển Đông và áp thuế trong thương mại với Hoa Kỳ -chưa nói đến nội bộ lãnh đạo Trung Cộng- tin tưởng rằng Trung Cộng sẽ tan vỡ giấc mơ bá quyền một phần thế giới, và rất có thể Việt Nam cũng vuột khỏi vòng tay của họ.      
Thứ hai. Giáo dục Việt Nam thời Việt Cộng.
Trở lại vấn đề học sinh lớp 1 trên toàn lãnh thổ Việt Nam bắt đầu học sách tự chọn từ năm học 2018-2019 này. 
Xin nhắc lại là ngày 24/11/2017, nhà xuất bản Dân Trí tại Hà Nội phát hành quyển sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam, hội nhập và phát triển" tập 1. Sách dày 2.200 trang của ông Bùi Hiền, và ông gọi là "Chữ Việt cải tiến" mà cách viết rất xa lạ với chữ Việt truyền thống, và khi đọc lên với âm thanh tưởng như đang nghe đọc sách chữ Trung Hoa.  
Từ đó, chữ Việt cải tiến của ông Bùi Hiền đã dẫn đến sự phẫn nộ của toàn dân, chớ không riêng gì phụ huynh học sinh phẫn nộ.
Bởi vì theo thời gian, tiếng Việt cải tiến của ông Bùi Hiền sẽ trở nên thông dụng trong xã hội, thì toàn bộ những kho báu trong các bảo tàng viện lưu giữ sách viết về lịch sử quốc gia dân tộc, về văn học nghệ thuật, về mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, ...v..v... trở thành đống giấy vụn, trong khi con người trong xã hội không còn biết gì về quá khứ của mình, cũng không biết gì về cội nguồn của quốc gia, dân tộc của mình. Lúc ấy, con người chỉ biết mình hôm nay mà thôi, như thể đang đứng giữa sa mạc mênh mông vậy.
Bỗng dưng, vào tháng 3/2018, Bộ Giáo Dục thông báo năm học 2018-2019, sẽ hơn 800.000 học sinh lớp 1 -tức hơn 50%- chọn học theo cách của giáo sư Hồ Ngọc Đại -con rể của ông Lê Duẫn- vì cách học này đã bắt đầu thử nghiệm từ năm 1978 với kết quả tốt.
Nếu học chữ Việt cải tiến của ông Bùi Hiền thì học trò học chữ Việt theo âm Quan Thoại và Bạch Thoại của Trung Hoa, trong khi sách học của ôngNgọc Đại thì vẫn học chữ Việt đang sử dụng trong xã hội từ xưa đến nay, nhưng cách học thì hoàn toàn khác. Khác ở điểm, học sinh học thuộc lòng chữ trước bằng cách nhìn những hình tròn, hình vuông, hình ba góc trống rỗng mà tưởng tượng ra chữ, rồi học đánh vần sau.
Theo lời giáo sư Hồ Ngọc Đại, thì cựu Bộ Trưởng Giào Dục Phạm Vũ Luận đã "lách luật", cho phép dạy "thí điểm" và gọi là tài liệu công nghệ giáo dục chớ không phải là sách giáo khoa. Sau nhiều chục năm thí điểm, bây giờ in hằng loạt sách lớp 1 dưới tên gọi "tài liệu công nghệ giáo dục".
Tại sao gọi là tài liệu công nghệ giáo dục, mà không phải sách giáo khoa?
Tôi hiểu rằng: "Sản phẩm của công nghệ -hay kỹ nghệ- là vật chất để phục vụ con người, phục vụ xã hội, trong khi giáo dục đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng và phát triển con người, phát triển đất nước".   
Bởi, Giáo dục là nền tảng trang bị cho học sinh sinh viên một hành trang nhân cách và kiến thức. Nhân cách, cần kiến thức hậu thuẫn những lý lẽ để tránh bị lợi dụng vào mục đích không tử tế. Kiến thức, cần nhân cách trợ giúp biến kiến thức trở thành những dự án những công trình hữu ích trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường cho con người gần gủi nhau hơn, bởi ngày nay mọi sinh hoạt đều tương quan tác động lẫn nhau.  
Giáo dục, bao gồm: “Giáo dục gia đình, giáo dục học đường, và  giáo dục xã hội”.
(a) Giáo dục gia đình: do bẩm sinh, huyết thống, và cung cách sống của các thành viên trong gia đình, nhất là ông bà cha mẹ.
(b) Giáo dục học đường: do chính sách của chánh phủ, hệ thống tổ chức, biên soạn sách  giáo khoa, đào tạo nhà giáo và chính sách hỗ trợ nhà  giáo, hỗ trợ học sinh sinh viên, phương pháp giảng dạy, cung cách của thầy dạy.
(c) Giáo dục xã hội: do những chính sách cùng hệ thống điều hành của chánh phủ, những sự kiện phát sinh và những phương cách giải quyết trong các lãnh vực sinh hoạt xã hội.
Giáo dục, thể hiện đường lối của lãnh đạo thực hiện mục tiêu quốc gia theo nguyện vọng người dân. Muốn đất nước phát triển như thế nào, lãnh đạo phải hoạch định chính sách chiến lược như thế ấy, chánh phủ thực hiện sách lược bằng cách điều hợp các ngành, căn cứ vào đó soạn thảo những chính sách dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện.
Và ngành giáo dục, đào tạo chuyên viên chuyên gia thích ứng cho nhu cầu đó. Đồng thời liên tục đào tạo và phát triển đội ngũ sư phạm về đạo đức lẫn kiến thức, cải tiến và phát triển sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu chiến lược, cải tiến dụng cụ trợ giáo, phương thức giảng dạy, cơ sở và trang bị, ..v..v...   
Nói chung, “giáo dục” trang bị cho những thế hệ về phẩm chất làm người trong khuôn thước văn hoá dân tộc, về khoa học kỹ thuật của thời đại thích hợp với truyền thống và mục tiêu phát triển quốc gia, về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, và bổn phận công dân đối với tổ quốc.
Dù là chữ Việt cải tiến, nó vẫn là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì nó biến đổi cả xã hội và lịch sử, và điều này có ghi trong Hiến Pháp. Vậy, phải có một đạo Luật qui định rõ ràng, và phải có những cuộc hội thảo mở rộng cho người dân tham gia ý kiến, chớ không thể bỗng dưng biến cả một dân tộc như thần dân dưới triều đại vua quan phong kiến ngày xưa.
Điều 5 khoản 3 trong Hiến Pháp ghi rằng: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống, và văn hoá tốt đẹp của mình".   
Nhưng, tại sao phải vội vàng bắt học sinh lớp 1 phải học "chữ Việt lạ" như năm học 2018-2019 đang  xảy ra?
Image result for cách sửa đổi chữ Việt của GS Bùi Hiền jpgUntitled-1
 Vì theo tài  liệu của Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Hân, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Biển Đông, thì bộ sách dạy từ lớp 1 đến lớp 12 theo âm Quan Thoại và Bạch Thoại của Trung Hoa, do Trung Cộng trao cho ông Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 1/2017, rồi nó biến thành của ông Bùi Hiền. Theo đó thì học sinh Việt Nam sẽ bắt đầu học từ năm học 2013-2014, để đến năm 2040 thì hoàn thành, cũng là lúc Việt Nam trở thành quốc gia thuộc trị của Trung Cộng. Nhưng lãnh đạo Việt Cộng ra lệnh bắt đầu học từ năm học 2019-2020. Đến cuối năm 2017, lãnh đạo Việt Cộng lại thay đổi, cho học sinh lớp 1 học ngay trong năm học 2018-2019.
Related image
Phải chăng là tự lãnh đạo Việt Cộng muốn tâng công với Trung Cộng? Hay là Trung Cộng ra lệnh mọi việc phải nhanh lên, vì Trung Cộng đang rất bối rối trên hồ sơ Biển Đông đối với Hoa Kỳ + Châu Âu + Nhật Bản, và hồ sơ áp thuế từ Hoa Kỳ?
Cho dẫu Việt Cộng tự tâng công bằng cách thực hiện sớm chương trình học chữ theo âm của chữ Trung Cộng, hay Trung Cộng ra lệnh, rõ ràng là đằng sau hành động mà Bộ Giáo Dục Việt Cộng vội vàng đẩy phụ huynh lẫn học sinh vào cái thế "hoàn toàn bất ngờ", liệu có điều gì bí ẩn giữa lãnh đạo Trung Cộng với lãnh đạo Việt Cộng?
Giả thuyết của tôi: "Bí ẩn đó là lãnh đạo Việt Cộng đẩy nhanh Việt Nam vào vòng tay Trung Cộng", vì một khi Trung Cộng yếu đi thì rất có thể tuổi trẻ và đại đa số người dân Việt Nam -gồm cả thành phần trí thức và quân đội nhân dân- sẽ đứng lên lật đổ Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm lãnh đạo, đồng nghĩa với Việt Nam vuột khỏi  tầm tay của Trung Cộng".    
Viện ngôn ngữ học vào cuộc.
Viện Ngôn ngữ: “Chữ quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiá»�n xuất phát từ mục đích tốt nhÆ°ng thiếu kiến thức chuyên môn“ - ảnh 1Trích trên ViệtTimes ngày 5/9/2018. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học cho biết, Viện Ngôn ngữ học đã họp hội đồng khoa học mở rộng, và khẳng định rằng:
"Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ đã từng được bàn đến nhiều lần, vì vậy mà cải tiến chữ Việt của Tiến sĩ Bùi Hiền không phải là một ý kiến mới trong giới ngôn ngữ học. Nhưng, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng, là sản phẩm của cộng đồng dân tộc, phải do cộng đồng quyết định sự phát triển của chữ viết, chớ không thể bị chi phối bởi ý chí hay nguyện vọng của một cá nhân, và học sinh bị cưỡng bách thi hành bởi mệnh lệnh hành chánh. Chính vì vậy mà những hội nghị về cải tiến chữ Quốc Ngữ với hàng loạt các đề nghị của nhiều nhà ngôn ngữ học, nhưng tất cả đều không được đưa vào thực tế.
"Cho đến nay, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm, nhưng chữ quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam. Trong khi sách cải tiến chữ quốc ngữ mà Tiến sĩ  Bùi Hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá, và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điển hình qua các điểm sau đây:
(1) Đã là nghiên cứu khoa học thì không thể diễn đạt mơ hồ như ” Tạm thống nhất ..”. Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định. Tiếng nói Hà Nội không phải là tiếng nói đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Như vậy, nếu dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết thì không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt.
(2) Tiến sĩ Bùi Hiền đi ngược lại khuynh hướng chung  các nước sử dụng chữ Latin. Không có bất cứ bộ chữ Latin nào sử dụng chữ cái “w” để ghi âm vị /ng/. Đề nghị dùng “w” thay cho “ng” sẽ phá vỡ tính hệ thống trong tương quan giữa âm và chữ, khiến người học rất khó. Và hơn hết, sẽ làm cho người ngoại quốc vốn quen với các chữ viết dạng Latin, sẽ không thể tiếp nhận chữ Việt cải tiến này ngang qua sách báo.
(3) Học tiếng Việt và viết chữ Việt, là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam. Đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ của Tiến sĩ  Bùi Hiền sẽ làm cho chữ quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số, vì thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số.
Và hơn hết, là nếu áp dụng cải tiến chữ quốc ngữ của ông Bùi Hiền, sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực kỳ tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới.
Sau cùng, Viện Ngôn Ngữ Học cho rằng: "Hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kỳ cải tiến nào đối với chữ quốc ngữ hiện nay.
Quốc Hội vào cuộc.
Ngày 12/09/2018. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội họp về dự án sửa đổi Luật Giáo Dục.. Điều 29 dự thảo luật quy định: "Mỗi môn học có một hoặc nhiều sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy và học tập".
Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu:
1. “Không thể để sách giáo khoa mà học sinh tự chọn như hiện nay tại Quảng Nam áp dụng bộ sách riêng. Chẳng lẽ để cho tỉnh này có hệ thống giáo dục riêng sao?"
2. Về sách công nghệ Giáo dục của Hồ Ngọc Đại, đã thực mấy chục năm rồi mà vẫn tiếp tục thực nghiệm là sao?"
3. Giờ đây, tôi thấy thương bọn trẻ con sao học hành khổ sở quá vậy. Ngày xưa chúng tôi đi học đâu đến mức vậy, mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, nhìn thấy trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được. Lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó, hầu hết đều không biết.. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá”.
Các Anh đọc rõ chưa? Qua phát biểu trên, không biết bà Ngân đã vô tình hay cố ý ca ngợi nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, mà bản thân bà đã từng hấp thụ khi là học sinh. Tuy không nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa, nhưng điểm 3 trên đây mà bà phát biểu, chẳng khác cái tát thật mạnh vào nhóm lãnh đạo Việt Cộng đã chủ trương một nền giáo dục "xin và cho", một nền giáo dục chỉ đào tạo "những thế hệ ngu dân" để vâng lời họ. Cũng vì vậy mà sau 43 năm dưới quyền lãnh đạo của Việt Cộng, xã hội Việt Nam không có những thế hệ công dân để xây dựng đất nước đúng nghĩa, cho nên xã hội ngày nay phải sống với nhau bằng dối trá, bằng mánh khóe gian manh. Nhưng, đó chính là mục tiêu của nhóm lãnh đạo Việt Cộng, để họ thao túng toàn xã hội theo ý họ, nhất là họ đã và đang nhẹ nhàng đẩy dân tộc Việt Nam vào tay Trung Cộng!  
Theo lý lịch trong Wikipedia, Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 tại Giồng Trôm, Bến Tre. Mặc dù có cha “vô bưng theo Việt Cộng”, mẹ thì  "nằm vùng cho Việt Cộng", nhưng cô gái Kim Ngân vẫn được ăn học tử tế dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1973, cô gái Kim Ngân vào tuổi 19 và là sinh viên Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, nhưng chưa tốt nghiệp thì bỏ học vào bưng theo Việt Cộng. Bỗng dưng, những giây phút bất chợt đã đưa bà Kim Ngân Chủ Tịch Quốc Hội Việt Cộng sống thật với tâm hồn của người nữ sinh viên đại học thời Việt Nam Cộng Hòa, ngang qua những phát biểu nêu trên.  
Vậy, nếu Bà dám từ chức vì cái nền giáo dục quái đản mà chính bà chỉ trích, để cùng đồng bào đứng lên triệt hạ cái chế độ độc tài và độc ác này, rồi xây dựng một xã hội dân chủ tự do, với một nền giáo dục nhân bản và khoa học, đào tạo những thế hệ công dân để cùng nhau phát triển toàn diện một xã hội thật sự văn minh lịch sự. Bà Kim Ngân nghĩ sao khi được đọc những dòng này? Chẳng lẽ bà hối hận về những lời nói đó của bà?        
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu: "Tại sao mỗi địa phương có quyền lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng trong giảng dạy, trong khi phụ huynh học sinh không được quyền chọn mua sách học cho con họ? “Thời kỳ tôi và các anh chị ở đây đi học, 10 năm học phổ thông sách vẫn thế, vẫn học được, anh học xong sách có thể chuyển cho em, sách mang từ Hà Nội lên vùng cao hoặc ngược lại đều học được. Sao giờ lại thay đổi vậy? Chuyện này sẽ là sự tốn kém rất lớn cho xã hội mà học sách còn không chính thống nữa".
Phó Chủ Tịch Quốc Hội Đỗ Bá Tỵ nhận định: "Không thể quyết định cho mỗi trường một loại sách giáo khoa khác nhau, vì nhự vậy làm cho chương trình giáo dục bị phân tán, trong khi cần phải thống nhất một loại sách giáo khoa. Tôi gặp nhiều học sinh ngoại quốc, các cháu rất tự tin khi nói các cháu học ít nhưng hiểu biết nhiều, không như học sinh ở Việt Nam. Vậy là giáo dục của ta nặng về nhồi nhét, làm cho tuổi trẻ ngày nay cận thị hết cả".
Kết luận.
Các Anh suy nghĩ gì sau khi đọc hết các trang trên?
Thôi thì hãy tạm để sang một bên, và Các Anh đọc kỹ bài thơ tự do "Vỡ Mộng, Lớn Lên Mới Biết" mà tôi lượm được trên internet ngày 25/5/2018. Theo thời gian dần lên từ nhỏ đến lớn, giúp tác giả nhìn qua nhiều góc cạnh trong xã hội dưới chế độ cộng sản độc tài. Vì vậy mà tác giả đã cố gắng nói lên nỗi lòng mình, nhưng không dám cho biết tên.
  Hồi nhỏ tưởng học lịch sử để biết tổ tiên nòi giống. Lớn lên mới biết chỉ là láu cá nhồi sọ.
  Hồi nhỏ tưởng Công An bắt cướp. Lớn lên mới biết Công An là ăn cướp.
  Hồi nhỏ tưởng cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc. Lớn lên mới biết đó là cờ Phúc Kiến bên Tàu.
  Hồi nhỏ tưởng Mỹ Nguỵ là ác. Lớn lên mới biết Cộng Sản là độc tài độc ác.
  Hồi nhỏ tưởng bán vàng giàu nhất. Lớn lên mới biết lãnh đạo bán nước giàu hơn.
  Hồi nhỏ tưởng đánh trận được lên tướng.. Lớn lên mới biết hèn hạ với Tàu được lên tướng.
  Hồi nhỏ tưởng chống Tàu là yêu nước. Lớn lên mới biết chống Tàu (Cộng) là phản quốc.
  Hồi nhỏ tưởng miền Nam đói rách. Lớn lên mới biết vô miền Nam để cướp của làm giàu.
  Hồi nhỏ tưởng bác hồ là người Việt Nam. Lớn lên mới biết là người Trung Quốc.
  Hồi nhỏ tưởng "đầy tớ cán bộ" lo cho dân. Lớn lên mới biết "dân làm chủ" phải lo cho cán bộ.
  Hồi nhỏ tưởng yêu nước là yêu tổ quốc. Lớn lên mới biết yêu nước là yêu bác yêu đảng.
  Hồi nhỏ tưởng những người lưu vong là Việt gian. Lớn lên mới biết đó là khúc ruột ngàn năm.
  Hồi nhỏ tưởng đánh Mỹ là đánh cho dân tộc. Lớn lên mới biết là đánh cho Nga cho Tàu.       
  Hồi nhỏ tưởng Lê Văn Tám là anh hùng. Lớn lên mới biết đó là tuyên truyền bố láo.
  Hồi nhỏ tưởng Biển Đông là của Việt Nam. Lớn lên mới biết Việt Cộng giao cho Tàu Cộng.     
  Hồi nhỏ tưởng tiền cứu trợ thiên tai dành cho dân. Lớn lên mới biết tiền đó dành cho cán bộ.
  Hồi nhỏ tưởng cờ vàng của Nguỵ. Lớn lên mới biết cờ vàng là cờ truyền thống Việt Nam.
Đau lắm phải không Các Anh? Các Anh hãy suy nghĩ với tất cả các góc cạnh của bài thơ, tôi tin là Các Anh sẽ nhận ra sự thật, hoàn toàn thật. Khi nhận ra sự thật đắng cay chua chát với dân tộc nói chung, và đối với tuổi trẻ Việt Nam nói riêng, bị lãnh đạo Việt Cộng gian manh dối trá lừa gạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các Anh còn chần chờ gì nữa, hãy đứng lên, đứng nhanh lên, vì thời gian còn lại ngắn ngủi lắm Các Anh à. Đồng bào đang chờ Các Anh để cùng Các Anh làm nên lịch sử bằng cách triệt hạ chế độ cộng sản độc đảng, độc quyền, độc tài, độc đoán, và độc ác nhất suốt dòng lịch sử Việt Nam oai hùng từ khi lập quốc hơn 4.000 năm trước.   
Từ đó,  mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại, cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã "rách loang lỗ" bởi những Hiệp Ước của Việt Cộng giao đất giao biển cho Trung Cộng, xóa tan những “vệt da beo trên da thịt quê hương” mà hiện nay là những làng mạc có công nhân hay quân lính Trung Cộng mà người Việt bị cấm vào. Từ đó, xây dựng một nền văn hoá nhân bản, khoa học, và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của mình.
Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào làm nên lịch sử.  
Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Muốn được sống trong  Tự Do Dân Chủ, chính chúng ta phải tranh đấu, vì Tự Do Dân Chủ không phải là quà tặng./.
Texas,trung tuần tháng 9 năm 2018
Phạm Bá Hoa    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét