Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

"Dự án sắt vụn" bán không ai mua


Nhà máy bột giấy Phương Nam rao bán 3 lần vẫn không ai mua

Số phận của một vài dự án trong số 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương dần có lối ra. Nhưng vẫn còn dự án bán không ai mua, trở thành sắt vụn; có dự án vẫn nằm đắp chiếu chờ phá sản. Trong khi đó, mục tiêu đến 2020 phải cơ bản xử lý xong các vấn đề tồn tại ở 12 dự án này.
<!>
"Dự án sắt vụn" bán không ai mua
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo xử lý 12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả ngành Công Thương ngày 21/9, Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay: Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay, 2 nhà máy đã hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi.
Tuy nhiên, vẫn còn dự án "bán đấu giá tài sản 3 lần nhưng không ai mua". Đó là dự án Giấy và Bột giấy phương Nam. Dự án được định giá bán 1.700 tỷ.
Đây là dự án đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam triển khai việc bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy nhưng không thành công.
Khởi công từ 2004 nhưng đến 2008 thì dừng thi công do thiếu vốn, đến 2012 có 1 lần chạy thử thì gặp sự cố và dừng hẳn và gánh khối nợ gần 2.700 tỷ. Nhiều chuyên gia khảo sát dự án đã cho rằng đây gần như là 'đống sắt vụn' vì đã đắp chiếu quá lâu, xuống cấp và lạc hậu.
"Lý do giá tri thẩm định của dự án theo các qui định hiện hành là quá cao và vướng mắc về việc chưa có cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh giá khởi điểm để tiếp tục triển khai bán đấu giá Dự án", theo lãnh đạo Bộ Công Thương.
Việc này cũng là nhằm "giải quyết được đồng nào hay đồng ấy”.
Còn với nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ dở dang, đang đắp chiếu, phương án được đưa ra tại cuộc họp là “không làm được nữa cho phá sản".
Ủng hộ phương án này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: Dự án này quá bế tắc thì xem xét cho giải thể hơn là kéo dài và ngày càng lún sâu vào nợ, thua lỗ.
Dự án Gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 của Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn vướng lùm xùm với nhà thầu Trung Quốc.
Nhà máy bột giấy Phương Nam rao bán 3 lần vẫn không ai mua.
Song trong số 12 dự án, cũng le lói chút hy vọng. Đó là dự án “PVtex tưởng chết nhưng đã khởi động lại 3 dây chuyền rồi”, còn đạm Ninh Bình trước đây “cả nhà máy mênh mông như vậy không có tiếng động nào, giờ đã hoạt động trở lại”.
Với dự án xơ sợi Đình Vũ (PVtex) “tưởng thành sắt vụn” thì nay, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng phấn khởi thông báo dự án “có nhiều chuyển biến tích cực”.
“Trong xử lý tranh chấp hợp đồng EPC đã có định hướng rõ ràng. Tranh chấp với nhà thầu có thể đưa ra hòa giải, không phải ra tòa nữa”, đại diện PVN tiết lộ.
Riêng nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất mà PVN góp vốn ở Quảng Ngãi, lãnh đạo PVN cho hay 25/9 này sẽ cho khởi động lại. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng chuẩn bị cho việc tái khởi động sau nhiều năm đắp chiếu.
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề nghị rút dự án DAP Hải Phòng ra khỏi “danh sách đen” vì dự án cơ bản không còn nợ nần, hoạt động tốt.
Nhưng nhiều dự án khác như đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình,... vẫn đang phải chịu gánh nặng lãi vay. Nói về số lãi mà đạm Hà Bắc phải trả, ông Cường than thở: “Nhìn lãi suất thế này rất muốn ngất”.
Đó là chưa kể, hiện năng lực sản xuất phân bón của Việt Nam cung đã vượt cầu nên phải tính đến hướng xuất khẩu. “Thậm chí xuất cả sang Hàn Quốc, Myanmar, Campuchia,... nhưng thuế xuất khẩu lại khoảng 10%, tự gây khó cho DN. Nếu thuế xuất khẩu về 0% sẽ tăng sức cạnh tranh cho phân đạm”, ông Cường nói.
Dự án đạm Hà Bắc vẫn chưa hết lỗ. Ảnh: L.Bằng
Không được chữa bệnh nửa vời
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - từng đi thực tế tại 9/12 dự án - cho rằng: "Thời điểm đầu 2017, khi đi khảo sát trực tiếp các dự án về thấy tình hình dự án rất bi quan, không biết có đường ra hay không. Trong khi đó, Trung ương giao phải xử lý yếu kém bằng nguồn lực tự có".
Nay Phó Thủ tướng vui mừng khi kết quả cho thấy “có đi có đến, nhiều dự án chuyển biến tích cực”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét: ”Cách đây 1 năm khi đi thị sát PVTEX, chúng tôi đã nghĩ tới việc phải bán sắt vụn, nhưng đánh giá lại tình hình và gạn đục khơi trong tìm giải pháp thì nay dự án đã có sức sống”.
“Tất cả mọi dự án đã được thanh tra kiểm toán, cần nỗ lực rất nhiều trong 3 tháng cuối năm để tạo chuyển biến cơ bản. Cơ bản phải xử lý xong các dự án vào năm 2020”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Việc xử lý các dự án yếu kém cũng đã tuân thủ nguyên chỉ đạo của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội là “không bỏ thêm đồng vốn nào”, mặt khác còn rút ra được 1.000 tỷ đồng khỏi dự án Gang thép Thái Nguyên mà Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn nhà nước từng “rót” vào.
Đối với vướng mắc trong các hợp đồng EPC, Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Tài chính, Công Thương, Xây dựng,... cùng lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty xử lý tất cả những vướng mắc pháp lý còn tồn tại, bởi, nếu không sẽ không xử lý được các khó khăn liên quan.
“Đây là giải pháp trọng tâm, nếu không được phải để bên thứ ba là tòa án, trọng tài giải quyết. Thua thắng cũng phải rõ ràng không để mập mờ mãi. Bộ Tư pháp chủ động họp trong Quý IV để bàn kỹ vướng mắc hợp đồng EPC”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Đối với tình hình nợ ngân hàng của các dự án, việc tái cơ cấu nợ là nhiệm vụ quan trọng. Theo Phó Thủ tướng, “đã chữa bệnh đừng có nửa vời, vì như vậy sẽ nhờn thuốc”. Nếu kéo dài thời gian sẽ gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay, 2 nhà máy đã hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng lợi nhuận ước đạt 146,827 tỷ đồng; Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận ước đạt 686 tỷ đồng).
Bốn dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn. Nhà máy đạm Hà Bắc lỗ 203 tỷ đồng, giảm lỗ 210 tỷ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai lỗ 125,6 tỷ đồng, giảm lỗ 310 tỷ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình lỗ 431,85 tỷ đồng; Công ty đóng tàu Dung Quất doanh thu thực hiện ước đạt 295,4 tỷ đồng, nộp Ngân sách nhà nước 4,68 tỷ đồng.
Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20/4/2018. Hai dự án còn lại đã chuẩn bị xong phương án khởi động lại nhà máy, đang chọn thời điểm giá nguyên liệu thuận lợi (Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước).
Lương Bằng

Không có nhận xét nào: