Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Bịnh viện ở VN chữa bịnh !!! - TẠI SAO CON TÔI CHẾT- AI ĐÃ GIẾT CON TÔI???

Đây là những lời tố cáo của tôi, mẹ của bệnh nhân NGUYỄN DUY HƯNG 19 tuổi chỉ còn vài ngày nữa là em bước qua tuổi 20 và chuẩn bị qua Mỹ sống, Cái tuổi đáng lẽ có nhiều dự định và mơ ước cho tương lai nhưng đã vụt tắt vì sự nhẫn tâm, ác độc và yếu kém về trình độ CHUYÊN MÔN của lũ người khoác trên mình chiếc áo trắng trong ngành y tại bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. 
Đêm đó là đêm thứ SÁU tại Mỹ nhưng ở Việt Nam là sáng thứ Bảy. Sau khi hoàn tất show diễn tôi trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi. Tiếng chuông điện thoại vang lên, thông thường tôi ít để ý các cuộc gọi ban đêm, nhưng đêm đó như linh tính điều gì tôi nhìn vào điện thoại thì thấy chị gái tôi ở Việt Nam gọi qua. Chị tôi thông báo là con trai tôi đau bụng nên chị đưa vào BV Đồng Nai khám. <!>
Cách đây hơn một năm tôi qua Mỹ và gửi con trai lớn 19 tuổi cho chị gái chăm sóc, và chỉ còn ba tháng nữa cháu sẽ qua Mỹ sống cùng tôi và em trai nó). Tôi cuống cuồng hỏi chị gái là “ Cháu có đau nhiều không? “ Chị gái tôi nói “ Nó đau nhiều nên chị đang cho cháu làm các xét nghiệm”. Tôi nóng lòng chờ đợi thông tin từ chị gái của mình. Vài tiếng sau cháu trai tôi là Lê Thanh Hiếu gọi cho tôi nới “ Dì ơi, BV nói em bị viêm tụy cấp nên họ chuyển em lên BV Chợ Rẫy. Giờ con đưa em lên Bv Chợ Rẫy đây dì”. Tôi bắt đầu lo lắng và bàn với chồng và con trai nhỏ của tôi là chuẩn bị đồ cho tôi bay về VN gấp. Lòng tôi gần như rối bời. Tôi mua vé máy bay gấp lúc 3 giờ thì 8 giò là tôi bay. Không màng đến giá cả bao nhiêu dù bay gấp như vậy thậm chí tôi phải trả số tiền rất cao. Nhưng vì con, tôi đã gạt bỏ tất cả để bay về ngay cho kịp. Khi tôi chuẩn bị ra sân bay tôi tiếp tục gọi cho chị gái để hỏi tình hình của con mình ra sao. Chị đưa máy gọi video cho tôi nhìn con trai của tôi. Cháu đang cầm bình dịch chuyền đi tiểu. Tôi hỏi “ Con ơi! Con có đau nhiều không?” Cháu trả lời “ Mẹ ơi con đau lắm”. Tôi cũng không ngờ đó là câu nói cuối cùng tôi nghe được từ con tôi. Sau đó tôi lên máy bay, mọi liên lạc gần như cắt đứt. Ngồi trên máy bay mấy chục tiếng miệng chỉ biết khẩn cầu cho con được bình an. Sau gần hai ngày trên máy bay tôi đã về đến BV Chợ rẫy thì biết được sự thật. Sự thật 100% do chị gái tôi và cháu trai của tôi kể lại vì gia đình tôi trực tiếp nuôi cháu tại BV. Đó là các Bác sĩ ở BV Chợ Rẫy đã cấp cứu một bệnh nhân bị VIÊM TỤY CẤP bằng cách truyền vào tay nó một bình nước biển ( loại nước muối loãng mà giá khoảng 11.000 đồng. Vì tôi làm nghề dược nên biết giá của loại nước này”. Và họ để cháu nằm ngoài hành lang bệnh viện. 

Sau khi gia đình khóc lóc và đi nhờ một người bà con làm trong phòng hành chánh tại bệnh viện đó, ông đã giúp cho con tôi có một cái giường trên lầu tám của bệnh viện. Và họ gọi đó là phòng cho bệnh nhân bệnh nặng. Và những gì tiếp theo họ cấp cứu cho một bệnh nhân bị bệnh VIÊM TỤY CẤP ( NGUY CƠ HOẠI TỬ)??? Cũng lại là chai nước truyền dịch trắng nhách và cắm vào mũi con tôi sơi dây khí oxy mỏng manh và tiếp tục nằm chờ ở đó. Đã là Bác Sĩ, khi một bệnh nhân được chuyển từ BV tỉnh đến và đã có kết quả chính xác là VIÊM TỤY CẤP ( nguy cơ hoại tử) thì họ thừa biết họ cần phải làm gì và điều trị những gì cho bệnh nhân. Vì tất cả các bệnh lý đều có một KHUNG GIỜ VÀNG để chữa trị kịp thời. Nhưng không, con tôi vẫn nằm đó và dịch trong ổ bụng bắt đầu tràn. Bụng của cháu chướng lên cao hơn mặt. Họ bắt đầu cắm ống hút dịch từ dạ dày ra. Cứ vài tiếng là một bịch cả hai lít nước. Họ nói người nhà ngồi canh khi nào bình dịch truyền hết thì gọi họ. Khi bình dịch truyền gần cạn chỉ còn một chút thì cháu tôi vào gọi . Cô y tá bước ra lầm bầm chửi bệnh nhân và người nhà là chưa hết mà réo gọi um sùm là sao. Nhưng thực tế trong bình chỉ còn vài giọt. Nhưng vì người nhà mình đang bệnh nên cả nhà cứ cắn rang chịu đựng. Rồi thời gian tiếp tục trôi qua vẫn chẳng có động tĩnh gì về cấp cứu. Con trai tôi bắt đầu khó thở và kiệt sức dần do dịch tràn quá nhiều, và do phải nằm chờ gần hai ngày với cách cấp cứu qua loa như cấp cứu một bệnh nhân bị tiêu chảy bình thường. Trong khi căn bệnh của con tôi cần cấp cứu gấp và cần lọc máu hoặc chọc hút tụy. Nhưng không, họ vẫn không làm. Chị gái tôi cứ chạy từ lầu 8 xuống lầu 1 rồi từ lầu 1 lên lầu 8 cả 4 vòng để tìm người nhà. Chị tôi gào khóc van xin họ cứu con trai của tôi. Cháu trai tôi Lê Thanh Hiếu cũng chạy đôn chạy đáo đi van xin BS cứu em Hưng của nó. Lúc này người bà con lại một lần nữa giúp đỡ. Không biết ông đã làm những gì nhưng sau đó họ đưa con tôi vào phòng ICU ( Hồi sức cấp cứu, mà đáng lẽ cháu đã phải được vào đây ngay từ lúc BV Chợ Rẫy nhận bệnh nhân từ BV Đồng Nai đưa lên với bệnh án là Viên Tụy Cấp ( nguy cơ hoại tử). Còn nếu như họ cho là BV CHỢ RẪY của họ quá tải thì tại sao họ nhận bệnh. Tại sao không chuyển con tôi đến BV Y Dược Hoặc BV Bình Dân hay Việt Pháp. Cái đau đớn của tôi là không có mặt ở đó để tự đưa con tôi ra khỏi chỗ chết đó. Tôi ngồi trên máy bay và mọi thứ như mù tịt về thông tin.) Khi họ đưa con tôi vào tới phòng này và cắm máy lọc cũng là lúc con tôi tắt thở. Họ bắt đầu dùng máy thở nhân tạo công suất cao và luồn cái ống to đùng vào phổi cho con tôi . Từ đó con tôi thở 100% bằng máy, và không tự thở được 1% nào. Lúc này tôi quá cảnh ở Hàn Quốc và có wifi tôi bắt đầu gọi về để liên lạc với gia đình tôi. Tôi thấy chị tôi khóc rất nhiều, tôi biết có điều xấu xảy ra nhưng chị tôi nói dối tôi là chị bực mình và gây lộn với Hiếu con trai chị ấy nên chị khóc. Linh tính cho biết điều rất xấu xảy ra với con mình nhưng tôi cố gắng giữ bình tĩnh vì còn một chặng bay nữa. Một phần tôi cũng mới phẫu thuật nên BS cấm tôi xúc động và quá lo lắng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của tôi. Vì vậy tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh và cầu nguyện cho con. Sau khi nghe tất cả những gì kể lại những gì các BS ở BV Chợ Rẫy đã đối xử với bệnh nhân và điều trị cho Bệnh nhân là con tôi như thế, tim tôi đau thắt và nghẹn đắng. Xuống máy bay lúc 1:45 chiều tôi bắt đầu chờ đến 3:00 chiều để được vào thăm con. Vì mỗi ngày chỉ được thăm 30 phút vào lúc 3:00 chiều. Bước vào phòng ICU tôi nhìn con mà lòng quặn thắt. Con tôi đó sao? Xung quanh nó là dây nhợ mà máy móc. Mắt nhắm nghiền và nhịp thở 100% là máy. Con mằm đó bất động. Mẹ chỉ biết nằm tay con nghẹn ngào. Chỉ biết nói với chính bản thân mình là “ Con ơi mẹ xin lỗi, mẹ đã về trễ, mặc dù mẹ đã cố hết sức để có thể về nhanh nhất”. Sau 30 phút nhìn con thì họ bắt đầu xua đuổi người nhà. Tôi bước ra khỏi phòng mà nghẹn ngào chua xót. Chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện. Trở lại chỗ gia đình ngồi chờ thông tin khi các BS ở phòng ICU HỒI SỨC CẤP CỨU cần gì họ gọi. Cái nơi chúng tôi tôi ngồi chờ như một trai tị nạn. Hàng tram người nằm ngồi la liệt. Trong đó có cả bệnh nhân đang nằm la liệt lẫn người thân đi nuôi. Mưa thì vác chiếu chạy vòng quanh, nắng thì mặc kệ cứ lăn ra tranh thủ 1 người chợp mắt thì một người thức để nghe tên vì loa thông báo tên bệnh nhân bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm. Vài phút lại có loa thông báo. “ Người nhà của anh Nguyễn Văn A. hoặc chị Hồ Thi B… thì người nhà bắt đầu cong chân lên chạy. Vì đâu phải gần, từ chỗ ngồi chờ họ gọi tên lên tới phòng BS chạy cả 5 phút . Sau đó vài phút thấy người nhà đi xuống nước mắt ngắn dài là biết người nhà họ đã mất. Cái nỗi lo khi họ kêu tên bắt đầu len lõi trong đầu tôi. Từ khi xuống máy bay cho đến ngày cuối cùng tôi chưa phút nào rời BV. Chỉ ngồi đó như bức tượng, mua gió mặc kệ, gia đình tôi luôn túc trực, chị gái và cháu trai của tôi luôn ở BV. Cả cha ruột của cháu và bà nội cũng lên thăm và chờ đợi. Mỗi ngày chỉ mong đến 3:00 để được lên nhìn con một chút và hỏi về bệnh tình con tiến triển như thế nào. Và ngày nào cũng được câu trả lời là “ Bệnh nhân này nặng lắm”. Chỉ như thế và không hơn gì. Mỗi ngày buổi sáng họ gọi tên người nhà Nguyễn Duy Hưng là tôi chạy lên. Lên để ký giấy đóng tiền tạm ứng mỗi buổi sáng và ký tên vào giấy lọc máu. Mỗi ngày chúng tôi phải đóng từ 50 triệu đến 70 triệu , hôm nào nhẹ nhất thì 30 triệu đồng. Chồng tôi bên Mỹ là cha dượng của cháu bắt đầu lo lắng và nhờ các BS ở Mỹ hỗ trợ cứu giúp. Các BS ở Mỹ đã yêu cầu tôi cho họ liên lạc với BS điều trị cho con tôi tại BV Chợ Rẫy. Tôi đến gặp BS ở phòng ICU HỒI SỨC CẤP CỨU nơi con tôi đang điều trị và nhờ họ cho số điện thoại để BS bên Mỹ gọi về . Nhưng ở đây họ luôn xem họ là giỏi nhất nên họ từ chối không nghe điện thoại. Chính các BS ở đây nói với tôi “ Chúng tôi đã dùng thuốc tốt nhất trên thế giới để chữa cho con chị, dùng máy tốt nhất lọc máu cho con chị, và chúng tôi cũng đều là những BS giỏi nhất mới làm việc trong phòng này và ở Mỹ cũng chỉ đến vậy thôi”. Ý của họ là họ quá giỏi rồi không cần ai tư vấn. Bất lực vì họ từ chối, một BS ở Mỹ đã nói với tôi, họ sẽ sẵn sàng gửi tặng gấp thuốc kháng sinh mạnh về để chữa trị cho con tôi. Một lần nữa tôi lại chạy đến cầu cứu họ, nhưng BS ở đây lại nới “ Thuốc kháng sinh ở Châu á là tốt nhất thế giới rồi” . Ôi cái gì ở đây cũng tốt nhất thế giới hết….. Tôi bất lực hoàn toàn. Chồng tôi ở Mỹ bắt đầu nóng lòng hơn và quyết không chịu bỏ cuộc. Anh chạy đi cầu xin các bệnh viện ở Mỹ nhận bệnh nhân và bắt đầu tiến hành làm visa khẩn cấp để đưa con qua Mỹ điều trị. Số tiền cho một chuyến bay SOS tại Mỹ về VN chỉ có hai BS Mỹ và hai trợ lý cùng những máy móc tối tân trên máy bay, họ sẽ bay đến VN để đón con trai tôi và tôi là 7 tỉ đồng Việt Nam. Còn tiền chữa trị có thể từ 1.5 triệu đô la đến 2 triệu đô la. Tùy vào tình hình bệnh nhân. Chồng tôi chấp nhận hết và bắt đầu tiến hành xin visa khẩn cấp. Điều kiện cho visa khẩn cấp là yêu cầu bệnh viện cấp 1 bản MEDICAL REPORT ( tóm tắt bệnh án bằng tiếng anh) và giấy xác nhận căn bệnh này BV tại VN không chữa được. Khi tôi yêu cầu giấy này thì một BS nói với tôi “ Bệnh viêm tụy cấp có gì là không chữa được mà chuyển đi Mỹ. Bộ nhà bà giàu lắm hả”. Lòng nghẹn đắng nhưng vẫn phải nhịn nhục vì mạng sống của con tôi đang trong tay họ. Khi tôi cố giải thích thì họ nói “ được rồi chúng tôi sẽ cấp giấy cho chị, nhưng chờ 5 ngày nữa vì chúng tôi phải dịch qua tiếng Anh lâu lắm” Tôi ngỡ ngàng vì chỉ một tờ giấy MEDICAL REPORT mà phải chờ những 5 ngày. Nhưng đành bấm bụng chịu đựng. rồi mỗi ngày như thế lại chờ đợi tới 3:00 chiều để được nhìn thấy con. Mỗi ngày họ gọi lên ký giấy để lọc máu cho con tôi. Khi ký giấy là đồng nghĩa với bạn phải đóng số tiền 50 hoặc 70 triệu mỗi ngày. Tôi chấp nhận hết. Và đóng tiền ngay tức thì không chần chờ. Nhưng lạ thay tôi có lúc tôi thấy họ cắm máy lọc máu cho con tôi, lúc thì tôi không nhìn thấy máy. Đúng ngày 22/8/2018 tôi cũng như mọi ngày lên ký giấy lọc máu cho con nhưng 3:00 chiều tôi thăm con thì cũng không thấy máy đâu. Tôi hỏi BS là tại sao kêu tôi ký giấy mà giờ không thấy máy. Thì vị BS này nói “ lọc máu nhiều cũng đâu có tốt”. Tôi ngạc nhiên với câu trả lời của họ. Tôi hỏi lại “ Vậy BS kêu tôi lên ký giấy lọc máu làm chi”. Lúc này thì vị BS này nói với tôi, “ máy còn phải nhường cho các bệnh nhân khác nữa. Lúc này tôi mới bắt đầu để ý xung quanh cái phòng ICU HỒI SỨC CẤP CỨU này. Họ có khoảng 26 giường bệnh nhưng chỉ có tất cả 3 cái máy lọc máu. Lúc này tôi mới hiểu ra là tại sao con tôi cứu bị rút máy lọc ra ( nhưng tôi vẫn phải đóng tiền. Thì ra họ kinh doanh như vậy trên nỗi đau của người khác). Tôi yêu cầu BS cắm máy lọc máu cho con tôi vì cháu bệnh thập tử nhất sinh mà sao không cứu. Họ nói tối nay họ sẽ cắm máy vào lọc. Đêm đó như mọi đêm tôi mua café và bánh mì, trái cây đem lên phòng biếu BS điều dưỡng y tá ..chỉ để đứng từ xa nhìn qua phòng kính xem con tôi thế nào. Nhưng cuối cùng cũng không nhìn thấy họ gắn máy lọc máu cho con tôi. Đến 3:00 chiều ngày tiếp theo tôi lên thăm con và hỏi BS tại sao hôm qua không lọc máu cho con tôi. Thì vị BS này nói dối, là “ Đêm qua chúng tôi đã cắm máy lọc cho cháu rồi”. Sự nói dối trơ trẽn vì họ không nghĩ là đêm nào tôi cũng lên đem đồ ăn lên cho họ và ngó nhìn con tôi. Vì vậy tôi đã trả lời vị BS này là “ Đêm qua mấy giờ BS cắm máy vào lọc cho cháu???” ông ta nói khoảng 8:00 đêm. Tôi cho ông ta biết là đêm nào tôi cũng lên đây nhìn con tôi. Và đêm qua không có bất cứ cái máy nào. Ông ta lẳng lặng bỏ đi. Cho đến chiều hôm sau họ mới cắm máy lọc máu tiếp cho con tôi. Họ dùng ba cái máy này để kinh doanh trên nỗi đau của bệnh nhân. Một BV lớn mà phòng ICU chỉ có ba máy lọc máu. Và họ cho tôi biết là máy tối tân nhất thế giới. Tôi lén chụp hình máy móc gửi cho chồng tôi xem thì hỡi ơi, chồng tôi nói “ Cái máy này các nước tân tiến đã vứt đi hơn 10 năm rồi”. Ôi tất cả cái gì cũng nhất thế giới mà họ cho tôi biết là thế đó. Và họ lại gọi tôi lên yêu cầu ký vô giấy tiêm thuốc nấm máu cho cháu. Khoảng 10 triệu 1 mũi và phải tiêm khoảng 20 ngày. Vậy coi như ngoài 50 đến 70 triệu mỗi ngày tôi phải đóng thêm 10 triệu nữa cho mỗi ngày tiêm thuốc. Và Bs nói với tôi là họ chỉ nghi ngờ thôi chứ chưa xác định chính xác máu có nấm hay không. Nhưng họ vẫn yêu cầu tôi đóng tiền để dùng loại thuốc đó. Tôi vẫn chấp nhận với hy vọng là con sẽ có thêm thuốc điều trị. Dù trong lòng thấy lạ là tại sao họ không thể xác định được bệnh nhân có bị nấm trong máu hay không. Họ chỉ nghĩ là khi tụy hoại tử thì máu nhiễm trùng sẽ có nguy cơ bị nấm. Hay do máy móc quá cũ hoặc trình độ BS quá thấp không đọc được bệnh. Những câu hỏi cứ dồn dập trong đầu của tôi. 
Rồi ngày tiếp theo tôi vào thăm con thì sau hơn 20 ngày bất động con tôi đã mở mắt nhìn mẹ. Tôi mừng như bắt được vàng. Tôi hỏi “ Con ơi con có nhận ra mẹ không?” thì con tôi gật. Cháu không thể nói vì trong miệng cắm ống thơ rất to. Tôi hỏi tiếp “ Con ơi con có đói không?” con tôi lắc đầu. Vẫn chưa tin là con tỉnh tôi hỏi tiếp: “ Con ngủ hơn 20 ngày rồi, mẹ và gia đình lo lắm. Mẹ đã về ngay khi con bệnh nhưng vẫn không kịp gặp con trước khi con phải vào cấp cứu. Nếu con thật sự hiểu những gì mẹ nói, con hãy nắm tay mẹ được không? Con là thế giới là tất cả những gì quý nhất trên thế gian này đối với mẹ con biết không?”. Tôi đưa tay và cầm tay con tôi, cháu bắt đầu động đậy và nắm khẽ tay tôi. Tôi mừng và ôm con khóc ngất. Lúc này BS đến nói với tôi là “ Con chị qua tình hình nguy kịch rồi nhé. Nhưng nếu để sống và có thể ra khỏi phòng này thì chắc phải nằm hơn một tháng nữa. Gia đình có đủ điều kiện không?”. Tôi mừng rơn và nói “ Nếu con tôi sống thì nằm đây bao lâu tôi cũng chấp nhận, tiền bạc tôi lo được.” Tôi xuống báo tin cho gia đình biết và chồng tôi bên Mỹ biết. Ai cũng mừng và khóc nức nở. Riêng chồng tôi bên Mỹ thì khác, anh bảo “ Em đừng mừng vội. Vẫn cứ tiến hành đưa con qua Mỹ khi họ giao giấy tờ. Vì bệnh tình con rất nguy hiểm. Bằng mọi giá phải đưa con ra khỏi đó khi họ giao giấy tờ hãy chạy thẳng đến đại sứ quán . Anh sẽ làm việc với thượng nghị sĩ bên này. Họ sẽ gọi qua đại sứ quán bên đó hỗ trợ cấp visa khẩn cấp cho con”. Tôi đồng ý và vẫn mong chờ giấy MEDICAL REPORT từ họ để đem qua Đại Sứ Quán xin visa cho con qua Mỹ điều trị. 
Ngày tiếp theo họ gọi gia đình tôi lên để ký giấy chụp CT bụng cho con tôi vì chướng lên bất thường. Tôi chạy lên và ký rồi cùng họ đưa con đến phòng chụp CT. Vào đây khi nhìn cái máy chụp CT ( Computed Tomography) hiệu Cement từ thời Vua Bảo Đại cởi truồng tắm mưa tới giờ rồi. Cái máy cũ kỹ và nhìn rất bẩn nhưng vẫn được các BS ở đây giới thiệu là máy tối tân nhất. Khi nhìn cái máy tôi hỡi ôi. Lúc này chúng tôi khiêng con tôi đặt lên máy để cho BS chụp. Lòng tôi rối bời vì lo lắng. Khi họ chụp xong đẩy con tôi ra, tôi đã khóc nghẹn vì cháu yếu dần và mắt nhắm lại. Chiều hôm đó 3:00 tôi lên thăm cháu thì gặp bác sĩ trưởng khoa ICU đi thăm bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy vị BS này. Bà hỏi tình hình bệnh con tôi từ một vị BS khác. Họ nói với nhau gì đó rồi tôi nghe bà nói với vị BS này “ Bệnh nhân này trả về chứ nuôi gì nữa mà nuôi”. Chân tôi như khụy xuống, mắt tôi như mờ đi, tai tôi bắt đầu ù. Ôi con tôi sao thế này. Họ nói cháu đã qua cơn nguy kịch rồi cơ mà. Tôi chỉ biết quỳ xuống van xin họ cứu con tôi. Họ yêu cầu tôi đứng lên và đi ra ngoài cho họ hội chuẩn. Sau 1 giờ đồng hồ họ gọi tôi lên và nói “ Con chị trở bệnh nặng, chỉ còn vài % sống. Chúng tôi sẽ tiến hành mổ cầu may nhưng nói trước là 99% chết trên bàn mổ. Mổ cũng chết không mổ cũng chết. Tôi nghẹn lòng và ký vào giấy với hy vọng là dù 1% nhưng biết đâu sẽ có phép màu nào đo. Tôi đặt bút ký mổ cho con mà lòng đau thắt lại. Lúc này tôi quỳ xin họ cho tôi gặp con tôi vài phút trước khi mổ. Họ đồng ý. Tôi lại nhìn con nghẹn ngào khóc và cố lay cháu dậy. Con tôi từ từ mở mắt yếu ớt, tôi nói vào tai con tôi “ Con ơi đừng bỏ cuộc con nhé, con là con trai của mẹ. Mẹ chưa bao giờ bỏ cuộc bất cứ điều gì trong cuộc sống. Mẹ luôn cố gắng vượt qua. Con hãy kiên cường lên. Mẹ luôn bên cạnh con. Hãy hứa với mẹ là vượt qua con nhé. Khi con mệt quá và khó thở hãy nghĩ đén Mẹ và em con và gia đình . Đừng bỏ cuộc con ơi. Nếu con còn hiểu những điều mẹ nói hãy chớp mắt ra hiệu cho mẹ biết đi con.” Con trai tôi cố chớp mắt cho tôi biết và hai hàng nước mắt của cháu chảy ra. Tôi nghẹn đắng lòng. Y tá bắt đầu đuổi tôi và cháu tôi ra ngoài để họ làm vệ sinh cho con tôi để chuẩn bị chuyển đi mổ. Ánh mắt yếu ớt như van xin mẹ đừng đi, và đôi tay sưng phù vì khi dịch tràn máu bị nhiễm trùng, thận suy 24 ngày không đi tiểu, phổi viêm do máy thở. Đôi tay yếu ớt cứ cố níu kéo mẹ, ánh mắt mệt mỏi như van xin mẹ ở lại với con. Tới chết tôi cũng không thể quên giây phút đó. Nhưng họ kéo tôi ra ngoài, bỏ lại con trai tôi với đôi mắt mệt mỏi bắt đầu nhắm nghiền lại. 
9:00 đêm đó họ đưa con trai tôi vào phòng mổ. Tôi cứ chạy tới chạy lui trong đêm để nghe ngóng tin tức. 2:00 sáng tôi chạy vào phòng ICU mặc dù bị cấm cản nhưng tôi vẫn xông vào và nhìn thấy họ đã mang con tôi ra khỏi phòng mổ và trở lại giường cũ. Tôi nhìn thấy các y tá đang truyền máu cho con tôi. Tôi mừng vì con tôi đã chiến thắng và ra khỏi phòng mổ rồi. Tôi chạy về chỗ cả nhà đang ngồi chờ để báo tin cho gia đình, cả nhà tôi òa khóc vì mừng và cầu nguyện cả đên cho con tôi. 
6:00 họ gọi tôi lên. Nữa mừng vì hy vọng ca mổ thành công, và con tôi qua cơn nguy hiểm. Nửa lo vì tin dữ sẽ đến. Tôi bước vào phòng thì vị BS cho biết đêm qua đã mổ cho con tôi nhưng khi mổ ra thì bên trong tất cả đều hư hết rồi nên họ không thể làm gì hơn. Vì vậy họ nói gia đình nên đem con tôi về vì không nên để chết tại bệnh viện. Tôi lúc này đã không thể khóc được, chân tay tôi run rẫy. Gia đình vội vàng làm thủ tục để đưa con tôi về nhà. Tôi điện thoại cho chồng tôi bên Mỹ. Anh đã cùng con trai nhỏ của tôi bay về gấp . Về đến nhà con tôi mất. Cả thế giới như sụp đổ hoàn toàn dưới chân tôi.

Một đứa con ngoan, hiền lành mà ai cũng thương yêu. Tương lai đang chờ đón ở phía trước. Chỉ còn ba tháng nữa mẹ sẽ về đón qua Mỹ sống và sum họp gia đình… Tại sao con tôi chết đau đớn như thế này. Dù tôi đã làm hết mọi cách. Tiền đóng gần 1 tỉ nhưng bệnh con không tiến triển. Sau nhiều ngày vật vã với đám tang của con xong tôi bắt đầu xâu chuỗi sự kiện lại. Từ BV Đa Khoa Đồng Nai, các chỉ số bệnh của con tôi không quá cao, nhưng các BS ở đây biết là bệnh này rất nguy hiểm nên đã phải chuyển lên tuyến trên gấp, thậm chí họ chưa kịp thu tiền viện phí. ( sau 1 tuần họ mới gọi điện thoại lên cho gia đình tôi và nói nếu có thời gian vui lòng ghé thanh toán viện phí cho cháu). Họ gấp đến độ không kịp thu tiền viện phí. Vậy mà khi chuyển bệnh nhân lên CHỢ RẪY thì BS ở đây xem như chả vấn đề gì cứ nằm đấy và chờ đi.. Chờ đến khi tắt thở thì đem vào phòng HỒI SỨC CẤP CỨU chữa và đóng tiền. Mặc dù đóng tiền đầy đủ nhưng vẫn không có máy lọc máu. Cứ cắm vô một ngày lại rút ra cắm cho bệnh nhân khác. Nhưng mỗi ngày đều phải đóng tiền như nhau. Cho đến cuối cùng thì “ Đem về đi sắp chết rồi”. Thế đấy! những người khoác trên mình bộ đồ bác sĩ. Một nhân vật mà ai cũng phải tôn kính gọi đến từ BÁC nhưng chúng vẫn nhẫn tâm đến thế. Nếu cho là quá tải thì tại sao nhận bệnh? Một bệnh viện trước dây có 1200 giường giờ vẫn đang mở rộng thêm thành mấy ngàn giường. Cho tôi hỏi, các vị đã có đủ BS cho từng ấy bệnh nhân chưa?. Và đây là bệnh viện lớn toàn ca nặng, các vị đã có đủ TÀI , ĐỨC, TÂM để cứu người hay đang giết người và kInh doanh trên nỗi đau của họ. Hơn 24 ngày lăn lộn ở hành lang bệnh viện chăm con, chứng kiến bao nhiêu gia đình phải bán nhà cửa để mong cứu con , chồng, cha, vợ của họ…. Nhưng rốt cuộc nhà đã bán, người thân cũng mất. Thêm những điều đau đớn nữa là một bệnh nhân ở Bến Tre 54 tuổi bị vỡ ruột non mà chụp cắt lớp 5 lần BS vẫn không tìm ra bệnh nhân bị gì. Đến lần cuối khi phát hiện ra bệnh thì chị ấy chết… Ngạc nhiên chưa? Máy tối tân nhất thế giới, bác sĩ giỏi ngang tầm tiến sĩ giáo sư nước ngoài đó sao??? Thương hơn nữa là những người đi phát cơm từ thiện thiện nhưng luôn bị bảo vệ xua đuổi. Họ phải luồn những hộp cơm từ thiện cho người nghèo dưới những cái lỗ của bức tường cổng số 6 bệnh viện. Họ làm điều thiện nhưng vẫn bị xua đuổi. bao nhiêu người nghèo cần cơm ăn vì họ không có tiền mua cơm, phải để dành tiền chữa bệnh cho người nhà…. Tôi lại tự hỏi tại sao bảo về làm vậy??? Rồi câu trả lời đơn giản nhất là NẾU HỌ CHO NGƯỜI PHÁT CƠM TỪ THIỆN THÌ LÀM SAO CĂN TIN BÁN ĐƯỢC CHO NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN. Ôi cái xã hội gì vậy??? Đến làm việc thiện cũng khổ nữa là sao? Rôi bệnh viện thì toàn tệ nạn, đêm nào cũng có người mất tiền, điện thoại. Nhà vệ sinh bệnh viện thì bị khóa trái cửa để người bên ngoiaf vào kinh doanh xây nhà vệ sinh và thư mỗi lần đi vệ sinh là 2000 đồng. Riêng tôi mỗi ngày phải tốn khoảng 40 ngàn. Vì tắm giặt rửa chén đi về sinh đủ kiểu. Họ kinh doanh từ thứ tận cùng nhất. Nuôi con 24 ngày trong viện tôi bắt đầu cảm thấy sợ tất cả mọi thứ ở đây. Có thể có người nghĩ rằng con tôi chết rồi tôi cay cú và điên loạn nên viết sai sự thật. Không thưa mọi người, tôi là nhà báo hơn 10 năm. Tôi không bẻ cong ngòi bút. Dù tôi đau đớn tột cùng sau cái chết tức tưởi của con tôi nhưng tôi viết tất cả là sự thật. Cái BV mà những con người làm việc ở đây họ luôn cho mọi thứ là nhất thế giới, họ là giỏi nhất nhất thế giới thì sự thật lại trái ngược như vậy. Trong đám tang con tôi, có nhiều người đến viếng khi biết con tôi bị viêm tụy họ đã hỡi ơi vì họ hỏi: “ Tại sao sau vài giờ nó không cấp cứu mà không đưa đi BV khác. Con anh nè, con chị nè….. cũng bị vậy nhưng bệnh Viện Bình Dân cứu được nè.. BV Pháp Việt cứu nè..rồi ABCD cũng tương tự nói như vậy khiến tôi đau lòng vì cái chết oan uổng của con tôi bởi sự tàn nhẫn vô tâm ác độc và yếu kém của cái lũ khoác trên mình chiếc áo trắng nghành y ở BV Chợ Rẫy.

Sau đám tang con tôi, chồng tôi vẫn yêu cầu bệnh viện cung cấp tóm tắt bệnh án của con tôi MEDICAL REPORT. Dù họ thu tiền nhưng khi tôi hỏi họ trả lời “ Tưởng người nhà chết rồi thì không cần nữa” Và họ lại hẹn sang một ngày khác. Ngày khác tôi và chồng tôi lên BV đòi giấy đó thì họ cấp cho 1 trang A4 với vỏn vẹn vài dòng tóm tắt. Chồng tôi người Mỹ anh đọc và bắt đầu nổi điên lên và quậy ngay tại bệnh viện. anh nói “ Con trai tao nằm đây 24 ngày mà chúng mày đưa cái bản tóm tắt chưa được 1 trang giấy A4 hả? Trong khi cái bill tính tiền chúng mày gửi chi tiết từng món lên đến 10 trang giấy. Chúng mày có còn là con người không? Chồng tôi gần như gào thét lên giữa bệnh việnnhưng chúng nó lẳng lặng bỏ đi và cho người lôi chồng tôi ra ngoài. Chồng tôi nói với họ “ Chúng mày giết con tao, giết chết tương lai của nó và chúng mày giết cả gia đình tao. Vì khi con tao chết, gia đình tao còn mục đích gì để sống. Một đứa trẻ ngoan hiền và chưa đầy 19 tuổi. Nếu là người nhà và gia đình chúng mày bị như vậy, chúng mày có cấp cứu như chúng mày đã làm với con tao không?” .. Tôi nghẹn đắng lòng vì con thì đã mất, trái tim tôi tổn thương chỉ biết lôi chồng về vì có nói gì con cũng không trở lại được nữa. Nay tôi viết bài này mong mọi người hãy chia sẻ cho tất cả người khác biết để nếu có người thân hay ai bị bệnh thì nên tránh xa cái bệnh viện nhẫn tâm và ác độc này. Đừng mang vào đây khi còn có thể cứu được mà sau khi bán nhà cửa để chữa bệnh thì mang về cái xác không nguyên vẹn. Tôi đau lắm, đau thắt ruột gan nhưng không biết phải làm sao. Mỗi ngày nhìn di ảnh con lại thấy có lỗi với nó. Chỉ ba tháng nữa thôi là gia đình sum họp nhưng giờ đây gia đình tôi đã vĩnh viễn mất đi đứa con mà chúng tôi yêu thương và hy vọng về nó biết nhường nào. 
Hỡi cái lũ người không có tâm có đức, lại không có tài kia ơi… Làm ơn lột bỏ bộ áo trắng lương y đi. Đừng làm xấu nghành y nữa.. Sao các người ác quá vậy? Đã dốt nhưng luôn tỏ ra nguy hiểm và luôn cho ta là nhất thế giới. Người Mỹ họ rất ngạc nhiên vì tại sao rất nhiều nước trên thế giới muốn yêu cầu họ tư vấn những ca khó, họ mong muốn nhận được loại thuốc tốt cho bệnh nhân nhưng tại sao Việt Nam lại không muốn. Câu trả lời đơn giản mà, vì lũ người ở đây chúng luôn cho chúng là giỏi nhất thế giới. và nếu bên Mỹ gửi thuốc về thì làm sao chúng thu tiền thuốc của bệnh nhân này được. Nên nó từ chối là đúng rồi.
Con trai ơi, mẹ và gia đình đã làm hết mọi cách rồi con ạ, nhưng vẫn không cứu được con. Vì từ đầu chúng đã bỏ mặc con gần hai ngày với căn bệnh nguy hiểm này mà không cấp cứu. Nếu con có linh thiêng hãy về với mẹ. Mẹ mang tro cốt con qua Mỹ, mẹ chỉ mong con linh thiêng mà về Mỹ theo mẹ để lòng mẹ đỡ day dứt vì không thể cứu được con. Còn cái lũ người mất nhân tính đó, trời sẽ trừng trị họ con ạ. Hãy về bên mẹ con nhé. Vì mẹ yêu con nhất trên đời.

Trang Minh Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét