Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Sacramento tổ chức “Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy” và ra mắt tác phẩm “Lối Thoát Cho Việt Nam” của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - Trần Minh Xuân


Vào lúc 1 giờ trưa ngày Thứ Bảy, 28-7-2018, tại Stockton Boulevard Partnership, 5625 Stockton Blvd, Sacramento, CA 95824, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy đã tổ chức lễ giỗ năm thứ 28 cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Buổi lễ gồm có 2 phần
I. Giỗ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy;
II.Giới thiệu sách “Lối Thoát Cho Việt Nam” của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. 
Sau nghi thức chào cờ, nghe giáo sư Lại Quốc Hùng hát Quốc ca Hoa Kỳ và cả hội trường đồng hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Trần Minh Xuân [xem h ình], đại diện ban tổ chức tuyên bố khai mạc buổi lễ. Ông vắn tắc đọc các email của các thân hữu từ xa không về tham dự được đã gởi về nhờ đọc với lời tưởng niệm người quá cố.
<!>
 Đó là: Cô Nguyễn Ngọc Thúy Tần, ái nữ của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, từ thủ phủ Albany của tiểu bang New York, đã viết: “…Thắm thoát  Ba đã mất nay là 28 năm.  Thúy Tần rất cảm động là sau bao nhiêu năm, vẫn còn nhiều người thương mến và tưởng nhớ Ba, và họp lại hằng năm tham gia đám giỗ của Ba. Riêng Thúy Tần luôn luôn thương nhớ và ái mộ người cha hiền lành đã tranh đấu và hy sinh tất cả để đem lại tự do dân chủ cho nước nhà…”
·         Anh Trần Nguyên Phúc ở Đức viết: “Cám ơn anh Xuân đã kiên trì hàng năm làm Lễ Tưởng Niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy. Bái phục! Chúng ta không tôn sùng cá nhân lãnh tụ Nguyễn Ngọc Huy, mà làm tưởng niệm vì thấy Gs Huy là một nhân tài VN tài đức song toàn, đáng là tấm gương sáng cho thế hệ VN nói theo. Chúng ta vinh danh ‘Tinh thần Nguyễn Ngọc Huy’.”
·         Tiến sĩ Phan Văn Song, Khoa trưởng Trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí, Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng từ pháp “Nhắc lại những kỷ niệm thời ông du học ở Pháp nhờ sự hướng dẫn của Giáo sư trong việc học tập và đường hướng đấu tranh cho một nước Viêt Nam tự do dân chủ pháp trị”.
·         Cựu Dân biểu Luật sư Trần Minh Nhựt từ Oakland ghi lại “Kỷ Niệm Bài Học Đấu Tranh Nghi Trường từ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Người Thầy hướng dẫn ngay những ngày đầu tiên Anh Em Trẻ Chúng tôi gồm BS Mã Xái, Anh Nguyễn Văn Tiết, Anh Trương Vĩ Trí, Anh Nguyễn Văn Quí và tôi Trần Minh Nhựt. Đến kỳ bầu cử Pháp Nhiệm 2 (Từ 1971 - 1975), các Ứng Cử Viên trong cuộc bầu cử vào tháng 10 năm 1970, đa số ứng cử viên được Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một tổ chức Chính trị do GS Nguyễn Văn Bông làm Chủ Tịch và GS Nguyễn Ngọc Huy giữ chức vụ Tổng Thư Ký yễm trợ được thắng cử. Vào Hạ Nghị Viên quy tụ thêm một số Dân Biểu độc lập, tổng số được 33 vị DB đủ nhân số để lâp 1 Khối và KHỐI DÂN QUYỀN được ra mắt, với Người Anh đáng kính là Dân Biểu Đại Tá Nhan Minh Trang làm Trưởng Khối… cũng nhờ sự hướng dẫn của Giáo sư Huy trong cuộc đấu tranh nghị trường cho một quốc gia VN dân chủ pháp trị…”
·         Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Anh và phu nhân cho biết “Rất tiếc chúng tôi bận cuộc hội ngộ 50 năm Y Khoa 68, từ 27/7 đến 29/7/2018 nên không tham dự được…”
·         Riêng Bác sĩ Dương Hữu Thức cũng rất tiếc không tham dự được, nhưng gởi $100 góp phần chi phí tổ chức…


Ban tổ chức thành thật cám ơn quý vị đã lắng nghe; rồi bước sang phần giới thiệu quan khách từ xa về tham dự và quan khách địa phương, gồm có Tiến sĩ Trương Mỹ Hoàng, Giáo sư trường Đại học UCLA, đến từ Vallejo; Bà Hiền Hansen Hội trưởng Hội Người Việt Cao Niên, và ông cựu Hội trưởng Trần Gia Tường, cô Nguyên Thủy đến từ Houston, Giáo sư Trần Anh Dũng đến từ San Jose, ông Trần Kim Sơn và phu nhân đến từ MacFadden…

Theo chương trình, ban tổ chức mời ông Nguyễn Hữu Sơn, cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành chánh nói về kỷ niệm của ông từng có với Giáo  sư Huy. Ông Sơn cho biết viễn kiến của Giáo sư được ông gọi là “Công án Nguyễn Ngọc Huy”. Theo ông đây là bài học “tương lai VN” được Giáo sư Huy truyền đạt, qua 2 bước đi tới của con người; một tượng trưng cho “Nhà nước đương quyền” và một cho “chánh đảng đối lập”; cả hai sẽ thay nhau bước tới trong việc trị nước qua nền “dân chủ pháp trị”. Dịp này ông Phùng Quốc Công, một đảng viên Tân Đại Việt cũng lên diễn đàn nói về những kỷ niệm của ông trong thời gian gần gũi hoạt động bên cạnh Giáo sư Huy.

Đặc biệt Thiền sư Thích Không Chiếu [xem hình], nguyên là cựu Đại tá Trần Văn Tự, trước ngày mất nước 30/4/1975, là tỉnh trưởng Phan Rang, trình bày các kỷ niệm của ông đối với Giáo sư Huy. Tuy các lớp dạy thiền của ông rất thành công, nhưng ông không muốn gọi ông là thiền sư, mà lúc nào cũng tự nhận mình là “thầy chùa gốc lính”. Niệm hương trước bàn thờ, nhìn di ảnh Giáo sư Huy, ông gọi Giáo sư Huy là anh Ba và xưng em. Ông là học trò của Giáo sư Huy. Lúc ông đến Mỹ tái định cư thì Giáo sư Huy đã qua đời. Ông nhắc lại những thời gian ông được gần gũi Giáo sư Huy; mỗi lần từ Phan Rang về Sài Gòn ông thường gặp Giáo sư Huy. Với giọng nói vẫn còn hùng mạnh ông đã truyền cảm đến người nghe tâm tình của ông dành cho bực thầy khả kính [xem phụ đính 1].

Bước sang phần II, Giáo sư Trần Minh Xuân được mời giới thiệu tác giả và tác phẩm “Lối Thoát Cho VN” của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. Để giới thiệu tác giả, Giáo sư Xuân nói không có lời giới thiệu nào bằng việc mời tác giả lên diễn đàn cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan của tác giả. Do đó Tiến sĩ Truyết được mời lên diễn đàn cho mọi người thấy [xem phần tiểu sử tác giả trong phụ đính 2].

Nói về tác phẩm, Giáo sư Xuân cho biết: Năm 2017 ông được tác giả tặng quyển “Lối Thoát Nào Cho Việt Nam”. Chưa tìm ra lời giải “lối  thoát nào” thì không đầy một năm sau, năm 2018, tác giả tặng tiếp cuốn “Lối Thoát Cho Việt Nam” với yêu cầu giới thiệu nó chung với lễ giỗ thứ 28 của Giáo sư Huy. Như vậy là bài toán đã có đáp số; đó là “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”. Đáp số này cũng đã thể hiện qua các cuốn “Thư Cho Con” của Giáo Già & Mai Thanh Truyết, đã được ấn hành đều đặn mỗi năm 2 cuốn, tới tập 31 có thêm Tiến sĩ Phan Văn Song tham gia.

Nhìn lại lịch sử thế giới, chúng ta còn nhớ Lenin đã nhận định: “Muốn cho chế độ Nga Hoàng sụp đổ, phải đẩy nó đến tận cùng của sự khốn nạn”. Đến ngày 21-12-1981, Tổng thống Reagan đã đẩy nước Nga đến tận cùng của sự khốn nạn, chia nước Nga thành 24 nước nhỏ, giải phóng toàn bộ khu vực Đông Âu mà không cần dùng đến hành động quân sự, không cần tốn 1 viên đạn.

Trong việc “chống Tàu” lịch sử VN cũng cho thấy, người dân từ quốc nội đến hải ngoại đều thấy hiểm họa Tàu càng lúc càng rõ và việc chống Tàu cũng càng lúc càng rầm rộ hơn. Nó đang từng bước có thể “đẩy Tàu đến tận cùng của khốn nạn”. Thật vậy, nhìn những chuyển biến thời cuộc gần đây, mọi người hẳn tiên đoán trong thời gian ngắn sắp tới “Tàu sẽ vở ra từng mảnh” như thời Xuân thu chiến quốc. Từ đó, Việt Nam sẽ được giải thoát khỏi sự khống chế của Tàu. Nhìn vào trang bìa sau của cuốn sách, độc giả hẳn thấy tác giả trân trọng viết “Chúng tôi trong nhóm chủ trương phát hành quyển sách “Lối thoát cho Việt Nam” lần nầy để thêm lần nữa gióng lên tiếng chuông nhắc nhở tất cả con dân đất Việt trong và ngoài nước là một mẫu số chung duy nhứt của chúng ta là ‘chống Tàu’ và chống lại tất cả những âm mưu bán nước của bọn cộng sản Bắc Việt”.

Bước sang chuyện “diệt Việt cộng”, Giáo sư Xuân mời tác giả Mai Thanh Truyết lên nói rõ “Lối thoát cho VN”.

 Bước lên diễn đàn tác giả nói lối thoát đó là “Cách Mạng Bất Tuân Dân Sự Ở Việt Nam”. Nhớ lại ngày 29/1/2017, trên Diễn đàn Paltalk của Khối 8406, do Lạc Việt điều hợp, Linh mục Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn Lý, và người viết đã lần lượt kêu gọi mọi người dân trong nước đứng lên khơi động những cuộc biểu tình bất bạo động, tương tự như lời tuyên bố của Mahatma Gandhi: ”Bất tuân Dân sự trở thành một bổn phận thiêng liêng khi nhà nước trở nên vô pháp luật và tha hóa”. Kết quả là ngày 5/3 năm nầy, cuộc biểu tình đầu tiên tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và ở những thành phố lớn trên toàn quốc đòi Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa phải rời khỏi Việt Nam và Trung Cộng hãy về Tàu. Từ đó đến nay, những cuộc biểu tình liên tục hàng tuần tiếp diễn và có thể nói ngày 10/6/2018 đánh dấu cuộc Cách mạng bất tuân dân sự ở Việt Nam, nhân việc CSBV ra dự thảo Luật An Ninh mạng và Luật Đặc khu Kinh tế.

Trong việc bất tuân dân sự, tác giả nói: “Chúng ta hãy thử hình dung những hoạt cảnh sau đây:

·         Công nhân sở Rác ở Sài Gòn và Hà Nội ngưng hốt rác trong 2 ngày, thì hai thành phố  hơn 7 triệu dân mỗi nơi cũng đủ để biến thái với trên 40.000 tấn rác phủ ngập thành phố.
·         Công nhân ở các công ty cung cấp nước uống, nhà máy điện, nhà máy khí đốt và xăng dầu v.v… đồng loạt đình công không đi làm việc trong một ngày mà thôi cũng đủ để biến loạn Xã hội.
·         Người dân buôn thúng bán bưng đình công không nhóm chợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
·         Nhân viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sinh… ngưng không làm việc, thì sẽ ra sao?
·         Sinh viên và học sinh đồng loạt bãi khóa thì ngòi nổ sau cùng nầy sẽ chấm dứt chế độ độc tài cộng sản Bắc Việt [xem phụ đính 3].

Nền kinh tế của CSBV đang kiệt quệ, nhiều nơi không còn tiền để trả lương cho công nhân viên chức, thậm chí đến cả công an, một thành phần ưu đãi của chế độ. Cộng thêm nội bộ CSBV đang phân hóa trầm trọng, tinh thần bất ổn trong cuộc tranh dành quyền lợi và quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích. Vì vậy, họ chỉ muốn … hạ cánh an toàn ở ngoại quốc mà thôi;

Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng: ”Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự. Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.”

Như vậy, qua 591 trang của cuốn sách và qua bài nói chuyện của tác giả Mai Thanh Truyết mọi người hẳn thấy “Lối thoát cho VN” là cuộc “Cách mạng bất tuân dân sự” vàCuộc vận động tổng biểu tình trên toàn thế giới ngày 20/10/2018” sắp đến sẽ là ngày cách mạng mọi người chờ đợi.

Buổi lễ được góp vui với các bài hát sống động của cô Huỳnh Mai Hoa và Giáo sư Lại quốc Hùng trong lúc thưởng thức bữa ăn nhẹ. Quan khách cũng được tặng một cuốn Di Cảo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Tiến sĩ Mai Thanh Truyết ký tên lưu niệm trên sách “Lối thoát cho Việt Nam”.

Giáo sư Trần Minh Xuân cám ơn quan khách và tuyên bố bế mạc buổi lễ vào lúc 3 giờ 30 cùng ngày.

Phụ đính 1
Cựu Đại Tá Trần Văn Tự:
Từ tỉnh trưởng Ninh Thuận đến ‘người xuất gia tu hành’
Quốc Dũng/Người Việt
July 5, 2018
Tỳ Kheo Thích Không Chiếu và quyển sách viết về cha ông “Trần Văn Thạch (1905-1945) - Cây Bút Chống Bạo Quyền Áp Bức.” (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)


SACRAMENTO, California (NV) – Chọn con đường tu khi tuổi đời đã chất chồng. “Năm 73 tuổi tôi trở thành ông tăng, tới nay thì tôi tu được 18 năm rồi,” Tỳ Kheo Thích Không Chiếu nhớ lại quãng thời gian xuất gia tu hành.

Ít ai biết rằng, ông chính là cựu Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận trước năm 1975, và là trưởng nam nhà ái quốc Trần Văn Thạch – người được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên dương và đặt tên cho một con đường nằm bên hông chợ Tân Định, Sài Gòn.

Tiếp phóng viên nhật báo Người Việt tại khu chúng cư Greenfair Towers II, trên đường Fairgrounds, góc với đường Broadway, ở thành phố Sacramento, miền Bắc California, nhà sư Thích Không Chiếu say sưa nói về dòng thiền Tánh Không, mà vị thiền chủ đã chủ trương thực hành thiền theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca trong kinh, với bốn phương tiện Quán, Chỉ, Định, Huệ.

Theo Tỳ Kheo Thích Không Chiếu, dòng thiền này vừa giúp thiền sinh điều chỉnh được bệnh tâm thể của mình, hài hòa thân tâm, hài hòa với mọi người từ gia đình đến cộng đồng, xã hội; vừa hướng dẫn cho thiền sinh tỉnh ngộ, chuyển đổi nhận thức, phát huy từ từ trí huệ tâm linh.

Cách thiền của dòng thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thích Thông Triệt sáng lập vào ngày 4 Tháng Giêng, 1995. Thầy xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ một thời gian tại Việt Nam theo dòng thiền Trúc Lâm. Sau năm 1975, thầy bị Cộng Sản đưa đi tù ‘cải tạo’ suốt 14 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn này, thầy vẫn tu tập theo pháp thiền do sư phụ truyền dạy, nhưng cuối cùng, thầy khám phá một pháp thiền mới dễ tu, dễ thực hành và mau có kết quả là thiền Tánh Không ngày nay, có sự liên hệ giữa thiền và khoa học não bộ,” ông cho biết.

Đi tu để tâm thong thả 

Nói về cơ duyên đi tu, ông kể: “Tôi hồi trước là sĩ quan quân đội thua trận, đi trình diện, rồi Cộng Sản kêu đi ‘học tập’ một tháng. Một tháng mà kéo dài tới 12 năm 3 tháng. Vào tù, có mấy người lén đem kinh Phật vô, rồi họ đến chỗ chúng tôi hỏi người nào rảnh thì sao ra nhiều bản, để có bị tịch thu cái này thì còn cái khác. Lúc đó tôi rảnh nên lãnh kinh sao ra. Chép tới chép lui từ từ tôi thấm.”
Ông đi tù “cải tạo” từ cuối Tháng Năm, 1975, ngay sau ngày mất nước, và được thả ra vào cuối Tháng Tám, 1987. “Sau khi ra tù, mấy năm sau đó tôi lang thang ở miền Nam. Đến cuối Tháng Hai, 1992, tôi sang Mỹ theo chương trình tị nạn H.O.,” ông nhớ lại.


Ông bảo, ông “lang thang ở miền Nam” là bởi vì khi ra tù thì gia đình ông chỉ còn một người con ở lại Việt Nam; vợ ông cùng sáu người con khác thì ở Canada.
Gia cảnh tôi cũng hơi lộn xộn chút. Người phối ngẫu cũ của tôi vượt biên, chừng phỏng vấn vào Mỹ thì không biết vì lý do gì mà Mỹ từ chối. Bà ấy mới qua Canada với các con. Khi qua Mỹ, những năm 1993, 1994 tôi dời lên ở Buffalo, New York, để chạy qua chạy lại gần với Canada, gần với các con của mình. Hồi lúc ở tù tôi bị suyễn quá, tôi sợ lạnh, nên không qua Canada ở,” ông kể.

Tôi sang Mỹ khi đã 65 tuổi. Ngày tôi ra tù, gặp lại gia đình, thì thấy không giống như ngày xưa nữa. Tôi đi vắng mặt 12 năm, con cái tôi lớn hết ráo rồi, tôi đâu còn như ông bố ngày xưa để dạy dỗ con nữa, tôi lạc hậu, không biết gì hết. Nhớ lại thời gian trong tù chép kinh, tôi nhớ lời Phật dạy, và thấy trong người khỏe hơn, nên nghĩ đến chuyện xin gia đình cho xuất gia. Chính vì vậy, khi ở Buffalo, tôi có nói với mấy đứa nhỏ, mà chúng nó chưa đồng ý đâu. Mãi cho đến cuối năm 1999 thì tôi mới được con cái chấp nhận cho đi tu, và đầu năm 2000 tôi trở thành ông tăng,” ông kể tiếp.

Tỳ Kheo Thích Không Chiếu hướng dẫn thiền sinh học thiền. (Hình: Tánh Không)

Nhiều lý do để tôi đi tu lắm, nhưng lý do quan trọng nhất là tôi nhận thấy cuộc sống thế gian này vô thường lắm, nên đi tu để tâm thong thả, không bị khổ sở về cuộc đời. Chứ nếu cứ ngồi nghĩ lại chuyện cũ, chuyện xưa thì khổ sở lắm. Mình mất nước, rồi đi tù, trở ra, cũng không còn cái cũ. Vô thường lắm, nên lo tu cho rồi,” ông nói.

Khi sang Mỹ, ông gặp lại Hòa Thượng Thích Thông Triệt, người ở chung trong tù với ông. “Lúc đó tôi biết thầy Thông Triệt có mở lớp thiền trên Portland, Oregon, nên cuối năm 1999 tôi xin theo thầy xuất gia,” ông cho biết.

Ông kể, nhờ chép kinh trong thời gian ở tù nên ông bước vào con đường tu nhanh chóng, và “thầy chỉ cần hệ thống hóa các pháp lại là tôi lĩnh hội được ngay. Thực hành thiền là một cách huấn luyện cho tâm từ động trở nên yên lặng, giúp cho cuộc sống của người thực hành trở nên thanh thản, thân tâm hài hòa và hài hòa với môi trường chung quanh.”

“Thí dụ, khi còn ở tù, hằng đêm cán bộ quản giáo tập họp chúng tôi ra trước sân, trời lạnh cũng như trời nóng, phải ngồi một tiếng đồng hồ để bị chửi bới, nào là tay sai, nào lính đánh thuê, nào là ăn gan uống máu… Người ta có thể kêu ngay tên mình, chỉ ngay trước mặt, chửi mình nữa. Mục đích là để mình tức quá, khó ngủ thôi. Nhưng tôi học được bài học của Phật rồi, tôi nói thầm, anh chửi là chuyện của anh, tôi nghe là chuyện của tôi. Từ đó tiếng chửi bới của họ không làm khổ tôi nữa. Đạo Phật lạ ở chỗ đó,” ông nói thêm. 

Đi tu để sám hối vì ‘không giữ được miền Nam’ 

Ông hào hứng kể chuyện tu tập bao nhiêu thì ông lại dè dặt mỗi khi nhắc đến chuyện cũ bấy nhiêu. Bởi lẽ, chuyện đời ông là một chuỗi ngày dài như sợi dây liên kết. Do đó, câu chuyện của ông cứ đứt quãng mỗi khi ông nhắc chuyện xưa.

Bây giờ tôi tu rồi, tôi không muốn đổ thừa ai, chê trách ai. Tôi cho đó là cái nghiệp, cái duyên của mình thôi. Chuyện cũ mình moi ra, phê phán, không được đâu, khó lắm. Chuyện cũ cứ để nó vậy thôi. Nhưng nó cũng có lợi lắm, nó giúp cho mình sáng ra, đừng để lầm vết xe cũ nữa. Nếu mình học được bài học cũ thì mình khôn hơn hồi trước,” ông ngập ngừng nói.

Hồi xưa mình nghĩ mình đi lính, rồi nhờ Mỹ giúp đỡ nên mình chống sự xâm chiếm của miền Bắc, bảo vệ miền Nam. Rốt cuộc cái đùng phá tiêu hết. Anh Mỹ lo chạy. Thành ra cái mộng của mình tiêu tùng, đổ vỡ hết. Hồi xưa mình có lý tưởng nhưng tiêu rồi. Nên đi tu để mình sám hối, để mình bớt khổ thôi,” ông trầm tư nói.

Ông tâm sự: “Khi đi tu tôi mới thấy khác. Khác là vì khi cái tâm mình nghĩ khác thì sự việc sẽ khác. Lúc trước tôi nghĩ thế này, Mỹ bỏ mình, mình bị phản bội, mình tức mình khổ. Rồi tôi nghĩ, mấy ông tướng lĩnh bỏ chạy, mình khổ. Nếu cứ nghĩ như vậy hoài thì mình tức mình khổ thôi. Tôi thấy thế này, mình yếu thì mình phải làm con cờ cho người ta. Muốn không làm con cờ thì mình phải mạnh lên, phải tự lực thôi. Bây giờ nước nào cũng vậy, dựa vào người ta là bị người ta xài xể. Người ta buông mình cái rụp thì chới với ngay. Thành ra mình thành con cờ. Tôi đi tu để không làm con cờ nữa.”
 

Các thiền sinh tại đạo tràng Sacramento. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
“Con cờ” trên bàn cờ quốc tế mà ông nói chính là Hiệp Định Paris 1973 do bốn bên tham chiến gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ký kết tại Paris ngày 27 Tháng Giêng, 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có bốn bên, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu là các phiên họp kín giữa hai đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ quyết định. Trong quá trình đàm phán, Hoa Kỳ gần như phớt lờ ý kiến của đoàn Việt Nam Cộng Hòa và tự sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ông nói: “Tôi có mấy người bạn là đại tá không quân, họ nói lãnh nhiệm vụ thả bom trên đường mòn. Mỹ chỉ định phải thả những cây cầu. Nhưng thật sự Cộng Sản vô họ tìm chỗ nước cạn rồi sắp đá đi. Còn cầu chỉ là giả tạo thôi, nó ngầm để cao xạ, nếu mình chúi đầu xuống thả bom mấy cây cầu thì bị cao xạ tỉa. Đó là cái mồi để dụ máy bay. Thành ra mấy ông đại tá không quân nói không dại gì đi đánh mấy cái cầu, mà đi đánh mấy đoàn xe. Nhưng hễ đi đánh mấy đoàn xe thì về bị rầy. Tôi tự hỏi, tại sao lạ vậy? Thì hóa ra họ ký kết ngầm làm sao mình đâu có biết, họ liên lạc với nhau bằng ngoại giao hay bằng gì mình không biết, mà mình cứ đánh trật chứ không đánh trúng. Mỹ và miền Bắc ký kết. Miền Nam cuối cùng mới kẹt. Mình là con cờ. Mình không có quyền gì hết. Nếu Mỹ không buông thì miền Nam không bao giờ thua. Người ra giúp mình, nếu là chủ thì mình không bị thí. Còn người ta là chủ, thì mình không thể nói năng gì được với người ta, thành ra mình thua là phải rồi.”

Hỏi ông, có phải miền Nam chủ quan khi có Mỹ hỗ trợ phía sau? Ông nhận định: “Tôi nghĩ rằng thế này, miền Nam quá là tự do, quá là rộng rãi, quá là dân chủ… cho nên không ai nói ai nghe. Mà không thấy thực tế chủ nghĩa Cộng Sản như thế nào. Mình đã một lần cắt đứt rồi, khi cả triệu người từ miền Bắc di cư vô vào năm 1954 rồi, mà cũng chưa thấm được chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Miền Nam không có đồng lòng, không có quyết tâm. Mình cứ mất quyền chủ động của mình là vậy.”

“Mình có sáu năm bình yên mà, từ năm 1954 đến 1960 lận. Mình cứ thản nhiên bình yên, mình không biết Cộng Sản cấy người, không biết Cộng Sản nằm vùng, không biết gì hết về Cộng Sản… Và mình mất sáu năm bình yên!” ông suy tư nói.

Kể về thời gian làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận, ông cho hay: “Tôi ở Ninh Thuận được sáu năm, từ năm 1969 đến 1975 thì ‘sập tiệm.’ Sáu năm đó ở Phan Rang tương đối yên, tốt.”

Để có được chức vụ này, ông cho biết: “Nó cũng có lý do, không phải tự nhiên. Bố tôi là giáo sư Pháp Văn ở các trường tư thục tại Sài Gòn. Trong số những học trò của bố tôi có ông Nguyễn Văn Kiểu, tức anh ruột Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu; và ông Năm Tôn, anh rể ông Thiệu. Một lần tình cờ tôi than phiền với ông Kiểu là tình hình an ninh của mấy tỉnh chung quanh Sài Gòn không tốt. Ban đêm thì du kích cũng xuất hiện dài dài. Ông Kiểu hỏi tôi, ‘Ông nói tình hình như vậy mà ông có làm được không?’ Tôi nói cho tôi thử. Thế là ông ấy điều tôi ra Ninh Thuận thử.”

Ông cho biết, ông xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt khóa 5, sau đó đi tác chiến ở các tiểu đoàn Sơn Cước miền Ban Mê Thuột. Có thời gian dài ông ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm thì ông về Bộ Tổng Tham Mưu, rồi ra Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23.

Ông được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Ra trường ông được về Sư Đoàn 18 ở Xuân Lộc, Long Khánh. Năm 1969 ông nhận chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận.

Trong một bài viết về cựu Đại Tá Trần Văn Tự, ông Huy Vân – một người đồng đội của ông ở Ninh Thuận – viết: “Nói đến tỉnh Ninh Thuận là phải nhắc đến ông Đại Tá Trần Văn Tự, vị đầu tỉnh có tiếng thanh liêm chính trực, kế hoạch chống Cộng Sản xâm nhập ấp hữu hiệu. Ông phục vụ tại tỉnh Ninh Thuận kế hoạch chống Cộng Sản hơn cả các vị tiền nhiệm. Mỗi lần địch xâm nhập hầu như bỏ lại xác tại trận. Tiếng tăm ông cũng vang một thời. Ông phạt tôi cũng nhiều lần và chính ông cũng đỡ tôi dậy. Vì lẽ, ông làm việc xét qua nhãn quan của người có kinh nghiệm lịch lãm, một cấp chỉ huy có tinh thần quốc gia dân tộc, mọi việc ông tự quyết đoán và ít khi ông nghe theo thành phần nịnh bợ. Ninh Thuận bỏ ngỏ không phải do ông hành động, chính do kế hoạch trung ương lệnh.”



Tỳ Kheo Thích Không Chiếu tại khu chúng cư Greenfair Towers II, trên đường Fairgrounds, góc với đường Broadway, ở thành phố Sacramento. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)

“Phải nói Đại Tá Tự là người chống Cộng quyết liệt, vì lẽ theo tinh thần thân sinh ông là cụ Trần Văn Thạch cũng là người có tên tuổi đi vào lịch sử. Sau 13 năm trong ngục tù Cộng Sản – đôi khi gặp lại ông rất ôn tồn, vui vẻ nhận lấy thương đau bi thảm của đất nước! Phục vụ dưới thời ông là điều vinh dự cho riêng cá nhân tôi; sự thưởng phạt rất công minh, không phe phái lăng nhăng. Tuy nhiên có lúc ông cũng bị mang tai tiếng… Chắc chắn là không ai vẹn toàn trong lúc thi hành nhiệm vụ. Giờ đây ông cũng an cư thiền tịnh lo việc tu hành, cầu xin ơn trên trời Phật độ cho ông thêm nhiều sức khỏe tu luyện sớm đạt được công quả,” trích bài viết “Tản mạn qua 16 năm sống trên đất Mỹ” vào ngày 23 Tháng Tám, 2008, của ông Huy Vân.

91 tuổi vẫn lái xe ngược xuôi Bắc Nam 

Ông trải lòng: “Tôi là thầy chùa gốc lính. Thành ra tôi bị kẹt khi nói chuyện chính trị, nói chuyện tình hình. Bình thường ông tăng không nói chuyện đó. Thật ra, mình nói cũng không phải để oán hận, để buồn khổ gì hết. Nói để kể vì sự tình nó như vậy thôi.”

Sinh năm 1927 tại Pháp, ông sống ở Sài Gòn, rồi ngược xuôi Cần Thơ-Sài Gòn. Vì thời cuộc, gia đình riêng của ông cũng ly tán sau biến cố 1975.

“Trước năm 1975, tôi có cho hai đứa con lớn đi du học. Sau đó chúng ở Canada với mẹ, nhưng rồi mỗi đứa cũng tứ xứ. Bây giờ thì con gái đầu lòng ở Pháp, ba đứa con ở Canada, hai đứa ở Mỹ (California, Arizona), và một đứa ở Việt Nam,” ông kể.

“Tuy vậy, bảy đứa con không phải đều thành đạt, bởi vì có hai đứa phải vất vả kiếm sống. Không phải nó dở, mà nó không thích làm công chức, không thích làm có lương, nó muốn sống tự lập vậy thôi. Hồi xưa tôi cứ lo con mình nó nghịch nhau, gây gổ nhau, nhưng thật ra tụi nó thương yêu nhau lắm, vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, đứa này thất nghiệp có đứa kia giúp. Con tôi có mấy đứa cũng học thiền nữa, tự học thôi chứ tôi không bắt,” ông kể thêm.

Giờ đây, ở một mình trong căn apartments (được ‘housing’) ông tự đi chợ, tự nấu ăn, tự giặt đồ, tự làm hết mọi thứ. “Tôi qua đây đúng 65 tuổi nên được nhận tiền già. Hồi trước có $400, $500, nay lên $900 rồi. Cứ mỗi tháng nhận tiền sinh sống. Đi chợ búa có xe, ở nhà có bếp nấu. Còn quần áo thay vì đem xuống máy giặt nhưng mặc ít nên dơ cái nào thì tôi giặt cái đó rồi phơi,” ông nói.

Tôi tu nhưng không có chùa. Chỗ nào cần thì đến giảng, chỉ cho họ cách tu, cũng như đem kinh nghiệm của mình trao đổi với họ thôi. Mỗi lần đi giảng, nếu đạo tràng đưa ít thì lấy, còn nhiều thì tôi chia bớt cho đạo tràng vì tôi không có xài nhiều làm chi, chỉ giữ đủ xài thôi, hoặc là có chỗ này chỗ kia xây dựng thì tôi cúng dường,” ông nói tiếp.

“Tôi ăn chay, với người ta giúp đỡ này kia thành ra ít tốn kém lắm. Nhiều khi đi sửa xe, mấy ông thợ cũng sửa giùm nữa. Cái gì đáng họ mới lấy tiền, họ cũng không tính tiền công nữa. Rồi tôi cũng ngại, không muốn lợi dụng lòng tốt người ta, nên tôi kiếm chỗ nào thợ không biết mình mà họ tử tế thì sửa. Còn mấy ông thợ sửa giùm thì tôi ‘chạy.’ Người ta tốn tiền mướn xưởng, mướn thợ, mà để người ta sửa giùm hoài ngại lắm,” ông thổ lộ.


Địa điểm Hội Thiền Tánh Không Sacramento tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Sacramento. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)

Một ngày của Tỳ Kheo Thích Không Chiếu bắt đầu lúc 5 giờ sáng tọa thiền đến 6 giờ. Sau đó có một tiếng thể dục, tắm rửa. Đến 7-8 giờ thì ăn sáng, nấu cơm. Đi bộ khoảng một tiếng sau đó. Từ 10-11 giờ tọa thiền. Ông ăn cơm trưa khoảng 12 giờ, và ngủ nghỉ đến 2 giờ trưa. Bắt đầu 2-3 giờ chiều thì tọa thiền. Sau đó dành một tiếng đi bộ, đến 4-5 giờ chiều soạn bài giảng. Khoảng 6 giờ 30 phút ăn chiều, sau đó tọa thiền đến 8 giờ 30 phút tối. Từ sau 9 giờ tối ông đi ngủ.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hằng ngày ông vẫn cùng chiếc xe cà tàng rong ruổi khắp nơi. Ông phụ trách đạo tràng ở Sacramento và San Jose. Ở Sacramento thì chỉ cách nhà khoảng 15 phút, nhưng mỗi lần đi giảng ở San Jose, ông phải mất khoảng hai tiếng. “Đi riết nó quen, sáng đi, chiều chạy về,” ông nói.

Vậy nhưng, ông còn chạy từ Sacramento xuống Santa Ana, Nam California, để giảng cho những nơi muốn nghe ông hướng dẫn.

“Hồi xưa tôi đi nổi, chứ giờ già rồi, hơn 90 tuổi rồi, tôi phải chia làm hai đoạn. Tôi tới Fresno ngủ nhờ nhà quen ở đó rồi hôm sau đi tiếp. Mỗi khúc như vậy đi khoảng 5-6 tiếng, còn nếu đi ‘một lèo’ thì cũng được, nhưng mệt lắm. Mệt thì mất sức lắm, cả tuần lễ mới lấy lại sức được. Bây giờ già yếu rồi, thành ra không dám liều như hồi xưa. Liệu sức thôi. Ăn cũng vậy, tôi ăn vừa đủ no thôi, không ăn no nữa,” ông chia sẻ.

Nói về sự hướng dẫn trực tiếp của thiền sư, đạo hữu Thông Văn Phạm Ẩn, 69 tuổi, cho biết: “Xuyên qua sự hướng dẫn của thầy Thích Không Chiếu, thầy giúp ích chúng tôi rất nhiều qua bài giảng của thầy, từ lúc thầy ở trong tù sau đó thầy đi ra ngoài làm tỳ kheo. Sự giúp đỡ của thầy khiến chúng tôi có mãnh tiến hơn trên con đường tu tập Phật pháp, cũng như trau dồi tâm linh cho từng cá nhân thiền sinh.”

Đạo hữu Nguyễn Thị Nguyệt, 68 tuổi, chia sẻ: “Thầy Thích Không Chiếu là một chân tu, cuộc sống thầy rất đạm bạc, thầy không màng có chùa, không muốn những cái gì cho riêng thầy. Pháp của thầy đi vào thực tế, đi vào đời sống, rất cần thiết, nên các thiền sinh khi nghe pháp của thầy rất lợi lạc.”

Đạo hữu Tâm Sơn Nguyễn Văn Đàng, 62 tuổi, cho hay: “Lần đầu tiên tôi đến dòng thiền Tánh Không là năm 2014. Trong bốn năm qua, khi tiếp xúc với thầy theo thời gian, tôi cảm nhận được sự quý trọng của mình đối với thầy càng ngày càng tăng dần. Đối với những pháp của thiền Tánh Không mà tôi được học, được tiếp cận thì nó có nhiều cái lợi lạc trong cuộc sống của tôi, trong cơ thể, tâm hồn, nhận thức, suy nghĩ, quan điểm sống, thái độ sống, cách cư xử hằng ngày của mình trong gia đình và xã hội có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt hơn cho bản thân mình. Thầy dạy rất thực tế, nêu thí dụ thực tế, chứ không phải cao sâu, huyền bí gì cả, nên mọi người rất muốn nghe thầy giảng. Dù người nào đó có bận công việc gì đó cũng cố gắng sắp xếp để tới nghe thầy giảng.”

Đạo hữu Minh Phạm, 40 tuổi, từ Đức sang thăm gia đình cũng đến học thiền với Tỳ Kheo Thích Không Chiếu. Anh nói: “Trước đây tôi có thực hành thiền theo dòng thiền của Thiền Sư Nhất Hạnh, cũng được bốn năm thì mẹ tôi giới thiệu dòng thiền Tánh Không này. Công việc của tôi là software engineer (kỹ sư nhu liệu), nên áp dụng thiền đỡ bị stress rất nhiều. Tôi thấy dòng thiền này thích hợp bởi vì đơn giản, khoa học, không bị một sự ràng buộc nào hết, và tôi gặt hái được nhiều lợi lạc. Tôi học từ Tháng Mười Một, 2017, đến nay được bảy tháng. Mỗi tuần đều được giáo thọ ở đây hướng dẫn học qua điện thoại bằng cách gọi qua ứng dụng Viber.”

Đạo hữu Uyển Như Nguyễn Thị Yến, 67 tuổi, giáo sư dạy Việt Ngữ tại trường đại học cộng đồng Cosumnes River College (CRC), đến với thiền Tánh Không từ năm 2007, nói: “Tôi gặp được thiền Tánh Không như một món quà vô giá, đến nay đã 11 năm rồi. Năm 2007 chỉ là một nhóm nhỏ thường sinh hoạt thiền tập với nhau. Đến năm 2011 nhóm nhỏ này trở thành đạo tràng. Năm 2013 được chính phủ California công nhận là một tổ chức vô vụ lợi. Đạo tràng Sacramento có một thuận lợi rất lớn là có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Không Chiếu. Thầy là một trong các vị giáo thọ có bài dạy rất gần gũi, đi vào đời sống rất cụ thể.”

Và cứ thế, đều đặn mỗi tuần, ông đến sinh hoạt thiền tập vào mỗi Chủ Nhật cùng đạo tràng Sacramento, thuê tại địa điểm của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Sacramento. (Quốc Dũng)

Phụ đính 2
Tiểu Sử Mai Thanh Truyết

·         Tiến sĩ Hóa Học Đại Học Besancon, Pháp.
·         Phụ tá phụ trách Thí Nghiệm Hóa Vô Cơ, trường Institut de Chimie, Besancon, Pháp. 

Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975:
- Giảng sư (Associate-Professor), trưởng ban Hóa Học, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Việt Nam.
- Giám đốc Học Vụ, Viện Đại Học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.

Chức vụ ở Hoa Kỳ:
- Nghiên cứu cho chương trình thuộc Viện Y tế Quốc Gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.
- Giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno, CA.
- Giám đốc phòng thí nghiệm và giám đốc giải quyết phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA.

Hiện tại:
- Giám đốc nhà máy giải quyết nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.
- Giám đốc Kiểm Soát An Toàn Và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.
- Giám đốc kỹ thuật, EnvironmenD Consultant Services, LA.

Công tác hội đoàn: 
- Chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (VASTS).
- Đệ nhứt phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng.

Phụ đính 3
Cách Mạng Bất Tuân Dân Sự Ở Việt Nam

Ngày 29/1/2017, trên Diễn đàn Paltalk của Khói 8406 do Lạc Việt điều hợp, Linh mục Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn Lý, và người viết đã lần lượt kêu gọi mọi người dân trong nước đứng lên khơi động những cuộc biểu tình bất bạo động tương tự như lời tuyên bố của Mahatma Gandhi: ”Bất tuân Dân sự trở thành một bổn phận thiêng liêng khi nhà nước trở nên vô pháp luật và tha hóa”.

Kết quả là ngày 5/3 năm nầy, cuộc biểu tình đầu tiên tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và ở những thành phố lớn trên toàn quốc đòi Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa phải rời khỏi Việt Nam và Trung Cộng hãy về Tàu. Từ đó đến nay, những cuộc biểu tình liên tục hàng tuần tiếp diễn và có thể nói ngày 10/6/2018 đánh dấu cuộc Cách mạng bất tuân dân sự ở Việt Nam nhân việc CSBV ra dự thảo Luật An Ninh mạng và Luật Đặc khu Kinh tế.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, cuộc chiến hôm nay nguy hiểm như thế nào? Người dân chúng ta có vũ khí hay không, và vũ khí ấy là gì?

Xin thưa, vũ khí đó là: Sự nhận diện ĐCSBV là phản quốc, bán nước, là tập đoàn tội đồ của dân tộc mà kết cuộc của sự suy nghĩ đó là hành động bất tuân dân sự, bất hợp tác với giặc ngoại lẫn nội thù được thể hiện bởi 90 triệu người như một là đoàn kết quyết chí hành động. (Trích Nguyên Thạch).

Từ đó đến nay, hàng tuần và đôi khi trong ngày thường, những cuộc biểu tình ở trong và ngoài nước tiếp tục diễn ra. Đặc biệt ngày 7/7/2018, ngày kết hợp tổng biểu tình trên tòan thế giới qua sự phối trí của các Liên hội Cộng đồng người Việt Quốc gia và những đoàn thể khắp nơi để cùng tiếp tay và hỗ trợ người dân trong nước trong công cuộc tẩy trừ cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV và đuổi TC về Tàu. Cuộc vận động tổng biểu tình trên toàn thế giới tiếp theo sẽ là ngày 20/10/2018 sắp đến.

Cách mạng Bất tuân dân sự

Gene Sharp (sinh ngày 21 tháng 1 năm 1928 và mất ngày 28 tháng giêng 2018 tại Boston) là người sáng lập Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu hành động bất bạo động và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts Dartmouth. Ông được biết đến với nhiều bài viết về cuộc đấu tranh bất bạo động, đã ảnh hưởng đến rất nhiều phong trào phản kháng của chính phủ trên toàn thế giới. Các nguồn tin không chính thức cho rằng Sharp đã được đề cử giải Nobel Hoà bình năm 2015 và trước đó đã được đề cử ba lần trong năm 2009, 2012 và 2013. Năm 2011, ông được trao Giải thưởng Giáo dục Hòa bình El-Hibri (El-Hibri Peace Education). Năm 2012, ông được nhận giải Right Livelihood Award, cũng như giải thưởng về “Dân chủ xuất sắc Trọn đời” (Distinguished Lifetime Democracy Award).

Ông đã soạn thảo và hệ thống hóa cung cách bất bạo động bằng cách tiếp cận các cuộc kháng chiến dân sự bất bạo động dựa trên các bài học của Gandhi, Luther King, Havel và nhiều người khác. Lý thuyết về quyền lực của Sharp nhấn mạnh rằng chủ nghĩa độc đoán đặt căn bản trên sự vâng lời của dân chúng và sự hợp tác của các cá nhân với những người cầm quyền. Quan niệm rốt ráo của ông là sự chống đối bất bạo động có thể lật đổ quyền lực chính trị và tinh thần của một chế độ độc tài. Ông xếp vào loại “Can thiệp chính trị” (political intervention) nằm trong cuối bảng của 198 sách lược như sau:

             195. Tìm cách giam cầm các nhà độc tài (seeking imprisonment);
             196. Sự bất tuân dân sự;
             197. Làm việc mà không cần cộng tác với chính quyền độc tài;
             198. Thiết lập Chủ quyền kép (Dual sovereignty) và thành lập Chính phủ Song hành.   
       
Không nghi ngờ gì nữa, vẫn còn một số lượng lớn các phương pháp bổ túc đã được sử dụng nhưng chưa được phân loại, và sẽ có nhiều phương pháp bổ túc khác sẽ được khơi sáng trong tương lai có đặc điểm của ba loại phương pháp: a- Phản đối bất bạo động và thuyết phục, b- Bất hợp tác và c- Can thiệp bất bạo động (non-violent protest and persuasion, non-cooperation and non-violent intervention).

Bản tóm lược của ông về 198 Phương pháp Hành động Bất bạo động (Nonviolent Action) trình bày một loạt các kỹ thuật:

Tẩy chay, đình công, tọa kháng (sit-ins);
Ngăn chặn và làm chậm lại (blockades and slowdowns);
Phân phối tờ rơi (leaflets) và các buổi nói chuyện công cộng.

Tất cả điều trên, bất cứ một công dân nào cũng có thể dùng để từ chối một quyền lực bất hợp pháp của chế độ độc tài. Một khi kết hợp được với các hình thức phản kháng truyền thống nói trên người dân có thể gây ra áp lực to lớn cho các nhà độc tài tùy theo từng giai đoạn.

Một khi nhận thức về tính bất khả chiến bại của chính sách bất bạo động qua hình thức “chấm dứt sự vâng lời” (đối với chế độ CSBV), sẽ đưa tới sự tan rã của chế độ một cách nhanh chóng.

Thực hiện Cách mạng Bất tuân dân sự

Một khi nhận diện được rằng:

·         Nền kinh tế của CSBV đang kiệt quệ, nhiều nơi không còn tiền để trả lương cho công nhân viên chức, thậm chí đấn cả công an, một thành phần ưu đãi của chế độ. Cộng thêm nội bộ CSBV đang phân hóa trầm trọng, tinh thần bất ổn trong cuộc tranh dành quyền lợi và quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích. Vì vậy, họ chỉ muốn … hạ cánh an toàn ở ngoại quốc mà thôi;
·         Trung Cộng cũng đang bị bế tắc về tinh tế tài chánh trong cuộc chiến mậu dịch với Hoa Kỳ, những cuộc đứng lên đòi quyền lợi hưu trí của cựu quân nhân Tàu, và nhứt là cuộc chiến dành quyền lực trong đảng làm cho chiếc ghế của Tập Cận Bình đang lung lay vì TC muốn trở lại “lãnh đạo tập thể” trong guồng máy cai trị;

Về cá nhân - Mỗi người trong 95 triệu dân, chúng ta có thể làm những việc sau đây:

·         Để đuổi Tàu đang ngự trị trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phá hoại bằng cách ĐỐT những cơ sở làm ăn của chúng, từ tiệm chạp phô, tiệm hủ tiếu, hay một nhà máy sản xuất v.v…Vì bây giờ họ rất sợ. Kinh nghiệm vụ đốt phá Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cho thấy các chủ nhân ông Tàu đã chạy mau về Tàu rồi. Thậm chí TC cho tàu qua rước công nhân của họ ở Vũng Áng, Hà Tĩnh về Tàu nữa;
·         Đề diệt Việt Cộng và các nhóm lợi ích, áp dụng cùng chính sách như trên, phục kích, đốt phá bằng mọi cách các cơ ngơi được xây dựng trên xương máu của dân tộc. Trong giai đoạn “gần như tuyệt vọng” của đất nước như ngày hôm nay, phương châm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” cần áp dụng triệt để. Vì chính cá nhân và gia đình họ cũng đã và đang chuẩn bị “hạ cánh an toàn” ở ngoại quốc.
Về các tập đoàn xã hội dân sự và đại chúng - Những đề nghị dưới đây có thể triệt tiêu và xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV trong hỗn loạn. Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng:”Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự. Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.”

Chúng ta hãy thử hình dung những hoạt cảnh sau đây:
·         Công nhân sở Rác ở Sài Gòn và Hà Nội ngưng hốt rác trong 2 ngày, thì hai thành phố  hơn 7 triệu dân mỗi nơi cũng đủ để biến thái với trên 40.000 tấn rác phủ ngập thành phố.
·         Công nhân ở các công ty cung cấp nước uống, nhà máy điện, nhà máy khí đốt và xăng dầu v.v… đồng loạt đình công không đi làm việc trong một ngày mà thôi cũng đủ để biến loạn Xã hội.
·         Người dân buôn thúng bán bưng đình công không nhóm chợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
·         Nhân viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sinh… ngưng không làm việc, thì sẽ ra sao?
·         Sinh viên và học sinh đồng loạt bãi khóa thì ngòi nổ sau cùng nầy sẽ chấm dứt chế độ độc tài cộng sản Bắc Việt.

Ngần ấy sự việc và câu hỏi nêu trên có rất nhiều xác suất xảy ra trong giai đọan nầy.

·         Chắc chắn cường quyền sẽ đàn áp dã man.
·         Chắc chắn máu con Rồng cháu Tiên sẽ tuôn rơi ngập tràn.
·         Và chắc chắn cơ chế chuyên chính vô sản sẽ bị triệt tiêu vĩnh viễn.

Sau cùng “Lối thoát cho Việt Nam” chính là Cuộc Cách Mạng Bất Tuân Dân Sự.

Hãy làm theo lời dặn dò của vua Duy Tân:” Nước dơ phải lấy máu mà rửa”.

Tiến trình Hán hóa Việt nam qua các Đặc khu kinh tế

Xin nói ngay là ngày 18/1/2018 Bộ trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư CS nói thẳng tại Hội nghị phát tirển ở vị trí chiến lược của Đặc khu kinh tế Vân Đồn là:” Hành lang nối Việt Nam, ASEAN với Trung Cộng là một nút quan trọng trong đề án “Một vành đai, một con đường – OBOR” của TC. Như vậy, ngay từ đây, chúng ta thấy rõ ràng là Vân Đồn là chính là mắc xích đầu tiên chó tiến trình Hán hóa của TC qua sự phối hợp của CSBV, thái thú biết nói tiếng Việt của Tàu.

Theo định nghĩa, Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) là tên gọi những vùng trong đó việc quản lý, điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ. Trong chiếu hướng đó, CSBV đã khai sinh ra ba đặc khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).

Theo dự trù, từ nay đến 2030, chi phí xây dựng ba đặc khu vừa kể sẽ ngốn…. 1.570.000 tỉ đồng (Vân Đồn 270.000 tỉ đồng, Bắc Vân Phong 400.000 tỉ đồng, Phú Quốc 900.000 tỉ đồng). Nhưng trên thực tế, kể từ khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có 18 đặc khu trong số nầy có 15 Đặc khu Kinh tế ven biển và ba Đặc khu Kinh tế (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị). 18 đặc khu ấy đang chiếm 730.553 hectare (7305,5 km2) mặt đất và mặt biển.

Và Luật Đặc khu kinh tế cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc được CSBV đưa ra lúc nầy chỉ là một cách hợp thức hóa cho những khu kinh tế đã được thiết lập hơn 10 năm qua giữa CSBV và TC. Đây cũng là một cách thăm dò phản ứng của người Việt trước những sự đã rồi.

Để rồi kể từ sau ngày 10/6 trở đi, CSBV cũng đã thấy được những người con Việt trên toàn quốc đã phản ứng mãnh liệt để trả lời về dự luật đặc khu kinh tế với 99 năm cho TC thuê mướn.

Xin đơn cử vài Đặc khu kinh tế đang hoạt động:

Dự án Bauxite ở Tân Rai (Bảo Lộc) và Nhân Cơ (Đắk Nông)

Ngày 26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai được tổ chức, ông Hoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng tới dự và phát lệnh khởi công. Tổ hợp dự án có tổng số vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha (23 km2) đất đang trồng cà phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc; và trên 120 km2 cho Nhân Cơ và 6 địa điểm khác ở tĩnh Đắk Nông.

Tổng mức đầu tư của các dự án này đến năm 2029 là từ 190.000-250.000 tỷ đồng. Do cụm dự án có nhiều mỏ, cụm nhà máy và công trình phụ trợ cho nên phải xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km, vì vậy tổng mức đầu tư ước tính khoảng 3,1 tỷ USD. Dự án cũng đặt ra yêu cầu phải có một cảng biển để xuất khẩu sản phẩm.

Kết quả hiện tại sau khi hai nơi nầy bắt đầu sản xuất từ năm 2014 là hàng năm phải chịu lỗ trên dưới 5 triệu Mỹ kim, mùa màng chung quanh các dự án trong đường kính 10 km hầu như  bị mất trắng, và gánh nặng xã hội với trên 3.000 đứa con lai Tàu ra đời!

Dự án Formosa Vũng Áng

Formosa Vũng Áng được xây dựng từ năm 2006. Đây là một vùng rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Nhiều nơi hiện nay được rào chắn cao 3m. Tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập được áp dụng ngay từ ngày xây dựng công trình. Có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014. Phó TT VC Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih - Tsuen, Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và xử dụng khu nầy trong vòng 70 năm.
Vào “thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Cộng, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người của Trung Cộng chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Cộng đã theo chân các nhà thầu Trung Cộng & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

Và năm 2017, CSBV lại ký cho TC thêm một diện tích đất trên 10 km2 để xây dựng nhà ở cho 10.000 công nhân Tàu đã xây dựng Lò cao số 2 dùng để luyện gang và thép bắng cách nung than coke

(Lò cao I) và sắt với tỷ lệ khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 16 tháng 5, 2018, lò Cao số 2 vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm.

Kết quả là, hiện nay chưa có 1Kg gang thép nào sản xuất từ nơi nầy, nhưng hệ lụy cá chết hàng loạt từ ngày 6/4/2016 ảnh hưởng suốt cả vùng biển từ Hà Tĩnh đến tận Đà nẵng và di hại đang di chuyển dần theo dòng hải lưu…

Qua hai thí dụ kể trên, chúng ta thấy rõ là các đặc khu kinh tế đang thực hiện từ đó đến nay hoàn toàn thất bại, làm thất thoát ngân sách quốc gia, lãnh thổ bị “xâm thực” lần lần vào tay TC như là một khu tự trị, người dân trong vùng không được hưởng thành quả của đặc khu qua công ăn việc làm mà còn bị nhiều thiệt hại do phải di dời, mùa màng thất thu vì ô nhiễm, và nhiều tệ nạn xã hội khác do sự hiện diện của “công nhân” Tàu.

Chúng ta thử xét về dự án Vân Đồn hiện tại như thế nào?

Đặc khu kinh tế Vân Đồn

Mặc dù Luật về Đặc khu kinh tế mới vừa được CSBV “đệ trình” lên quốc hội nhưng thực sự Dự án Vân Đồn đã được thành lập vào giữa năm 2007  với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu miễn thuế (khu thương mại tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thu thuế. Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam 200 Km mà thôi.

Khu này bao trùm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), rộng 2.200 km² trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km², phần vùng biển rộng 1620 km². Vấn đề giao thông quốc tế cho Khu kinh tế Vân Đồn có Cảng Vạn Hoa và Sân bay quốc tế Vân Đồn.

Hiện tại,

·         Phi trường và đường băng dành cho phi cơ vận tải lớn có thể đáp xuống đã gần xây dựng xong và dự kiến khánh thành vào tháng 12/2018;
·         Cảng Vạn Hoa gần hoàn tất;
·         Xa lộ nối liền Vân Đồn, Hải Phòng đang trong giai đoạn kết thúc thâu ngắn việc đi lại bằng xe chỉ cần 2 giờ thôi;
·         Các khu nhà ở, giải trí, casino, v.v…đang xây dựng.

Đặc khu Bắc Vân Phong
Khu kinh tế Vân Phong rộng 1500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km², được thiết lập dự án từ năm 2006 và bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 12/2007. Đầu tư 53.000 tỷ Đồng VN (2,7 tỷ $US) từ 2007 cho đến 2025. 

Vị trí nằm ở Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, bao gồm Đại Lãnh, Đèo Cả và Vũng Rô (nổi tiếng nhờ vụ bắt 2 tàu chở vũ khí của CSBV trước 1975).

Đặc khu đã bắt đầu hoạt động từ năm 2011 gồm hai khu chánh:
·         Khu thu thuế quan;
·         Khu Phi thuế quan, nghĩa là khu thương mại tự do gồm cảng trung chuyển container cho thế giới và khu thương mại quốc tế.
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn (Vũng Rô) có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT vào ra dễ dàng vì có độ nước sâu 22m và chiều ngang biển trên 400m.
Hiện đang xây dựng một số công trình trong Đặc khu Bắc Vân Phong, ở bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn nhằm phát triển dịch vụ vận tải biển và hậu cần, dịch vụ thương mại - tài chinh.

Qua 4 tin tức trên, chúng ta thấy CSBV có cần Quốc hội bù nhìn thông qua các dự luật nữa hay không?

Từ đó, chúng ta có nhu cầu để phản đối Luật Đặc khu hay không?

Chắc chắn là KHÔNG. Vì mọi sự, CSBV đã đặt con trâu trước cái cày rồi.

Cách mạng bất tuân dân sự và ngày tổng biểu tình toàn quốc 10/6

Trở lại câu chuyện tổng biểu tình ở toàn quốc ngày 10/6, chúng ta thấy gì? Trên mạng từ ngày 10/6 trở đi, nhiều tít lớn loan tin:
·         Tin vui không hề tưởng tượng nổi – Lực lượng CSCĐ Phan Rí phải cởi áo hạ vũ khí;
·         Dân chúng xâm nhập UBND Bình Thuận v.v…

Ngày nầy đã thành một ngày lịch sử nhất trong lịch sử kể từ sau 30/4/75, cuộc tổng biểu tình phản đối Luật Đặc khu cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc cùng Luật An ninh mạng đã bùng nổ trên suốt từ Bắc chí Nam.

Dĩ nhiên những diễn biến ngày 10/6 làm chúng ta vui, nhưng sau những tin vui đó, nhiều hạt bụi vướng mắt làm nhiều người buồn và lo

Vì sao?

·         Vui vì có thể nói chưa bao giờ từ sau ngày 30/4/1975 có sự đồng thuận đứng lên của người dân toàn quốc từ thành thị đến những vùng xa xôi của đất nước;
·         Vui vì quốc nội và hải ngoại cùng hòa hợp trong ý thức trách nhiệm của toàn dân trong và ngoài;
·         Vui vì người dân thể hiện đặc biệt tinh thần của cuộc cách mạng bất tuân dân sự là biết xử dụng cocktail Molotov, gạch, đá để tự vệ và đối chọi với bom cay, đạn khói của CSCĐ của bà con Phan Rí;
·         Nhưng “buồn” vì chúng ta đã cùng quan sát tận tường những video clips suốt mấy ngày qua, bên cạnh những đoàn, nhóm biểu tình đang tuần hành…thì vẫn có rất nhiều người “đứng bên lề” thờ ơ, quan sát, chụp hình, quay phim v.v… như những người bàng quan, ngoại cuộc! Điều nầy nói lên rằng, vẫn còn không ít người “vô cảm” đối với sự tồn vong của Đất và Nước. Nhìn và nghe phát biểu của một khách du lịch người Hòa Lan quan tâm đến tình hình Việt Nam đang quan sát đoàn biểu tình mà thấy …buồn thêm;
·         Và lo là sau ngày 10/6, chuyện gì sẽ xảy ra. Người dân sau khi tình hình êm dịu lại. Người dân Phan Rí cũng đã làm sôi động trưa ngày 11/6, nhưng rồi quốc lộ I được giải tỏa. Công nhân giày da Cty Pouchen vẫn còn tiếp tục biểu tình ngày 12/6.

Tất cả những cảm xúc trên nói lên tương lai của công cuộc chiến đấu xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV còn nhiều cam go, khó khăn mà thế lực của toàn dân chưa đủ mạnh để vượt qua.

Để tìm hiểu và trong tinh thần biện giải những hiện tượng trên sau ngày 10/6, chúng ta hãy cùng lui về quá khứ để truy lùng những sự kiện lịch sử tương tự nhằm rút kinh nghiệm để ngõ hầu tránh được sai lầm trong hiện tại và tương lai.

Hiện tượng Đông Đức sụp đổ

Dựa theo bản dịch của tác giả Trần Quốc Việt (DLB), hãy lược qua tiến trình của cuộc cách mạng Đông Đức được trích dịch từ phần phụ lục của tác phẩm "Nonviolent Struggle and the Revolution in Eastern Germany" của Roland Bleiker, The Albert Einstein Institution xuất bản,1993.

·         7/5/1989: Hơn 100 người biểu tình chống gian lận bầu cử bị bắt ở Leipzig.
·         18/9: Hơn 100 người biểu tình bị bắt sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại Nhà thờ Thánh Nicholas ở Leipzig. Biểu tình liên tục tiếp theo sau đó;
·         16/10: Hơn 120.000người biểu tình ở Leipzig, 10.000 người ở Dresden và Magdeburg, 5.000 người ở Halle, và 3.000 người ở Berlin.
·         18/10: Bộ Chính trị buộc Erich Honecker từ chức.
·         7/11: Toàn bộ chính quyền Đông Đức từ chức.
·         8/11: Toàn thể Bộ Chính trị từ chức.
·         9/11/1989: Các cuộc biểu tình ở Erfurt (80.000 người) và Gera (10.000 người). Tối hôm ấy Bức tường Berlin sụp đổ!

Chúng ta thấy rõ là tiến trình làm cho Bức tường Bá Linh sụp đổ bắt đầu từ tháng 5/1989, và tiếp tục hầu như liên tục cho đến ngày N là ngày 9/11/1989. Một chuổi đấu tranh của toàn dân trong 6 tháng liên tiếp.

Bây giờ, thử tìm hiểu xem những yếu tố nào đưa đến sự thành công của người dân Đông Đức? Đó là:

·         Ý thức dân chủ và dân tộc của người dân cao;
·         Lý tưởng cộng sản của Tây phương dù sao vẫn còn hé mở (nhìn về phương Tây) chứ không khép kín và cực đoan kiểu Mao Trạch Đông;
·         Không bị áp lực bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng kinh tế - quân sự lên chính quốc (Liên Xô trong giai đoạn nầy đang “ngất ngư” về kinh tế do cuộc chạy đua vũ khí chiến lược dưới thời TT Reagan của Hoa Kỳ;
·         Quan trọng nhứt là, chỗ dựa và là nơi yểm trợ “LỚN” của người dân Đông Đức là Tây Đức, một quốc gia hung mạnh về kinh tế.

Bốn yếu tố thành công căn bản của Đông Đức, tiếc thay không hiện hữu cho trường hợp Việt Nam:

·         Ý thức dân chủ và dân tộc của người Việt chưa cao (cả trong lẫn ngoài nước) từ đó những cuộc tập hợp, biểu tình có tính cách “bầy đàn” nhiều hơn quyết tâm đứng dậy chấp nhận hy sinh, ngay cả mạng sống. Hy vọng Tuổi Trẻ Việt Nam nhận thức được điều nầy và điều chỉnh hướng hoạt động trong những ngày sắp đến;
·         CSBV ôm cứng lý thuyến cứng rắn của Đệ tam CS Quốc tế, cộng thêm việc phải bảo vệ quyền lợi và quyền lực cá nhân cho nên càng có quyết tâm …ĐÀN ÁP để bảo vệ sự sống còn của chế độ và của chính bản thân. Chỉ hy vọng quân đội, nhứt là tầng lớp sĩ quan trẻ còn chút hùng khí dân tộc, không bị ô uế vì tham nhũng, bốc lột …, “ít” chịu ảnh hưởng của áp lực BCT và TƯ đảng, sẽ đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc;
·         Việt Nam luôn bị áp lực của Trung Cộng, một quốc gia luôn luôn có mục tiêu tiêu diệt Việt Nam ngay từ buổi sơ khai của dân tộc. Đây cũng là một cột mốc khó gở cho bài toán tự do của Việt Nam trong tương lai;
·         Chỗ dựa của người Việt trong nước là hải ngoại trong cuộc chiến đấu loại trừ CSBV. Nhưng xin người Việt ở hải ngoại, trong tận tâm thức của mỗi người trong chúng ta, chúng ta có đóng được vai trò của người Tây Đức trong công cuộc thống nhứt đất nước như họ hay không? (trong trường hợp Việt nam là loại trừ CSBV).

Một yếu tố sau cùng làm cho cuộc cách mạng dân tộc qua tiến trình bất tuân dân sự càng thêm khó khăn cho người dân Việt, chính là chính sách đối với Việt Nam CS. Hoa Kỳ chủ trương chuyển hóa Việt Nam qua tiến trình thay đổi từ từ bằng giáo dục để chuyển hóa CSBV. Đây là một tiến trình dài lâu, nhưng chưa chắc HK đạt được ý muốn vì…hơn 10 năm áp dụng chính sách nầy, CSBV ngày càng cứng rắn hơn, bốc lột và đàn áp người dân tàn khốc hơn. Và chắc chắn, mọi người dân Việt đều thao thức muốn thúc đẩy tiến trình giải thể CSBV càng nhanh hơn vì tình trạng kiệt quệ của đất nước.

73 năm ở ngoài Bắc, 43 năm trong Nam!

Dù đã thuộc lòng chữ NHẪN trong luân lý và đạo đức, nhưng với hơn một thế kỷ của cuộc sống dưới chế độ cộng sản đã vượt quá mức chịu đựng của những người con Việt.

Trường hợp Liên Xô sụp đổ 

Có thể nói ngắn gọc là Liên bang Xô viết sụp đổ vì những nguyên nhân dưới đây:

·         Các tiểu bang trong liên bang là những quốc gia độc lập, có nguồn gốc khác với dân tộc Nga, do dó, sự ràng buộc liên bang là do CS Nga áp đặt chứ không do ý muốn của các dân tộc trên;
·         Khi Liên Xô sụp đổ, họ vẫn là chủ tịch nước, là tổng thống quốc gia mà họ đã từng là Tổng Bí thư trước đó, cho nên quyền lợi và quyền lực không thay đổi;
·         Liên Xô sụp đổ cuối cùng là do kinh tế kiệt quê của liên bang do cuộc chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ.

Nhưng rồi sao nữa?

Qua các phân tích trên, chúng ta thấy, ngoài những cuộc chạm trán giữa công an, CSCĐ, côn an, và quân đội (ở Phan Rí ngày 11/6) và Cty giày da Puchen, Tân Lập. Nghe nói cũng có sự hiện diện của biệt kích chống biểu tình của TC nữa. Trong những ngày sắp tới (hiện đang xảy ra 13/6) có nhiều nơi CSCĐ đã ổn định lại được trật tự… và ở những nơi nầy, hùng khí cách mạng đang chìm dần.

Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nuôi dưỡng, tiếp tục khơi động liên tục những cuộc xuống đường khắp nơi như trường hợp cuốc cách mạng ở Đông Đức nói ở phần trên?

Đó là vấn đề của tất cả chúng ta trong và ngoài nước.

Có những khó khăn mà  dân chúng và tuổi trẻ Việt chạm phải và có thể bị mất đi cao trào cách mạng đang dâng lên và có nhiều xác xuất nhấn chìm đảng CSBV. 3 vấn nạn chính là:

·         Người Việt trong nước chưa có hậu phương yểm trợ đúng mức và ở quá xa, không giống như Tây Đức. Đó là người Việt hải ngoại;
·         Người Việt hải ngoại chưa thực đóng vai trò “hỗ trợ tích cực” trong công cuốc tiếp sức với người trong nước vì: - Còn phân tán, chia rẻ, nghi ngờ – Chưa định hình cụ thể mục tiêu và phương pháp tranh đấu cùng phối hợp trong-ngoài – Chính cá tính tự cao, tự tôn, cao ngạo cố hữu của đa số làm cho cuộc tập hợp thành một khối rất khó khăn;
·         Nghị quyết 36 đã lũng đoạn hàng ngũ người Việt hải ngoại.

Nếu nhận thức được những khuyết điểm trên, người Việt hải ngoại có thể điều chỉnh được và sẽ đóng góp tích cực hơn trong những ngày sắp tới. Nên nhớ, người Việt hải ngoại cũng là một thành tố của dân tộc, cũng dự phần trách nhiệm và bổn phận trước cơn quốc phá gia vong nầy.

Thay lời kết

Chúng ta đã rõ, 5 với 5 chẳn 10 thì căn bịnh mãn tính của tất cả các chế độ độc tài trên thế giới là đàn áp người dân, để rồi dẫn tới bạo loạn. Đây mới chính là nguyên nhân chính yếu cho câu chuyện tổng biểu tình, đình công hàng loạt ngày 10/6. Vì vậy, CSBV không được đổ lỗi cho người dân, không vũ khí gây rối, làm mất trật tự xã hội, hay bạo hành gây ra đổ máu như nhận định của Vũ Đông Hà:” Chính bạo quyền cộng sản mới là phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời gian tồn tại của họ”. 

Thưa Bà con,

Vận nước đã đến rồi - Thế nước đã tới nơi!
Hiểm họa mất Nước gần kề trong gang tấc!

·         Đừng nghe theo kế "HOẢN BINH" của TT CS Nguyễn Xuân Phúc dời ngày cho thuê xuống còn 70 năm. Xin thưa, 1 ngày cũng không được mất một tất Đất của Tiền nhân. 
·         Đừng nghe theo lịch trình dời ngày cứu xét của VC Nguyền Thị Kim Ngân.

Qua các sự kiện kể trên và sự phân tích cuộc tranh đấu bất bạo động qua hình thức bất tuân dân sự của Gene Sharp đã nói lên một thực trạng rõ ràng của xã hội Việt Nam hiện nay:

·         Người dân không còn gì để sợ hãi nữa vì đã bị đẩy vào tận chân tường rồi;
·         Chủng tử sợ đó đã được chuyển tải qua những cán bộ, đảng viên tư bản đỏ và các nhóm lợi ích cùng tập đoàn “thực dân mới” Trung Cộng đang hiện diện trên 49 địa điểm chiến lược quan trọng từ Bắc chí Nam.

Vì vậy, người con Việt ngày nay không còn gì để mất nữa. Mỗi người trong chúng ta chỉ còn quyết tâm đứng lên áp dụng những chiêu thức trong cuộc cách mạng bất tuân dân sự nêu trên.

Qua các nhận định ở phần trên, chúng ta có thể kết luận ngắn gọn là:

·         Việc thành lập các Đặc khu kinh tế của CSBV là một hành động bán nước với một kế hoạch khôn khéo được thực hiện từng bước một qua Hiệp định Thành Đô ngày 3-4/9/1990;
·         Biến các nơi nầy thành khu tự trị, một quốc gia trong một quốc gia;
·         CSBV thể hiện tinh thần “thà mất nước hơn mất đảng”.

Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của CSBV qua sự tiếp tay của quân lính TC, trong lúc máu đã đổ khắp nơi, trong lúc bà con toàn tĩnh Bình Thuận bi cô lập, không điện không nước và đang bị cộng quân bao vây, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải làm gì?

Câu hỏi nầy đặt ra cho tất cả Quý vị đang hiện diện nơi đây vì mỗi người trong chúng ta đều gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất và Nước như bà con ở trong nước.

Nên nhớ, nguyên nhân sâu xa của cuộc “nổi dậy” của người dân Phan Rí, Bình Thuận ngày 9 và 10/6 vừa qua là do 4 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân I, II, III, và IV. Chính 4 nhà máy nầy làm cho đời sống người dân cơ cực hơn nữa vì:

·         Nước thải vả rỉ than đổ xuống biển hàng chục triệu tấn hàng năm (16,4 triệu tấn/năm là ước tính cho năm 2017) làm cho san hô trong vùng chết đi, và đàn cá nục nổi tiếng trong vùng phải di chuyển san bờ biển tận bên phái tây Phi Luật Tân;
·         Khói bụi nhà máy làm cho toàn vùng không còn nơi canh tác nộng nghiệp nữa, đất đai trở nên hoang hóa.

Vào năm 2015, người dân nơi đây đã ngăn chận quốc lộ I trong hai ngày và có bạo động cùng với côn an, cảnh sát cơ động. Kết quả là có trên 30 người đã bị bắt cho đến nay.

Mười năm qua, các rừng đầu nguồn (trên 5000 Km2) đã bị bán, 18 Đặc khu kinh tế với trên 10,000 Km2 cũng đã bị cho thuê 70 hay 99 năm, bây giờ lại thêm 3 Đặc khu đang thành hình, cộng thêm khắp nước với trên 313 Khu chế xuất (theo thống kê 2017), Khu công nghiệp với biết bao nhiêu Cty TC hiện diện.

Kết luận, ngoài việc tranh đấu chống luật An ninh mạng và luật Đặc khu kinh tế, bây giờ là lúc chúng ta phải trực diện đập tan tập đoàn bán nước Trọng Quang Phúc Ngân, là thái thú biết nói tiếng Việt của TC và là nguyên nhân của việc bán đứng cho Tàu đất đai của cha ông để lại.

Xin Quý vị hiện diện nơi hội trường nầy cùng động não…để cùng quyết tâm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV, để từ đó, công cuộc Hán hóa của TC sẽ bị triệt tiêu ngay.

Chúng ta chỉ còn một con đường SỐNG MÁI với CSBV mà thôi.
Không còn con đường nào khác nữa BÀ CON ơi!

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Kỷ niệm ngày Giổ GS Nguyễn Ngọc Huy 28/7

Phụ Chú: Viết xong bài tường thuật, Giáo Già nhận được email nói về “nhân cách của người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Giáo Già xin cho đăng vào đây như “phụ chú” cần thiết, nói lên tiết tháo của thành phần trí thức kiên trì ở quốc nội góp phần chống độc đảng độc tài CSVN, làm cuộc “Cách Mạng Dân Sự”, hình thành “Lối Thoát Cho VN” trong thời gian ngắn sắp tới.

From: nv tri <nvtri1955@yahoo.com>
Date: 1 August 2018 at 11:30:52 am AEST
Subject: Thư của THDT gởi cha 

Trần Huỳnh Duy Thức là một 
kỹ sư - doanh nhân Việt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 phạt 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Xem Thư Này, Thấy Một Nhân Cách Lớn, Một Trí Tuệ Lớn.

Thư của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi cho gia đình từ trong tù 

30-7-2018 

Nghệ An, 26/6/2018 

Thưa ba và cả nhà thương,

Hôm 23/6 chị Sáu và Quân ra thăm con kể rằng ba nói ba tin sắp có nhiều thay đổi lớn và ba sẽ khỏe để chờ con về. Con rất là vui. 

Sáng hôm qua, thứ hai 25/6/2018 một phái đoàn của Liên minh Châu Âu và Đại sứ quán Đức tại VN vào đây thăm con. Đại diện gồm một anh tên là Konrad phụ trách chính trị của Đại sứ quán Đức, một cô tên là Catherine phụ trách chính trị của Phái bộ EU tại VN, một anh người Việt tên Đăng được giới thiệu là cán bộ của Đại sứ quán Đức tại VN làm phiên dịch (họ nói tiếng Anh và tiếng Đức). Cũng có lãnh đạo cùng các sĩ quan của Trại giam tham gia. Họ lắng nghe, thái độ vui vẻ, không có vấn đề gì.

Họ nói họ rất quan tâm đến con nên thông qua Chính phủ Đức và Chính phủ VN để sắp xếp cuộc gặp này. Họ muốn nghe về sức khỏe điều kiện sinh hoạt trong tù và nguyện vọng của con. Con cho biết sức khỏe của con vẫn ổn và kể thời khóa biểu một ngày của con gồm thể dục, viết thư, sáng tác (thơ, nhạc, tiểu thuyết), đọc sách báo nhà gửi, chơi đàn, học tiếng Hoa,… Con cũng khẳng định với họ rằng con không có nguyện vọng ra nước ngoài. Họ bảo họ rất nể phục con và họ cũng nghe nói nhiều về tinh thần của con. Họ thấy khó ai có được lịch sinh hoạt trong tù như con. Con nói với họ rằng con rất vui khi biết luật sư Đài được họ bảo lãnh qua Đức vừa rồi. Riêng con thì con muốn dùng cuộc sống của mình để thu hút sự quan tâm của mọi người ngày càng tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền con người, tôn trọng khác biệt. Con tin vào sự thay đổi dựa trên tinh thần đó và thấy đang có những thay đổi theo tinh thần, chiều hướng như vậy. Con hiểu luật pháp đang còn nhiều vấn đề, nhưng chỉ bằng tinh thần tôn trọng pháp luật và kiên trì đòi hỏi pháp luật phải hoàn thiện hơn thì sự thay đổi cuối cùng mới tốt đẹp. Con mong rằng họ ủng hộ và hỗ trợ cho sự thay đổi như vậy. Họ nói họ hiểu và theo sát trường hợp của con. Họ chúc con khỏe và có đủ sức mạnh để đi hết lựa chọn của mình. Họ tin con làm được vì con biết sử dụng thời gian hiệu quả. Họ khẳng định sẽ luôn quan tâm, theo dõi tình hình của con. Sau cuộc gặp, họ sẽ liên hệ với gia đình mình để thông báo về cuộc gặp này, đồng thời để trao đổi thêm những gì cần thiết. Con cảm ơn họ và cho biết cuộc gặp đã động viên con rất nhiều. 

Cuộc gặp kéo dài 60 phút, đúng như thỏa thuận giữa Chính phủ Đức và Chính phủ VN. Họ hỏi rất kỹ các điều kiện ăn uống, sinh hoạt, điện thoại, gửi thư, gia đình thăm… Con có sao nói vậy, không có vấn đề gì. Họ cũng hỏi về vấn đề mắt của con như họ nghe trước đây. Con cũng kể đúng thực tế là do điều kiện điện, ánh sáng, nhưng điều kiện này đã được đảm bảo hơn 10 tháng nay. Con cũng nói rằng cũng có khi có vấn đề nhưng con phản ảnh đến Ban giám thị Trại giam để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, BGT cũng lắng nghe và giải quyết theo pháp luật. Họ nói họ nghe vậy thì rất vui. Họ cảm ơn phía VN đã tạo điều kiện để gặp. 

27/6 

Hôm qua thời sự VTV đưa tin VN và EU rà soát lần cuối nội dung Hiệp định thương mại tự do VN – EU (EVFTA). Bộ trưởng công thương VN hi vọng Hiệp định này sẽ được ký vào cuối năm nay. Cao ủy thương mại EU hi vọng VN sẽ giải quyết những vấn đề còn lại để Hiệp định được ký kết. Thư 112C con đã trích một bài trên Thời báo KTSG số 14 (5/4/2018) nói về lí do Hiệp định này đã bị trì hoãn ký từ cuối năm 2015 đến nay là vì môi trường và nhân quyền. 

VN mình rất cần Hiệp định này để giảm thiểu những tác động của các cuộc chiến thương mại nếu chúng lan rộng. Các tranh chấp giữa Mĩ với EU và các đồng mình khác, theo con, sẽ được dàn xếp sớm. Giữa họ không có những xung đột không thể thỏa hiệp, và sự tranh chấp của họ thực sự chỉ là sự cạnh tranh thuần túy thương mại. Còn tranh chấp giữa Mĩ và TQ thì thương mại chỉ là cái cớ và là công cụ để Mĩ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của TQ thực tế đến đâu, để Mĩ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình. Ai mà lấy thiệt hơn về mặt kinh tế như là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá người Mĩ có thể chấp nhận đến mức nào, rồi từ đó suy ra Mĩ sẽ không dám dấn sâu vào Cuộc chiến thương mại với TQ thì người đó sẽ lầm to. Đó thật là ngây thơ. 

Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc Chính phủ TQ mà Mĩ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi. Đó chỉ mới là sự cấm vận công nghệ chip chưa quá mức cao siêu so với nhiều công nghệ cốt lõi khác mà Mĩ nắm giữ. Nếu cuộc chiến lan rộng, Mĩ có thể đánh rơi rụng hàng trăm tập đoàn khổng lồ tương tự ZTE của TQ. Chưa nói đến rất nhiều hậu quả khác, chỉ riêng sự vỡ nợ của những tập đoàn này sẽ tạo nên một khoản nợ xấu cho Chính phủ TQ (vì Chính phủ đầu tư, cho vay hay bảo lãnh) lớn đến mức đủ thổi bay khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của TQ trong chốc lát. TQ hầu như chẳng có công cụ gì tương tự để trả đũa Mĩ. Đầu tư TQ vào Mĩ đã giảm đến 98% (tức là gần như không còn gì) trong 5 tháng đầu năm nay mà chẳng gây ra vấn đề gì cho Mĩ. TQ đã từng dọa về nguy cơ rút đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho Mĩ. TQ đã làm nhưng chẳng tác dụng. Không cần đến TQ giảm đầu tư, tới đây Mĩ đã chuẩn bị để hạn chế TQ đầu tư vào Mĩ để tiếp cận công nghệ Mĩ. Hi vọng Mĩ sợ thiệt hại mà không làm thì sẽ là tiếp tục ngây thơ. 

Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của TQ, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do. Ở đó những người giỏi nhất mới sáng tạo nên những công nghệ vượt trội cho quốc gia. TQ không có và cũng không chấp nhận một xã hội vận động tự do. Vì vậy Chính phủ TQ tin vào cách thức đặc sắc của mình là dùng sự đầu tư và bảo kê (trên danh nghĩa bảo hộ) vô song của nhà nước cho một số doanh nghiệp để chúng sở hữu công nghệ vượt trội. Thực tế mấy chục năm qua, các doanh nghiệp này đã to lớn khổng lồ nhờ sự bảo kê này nhưng khả năng công nghệ chỉ ở mức sao chép giỏi và lệ thuộc nặng nề vào những công nghệ cốt lõi của Mĩ và phương Tây. TQ hiểu nguy cơ của sự lệ thuộc này. Nhưng một lần nữa, họ tiếp tục sai lầm về phương pháp. Họ tin rằng dùng sức mạnh của thị trường khổng lồ hơn 1,4 tỉ dân của họ thì sẽ ép được các doanh nghiệp sở hữu công nghệ của Mĩ và phương Tây chuyển giao công nghệ cho họ nếu muốn tiếp cận thị trường TQ. Khi TQ công bố Sáng kiến Sản xuất tại TQ 2025 với mục tiêu trên, con đã cười vì thấy niềm tin nói trên của họ ngây ngô quá. Họ nghĩ từng doanh nghiệp đơn lẻ Mĩ sẽ không thể đủ sức thoát sức ép của Chính phủ TQ để không bị mất phần trước các đối thủ tại thị trường TQ. Các doanh nghiệp Nhật và EU cũng bị như vậy. TQ không hiểu rằng sức mạnh của những xã hội vận động tự do khi đã hợp lực lại thì chẳng có sức mạnh của những xã hội độc đoán nào địch nỗi cho dù những xã hội độc đoán đó được lãnh đạo bởi những chính phủ độc tài khổng lồ đi nữa. Khối G7 sẽ cùng nhau đánh gục tham vọng chiếm lấy công nghệ bằng ban phát thị trường của TQ. Thế giới sẽ thấy chiến lược về công nghệ của TQ hóa ra là cách để họ chỉ ra gót chân Achilles chết người, không chỉ về công nghệ mà cả về sức mạnh và tham vọng bá quyền của mình. 

Một khi TQ đã buộc phải bãi bỏ sự ép buộc chuyển giao công nghệ, sự bảo hộ thị trường cho các doanh nghiệp chủ lực mà Chính phủ TQ bảo kê lâu nay để làm sức mạnh cho Chính phủ, thì các doanh nghiệp Mĩ và phương Tây có lợi thế về công nghệ sẽ chiếm lĩnh các thị phần ở TQ mà các doanh nghiệp được bảo kê ở TQ chiếm giữ lâu nay. Khi đó cán cân thương mại sẽ cân bằng và công bằng. Đây là điều Tổng thống Trump muốn và không ngừng tuyên bố lâu nay. Ông ấy đang rất quyết liệt để thực hiện thành công mục tiêu này. Nếu TQ không chấp nhận sự bãi bỏ nói trên thì họ sẽ đối diện với sự sụp đổ, bắt đầu từ các tập đoàn. Nếu Chính phủ TQ nhận ra thì họ sẽ tránh được sụp đổ. Và đó là sự bắt đầu cho tự do hóa thị trường và xã hội. Người TQ sẽ sớm nhận ra rằng người ta không thể sở hữu những gì hay ho bằng cách tước đoạt và sự bảo kê bảo hộ của nhà nước không thể giúp sở hữu công nghệ mà ngược lại. Nó chỉ tạo ra những doanh nghiệp thân hữu thúc đẩy tham nhũng và khả năng cạnh tranh quan hệ và đặc quyền, chứ không phải khả năng sáng tạo. Một khi sự bảo hộ của nhà nước đã không còn có thể nữa thì các doanh nghiệp đó sẽ lăn đùng ra mà chết như đột tử vậy, bất chấp chính phủ bảo hộ có to lớn hay tài giỏi đến đâu. 

Không ai vi phạm Quy luật phát triển mà có thể phát triển tốt đẹp cả. Con người dù có giỏi giang, có sức mạnh đến thế nào thì cũng không thể vượt qua được quy luật của Tạo hóa. 

28/6 

Dù Quy luật phát triển đã được làm sáng tỏ, nhưng giới cầm quyền TQ vẫn phải trả một giá đắt trước khi hiểu ra được và thừa nhận những gì mình đã làm trái quy luật. Điều này có nghĩa là cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ sẽ lan rộng và rất căng thẳng trước khi một trạng thái cân bằng và công bằng được xác lập. Chiến tranh căng thẳng sẽ kéo dài vài năm. 

Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại vì nó thay cho Chiến tranh thế giới III vốn là điều rất khó tránh khỏi khi có sự nổi lên của các siêu cường mới muốn khẳng định vị thế bá quyền như Đức, Nhật trong quá khứ và TQ vào hiện tại. Nếu sự trỗi dậy hung hăng của TQ không bị kiềm chế thì không lâu nữa, khi tiềm lực quân sự của họ đủ sức đối trọng với Mĩ ở Châu Á TBD thì chiến tranh quân sự sẽ nổ ra không tránh khỏi. Họ đang ráo riết tăng cường tiềm lực này thông qua quân sự hóa ồ ạt trên Biển Đông. Mĩ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội sử dụng chiến tranh thương mại để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của TQ, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới. TQ lúc này cũng không còn khả năng tiên hạ thủ vi cường bằng các trận chiến chớp nhoáng được nữa, vì Biển Đông đã được quốc tế hóa cùng với cả khu vực rộng lớn Ấn Độ dương – Thái Bình dương. Anh, Pháp cũng đều tham gia vào đảm bảo tự do hàng hải, hàng không của khu vực này. Tháng trước các tàu chiến Anh, Pháp tiến vào vùng hải phận quốc tế mà TQ tuyên bố chủ quyền trái phép nhưng TQ không dám làm gì. Mĩ vừa loại TQ ra khỏi cuộc tập trận chung Vành đai TBD (RIMPAC) 2018 và yêu cầu TQ đảo ngược quá trình quân sự hóa trên Biển Đông. 

Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của VN sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ đang nổ ra. TQ có rất ít cơ hội để thắng. Có người bảo họ đang nắm giữ vũ khí chiến lược là hơn 1 ngàn tỉ USD trái phiếu chính phủ Mĩ, nếu TQ bán các trái phiếu này thì Mĩ sẽ suy yếu và vì vậy mà Mĩ phải lo sợ. Nếu Chính phủ TQ mà nghe mấy chuyên gia này thì TQ sẽ còn thua sớm hơn. 

Chương trình Toàn cảnh thế giới trên VTV1 ngày 24/6/18 dẫn lời tiến sĩ Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ ngoại giao VN – cho rằng hành xử của TQ đã tới giới hạn chịu đựng của Mĩ. Từ thập niên 1970 Mĩ đã giúp đỡ TQ bằng mở cửa thị trường Mĩ, cho phép hỗ trợ công nghệ Mĩ cho doanh nghiệp TQ để đưa TQ phát triển, hội nhập thế giới với cam kết của TQ rằng trở thành một nước lớn có trách nhiệm trên thế giới, giống như Mĩ đã làm với Châu Âu và Nhật sau Thế chiến II. Trong khi Châu Âu, nhất là Đức, và Nhật đã làm đúng như vậy và trở thành những quốc gia dân chủ và thịnh vượng và đóng góp quan trọng vào việc xây dựng dân chủ và thịnh vượng cho thế giới thì TQ đang làm ngược lại. Con đồng ý với tiến sĩ Thái. Nhìn vào sự mở rộng ảnh hưởng của TQ ra nước ngoài trong 2 thập niên qua, chẳng khó gì để thấy họ nuôi dưỡng cho các chính phủ tham nhũng, bảo kê độc tài, bất chấp thiệt thòi đối với người dân dưới các chính phủ đó, miễn là TQ có lợi: được tiếp cận với tài nguyên, đất đai và những hợp đồng có lợi quá mức cho TQ. Đó là chưa kể những hậu quả về môi trường và xã hội mà TQ để lại cho những con người ở đó. Ở Châu Phi, những hậu quả như vậy là không thể khắc phục sau 2 – 3 thế hệ nữa. Chẳng mấy ai mà không thấy hình ảnh đó của TQ. Từ đầu năm 2004, con đã nói về nguy cơ này trong bức thư gửi cho ông Triết lúc đó là Bí thư thành ủy HCM. 

Khi Mĩ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc TQ hành xử có trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến thương mại thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi. Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng TQ cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng. Chấp nhận thị trường tự do, không bảo hộ doanh nghiệp. Những điều như vậy sẽ dẫn đến xã hội vận động tự do. Sau cuộc chiến thương mại, thế giới sẽ được thấy một lần nữa sai lầm tai hại “trọng cứng khinh mềm”: Chỉ chấp nhận và bắt chước trào lưu cứng mà không học hỏi và thúc đẩy trào lưu mềm trước. Quy luật phát triển xã hội sẽ được khai sáng hơn bao giờ hết. Bao nhiêu nỗ lực khổng lồ của giới học giả TQ mấy chục năm qua cố gắng bảo vệ những lý thuyết về một nền kinh tế thị trường được định hướng bằng sự can thiệp sâu rộng của chính phủ sẽ trở nên buồn cười. Giới học giả TQ lâu nay rất nổi tiếng thế giới về những nghiên cứu như vậy. Con biết họ rất giỏi, nhưng họ đã bị định hướng nên không có tự do để nói ra chân lý. 

Trong thời kỳ Mĩ rung lắc TQ, thế giới cũng sẽ bị rung lắc và ảnh hưởng lớn. Không chỉ về kinh tế đâu, mà toàn diện các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Như con đã viết hồi đầu năm 2016, các chính phủ độc tài sẽ bị rung rụng, các quốc gia thực sự dân chủ hoặc chân thành hướng đến dân chủ bằng pháp quyền, tôn trọng quyền con người mới phát triển tốt mà không sụp đổ. Mục tiêu của Mĩ không chỉ là thương mại, mà chính yếu là trật tự thế giới. Nhưng không phải là thứ trật tự mà Mĩ ban phát cho nước này nước kia ở vị trí này vị trí nọ, mà là một trật tự theo Quy luật phát triển. Dù là nước lớn hay nhỏ thì đều phải tôn trọng luật. Dân tộc nào nỗ lực hơn thì sẽ vượt lên theo Dòng chảy của thời đại. 

Ráp kịp với Dòng chảy của thời đại rồi đua nhanh và vượt lên dẫn đầu là sứ mệnh lịch sử, là mệnh lệnh của dân tộc Việt Nam đối với từng người dân Việt trong thời kỳ lịch sử này. Và con biết, dân tộc cần con vào thời khắc quan trọng này. Vì vậy con sẽ ở lại trên mảnh đất này. Dù chỉ là một thường dân hay một tù nhân, con vẫn luôn nỗ lực không tiếc sức bằng mọi cách để dân tộc hoàn thành kịp sứ mệnh lịch sử nói trên. Đó chính là mục tiêu tối thượng của con bao nhiêu năm nay. 

Con mong ba, cả gia đình và mọi người hiểu và ủng hộ quyết định này của con. Đừng lo con khổ sở. Con chẳng khổ gì cả, điều kiện ở đây ổn. Đúng là con có chút vất vả, nhưng mà vui. 

Viết xong thư này con sẽ viết thư cho mấy người lãnh đạo đất nước. Con nghĩ là họ đã biết, nhưng họ cần hiểu rõ hơn về sứ mệnh lịch sử, mệnh lệnh của dân tộc vào thời khắc lịch sử này. Họ thường hay nói “Tiến nhanh cùng thời đại”. 

Trước khi cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ được định đoạt, VN là một trong những nước bị tác động mạnh bởi nó. Cùng với CPTPP, Hiệp định thương mại tự do VN – EU là rất quan trọng để giúp VN giảm thiểu ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, quan hệ song phương Việt – Mĩ cũng quan trọng không kém để giúp VN tránh được những đòn trừng phạt của Mĩ lên TQ. Vì vậy cán cân ngoại giao của VN cũng sẽ thay đổi mạnh. Một Phó Thủ tướng của VN đang ở thăm Mĩ. Tối qua con xem tin này trên VTV và cảm thấy những chuyển biến nhanh trong thời gian tới. Con cảm nhận rất rõ điều này. 

Diễn biến ở Đông Nam Á sẽ còn nhanh và bất ngờ hơn Đông Bắc Á với sự kiện chuyển hướng của Triều Tiên vừa rồi. Một đất nước dựa gần như tất cả vào TQ 70 năm qua giờ lại muốn Mĩ đảm bảo an ninh và thể chế chính trị cho mình. Niềm tin vào TQ sẽ còn nhiều suy giảm hơn nữa trên toàn thế giới. 

Con nhìn thấy được sự dịch chuyển và tích tụ năng lượng không thể hiện trên bề mặt, dựa vào dòng chảy theo quy luật, nên con có thể biết được sự chuyển biến như thế nào. Vì vậy ba và mọi người đừng lo cho con về thời gian. Tới lúc thì chẳng ai giữ con được trong tù cả. 

Mọi người hãy cứ vui vẻ, giữ sức khỏe. 

Thương ba và mọi người nhiều nhiều. 

Nguồn: Trần Family

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét