Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Người Mỹ tưởng nhớ ông McCain tại Hà Nội 27/08/2018

Giáo viên tiếng Anh người Mỹ Derek Davis tới đặt hoa tưởng nhớ ông McCain bên bờ Hồ Trúc Bạch hôm 26/8..
Nhiều người Mỹ hôm 26/8 đã tới bờ Hồ Trúc Bạch ở Hà Nội để đặt hoa tưởng nhớ Thượng nghị sĩ John McCain.
Bức phù điêu trên bờ hồ nằm tại thủ đô của Việt Nam có dòng chữ: “Ngày 26/10/1967, tại Hồ Trúc Bạch, quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sydney McCain, Thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, đã lái chiếc máy bay A4, bị bắn rơi tại Nhà máy điện Yên Phụ”.<!>
Sau khi bị bắt, ông McCain đã bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò mà người Mỹ gọi là Hanoi Hilton trong hơn 5 năm.
Trong chuyến thăm tới Việt Nam năm 2009, ông McCain đã tới thăm bức phù điêu bên Hồ Trúc Bạch cũng như nơi từng đặt nhà tù Hỏa Lò.
Ông McCain sau khi được thả khỏi nhà tù Hỏa Lò.
Ông McCain sau khi được thả khỏi nhà tù Hỏa Lò.
Reuters dẫn lời ông Robert Gibb, một người Mỹ sống và làm việc ở Hà Nội, nói rằng khi nghe tin ông McCain qua đời, “tôi cảm thấy mình phải mang hoa tới đây”. Ông nói thêm rằng chính trị gia kỳ cựu này là ứng viên tổng thống cuối cùng ông từng bỏ phiếu bầu.
Ông Gibb là một trong số nhiều người Mỹ tới địa điểm bên Hồ Trúc Bạch để tưởng nhớ ông McCain.
Đa số mang hoa nhưng có người mang theo một lá quốc kỳ Mỹ được gập gọn lại, theo Reuters.
Trong khi đó, tờ VnExpress nói rằng nhiều người dân Việt Nam cũng tới đặt hoa tại bức phù điêu.
Ông McCain qua đời hôm 25/8, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư não.

Mỹ đón người Việt tới chia buồn với gia đình ông McCain
27/08/2018

Thượng nghị sĩ John McCain trong một chuyến thăm tới Hà Nội.
Chia sẻ
  • 1728
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 26/8 cho biết sẽ mở cửa đón người Việt tới gửi lời chia buồn tới gia đình Thượng nghị sĩ John McCain.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ cho hay “sẽ mở sổ chia buồn” từ ngày 27 tới 29/8, và sẽ “chào đón tất cả những ai mong muốn có lời chia sẻ với gia đình ông McCain”.
Thượng nghị sĩ 81 tuổi được cho là có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam qua đời hôm 25/8 vì căn bệnh ung thư não, một ngày sau khi gia đình thông báo quyết định ngưng chữa trị.
“Trong nhiều thập kỷ, ông ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác”, tuyên bố của phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam viết.
Trong nhiều thập kỷ, ông ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác.
Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam nói.
Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam còn thông báo khởi động Chương trình McCain/Kerry để “tôn vinh những đóng góp của Thượng nghị sĩ McCain và của cựu đồng nghiệp của ông tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng là cộng sự lâu năm của ông trong các vấn đề về Hoa Kỳ - Việt Nam, là ông John Kerry”.
“Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain”, tuyên bố có đoạn.
Trên Facebook của Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nhiều người Việt đã để lại lời bình luận..
Kèm theo hình ảnh trái tim, Facebooker Nguyễn Văn Tuyến viết: “Vô cùng thương tiếc Người Bạn Quý của Người Việt Nam”.
Một người khác có tên Anne Loan viết: “Thắp hộ mình một nén nhang tỏ lòng thương tiếc nhé. Mong ông yên nghỉ sau những cố gắng hàn gắn hai đất nước”.
Tối 26/8, trong khi Việt Nam chưa có tuyên bố chính thức nào sau khi ông McCain qua đời, báo chí trong nước đã cho đăng nhiều bài viết nói về người mà tờ Dân Trí nói có “duyên nợ đặc biệt với Việt Nam”.
Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017.

Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc, được Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời nói rằng ông McCain là “biểu tượng của quá trình hòa giải của quan hệ Việt - Mỹ”.
Ông Ngọc được trích lời nói rằng “vào những thời khắc khó khăn nhất của quan hệ hai nước, khi mà vẫn còn những tiếng nói nghi kỵ, thậm chí là chống lại quan hệ Việt - Mỹ thì Thượng nghị sỹ John McCain và Thượng nghị sỹ John Kerry và các nghị sỹ khác đã đóng vai trò quyết định làm cho tiến trình bình thường hóa đó không thể đảo ngược được”.

Ông McCain tới thăm nhà tù Hỏa Lò, nơi ông từng bị giam giữ năm 1967.

Ông McCain tới thăm nhà tù Hỏa Lò, nơi ông từng bị giam giữ năm 1967.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo tự do Trương Huy San nhận định rằng “nhờ những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hoà giải được với Washington, trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía VN hoà giải”.
Người còn có bút danh Osin Huy Đức viết tiếp: “Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và MXH [mạng xã hội] hôm nay tràn ngập những lời tốt đẹp khi nói về ông. Một người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người”.
​Trên Twitter, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kể lại câu chuyện cùng với ông McCain trở lại thăm nhà tù Hỏa Lò mà ông gọi là Hanoi Hilton.
"Nếu quý vị muốn đánh giá về ông John McCain, hãy đếm số ngày và số năm ông ấy trải qua tại nơi nhỏ hẹp, tối tăm đó và tự hỏi quý vị liệu có thể vượt qua trong một giờ hay không", ông Kerry viết.
"Tôi yêu quý quyết tâm chiến đấu của John, nhưng kính trọng ông ấy hơn nữa về sự tha thứ".

Việt Nam: dấu mốc quan trọng trong cuộc đời McCain
John McCain nhiều lần quay trở lại Việt Nam

John McCain nhiều lần quay trở lại 
Việt Nam, đây là lúc ông trở lại vào năm 1992
Chào đời vào ngay đêm trước khi nổ ra Đệ nhị Thế chiến, John McCain sinh ra vào thời kỳ Hoa Kỳ bắt đầu trở thành một siêu cường.
Vị cựu chiến binh Cuộc chiến Việt Nam, thượng nghị sỹ Cộng hòa suốt sáu nhiệm kỳ, vừa qua đời hôm 25/8/2018, thọ 81 tuổi.
Cuộc đời ông kéo dài một vòng cung trải qua những gì Henry Luce từng dự đoán sẽ là kỷ nguyên của nước Mỹ - thời điểm mà sức mạnh chính trị, quân sự và văn hóa Hoa Kỳ trở nên vô song trên toàn cầu.
Ông đã từng chiến đấu ở Việt Nam và chịu tù đày khổ ải sau khi bị bắt giữ.
Ông trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ, suýt nữa thì không chống nổi sự cám dỗ, sức mạnh tiền bạc và sự ảnh hưởng trong nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông từng hai lần được đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, hồi 2000 chạy đua với ứng viên cùng đảng Cộng hòa George Bush, và 2008, khi ông đối đầu và phải nhường bước trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.
Trong những ngày cuối đời, McCain đã ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế, theo đó nước Mỹ có thể giữ vai trò dẫn dắt, bảo vệ bạn bè khỏi kẻ thù, và công kích Donald Trump, người vận động chống lại quan điểm toàn cầu này.
McCain rời khỏi chính trường ở thời điểm có lẽ là hoàng hôn của kỷ nguyên Mỹ, khi mà quốc gia này tập trung vào chính sách dân túy, lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của làn sóng nhập cư, những trở ngại của chủ nghĩa đa phương và những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
McCain cùng các đồng đội được trả tự do khỏi nhà tù chiến tranh Việt Nam 

McCain cùng các đồng đội được trả tự do khỏi nhà tù chiến tranh Việt Nam
BBC giới thiệu một trong những giai đoạn được coi là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự nghiệp của McCain: thời gian ông bị bắt giam tại Việt Nam.
Thoát khỏi nhà tù chiến tranh
Ngày 14 tháng 3 năm 1973
Một hình ảnh vô cùng ấn tượng. Một McCain gầy gò, 36 tuổi, mặc bộ quần áo dân sự nhàu nát, bước đi cùng với các tù nhân chiến tranh Mỹ tới một chiếc máy bay vận tải quân sự Hoa Kỳ. Họ được trả tự do.
Toàn bộ tính cách của John McCain đã được thử thách tại Bắc Việt, và ông ấy đã vượt qua mọi thứ thách một cách xuất sắc. Frank Gamboa
Hơn 5 năm bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam khiến ông già đi. Mái tóc sẫm màu khi máy bay của ông bị tên lửa đối không của Hà Nội bắn hạ nay đã đốm bạc.
Ông bước đi khập khiễng - vết thương có từ khi nhảy văng ra khỏi chiếc máy bay rơi, và do sự tra tấn của nhà tù Việt Nam. Một tháng sau, tại phòng lễ tân Nhà Trắng cùng với Tổng thống Richard Nixon, McCain chống nạng bước đi.
Ông không bao giờ có thể bình phục chấn thương hoàn toàn. Ông gần như không còn bước đi khập khiễng, nhưng ông không thể giơ tay qua đầu trong suốt phần đời còn lại.

McCain bắt tay Tổng thống Mỹ Richard Nixon

McCain bắt tay Tổng thống Mỹ Richard Nixon
Cố vấn chính trị Mark McKinnon, người đã tư vấn cho John McCain trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008, đã mô tả việc chải tóc giúp vị ứng viên tổng thống trong khi họ đứng đợi phía sau một chiếc xe tải nhỏ trước một sự kiện công chúng ở New Hampshire.
"Đó là khoảnh khắc dễ bị tổn thương của người lính đáng tự hào này," ông nói. "Tôi đã chải tóc cho ông ấy, và ông đi ra trước đám đông. Tôi đã quay đi và khóc."
Mặc dù McCain còn ở trong quân ngũ 8 năm sau khi trở về Mỹ, nhưng ngày ông được trả tự do ở Việt Nam đánh dấu thời điểm làm xoay chuyển nghiệp binh dường như đã được định sẵn từ khi ông sinh ra.
Cả cha và ông của ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và ông nội đã chỉ huy một đội tàu hàng không mẫu hạm chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai.
McCain tiếp bước cha ông, theo học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi bạn bè cho biết đôi khi ông gặp khó khăn với truyền thống quân đội mà ông được trông đợi là sẽ theo đuổi.
"Ông ấy cảm thấy như thể ông không có lựa chọn," Frank Gamboa, một trong những bạn cùng phòng của McCain khi hai người còn là chuẩn úy tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho biết. "Một trong những gánh nặng của di sản gia đình là bạn không thể là chính mình."
Trong suốt thời gian ở học viện, McCain nổi loạn. Ông được đặt biệt danh là "John Wayne" McCain vì cách ứng xử của ông với phái nữ cũng như sự yêu mến họ dành cho ông. Ông gây ra tiếng xấu giống như người ta sưu tập tem vậy. Ông mấp mé bên bờ phải bỏ học, và tốt nghiệp gần đứng cuối lớp.

McCain được người dân cứu khỏi hồ Trúc Bạch

McCain được người dân cứu khỏi hồ Trúc Bạch khi máy bay của ông bị quân đội Bắc Việt bắn hạ
McCain thỉnh thoảng sử dụng vỏ bọc gia đình để bảo vệ mình. Gamboa miêu tả một ví dụ khi McCain trách mắng một bạn học lớn tuổi hơn vì đã sỉ nhục một người phục vụ Philippines trong bữa tối - một chút bất tuân mà có thể khiến ông bị báo cáo và chịu kỷ luật.
Khi người đàn ông hỏi tên, McCain trả lời: "John S McCain III. Còn anh tên gì?" Khi nghe tên đó, theo Gamboa, người đàn ông đã lẩn đi.
Là một tù nhân chiến tranh, McCain có cơ hội sử dụng danh tiếng gia đình để tránh rắc rối - nhưng ông đã từ chối.
Khi những người bắt giữ ông biết được ông là con của một đô đốc, ông được đề nghị trả tự do sớm. McCain đã từ chối - nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt trước ông phải được trả tự do trước.
"Người thẩm vấn nói với McCain rằng tình hình chắc chắn sẽ rất tệ đối với ông," Gamboa nói. "Và họ bắt đầu tra tấn ông. Việc từ chối tự do vì lợi ích của các tù nhân chiến tranh khác, những đồng đội của ông, là một quyết định quan trọng và can đảm."
McCain bị biệt giam nhiều năm, bị tra tấn trong nhà tù Việt Nam. Cuối cùng ông cũng chịu xuống thang và ký nhận bản "thú tội" rằng ông đã phạm tội ác chiến tranh.
Ông không bao giờ dựa vào thân thế gia đình để tìm cách được hưởng những đối xử đặc biệt, hoặc chấp nhận cách đối xử đó cho cá nhân mình, tuy nhiên, khi rời Việt Nam ông đã làm như vậy cho các tù binh, đồng đội của mình.

TNS John McCain qua đời: Phản ứng xúc động từ Mỹ, Việt Nam và thế giới

 Đăng ngày 26-08-2018 Sửa đổi ngày 26-08-2018 13:33
media

Giáo viên tiếng Anh Derek Davis đặt cờ và hoa tưởng niệm cố thượng nghị sĩ John McCain tại đài kỷ niệm bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 26/08/2018.REUTERS/Kham
Thượng nghị sĩ John McCain, ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008, đã qua đời ngày 25/08/2018 tại tiểu bang Arizona vì bệnh ung thư, thọ 81 tuổi.
Là một chính trị gia rất được tôn trọng tại Mỹ, cả trong đảng Cộng Hòa của ông lẫn đảng Dân Chủ, đồng thời là một tác nhân quan trọng - cùng với thượng nghị sĩ John Kerry - trong việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt sau khi chiến tranh kết thúc, cái chết của ông đã gây xúc động lớn, không chỉ tại Mỹ, mà cả tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Lúc sinh thời, John McCain là một chính trị gia có uy tín và thế lực. Sau khi rời quân đội, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị tại tiểu bang Arizona, trong đảng Cộng Hòa. Năm 1982, ông được bầu là dân biểu Hạ Viện. Năm 1986, ông trở thành thượng nghị sĩ và tái đắc cử trong các năm 1992, 1998, 2004 và 2010.
Chàng phi công John McCain từng bị cầm tù tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967 đến 1973. Hai mươi năm sau, cùng với một cựu chiến binh khác, thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ John Kerry, ông đã đề nghị tái lập bang giao với Việt Nam. Năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Hoa Kỳ ca ngợi đóng góp của cố thượng nghĩ sĩ John McCain
Tại Hoa Kỳ, ngay sau khi tin ông McCain qua đời được loan báo, hầu hết giới lãnh đạo đều lên tiếng ca ngợi đóng góp của người quá cố.
Tổng thống Donald Trump, người đã từng chỉ trích McCain vì đã « để bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam », đã gởi lời chia buồn ngắn gọn đến gia đình ông McCain, bày tỏ sự « đồng cảm và tôn trọng sâu sắc nhất » của ông đối với người quá cố.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump cảm ơn ông McCain vì đã phục vụ quốc gia, trong đó có hơn năm năm là tù nhân chiến tranh và sáu nhiệm kỳ trong Thượng Viện.
Các cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush - hai người đã từng đánh bại ông John McCain trong những cuộc bầu cử tổng thống trước đây, ông Obama trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2008, và Bush trong vòng bầu cử sơ bộ trong Cộng Hòa năm 2000 - đều ca ngợi sự chính trực của ông McCain.
Tỏ lòng thương tiếc ông McCain còn có lãnh đạo Thượng Viện Mỹ Mitch McConnell, cựu phó tổng thống Joe Biden và rất nhiều người khác.
Nhà Trắng đã cho treo cờ rủ. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, đảng Dân Chủ, tỏ ý muốn lấy tên ông John McCain đặt cho tòa nhà Thượng Viện, nơi ông McCain có văn phòng làm việc.

Việt Nam đặt vòng hoa tại « đài » kỷ niệm bên hồ Trúc Bạch
Còn tại Việt Nam, vai trò tác nhân hòa giải Mỹ-Việt đã được nhấn mạnh trong nhiều phản ứng xúc động được ghi nhận ngày 26/08.
Hãng tin Mỹ AP đã trích lời ông Nguyễn Quốc Cường, cựu đại sứ Việt Nam tại Washington (2011-2014), công nhận vai trò quan trọng của thượng nghị sĩ John McCain trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, nơi ông bị cầm tù trong hơn 5 năm, sau khi chiếc phi cơ ông lái bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch.
Trên trang Facebook của mình, ông Cường còn ghi lại một số kỷ niệm về rất nhiều lần gặp gỡ giữa ông và thượng nghị sĩ McCain, đặc biệt là sự kiện ông McCain từng rất « tự hào » về « đài » kỷ niệm được Việt Nam dựng lên tại hồ Trúc Bạch ở Hà Nội, nơi máy bay của ông bị bắn rơi. Ông McCain từng yêu cầu phía Việt Nam điều chỉnh dòng chữ nói ông là phi công của Không Quân Mỹ trong khi ông là phi công của Hải Quân.
Hãng tin Anh Reuters trích lời ông Lê Mã Lương, cựu giám đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam tại Hà Nội, người đã gặp ông McCain ngay sau năm 2010, nhấn mạnh rằng thượng nghị sĩ McCain là một chính khách Mỹ đã đóng góp rất lớn vào việc xây dựng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và « Sự đóng góp của ông sẽ luôn được ghi nhớ ».
Reuters cũng ghi nhân là nhiều người Mỹ có mặt tại Hà Nội đã mang hoa đến đặt ở đài kỷ niệm tại hồ Trúc Bạch. Ngoài hoa, có người còn đặt ở đấy một lá cờ Mỹ gấp lại để tưởng niệm người quá cố.
Riêng Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội ngày 26/08 cho biết sẽ ​​thành lập một học bổng mang tên « McCain/Kerry Fellowship » để vinh danh hai chính khách Mỹ đã có công thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt.
Trên thế giới, tính đến trưa nay, rất nhiều lãnh đạo cao cấp trên thế giới đã chia buồn với nước Mỹ về cái chết của thượng nghị sĩ McCain, từ ngoại trưởng Đức Heiko Maas, ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi, cho đến thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét