Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Cuộc Đời Trần Thế - Sương Lam

image.png 
Đây là bài số bốn trăm ba mươi hai (432) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo. Năm nay người viết nhận được nhiều tin buồn từ bạn bè, từ những người thân trong gia đình.  Có người ra đi vĩnh viễn, có người phải rời xa tổ ấm gia đình đã gầy dựng bao nhiêu năm nay, có người phải sống cô đơn xa cách vợ con. Con người Khổ vì tử biệt, khổ vì sinh ly, khổ vì tham sân si  v..v...  trong cuộc đời trần thế này, Đức Phật đã dạy thế
<!>  
Bạn cũng như tôi đôi khi có những phút giây sung sướng và những phút giây đau khổ trong cuộc đời. Tôi không biết Bạn sẽ có những cảm nghỉ như thế nào, nhưng với tôi, trong những phút giây đau khổ nhất của cuộc đời, tôi thường tự nhủ rằng:  “Âu cũng là duyên nghiệp”, và cũng nhờ thế mà tôi mới có thể sống vui sống khỏe đến ngày nay. 


Chính bản thân người viết cũng đã đôi lần cảm thấy:
“Có những lúc hình như ta chán sống
Thấy cuộc đời nào có nghĩa gì đâu?
Chỉ quanh đi, quẩn lại chuyện đau đầu:
Chuyện cơm áo, chuyện tình yêu, danh lợi

Bừng mắt dậy biết bao nhiêu chuyện tới
Phải tính toan, suy nghĩ chuyện hơn thua
Cuộc hí trường, người ta mãi ganh đua
Từng lời nói, bả lợi danh hư ảo

Kiếp nhân thế là đa mang phiền não
Đời có vui sao lại chẳng cười tươi?
Lúc sinh ra, sao lại khóc chào đời?
Ấy có phải khóc cuộc đời nhân thế?”

để  rồi cũng có lúc Bạn và tôi sẽ “Ngộ”  được rằng:

“Có những lúc tâm hồn ta lắng đọng
Thấy cuộc đời là không sắc, sắc không
Tử sinh rồi tan hợp lại nối vòng
Để chỉ tạo thêm oan khiên, chướng nghiệp

Rồi mê mải trong luân hồi kiếp kiếp
Tham, Sân, Si, bào ảnh với phù vân!
Mà quên đi, đời trần thế chỉ cần:
Tâm Thanh Tịnh trước nghiệt oan cám dỗ

Thập thiện đạo ta vun bồi tu bổ
Nghiệp duyên lành, tinh tấn tạo nhiều thêm
Lấy Từ Bi, Trí Tuệ dựng gốc nền,
Làm sao để lợi dân và ích nước 

Ta sẽ xóa những nghiệp oan chướng trước
Tạo lại bằng Hỷ Xả với Từ Bi,
Đem nụ cười, thân ái rải đường đi
Ừ có thế! Đời mới còn nghĩa sống 

(Trích trong  Sắc Không Trần Thế - Thơ Sương Lam)

image.png

 Người viết rất kính ngưỡng Đức Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 vì tấm lòng từ bi nhân ái, với  lời dạy về « Ý nghĩa thực sự của cuộc đời» của Ngài:

Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA CUỘC ĐỜI

  “Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm. Trong quãng thời gian đó, với cuộc đời của chúng ta, ta phải cố gắng làm những điều tốt lành và ích lợi. Nếu quý vị góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, quý vị sẽ tìm thấy mục đích chân thực, ý nghĩa thực sự của cuộc đời.”  
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

( Nguồn: by H.H. The 14 th Dalai Lama)
Ngàicòndạythêm:                                                                                                                                                                                                                                                        
“MỖI NGÀY, KHI THỨC DẬY, QUÝ VỊ HÃY SUY TƯỞNG:
 HÔM NAY TÔI THẬT MAY MẮN ĐƯỢC THỨC DẬY, 
TÔI CÒN SỐNG, TÔI ĐÃ CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU, 
TÔI SẼ KHÔNG LÃNG PHÍ NÓ, 
TÔI SẼ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NĂNG LỰC CỦA TÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

ĐỂ MỞ RỘNG TRÁI TIM TÔI TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC, 
ĐỂ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÌ LỢI LẠC CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH, 
TÔI SẼ CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG TỐT LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC, 
TÔI SẼ KHÔNG GIẬN DỮ  HAY NGHĨ XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC. 
TÔI SẼ LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT TRONG KHẢ NĂNG CỦA TÔI.”


Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

(Nguồn: Một Đời Người Quý Báu - Bản dịch Việt Ngữ của Thanh Liêm)
image.png

Chúng ta bây giờ "không còn trẻ nữa", đó là một cụm từ của người viết hay dùng để đùa vui với những người bạn cao niên của tôi để tránh nói chữ "già" nghe sao mà buồn quá!  Chúng ta cần sống vui sống khỏe chứ lị! Smile!

Người viết xin mời quý bạn đọc một trích đoạn dưới đây do một người bạn cao niên trên cõi ảo của người viết chuyển đến để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm nhé,.
Những người già hối tiếc điều gì nhất trong đời?
“Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất?”
“….Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell , tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (tạm dịch: Dự án di sản) của Đại học Cornell.
Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v…, không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu:
“Tôi ước rằng tôi đã không dành quá nhiều thời gian của cuộc đời mình chỉ để lo lắng.”
Nhiều năm trước, khi giáo sư Pillemer, một chuyên gia lão khoa nổi tiếng thế giới gặp bà June  tại một nhà dưỡng lão. Bà Driscoll nói với giáo sư: Sống vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể chính là trách nhiệm của tôi, ngay tại đây, ngay hôm nay.
Câu nói đó đã truyền cảm hứng cho Pillemer đi tìm câu trả lời cho việc làm sao một thế hệ trải qua nhiều mất mát đau thương, qua các sự kiện lịch sử thảm khốc và đau ốm lại có thể là những người hạnh phúc nhất. Ông muốn truyền đạt trí tuệ này lại cho thế hệ trẻ, những người dường như quá mong manh, khi chỉ một sự việc không vừa ý nhỏ nhoi cũng khiến họ mất phương hướng đến nỗi tự kết thúc cuộc đời mình.
Năm 2004, giáo sư Pillemer khởi động dự án Legacy Project và đã hỏi hơn 1.500 người Mỹ trên 65 tuổi về những bài học quan trọng nhất mà họ học được trong suốt cuộc đời mình. Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, ông gọi những người mình phỏng vấn là “chuyên gia của cuộc đời” vì chính họ, qua những hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại đã nắm giữ những bài học trí tuệ nhiều hơn bất cứ nội dung của cuốn sách dạy kỹ năng sống nào. 
Giáo sư Pillemer đã cho rằng những câu trả lời như “ngoại tình, công việc kinh doanh tồi tệ hoặc nghiện ngập” là những điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của những người cao tuổi này.
Do đó, ông đã sửng sốt khi nghe đi nghe lại một câu trả lời: Tôi ước rằng mình đừng lo lắng nhiều quá” và “Tôi hối tiếc vì đã lo sợ quá mức về tất cả mọi thứ”.
Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, Pillemer nói rằng ông không thể không ngạc nhiên về bài học này. “Những người này đều trải qua các thời kỳ khó khăn trong lịch sử và các bi kịch của cuộc đời, tôi tưởng rằng họ được phép lo lắng ở mức độ nào đó”.
Những người hầu như đã đi đến cuối cuộc đời này giải thích rằng thời gian là tài sản quý giá nhất của con người. Việc lo lắng về những điều có thể không bao giờ xảy ra, hoặc lo sợ về những thứ chúng ta không thể kiểm soát được là một sự lãng phí tài sản này một cách xuẩn ngốc.
Hành trình trên trái đất này của mỗi chúng ta là hữu hạn. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này? “Những người thông thái nhất nước Mỹ” nói với giáo sư Pillemer một số cách như sau:
Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa…..”
Minh Trí tổng hợp

(Nguồn: Email bạn chuyển. Xin cám ơn anh Nam Nguyễn)

image.png
Để kết luận bài tâm tình hôm nay, người viết  xin mời quý bạn thưởng thức  Youtube Cuộc Đời Trần Thế - Thơ Sương Lam do nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc, thực hiện Youtube, trình bày với tiếng hát, tiếng đàn guitar của chính tác giả.
 Xin cám ơn nhạc sĩ Võ Tá Hân rất nhiều.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét