Bản Tin ngày 4 tháng 7 năm 2012 cuả Nhân Dân Nhật Báo loan tin Đập Tam Hiệp đã khởi động toàn công suất máy phát điện cuối cùng. Mỗi cá nhân cũng như mỗi dân tộc đều có những ưu uất riêng tư và tìm cách giải toả, chọn ngày 4 tháng 7 để nhắc đến Đập Tam Hiệp, Trung cộng một siêu cường trí trá nhất vẫn không thoát khỏi qui luật nhân bản nầy. Họ cố tình lôi kéo chính dân chúng họ và thế giới bớt quan tâm đến ngày lể Độc Lập cuả Mỹ, môt cội nguồn phát khởi những giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền. Máy phát điện sau cùng mang số 27, là một trong sáu máy phát điện tạo nên tổ máy năng lượng duới hầm cuả Đập. Những máy phát điện khác được đặt hai bên bờ hữu ngạn hoặc tả ngạn.<!>
Trong buổi lễ hôm thứ Tư ngày 4/7/12 tổ chức tại thành phố Yichang, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Tổng Giám Đốc công ty năng lượng Trung Quốc, Zhang Cheng tuyên bố : “Sự vận hành toàn bộ các máy phát điện làm cho Đập Tam Hiệp trở nên một công trình thủy điện lớn nhất thế giới đồng thời cũng là căn cứ năng lượng sạch lớn nhất”.
Li Pingshi, Giám đốc nhà máy điện Tam Hiệp cũng lặp lại điệp khúc trên : “Công trình không chỉ làm giảm nhẹ sự thiếu hụt năng lượng, gia tăng phát triển kinh tế quốc gia mà còn giữ vai trò chính gia tăng phát triển năng lượng sạch, cắt bỏ khí thải nhà kiếng (greenhouse gas emission)”. Li cũng cho biết rằng tính đến ngày Thứ Tư đầu tháng 7 vừa qua, Đập đã phát ra 564.8 tỉ kilowatt-hours điện.
Máy phát điện do Công Ty Cơ Khí Điện Đông Phong vẽ kiểu và chế tạo, được Công Ty Kiến Trúc Điện Khí và Cơ Khí lắp đặt vào cuối tháng 2 năm ngoái, đã vận hành thí nghiệm thành công vào toàn mạng lưới điện vào tháng 5 năm nay. Thành quả nầy là hứng khởi cho lời phát biều cuả Zhang Chengping, Giám Đốc Văn Phòng Kỹ Thuật Cơ Khí cuả Tổ Hợp Tam Hiệp : “Sự vận hành nầy chứng tỏ rằng kỹ thuật tạo hình, chế tạo, lắp đặt và điều chỉnh những đơn vị phun hơi làm nguội máy cuả Trung Quốc, đã hoàn toàn trưởng thành”
I / Đập Tam Hiệp và những khả năng.
Đã có vô số tài liệu khắp nơi nhắc đến Đập Tam Hiệp như là một công trình đồ sộ cuả thế kỷ 21. Hầu hết người Hoa đều mang niềm tự hào với những thành tích dẫn đầu thế giới, đáp ứng với ước mơ cuả nhiều thế hệ từ sau Cách Mạng Tân Hợi đến hậu Thiên An Môn.
Đập chắn ngang Dương Tử Giang, con sông dài thứ ba trên điạ cầu, tại Tam Đầu Bình, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
.
Đập có chiều cao 181 mét (594 ft), dài 2.335 mét (7.661 ft), bề rộng trên đỉnh 40 mét (131 ft), bề rộng đáy 115 mét (337 ft). Hồ chứa nước với chiều dài 600 km (370 mi), choán diện tích bề mặt 1.045 km2, tích chứa một lượng nước tối đa khoảng 39.3 km3, lưu lượng nước tràn là 116.000 m3/ giây. Nhà máy điện với công suất 22.500 MW sản xuất 84.3 tỉ KWh/năm, cung cấp khoảng 3% nhu cầu tiêu thụ điện trong toàn quốc.
Chi phí cuả dự án được chính thức công bố 25 tỉ USD và dự án có thể tự trang trải nhờ phát điện, tuy nhiên vẫn có nhiều thông tin cho biết phí tổn thật sự lên đến 75 tỉ USD. Đập có ba nhiệm vụ chính : phát điện, cải thiện giao thông đường thuỷ, kiểm soát lũ lụt hạ lưu sông Dương Tử.
1) Cung cấp điện năng :
Kế hoạch ban đầu dự tính Đập Tam Hiệp có khả năng cung cấp 10% tổng số điện năng tiêu thụ trên toàn quốc, tuy nhiên trước những cuồng vọng phát triển và bành trướng, nhu câu tiêu thụ năng lương cuà Trung Cộng ngày càng gia tăng nên khả năng cuả thủy điện Tam Hiệp chỉ có thể đáp ứng mức độ 3%
.
Việc phân phối điện năng cuả thủy điện Tam Hiệp không chỉ trong phạm vi hệ thống lưới điện trung tâm Trung quốc (gồm các tỉnh Hà Nam, Hồ bắc, Hồ Nam, Giang Tây) mà còn được dẫn về phiá tây tới Trùng Khánh, lưới điện Tứ Xuyên và hướng theo các tuyến khác đi về khu vực bờ biển phiá đông và đông nam. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp-Trường Châu và HVDC Tam Hiệp-Quảng Đông đưa điện về phiá đông đến Thượng Hải và phiá đông nam đến tỉnh Quảng Đông.
Xử dụng thủy điện Tam Hiệp, Trung cộng cũng tự hào về thành tích làm giảm ô nhiễm và khí thải nhà kiếng. Theo Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia (The National Development and Reform Commission of China) cần phải có 366 gram than đá để sản xuất 1 kilowatt điện. Như vậy đập Tam Hiệp sẽ làm giảm tiêu thụ 31 triệu tấn than một năm, loại bỏ 100 triệu tấn khí thải nhà kiếng, hàng triệu tấn bụi, một triệu tấn sulfure dioxide, 370 ngàn tấn nitric oxide, 10 ngàn tấn carbon monoxide và một số lượng đáng kể thủy ngân, vào bầu khí quyển. Thủy điện Tam Hiệp cũng loại bỏ chất đốt lấy từ lòng đất làm giảm tiêu thụ năng lượng dùng vào cộng nghệ khai thác hầm mỏ, nước rưả, công sức và chi phí chuyên chở 31 triệu tấn than từ miền bắc đến miền đông và miền nam nước Tàu.
2) Giao thông đường thủy :
Việc xử dụng các cửa cống (ship locks) nhằm gia tăng giao thông đường thủy nối liền các thành phố, các khu vực trù phú trên sông Dương Tử. Số lượng hàng hoá chuyên chở từ 10 triệu tấn mỗi năm tăng lên 100 triệu tấn/năm và chi phí giảm khoảng 30% đến 37%. Những tàu đáy sâu có thể vượt khoảng đường sông trên 2.000 km kể từ Thượng Hải đến Trùng Khánh và làm cho giao thông đường thuỷ đến Trùng Khánh gia tăng gấp 5 lần.
3) Kiểm soát lủ lụt :
Chức năng mang nhiều ý nghiã nhất cuả đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ lụt, một vấn đề quan trọng cuả con sông có mực nước theo muà như sông Dương Tử. Lịch sử cận đại đã ghi lại những trận lụt khủng khiếp cuả sông Dương Tử :
- Tháng 8 năm 1931, những cơn mưa tầm tã gây lụt lớn làm chết 3,7 triệu người trong nhiều tháng. Đây là thiên tai thảm khốc nhất cuả thế kỷ 20.
- Năm 1954, trận lụt kéo dài nhiều ngày lan tràn diện tích 190.000 km2 làm chết 33.169 nhân mạng, buộc di tản 18.884.000 người, nước lũ phủ ngập thành phố Vũ Hán với hơn 8 triệu cư dân trong vòng 3 tháng và tuyến đường xe lửa Jingguang phải ngưng hoạt động hơn 100 ngày.
- Muà hè năm 1998, Trung cộng lại hứng chịu một thiên tai từ sông Dương Tử làm chết 4.150 người, 15 triệu người mất sạch tài sản, tổn thất kinh tế khoảng 26 tỉ USD, chính quyền phài điều động quân đội làm nhiệm vụ cứu trợ.
Để tránh thiên tai do lũ lụt, hồ chứa nước cuả Đập với dung tích 22 km3, ước tính sẽ làm giảm tần suất những trận lụt lớn (major floods) từ một lần trong 10 năm xuống còn một lần trong 100 năm, tuy nhiên đối với những trận lũ lụt siêu hạng (super floods), hiệu lực cuả Đập bị giảm thiểu.
II / Đập Tam Hiệp và những vấn đề.
Công trình xây dựng đập Tam Hiệp được đầu tư tối đa về tài chánh, trí tuệ, kỹ thuật… nhưng chưa liệu lý chu toàn, còn tồn đọng nhiều vấn đề.
Theo bản tin cuả AFP ngày 18/6/2011, sau khi Ôn Gia Bảo chủ trì một cuộc họp, chính quyền Trung cộng công bố một thông cáo nhìn nhận những khó khăn : “Mặc dù đập Tam Hiệp mang đến nhiều lợi ích to lớn và toàn diện, nó đang tạo ra hàng loạt vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp như tái định cư người dân, bảo vệ hệ sinh thái và ngăn chận những thảm hoạ điạ chất” . Những vấn đề cuả đập Tam Hiệp thuộc nhiều lĩnh vực và mức độ khác nhau :
1) Việc di dời dân bản điạ để tái định cư nơi khác là một vấn đề quan trọng không kém phần kỹ thuật xây dựng. Niềm hãnh diện và khoe khoang cuả chính quyền Trung Cộng bám víu vào đập Tam Hiệp không che đậy được những tổn thất đáng kể về xã hội và văn hoá.
Vào khoảng 1.3 triệu người buộc phải tái định cư để dành chỗ cho đập. Số di dân sẽ vượt mức 4 triệu người trong vòng 15 năm sắp đến để tránh nạn đất sụp lở và ô nhiễm. Như vậy, nhiều cộng đồng cư dân và nếp sống cuả họ bị chuyển đổi, những dấu tích tổ tiên và lịch sử đều bị ngập nước và bị huỷ hoại. Những chỉ trích cũng cho rằng xây dựng đập nhằm phục vụ lợi ích cuả tư bản đô thị khai thác công nghiệp và thương mại trong khi ép buôc hàng triệu nông dân phải rời bỏ nơi chộn nhau cắt rún. Ngoài ra, những hành vi lợi dụng thời cơ tham nhũng các chi phí trong công tác di dời và tái định cư làm cho người dân thêm cơ cực, oán hận.
Nỗi lo sợ về động đất, lũ lụt có thể gây tổn hại hàng triệu sinh mạng ngày càng gia tăng. Hệ sinh thái bị phá hủy và ô nhiễm, không chỉ xảy ra cho quang cảnh cuả đập mà còn ảnh hưởng đến một số đông dân chúng bị đẩy ra khỏi cư địa quen thuộc lâu đời, gây cho họ hội chứng trầm cảm khi phải chuyển đổi nếp sống chen chúc trong những đô thị “quá tải”. Những nông gia phải rút lên những đồi cao lập trại canh tác, sẽ làm đất bị xoi mòn hoặc sụp lở. Các nhà điạ chất học tin rằng tai hoạ động đất, vốn có sẵn trong khu vực, sẽ gia tăng gấp bội do áp lực cuả nước trong hồ chứa.
2) Các khoa học gia khắp nơi đều xác nhận rằng sức nặng qúa lớn cuả lượng nước từ hồ chứa sẽ làm lệch trục quay cuả trái đất một độ nhỏ. Theo định luật vật lý học về bảo tồn xung lượng (conservation of momentum), bất cứ một chuyển động nào cuả điạ cầu liên hệ đến sự tái phân khối lượng, sẽ làm thay đổi chuyển động cuả hành tinh một độ nhỏ. Theo lý thuyết nầy, hồ chứa nước đập Tam Hiệp sẽ làm thay đổi trục quay cuả trái đất nhưng chỉ một độ nhỏ mà con người không khám phá được.
Trường hợp hiện tượng trục quay cuả quả đất bị lệch sẽ là một thảm hoạ chung cho nhân loại trên điạ cầu do khí hậu thay đổi, điạ chấn và hoạt động núi lửa xuất hiện nhiều hơn. Những vùng băng giá sẽ trở thành ấm áp và những nơi nóng bức sẽ trở nên lạnh lẽo, băng hà sẽ tan rã nhận chìm một phần lục điạ . Với tính thực dụng và quyền lợi cuả Hán tộc trên hết, Trung Cộng sẽ không một chút quan tâm, tiếp tục chính sách vơ vét năng lượng từ khắp nơi đề tồn tại, cạnh tranh và phát triển.
3) Con đập nằm vắt ngang sông, ngăn cản dòng nước luân lưu từ nguồn ra biển, chính là chướng ngại ngăn chận sự liên tục cuả hệ sinh thái, gây ra những thiệt hại cho sinh vật sống trong nước và trên bờ. Diện tích hồ chứa rộng 632 km2 với chiều dài 600 km là bề mặt khu vực rừng bị tàn phá hoặc ngập nước. Rừng cây là yếu tố chính thu hút thán khí và làm giảm khí thải nhà kiếng vì vậy thuỷ điện Tam Hiêp không thể xem là nguồn năng lượng sạch bởi vì phá rừng là trách nhiệm cuả 20% khí thải nhà kiếng.
Sông Dương Tử có 361 loại cá, chiếm 36% loại cá nước ngọt cuả Hoa Lục. Một nghiên cứu cho biết rằng 47% có nguy cơ tuyệt chủng do đập Tam Hiệp, cần được luật pháp bảo vệ, đáng kể nhất là loại cá heo (chinese river dolphin), cá xương sụn (chinese sturgeon) và cá nhám mũi nhọn (paddle fish).
Một số thảo mộc qúi hiếm ẩn tàng trong khu vực từ trước, chỉ mới đuợc thế giới biết đến khi thực hiện những khảo sát trong việc xây dựng đập. Các khoa học gia đã nhanh chóng cứu được 27 giống cây cỏ cuả 290 giống trước khi toàn vùng bị ngập nước và công tác nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn.
4) Những nhà điạ chất học cảnh cáo rằng mực nước quá cao làm gia tăng hiễm hoạ đất lở, động đất và gây tổn hại sinh thái cuả sông Dương Tử.
Fan Xiao, kỹ sư trưởng cuả Văn Phòng Khoáng Chất và Điạ Chất Sichuan (Sichuan Geology and Mineral Bureau) nói với báo South China Morning Post rằng hiện tượng đất lở là điều khộng thể tránh được vì mực nước càng nâng cao có nghiã là gia tăng độ ẫm bên trong cuả bờ đất xung quanh bị mềm nhủn và rời rạc. Fan thí dụ : “giống như chúng ta nhúng bánh mì vào sưã, càng nhúng sâu chúng ta càng khó giữ”. Yang Yong, một kỹ sư điạ chất khác giải thích rõ lập luận của Fan : “Khi mực nước trong đập lên đến 574 feet sẽ thúc đẩy tình trạng bất ổn điạ chất trong khu vực (the region’s geological instability) đến bờ vực thãm hoạ ” .
Những khoa học gia cuả Probe International đã dịch những tài liệu cuả Trung Cộng cho biết rằng những điạ chấn kế đặt xung quanh hồ chứa nước và nhiều nơi trong tỉnh Hồ Bắc ghi nhận 3.429 lần động đất từ tháng 6 năm 2003 đến 31 tháng 12 năm 2009. Fan Xiao cảnh báo rằng những trận động đất lớn sẽ xảy ra khi hồ chứa đầy nước tạo nên nhiều tiểu điạ chấn (micro-earthquakes) và chính những yếu tố nầy sẽ dẫn đến đại họa cuả một điạ chấn mạnh (a strong earthquake). Trước đây chính quyền Trung Cộng làm ngơ với những nhận định nầy nhưng hiện nay đã tỉnh ngộ, chú ý ngăn ngừa thảm họa điạ chất (geological disasters) từ đập Tam Hiệp với quyết tâm “giải quyết khẩn cấp” (should be solved urgently).
5) Vào mùa mưa dầm, nước mưa cuốn vào sông Dương Tử nhiều rác rến, ứ đọng trước đập, đe doạ đến sự an toàn cuả đập. Chen Lei một Giám Đốc cuả đập Tam Hiệp trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết rằng số lượng lớn rác trong đập có thể làm tắc nghẻn các cửa cuả các kênh dùng cho tàu bè lưu thông (miter gates), làm hư hỏng đáy tàu và chân vịt (propeller). Số rác thải lều bều trên nước hàng năm ước tính từ 150.000 m3 đến 200.000 m3, gồm có cành cây, lọ plastic, đồ gia dụng, độ dày lên đến 60 cm và con người có thể bước đi trên mặt.
6) Theo bản tin Reuters tháng 5 năm 2007, đập Tam Hiệp đang giữ lại một số lượng khổng lồ các trẩm tích (sediments) và dưỡng chất (nutrients), hậu quả là làm xoi mòn phần hạ lưu sông Dương Tử. Các khoa học gia Trung Cộng cũng xác nhận rằng con đập đã giữ lại 151 triệu tấn trầm tích mỗi năm, kể từ năm 2003. Số lượng trầm tích qúa lớn có thể làm nghẻn các cánh cửa ngăn chừng mực nước (sluice gates) gây một số trường hợp tổn hại cho đập. Những sự chỉ trích khác cũng tin rằng số lượng trầm tích và phù sa (silt) có thể lên đến 530 triệu tấn/năm và dồn ép bờ trên cuả đập, làm hẹp đường ống dẫn nước vào các turbine.
Hiện nay Trung Cộng đang xây nhiều đập trên thượng lưu Tam Hiệp với nhiều mục tiêu trong đó có công dụng giảm bớt số luợng trầm tích và phù sa kéo vào Tam Hiệp. Công trình có kết quả chừng mực so với ban đầu, nhưng lại gây ra hậu quả tai hại khác đó là thiếu phù sa và trầm tích bồi đắp phần hạ lưu, làm cho cho đồng bằng sông Dương Tử ngày càng bị thu hẹp.
Thành phố Thượng Hải cách đập Tam Hiệp 1.600 km, phát triển trên một đồng bằng tạo lập bằng trầm tích và phù sa. Bao lâu dòng nước còn mang theo nhiều “dưỡng chất” để bồi đắp, nền đất Thượng Hải càng vững chắc; trái lại, số lượng trầm tích và phù sa ngày càng ít đi, thành phố lớn nhất nầy cuả Trung Cộng càng có nhiều nguy cơ bị ngập lụt.
Đặc biệt, bàn tin ABC News ngày 7 tháng 9. 2012 loan tin nước sông Dương Tử đồi thành màu đỏ thẩm như nước cà chua gần thành phố Trùng Khánh. Một con sông được xem là thuỷ lộ vàng (golden watercourse) biến màu như thế là điều kỳ dị. Chính quyền và dân chúng tỏ ra bối rối trước quang cảnh huyền hoặc như trong phim ngày tận thế. Một số đông dân chúng dùng chai múc nước để dành trong khi những ngư dân tạm ngưng công việc chốc lát. Chính quyền đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng nầy.
7) Vấn đề an ninh quốc gia cũng được xem là tối quan trọng. Bộ Quốc Phòng Mỹ báo cáo rằng tại Đài Loan có những đề xuất oanh tạc lục điạ nhắm vào những khu vực dân cư đông đúc hoặc những mục tiêu có già trị cao như là đập Tam Hiệp, sẽ huỷ diệt đuợc áp lực quân sự cuả Trung Cộng. Kế hoạch cuả quân đội Đài Loan tìm cách phá vỡ đập Tam Hiệp đã gây nên một làn sóng phẩn nộ cuả giới truyền thông lục điạ. Tướng Liu Yuan cuả quân đội giải phóng nhân dân nói với nhật báo Tuổi trẻ Trung Cộng (China Youth Daily) rằng Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa sẽ canh chừng nghiêm nhặt chống lại những phá hoại cuả những phần tử khủng bố Đài Loan có khuynh hướng độc lập tách khỏi lục điạ (Taiwan independence terrorists).
Những vấn đề cuả đập Tam Hiệp được Trung Cộng và cả thế giới quan tâm theo dõi vì lý do đập là một công trình đồ sộ cũng là nơi ẩn tàng nhiều tai hoạ tiệm tiến hoặc bùng nổ ồ ạt. Nếu đập Tam Hiệp bị “tai nạn lớn” bất cứ hình thức nào : oanh kích, phá hoại bằng đặc công, động đất… sẽ gây nên một thảm hoạ ghê rợn nhất trong lịch sử nhân loại. Nói rõ hơn, nếu đập bị đổ vỡ trong mùa mưa lũ, khi mực nước trong hồ chứa ở mức tối đa, sẽ tạo ra một đợt sóng cao ngất, ào xuống bên dưới hạ lưu. Đợt sóng nầy giống như tsunami, cuồn cuộn không dứt kéo đến tận biển. Là sóng thần, sự dũng mãnh cuả nó sẽ cuốn phăng nhà cửa, xí nghiệp, doanh trại, con người, hàng hoá, vật dụng … từ các thị trấn, thành phố dọc theo hai bên bờ Dương Tử. Năm 1991, giáo sư vật lý Tiến Vĩ Trường công bố một bản nghiên cứu cho biết nếu đập Tam Hiệp vở, sáu tỉnh vùng hạ lưu sẽ bị ngập nước chớp nhoáng làm thiệt hại cả triệu nhân mạng, nhiều tỉ mỹ kim tài sản, chưa kể đến hậu quả đói khát và dịch bệnh. Ông cũng cho rằng đập Tam Hiệp là mục tiêu hàng đầu đối với tất cả những kẻ thù muốn đánh gục Trung cộng.
Ngoài mưu đồ tranh dành đảo Senkaku với Nhật, đang chiếm đoạt vùng biển Đông Nam Á, Trung Cộng luôn sẵn sàng kế hoạch đánh chiếm Đài Loan. Phương án quyết liệt nhất là một cuộc tấn công vũ bảo bất ngờ bằng phi cơ và hoả tiển, đánh sập hệ thống quốc phòng gồm các căn cứ quân sự, đài radar, giàn phóng hoả tiển, những tiện nghi thông tin liên lạc làm tê liệt toàn bộ hệ thống chỉ huy quân sự và chính trị cuả quân dân Đài Loan. Sự can thiệp cuả đồng minh và quốc tế không kịp trở tay trước một việc đã rồi. Đối phó với nguy cơ thâm độc nầy, sự phản công cuả Đài Loan nếu có nhắm vào Tam Hiệp, cũng chỉ là sự đáp trả bắt buộc và tương xứng. Vũ khí tầm xa và không lực cuả Đài Loan hiện đang được hiện đại hoá tối đa, đủ khả năng đập tan cuồng vọng cuả Bắc Kinh.
Trung Cộng với lá cờ năm sao, một lớn chính giữa bốn nhỏ vây quanh, tượng trưng niềm kiêu hãnh Đại Hán chế ngự bốn tũi hờn vong quốc Mản, Mông, Hồi, Tạng. Cho đến nay cuộc chiến giữa các chủng tộc vẫn tiếp diễn ngày càng sâu sắc và kẻ yếu thế buộc phải tìm những đòn chí tử, đánh vở đập Tam Hiệp.
Những trân động đất mạnh là hiện tượng điạ chấn thường xảy ra tại những nơi có những lằn nứt và bị sức ép nặng trên bề mặt. Những khảo sát và những chỉ trích cho thấy Đập Tam Hiệp hội đủ những điều kiện phù hợp nhận lãnh một thiên tai lớn.
Tóm lại, đập Tam Hiêp là một yếu tố chiến lược trong thế trận chung cuả Trung Cộng thực hiện giấc mơ bá quyền Đại Hán. Tuy nhiên khi nhắc đến chuyện cồ tích Hy Lạp, đập Tam Hiệp ở vị thế “nhạy cảm” còn hơn gót chân cuả nhân vật thần thoại Archille .
Đỗ hữu Long (12/12)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét