Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Thường xuyên chịu công kích, vì sao nước Mỹ có thể ‘dửng dưng như không’?


andy
See the source image
Chính phủ Mỹ bị hầu hết các lực lượng trên thế giới chỉ trích và phê bình về đủ phương diện. Đến cả người dân trong nước cũng không tiếc lời mắng nhiếc, có vấn đề gì không hài lòng liền tiến hành biểu tình phản đối…
<!>
Mỹ chẳng có chút “uy nghiêm” nào của một cường quốc?
Trên diễn đàn Kdnet, tác giả có nickname là 5fivesticks đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’?” với nội dung như sau (bài viết đã được tóm lược):
Mỹ có lẽ là quốc gia phải chịu nhiều công kích nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng mắng nhiếc nước Mỹ vài câu mà không cần phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông khắp thế giới đều xuất hiện rất nhiều những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ giả tạo…. Thậm chí còn có nước còn đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân để phá hủy nước Mỹ. Thế nhưng đổi lại, chính phủ Mỹ tựa như không có phản ứng gì. 
Chính phủ Mỹ cũng thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích và phê bình về đủ phương diện. Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời mắng nhiếc, có vấn đề gì không hài lòng liền tiến hành biểu tình phản đối. Thậm chí, một nghệ thuật gia Mỹ còn làm bức tượng Tổng thống Trump khỏa thân mang xuống đường diễu hành nhằm làm nhục và chế giễu ông. Thế nhưng, trong tình huống đó, ông Trump không hề có phản ứng đặc biệt gì.
Mỹ có lẽ là quốc gia phải chịu nhiều công kích nhất trên thế giới. (Ảnh: Flickr)
Khách quan mà nói, nước Mỹ có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự và kinh tế. Họ có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu. Như vậy, người Mỹ hoàn toàn có “uy lực của nước lớn” và giả như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải bị trừng phạt thích đáng”?
Nhưng trên thực tế Mỹ không hành động theo cách thức này. Dù có ưu thế tuyệt đối của một cường quốc, họ vẫn đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới. Nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu xét vấn đề theo cách thông thường, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn biến mất. Họ chẳng có một chút “uy nghiêm” nào của một cường quốc!
Vậy, vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng”?
Chính vì người Mỹ hoàn toàn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” họ hay không, cho nên bạn đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương họ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc đăng bài trên tạp chí New York Times để khen ngợi, bạn cũng đừng mong có được bất kỳ phần thưởng nào, chỉ hao tổn chi phí cho việc đi lại và quảng cáo mà thôi!
Ngược lại, nếu bạn có chế giễu và lăng mạ người Mỹ thế nào chăng nữa họ cũng chẳng để tâm. Bạn cơ bản chỉ chuốc thêm bực bội và mất thời gian của chính mình bởi người Mỹ hoàn toàn chẳng xi nhê gì trước cơn thịnh nộ của bạn.
Người Mỹ có sự trưởng thành về tâm lý
Đối với một người trưởng thành về tâm lý mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không bị tổn thương nhiều; bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua những cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục.
Như vậy, trong quan niệm của người Mỹ, họ cho rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác vốn chẳng có một chút ý nghĩa nào. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay quốc gia, biểu hiện của người Mỹ với những tác động ngoại cảnh đều sẽ đồng dạng như nhau.
Trong quan niệm của người Mỹ, họ cho rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác vốn chẳng có một chút ý nghĩa nào. (Ảnh: Wattpad)
Theo tôi, để làm được điều này, thứ nhất là bởi nước Mỹ đủ tự tin ở chính họ. Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, họ có ưu thế tuyệt đối cả về kinh tế, chính trị, quân sự – đây là sự thực không ai có thể chối cãi được. Vậy nên, nước Mỹ vốn không cần sự tán dương để thấy mình vĩ đại và xuất sắc, bởi vốn dĩ thực tế đã chứng minh điều đó rồi! 
Thứ hai, người Mỹ sống rất thực tế và lý tính. Trong giá trị quan của người Mỹ, những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ tự nhiên bị tiêu trừ và không thể tác động tới họ. Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích hay tán dương vốn dĩ đều không có giá trị gì cả. Nếu như tâm lý không vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét một cách lý tính sẽ thấy đối với lợi ích và thực tiễn thì nó hoàn toàn không có tác dụng gì. 
Gà rừng sẽ không vì có thêm bộ lông ngũ sắc mà biến thành chim công, cũng giống như bạn sẽ không vì bộ quần áo bị dính bẩn trên người mà mất đi giá trị của chính mình vậy!
Người Mỹ có Đức Tin – Họ biết rõ mình cần gì!
Tổng thống Trump từng nói: “Chỉ cần bạn có sự tự hào về tín ngưỡng của mình, sự can đảm trong niềm tin của mình và tín tâm với Thượng đế, thì bạn sẽ không thất bại”.
Quả đúng như vậy, bởi người Mỹ có Đức Tin nên họ có được sự can đảm và đủ mạnh mẽ để làm mọi thứ mình muốn, cũng bởi vì có Đức Tin và tín tâm với Thượng Đế mà họ luôn được bảo hộ và hiếm khi “lầm đường”, và họ không thất bại.
Tổng thống Trump đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Getty)
Tất nhiên nước Mỹ cũng từng mắc sai lầm, họ cũng từng không thành công với kế hoạch này hay mục tiêu khác nhưng trên hết, Đức Tin sẽ đưa họ trở về với sứ mệnh của mình, trở về với những giá trị chân chính mà họ nên theo đuổi. Vậy nên, người Mỹ sẽ chẳng cần yêu cầu bạn “tôn trọng” họ, không cần bạn tán dương họ, bởi họ biết rõ mình cần gì!
Thiện Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét