Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Mỹ chấm dứt 70 năm hiện diện quân sự ở thủ đô Seoul


Mỹ chính thức khánh thành trụ sở chỉ huy mới lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc ở trại Humphreys, cách Seoul 70 km về phía Nam, cách xa hơn tầm bắn pháo Triều Tiên.<!>
Mỹ ngày 29-6 chính thức chấm dứt hiện diện quân sự ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), di chuyển lực lượng này đến một trụ sở chỉ huy mới ở trại Humphreys, cách Seoul 70 km về phía Nam, cách xa tầm bắn pháo Triều Tiên hơn.
Quyết định này đến trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang trong bầu không khí hòa giải, dù việc di dời đã được lên kế hoạch từ trước. Phần lớn binh sĩ Mỹ đã được chuyển đến trụ sở chỉ huy mới, phía Mỹ cho biết số còn lại sẽ được hoàn tất chuyển đi đến cuối năm nay.
Trụ sở chỉ huy mới của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Mỹ mở trụ sở chỉ huy ở quận Yongsan, trung tâm Seoul, từ khi những binh sĩ Mỹ đầu tiên có mặt ở Hàn Quốc cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.
Binh sĩ Mỹ trong buổi lễ khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Thực ra từ cuối thế kỷ 19 đã có nhiều lực lượng nước ngoài hiện diện ở quận Yongsan. Lính Trung Quốc từng xem nơi này như căn cứ của mình khi đến hỗ trợ đàn áp một cuộc nổi dậy năm 1882. Quân Nhật cũng hiện diện ở Yongsan trong thời gian thực dân hóa bán đảo Triều Tiên 1910-1945. Kế sau đó là lính Mỹ.
Add caption
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo (không đội mũ) và tướng Vincent Brooks (đi sau),Chỉ huy Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc, lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh các lực lượng phối hợp, đến tham dự lễ khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Phần lớn lính Mỹ đã rút đi năm 1949 nhưng quay trở lại năm sau đó và sát cánh cùng Hàn Quốc trong cuộc chiến ba năm với Triều Tiên. Năm 1957, Mỹ chính thức lập bộ chỉ huy ở Yongsan.
Binh sĩ Mỹ bắn đại bác trong buổi lễ khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Trụ sở chỉ huy Yongsan được xem là biểu tượng của liên minh Mỹ-Hàn, tuy nhiên việc đơn vị này nằm ở vùng đất vàng của Seoul từ lâu đã gây nhiều tranh cãi. Khu đất này sẽ được giao về cho chính phủ Hàn Quốc và khả năng sẽ được xây dựng thành một công viên.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo (thứ ba từ trái sang)và tướng Vincent Brooks (thứ ba từ phải sang) cắt băng khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Nằm ở TP cảng Pyeongtaek thuộc tỉnh Gyeonggi, trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc rộng 1.420 ha, chi phí xây dựng lên tới gần 11 tỉ USD, là căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của quân đội Mỹ. Hàn Quốc chịu tới 90% chi phí xây dựng.
Thành viên Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc tham dự buổi lễ khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
“Trụ sở chỉ huy mới này nằm trong khu phức hợp căn cứ xung quanh, được xem là sự đầu tư có ý nghĩa lớn với sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc” - tướng Vincent Brooks, Chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, phát biểu trong buổi lễ khánh thành ngày 29-6.
Tướng Vincent Brooks, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc, lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh các lực lượng phối hợp, phát biểu tại lễ khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc ngày 29-6. Ảnh: AP
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng gửi thông điệp đến buổi lễ, rằng trụ sở chỉ huy mới là phần quan trọng trong liên minh Mỹ-Hàn.
Việc di dời này là một phần kế hoạch của Mỹ sắp xếp lại 28.500 binh sĩ và căn cứ của mình ở Hàn Quốc vào hai khu vực chính: một ở TP Pyeongtaek và một ở TP Daegu. Nhiều quan chức Mỹ nói muốn di dời căn cứ Mỹ ra khỏi các khu vực đông dân cư để thuận lợi tăng tính sẵn sàng chiến đấu.
“Chiến tranh hiện đại chủ yếu nhờ vào sự tập trung và triển khai lực lượng nhanh chóng, về điều này Pyeongtaek có nhiều lợi thế vì có nhiều hướng trống, không như Yongsan nằm giữa trung tâm dân cư” - Giáo sư an ninh Yun Ji-won tại Đại học Pyeongtaek nhận định.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo phát biểu khánh thành trụ sở chỉ huy mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc tại trại Humphreys ở TP Pyeongtaek, thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29-6. Ảnh: AP
Quyết định này cũng đưa lực lượng Mỹ khỏi tầm bắn của hàng trăm khẩu pháo của Triều Tiên được đặt sẵn nhắm vào thủ đô Seoul, dù trại Humphreys vẫn nằm trong tầm ngắm của các loại vũ khí mới hơn của Triều Tiên như súng cỡ nòng 300 mm Triều Tiên trình làng năm 2015.
ĐĂNG KHOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét