Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

​Nhà thơ Nguyễn Duy: Chuyện Võ Thị Sáu toàn bịa đặt


SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trang Facebook của Đoàn Dũng mới phổ biến một video clip dài năm phút, cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.
Nhà thơ Nguyễn Duy kể chuyện. (Hình: Cắt từ clip)
<!>
Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.
Cuộc gặp mặt này có những nhà văn tên tuổi khác như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A (quay phim), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại) – cựu đại tá công an với chùm tóc bạc ngồi đối diện nhà thơ Nguyễn Duy. Đặc biệt, nữ diễn viên Mỹ Khanh, người đã đóng trong cuốn phim về Võ Thị Sáu cũng có mặt.
Điều đáng kể nhất là hai nhà văn trong cuộc gặp gỡ đã khẳng định bệnh tâm thần của Võ Thị Sáu, một người gọi là “bị chập” và người kia nói thẳng là “điên.” Đây là một sự thật đã được tiết lộ từ nửa thế kỷ nay, khi những “đoàn quân” phóng viên, nhiếp ảnh, và quay phim đi tới vùng Đất Đỏ nghiên cứu về “thần tượng” Võ Thị Sáu. Khi phỏng vấn dân địa phương, họ thường nghe các người già cả cùng thời bà Sáu hỏi: “Con Sáu Khùng phải không?”
Riêng nhà thơ Nguyễn Duy, ông thuật lại lời gia đình, thân nhân của Võ Thị Sáu cho biết cô bé này được giao nhiệm vụ ném lựu đạn giết một tên Tây lai đi mua thực phẩm cho đồn Tây, nhưng giết hụt vì hắn bữa đó không đi chợ. Cô Sáu vẫn ném lựa đạn vào chợ, rồi bị bắt, đưa ra Côn Đảo và xử tử hình.
Nhà văn Nguyên Ngọc (trái) trong buổi nói chuyện. (Hình: Cắt từ clip)
Người thân của cô cho Nguyễn Duy biết, sau năm 1975, người Tây lai này trở lại Đất Đỏ đón bà mẹ người Việt gốc Hoa, và anh ta giúp đỡ cho vùng này rất nhiều (có thể hiểu là một cách hối lộ để đưa mẹ qua Pháp dễ dàng hơn). Sau năm 1975, tên đường Hiền Vương ở Sài Gòn đã bị đổi thành Võ Thị Sáu.
Bạn đọc có thể xem video tại đây: Clip “Sự thật về Võ Thị Sáu”
Sau khi video trên được phổ biến, rất nhiều lời bình phẩm đã xuất hiện. Một độc giả Em Ba Sàm viết: “Một thần tượng bị sụp đổ!” Cô Maria Lê Thị Châu viết: “Mình đã bị lừa mấy chục năm rồi huhu!”
Ông Bùi Văn Thái viết: “May quá dù sao chị Sáu còn có thật, không như Lê Văn Tám!” Lê Văn Tám là một nhân vật “anh hùng” hoàn toàn tưởng tượng được bộ trưởng tuyên truyền Trần Huy Liệu bịa đặt ra, cuối đời ông Liệu đã thú nhận điều đó với Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Huy Lê.
Cũng có một hai người phản đối hành động phơi bày sự thật về Võ Thị Sáu, như Việt Hùng kết án rằng “Không thể bôi nhọ lịch sử như thế được.” Đối với nhiều người khác thì che giấu sự thật và bịa đặt thành tích mới là hành động bôi nhọ lịch sử.
Sau đoạn phim video, nhiều người bình luận chỉ vắn tắt: Chuyện này ai mà không biết (Nguyễn Ngọc Trai). Chuyện này cũng nhiều người biết (Van Thanh Trác). Vụ bà Sáu khùng này em cũng nghe đồn lâu lâu rồi mà nửa thực nửa tin. Bây giờ mới nghe chính thức (Man Minh).

Nhưng cũng có người, ký tên Đông Tà, đã cho in lại cả một bản văn minh xác viết trước đây nửa thế kỷ của một cán binh hồi chánh như sau: 

Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967. 
Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê Thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860…, đơn vị vận tải miền Trung Nam Bộ, bị bắt ngày 30 Tháng Năm, 1966 tại kinh Cả Bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong.
Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm liệt sĩ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét