Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam. - Từ Thức DLB


Ngày 20/7 tại kênh truyền thông Tân Hoa Xã Tướng Trung Quốc dọa biến tàu Cá Việt Nam thành bia tập trận nếu dám đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố cho dù Cảnh Sát Biển và Bộ Đội Biên Phòng Việt Nam có ra hỗ trợ ngư dân cũng sẽ trở thành " Bia Sống " trên Hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa
<!>
Đe dọa của thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách an ninh Trung Quốc được đưa ra khi phán quyết toàn án quốc tế về đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra .Dù Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhất nhưng nếu điều tàu chiến ra giáp mặt Quần Đảo Trường Sa Hoàng Sa thì " Không còn tàu nào quay về ". Các tàu chiến và lính quân đội Việt Nam sẽ trở thành " Bia sống " nếu như dám ra các quần đảo mà không xin phép Trung Quốc .

Thiếu tướng Bành Quang Khiêm còn tuyên bố rằng việc máy bay Su-22 và Casa -212 rơi đó coi như là lời cảnh báo đến ai dám điều động quân đội tiến gần các Đảo
Phía Việt Nam Đại Tướng Ngô Xuân Lịch cũng đưa ra lời bình luận rằng : Những điều Tướng Trung Quốc tuyên bố hết sực ngong cuồng nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng nếu có tranh chấp lãnh thổ xảy ra . Không ai một nước lớn có thể tùy tiền áp đặt bất kì điều gì trên lãnh thổ chủ quyền Việt Nam
Việt Nam ngưng khai thác dầu ở biển Đông do sức ép của Trung Quốc.

PetroVietnam vừa yêu cầu công ty Repsol của Tây  Ban Nha ngưng dự án khai thác dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ, ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam do sức ép từ Bắc Kinh. Hãng tin BBC loan tin này hôm thứ sáu ngày 23/3.

Theo BBC, quyết định ngưng khai thác đưa ra vào đúng lúc Repsol đang làm những bước chuẩn bị cuối cùng để khoan khai thác. Giàn khoan Ensco 8504 dự kiến sẽ rời Singapore để đến mỏ khoan vào thứ năm tuần này. Quyết định ngưng đột ngột có thể khiến Repsol và các đối tác của công ty này mất 200 triệu đô la đầu tư.

Repsol trước đó đã ước tính lô 07/03 có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ mét khối ga.
Hiện Repsol và các công ty đối tác là PetroVietnam và Mubadala Petroleum chưa đưa ra bình luận nào về quyết định mới này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa có bình luận gì về thông tin mới. Tuy nhiên tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bà không biết gì về thông tin Trung Quốc gây sức ép lên phía Việt Nam hay Repsol.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm qua, Việt Nam phải yêu cầu công ty nước ngoài ngưng dự án khai thác dầu khí ở biển Đông do sức ép từ Trung Quốc.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Việt Nam cũng đã yêu cầu Repsol phải ngưng khai thác ở lô 136/03. BBC cho biết, vào lúc đó, chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch là những người kiên quyết yêu cầu Repsol ngưng khai thác để tránh đối đầu với Trung Quốc.

Lô 136/03 được cho là nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở biển Đông, đòi chủ quyền đến 90% diện tích khu vực này. Tòa Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.
Lô 07/03 được cho là cũng nằm rất gần với đường đứt khúc 9 đoạn.

Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc hồi năm ngoái đã có lúc căng thẳng do Việt Nam muốn khai thác dầu tại hai lô này. Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6 năm ngoái, và một giao lưu quốc phòng giữa hai nước cũng bị hủy bỏ vì Trung Quốc phản đối Việt Nam khai thác dầu.

Trung Quốc lúc đó cũng đã đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nếu Việt Nam không cho ngừng khoan thăm dò tại lô 136/03.
Việt Nam sau đó đã gửi đoàn làm việc sang Bắc Kinh, và quyết định ngưng khai thác được đưa ra sau chuyến thăm này.
Việt cọng, Dê Tế Thần OBOR chệt!
One Belt, One Road

Tuần báo Pháp Le Point, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung cộng (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của nước này. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tàu, mệnh danh là kế hoạch OBOR, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ). Đại lộ: con “đường lụa” (route de la soie), chạy từ Tàu, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai: con đường hàng hải từ Biển Đông qua Ấn Độ Dương, dẫn tới các hải cảng Á và Phi Châu.
Kế hoạch Obor sẽ củng cố thế lực chính trị, quân sự và kinh tế của Trung cộng.

Biển Đông kiểm soát 1/3 giao thương thế giới, cũng là nguồn tài nguyên vô giá về dầu lửa, dầu khí, hải sản. Con đường lụa bảo đảm việc chuyên chở hàng hóa tới các thị trường Á, Âu và Phi Châu.
Chỉ riêng việc thực hiện con đường lụa (xẻ núi, đốn rừng, làm đường và hệ thống xe lửa), Tập Cận Bình đã quyết định dành một ngân khoản 124 tỷ dollars, kể cả ngân khoản để mua chuộc chính quyền địa phương. Một phần lãnh thổ Lào đã bị chính quyền thối nát Vientiane, trong tay đảng duy nhất, đảng CS nổi tiếng tham nhũng Pathet Lao, bán cho Tàu

.....Để kết luận, Pillsbury tỏ ra bi quan. Ông nói muốn đương đầu với Tàu, Hoa kỳ thay đổi hoàn toàn chính sách, coi Tàu là một nước cạnh tranh, không phải là một quốc gia phải giúp đỡ. Phải kiếm ra những lãnh vực có thể làm áp lực.Khuyến khích các quốc gia trong vùng liên kết thành một khối để Bắc Kinh bớt hung hăng. Bảo vệ những người chống chế độ, ủng hộ những người muốn cải cách. “Hoa kỳ mới bắt đầu thức dậy. Hy vọng chưa quá trễ.”

Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam. Nhìn những gì xảy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế. Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tàu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét