Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Uy lực siêu Hàng không Mẫu hạm Mỹ sắp đến Việt Nam.

Uy lực siêu tàu sân bay Mỹ sắp đến Việt Nam - Ảnh 2
Siêu Hàng không Mẫu hạm Mỹ Carl Vinson.

 Những siêu Hàng không Mẫu hạm nguyên tử được Hải quân Mỹ xem như những ‘lãnh thổ chủ quyền di động’ của nước Mỹ. Ngày 5-3 tới, Hàng không Mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson sẽ cập cảng Đà Nẵng, và bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài đến ngày 9-3. USS Carl Vinson được đánh giá là một trong những Hàng không Mẫu hạm uy lực nhất của Hạm đội Thái Bình Dương..
<!>Uy lực đáng nể: 
Biểu tượng cho sức mạnh vượt trội của quân đội Mỹ – Hàng không Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson. Ảnh: AFP Khi Hải quân Mỹ cần đến sức mạnh hủy diệt cho các chiến dịch quân sự rầm rộ và quan trọng bậc nhất, Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson chính là giải pháp. Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Nimitz đang có gần 75 máy bay chiến đấu các loại, với các Phi công có kinh nghiệm tác chiến tại mọi vùng biển trên thế giới, theo Navy Times. Tổng cộng có khoảng 5.300 quân nhân, và Sĩ quan theo tàu trong sứ mệnh đầu năm 2018 tại biển Đông. Chiếc tàu đã được đầu tư hơn 300 triệu USD để bảo trì, và hiện đại hóa, bao gồm cả việc nâng cấp, rèn luyện các công nghệ và chiến thuật sử dụng máy bay không người lái nữa. Hàng không Mẫu hạm lớp Nimitz USS Carl Vinson chính là “trái tim” của nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm  (CSG) 1 của Mỹ. Mỗi nhóm tàu tác chiến Hàng không Mẫu hạm thường có trung tâm sức mạnh là Hàng không Mẫu hạm với khả năng khai triển không kích tầm xa, bao quanh bởi ít nhất một tàu tuần dương, và khoảng 6-10 tàu khu trục, tạo thành nhiều lớp bảo vệ, và phối hợp tác chiến với các mục tiêu thủy-bộ-không. Riêng đối với CSG, tàu USS Carl Vinson thường được hộ tống bởi tàu khu trục mang hỏa tiễn dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Wayne E. Meyer, tàu khu trục USS Michael Murphy, và tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường USS Lake Champlain. Với kinh nghiệm tác chiến dày dạn, USS Carl Vinson được mệnh danh là một trong những “pháo đài không thể đánh chìm”, niềm tự hào của Hải quân Mỹ..
Hải quân Mỹ cho biết hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) cùng các tàu hộ tống sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 3. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ cho biết: Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) cùng các tàu hộ tống sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 3. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo trang Military Factory, Hải quân Mỹ đang nắm trong tay khoảng 10 Hàng không Mẫu hạm nguyên tử lớp Nimitz, với hai tàu “trẻ tuổi” nhất là USS Ronald Reagan, và USS George W. Bush. Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson là tàu chiến thứ ba thuộc lớp Nimitz, chạy bằng năng lượng nguyên tử. Với độ dài trung bình vào khoảng 333 m (bằng khoảng ba sân bóng tròn theo chuẩn quốc tế) và lượng giãn nước được tính vào khoảng 97.000 tấn, các tàu thuộc lớp Nimitz được ghi nhận là các Hàng không Mẫu hạm có kích thước lớn hàng đầu thế giới.
Siêu Hàng không Mẫu hạm thiện chiến: 
USS Carl Vinson được đánh giá là một trong những Hàng không Mẫu hạm dày dạn kinh nghiệm trận mạc bậc nhất của Mỹ, chinh chiến từ cuộc chiến bão táp sa mạc với Iraq những năm 1990, đến cuộc chiến chống khủng bố vào đầu thế kỷ 21. khi còn nằm trong biên chế của Hạm đội 5 chuyên trách khu vực Ấn Độ Dương và Trung Đông. Chiếc siêu Hàng không Mẫu hạm lớp Nimitz cũng gắn liền với những thời khắc đặc biệt nhất trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. USS Carl Vinson góp mặt ở cả giai đoạn khởi đầu lẫn kết thúc của cuộc săn lùng Trùm khủng bố Osama bin Laden. Những cuộc không kích đầu tiên ở Afghanistan xuất phát từ USS Carl Vinson. Gần một thập niên sau, “viên ngọc quý” của Hạm đội 5 được tin tưởng lựa chọn để đưa quan tài  tay Trùm khủng bố đến một địa điểm bí mật và an táng giữa đại dương.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đã rời cảng nhà ở San Diego vào đầu tháng này. CVN-70 được hộ tống bởi một tuần dương hạm và 2 tàu khu trục đang trên đường đến Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Flickr.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đã rời cảng nhà ở San Diego vào đầu tháng này. CVN-70 được hộ tống bởi một tuần dương hạm, và 2 tàu khu trục đang trên đường đến Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Flickr.
Cuối năm 2014, khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiến quân như vũ bão về thủ đô Baghdad (Iraq), USS Carl Vinson cũng được chọn làm lá cờ đầu cho chiến dịch không kích phát động bởi cựu Tổng thống Barack Obama. Tờ The New York Times thời điểm đó ghi nhận mỗi ngày có gần 20 chiếc F-18 thay phiên nhau cất cánh từ USS Carl Vinson, dội mưa bom vào lực lượng khủng bố. Với hơn 5.200 thủy thủ và Sĩ quan trên tàu, thay quân thường xuyên 10 tháng/lần, USS Carl Vinson trở thành pháo đài bất khả chiến bại sừng sững giữa vùng Vịnh. Cho đến thời điểm được thay thế bởi Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt vào giữa năm 2015, USS Carl Vinson đã thực hiện hơn 2.300 chuyến bay tác chiến, gần 9.500 máy bay đã đáp lên boong tàu, và đã ném hơn 800 quả bom vào các mục tiêu khủng bố, theo Navy Times.
Uy lực siêu tàu sân bay Mỹ sắp đến Việt Nam - Ảnh 3
Ông Doug Verissimo (phải) được ông Karl O. Thomas chuyển giao chức vụ Hạm trưởng Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson vào năm 2016.. Ảnh: USS CARL VINSON.
USS Carl Vinson được chọn thực hiện sứ mệnh mang thi thể của Trùm khủng bố Osama bin Laden an táng giữa biển. Ảnh: NYT
Gương mặt quen thuộc tại châu Á: 
Hải quân Mỹ cho biết: Nhóm Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Hạm đội 3 đặt tại San Diego (California), trong lúc hoạt động ở biển Đông, mặc dù vùng biển nằm trong sự quản lý của Hạm đội 7. Hải quân Mỹ khẳng định hành động này là  dấu hiệu cho thấy sự linh hoạt của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, khi tận dụng năng lực của hai Hạm đội, cho phép đội tàu của cả hai hỗ trợ nhau.
Trong một năm qua, siêu Hàng không Mẫu hạm này cùng các tàu hộ tống thuộc CSG 1 đã dần trở thành một “gương mặt quen thuộc” đối với các nước châu Á, mở màn bằng sứ mệnh tuần tra biển Đông giữa tháng 2-2017. Hộ tống USS Carl Vinson khi đó là USS Wayne E. Meyer và một máy bay thuộc Không đoàn Hàng không Mâu hạm 2. Nhóm tàu sau đó còn tham gia các hoạt động huấn luyện chung với Hải quân Úc ở vùng biển Ấn Độ Dương, trước khi lên đường đến khu vực Đông Bắc Á, trong giai đoạn cao điểm căng thẳng nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên.
Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet cất cánh từ CVN-70 trong một triển khai vào năm 2013. Tàu được trang bị 4 máy phóng thủy lực cho phép khởi động nhiều máy bay cùng lúc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet cất cánh từ CVN-70 trong một khai triển vào năm 2013. Tàu được trang bị 4 máy phóng thủy lực cho phép khởi động nhiều máy bay cùng lúc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Không chỉ riêng Hàng không Mẫu hạm  USS Carl Vinson, kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến nay, các Hàng không Mẫu hạm  Mỹ nói chung đã hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mật độ ngày một nhiều. Nổi bật nhất là giai đoạn cao điểm căng thẳng Mỹ- CS Triều Tiên hồi tháng 4 và tháng 5-2017, đã có đến 3 Hàng không Mẫu hạm  Mỹ được luân chuyển hoạt động tại vùng biển gần Nhật Bản. Sau đó đến tháng 11-2017, Mỹ lại tiếp tục điều động đồng loạt 3 Hàng không Mẫu hạm USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt cùng các tàu chiến hộ tống của Hải quân Mỹ sẽ tập trận chung tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Các lực lượng này tham gia tập trận thường xuyên tại vùng biển Hoa Đông.
Các thủy thủ Mỹ đứng trên boong tàu.
Các Thủy thủ Mỹ đứng trên boong tàu.
Kích thước của USS Carl Vinson tương đương với 3 sân bóng quốc tế.
Kích thước của USS Carl Vinson tương đương với 3 sân bóng tròn quốc tế.
photo-9-15197296313201103068193
Lực lượng nhân sự hùng hậu trên USS Carl Vinson.
Nói một cách khác, dường như các vùng biển mà TC đang củng cố sức mạnh và hiện diện Hải quân đều đang được các Hàng không Mẫu hạm Mỹ ghé thăm một cách “thường xuyên” trong vòng hơn một năm qua. Một phần nào đó, điều này cho thấy sự kế thừa trong quyết tâm chuyển dịch sức mạnh Hải quân Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từng được biết đến với khái niệm “xoay trục” sang châu Á, được bắt đầu từ nhiệm kỳ cựu Tổng thống Barack Obama. Mặt khác, như những tiết lộ của tờ The New York Times hồi giữa năm 2017: Hải quân Mỹ đang muốn duy trì sự hiện diện của mình tại biển Đông một cách thường xuyên hơn, với mục tiêu “bình thường hóa” các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trước con mắt của truyền thông quốc tế. 
Ngày 5-3, USS Carl Vinson ghé thăm Đà Nẵng Hôm 20-2, Hàng không Mẫu hạm  USS Carl Vinson đã rời Manila để tiếp tục hoạt động tuần tra thường kỳ trên biển Đông, trước khi đến Đà Nẵng vào ngày 5-3 tới. Hạm phó Hàng không Mẫu hạm Mỹ, Thiếu tá Tim Hawkins, cho biết:  USS Carl Vinson không thực hiện hoạt động nhằm bảo đảm tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông trong lần khai triển này, nhưng có thể thực thi sứ mệnh đó vào những lần tới. Trong khi đó, trả lời đài ABC của Úc,  Hạm trưởng USS Carl Vinson, ông Doug Verissimo, khẳng định sự hiện diện của siêu Hàng không Mẫu hạm này trên biển Đông cho thấy: Quyết tâm của giới Lãnh đạo Mỹ đối với khu vực này. “Khi họ đưa một nhóm Hàng không Mẫu hạm tấn công đến một khu vực nào, nó cho thấy nước Mỹ đang quan tâm đến khu vực đó. Nó cũng cho các nhà Ngoại giao thêm thời gian và không gian để đàm phán, và đưa ra quyết định, với mục đích lớn nhất là ngăn cản xảy ra xung đột vũ trang” – ông cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét