Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

HUẾ 1968 ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT !!! - Liên Thành

Hai  giờ 33 phút sáng ngày mồng hai Tết Mậu Thân 1968 là giờ khởi đầu của 624 giờ đau thương kinh hoàng của cuộc tàn sát của bầy ác quỷ, của lũ người man rợ từ rừng núi phía tây tràn vào Huế. Bọn quỷ khát máu này là ai? Bọn chúng là quân “Giải Phóng”, là quân đội “Nhân Dân”, là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, là những giáo sư, sinh viên, học sinh đã theo Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu, và Thích Chánh Trực trong cuộc phản loạn vào tháng 6/1966 tại Miền Trung.<!>
Khi phong trào tranh đấu phản loạn bị chính phủ VNCH dẹp tan, bọn chúng đào thoát lên mật khu. Nay bọn chúng theo chân quân cướp man rợ trở lại Huế với gươm đao, búa liềm, với mã tấu, với AK, với B40 thẳng tay chém giết, chôn sống đồng bào, bắn sập thành phố, và bắn sập đền đài miếu vũ của tổ tiên.

Và Huế trong 624 giờ đồng hồ đã trải qua từng giây một, từng phút một, từng giờ một, từng ngày một, những tang tóc thê lương, những máu và nước mắt của hằng chục ngàn dân Huế nhỏ xuống trên mảnh đất thân yêu của quê hương.
Kêu trời không thấu, kêu đất không nghe, cầu khẩn thần linh phù trợ, thần linh ngoảnh mặt. Huế ôm nhau trong vòng tay run rẩy, dìu nhau chạy trốn Việt cộng, khập khễnh bước thấp bước cao với nỗi kinh hoàng tột độ.
Người Huế chết quá nhiều, chết tức tưởi, chết oan ức, chết không hiểu tại sao phải chết, tội tình chi mà phải chết. Huế mỗi thước đất là một thây người, là mỗi vũng máu tươi còn chưa kịp đổi màu. Người Huế chết từ trong nhà ra đến sân, sân trước đến sân sau, thây người nằm chết âm thầm lặng lẽ trên đường phố, nơi vỉa hè. Thây người sình thối trong lùm cây bụi cỏ. Thây người nằm co quắp trong đường hẻm, nơi bờ ao, nơi tường thành. Thây người trong trường học, trong sân chùa. Một rừng xác chết, một bãi thây ma. Người Huế chết nằm, chết đứng, chết ngộp thở vì bị chôn sống, chết vì bị cuốc xẻng đập vào đầu,Năm ngàn ba trăm hai mươi bảy [5327] người chết, 1200 bị bắt đi mất tích.
Hỡi trời hỡi đất, hỡi Chúa hỡi Phật, hỡi hồn thiêng sông núi, hỡi anh linh tiền nhân, quý vị ở đâu sao không ra tay cứu vớt dân Huế? Họ đã làm gì nên tội? Hay là Phật, Chúa, thần linh cũng phải đành bó tay trước loài quỷ cộng sản để mặc bọn chúng thẳng tay say sưa chém giết đồng bào vô tội!
Năm giờ 30 sáng, trong ánh sáng lờ mờ của ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn ngập khắp mọi nơi trong thành phố và vùng giáp ranh các quận Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang rồi bọn chúng bắt đầu một cuộc tàn sát đồng bào Huế còn dã man hơn thời trung cổ.
Cuộc tàn sát dân chúng Huế được Việt Cộng chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn I:
Bắt và giết người theo danh sách trong hồ sơ đen mà cơ quan An Ninh Khu, Tỉnh, Thị Ủy Việt Cộng đã thiết lập từ trước cuộc tấn công. Khi lực lượng quân sự tràn vào Huế thì ngay lập tức lực lượng Công An Khu Ủy của Tống Hoàng Nguyên, lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của tên Đại Tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, phối hợp chặt chẽ với các đội An Ninh Tự Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân truy lùng, bắt bớ, và hạ sát các mục tiêu ngay. Đó là thời điểm sau 2 giờ 33 phút sáng ngày Mùng 2 Tết, và kéo dài một ngày sau đó.
Giai Đoạn II:
Ngay trong ngày Mùng 2 Tết, vào buổi sáng sau cuộc tụ họp đồng bào tại hai Quận I và II, chúng công bố thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận I và II,và Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên-Huế, đồng thời cũng công bố thành phần tổ chức của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Những vụ bắn giết bắt bớ dân chúng trong giai đoạn này quy mô hơn, có tổ chức hơn, và quá sức tàn bạo.
Giai Đoạn I bắt đầu từ 2 giờ 33 phút sáng ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968:
Trời chưa sáng hẳn, một số lớn các gia đình trong ba quận thị xã Quận I, II, và III, và ba quận giáp ranh Hương Trà, Phú Vang, và Hương Thủy đã bị đám Công An Thành Ủy, lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, đám chỉ điểm, đám cơ sở nội thành xông vào từng nhà lục soát bắt người. Bọn chúng đã có sẵn hồ sơ lý lịch, tên tuổi từng người mà bọn chúng gọi là Công An Cảnh Sát Ngụy, binh lính Ngụy, công chức chính quyền Ngụy, nhân viên tình báo “Xê -I -A”. Không cần biết đúng sai, bọn chúng thỏa thích nổ súng vào những người trong bảng “ phong” thần nầy.
Bảy giờ sáng ngày Mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, dân chúng Huế bắt đầu chạy giặc. Họ bỏ lại tất cả để chạy trốn Việt cộng. Nhà cửa tài sản bỏ lại đã đành, thức ăn thức uống, áo quần cũng không kịp mang theo, miễn sao tránh xa bọn Cộng sản tìm về vùng Quốc gia đang kiểm soát. Già trẻ, lớn bé, cha mẹ, con cái, dắt dìu nhau tìm đường chạy trốn Việt cộng. Nhưng khốn thay, họ biết chạy đi đâu vì khắp nơi đều là Việt Cộng. Bọn Việt cộng xả súng bắn vào đoàn người đang hốt hoảng và hỗn loạn chạy tìm nơi bình yên trú ẩn. Thây người ngã gục, máu đào tuôn rơi nhuộm đỏ màu cờ đỏ sao vàng của Hồ Chí Minh, của đảng Cộng sản Việt Nam, và cờ 3 mảnh của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.
- Nhân viên cao cấp của chính quyền Thị xã Huế hy sinh đầu tiên là ông Trần Đình Thương, Phó Thị Trưởng Thị xã Huế. Vì không nắm vững tình hình nên trời chưa sáng hẳn ông đã phóng xe khỏi nhà với ý định là đến nhiệm sở Tòa Hành Chánh Tỉnh và Thị Xã xem tình hình thế nào, ông đã bị cộng quân bắn hạ ngay trước cổng nhà, đối diện với công viên Bến Ngự, ngay ngã tư Nguyễn Hoàng- Nguyễn Huệ thuộc Quận III Thị xã Huế.
Thật tội nghiệp, mãi hơn 12 ngày sau, khi khu vực nầy được giải tỏa, thân nhân mới lấy được xác đem về mai táng. Lúc đó thi thể ông đã sình thối.
- Tại vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm, dân chúng kéo nhau chạy trốn lên vùng nhà máy nước Vạn Niên, gần chùa Từ Hiếu, cạnh đồi thông Quảng Tế, hoặc cố gắng băng qua cầu Bến Ngự chạy về hướng trường Quốc Học hoặc bệnh viện Trung Ương Huế. Tất cả hai hướng đều bị cộng quân hoặc bằng súng nhỏ, hoặc bằng súng cối pháo kích và bắn bừa bãi vào đoàn người chạy loạn để ngăn chận không cho dân chúng trốn thoát khỏi vùng bọn chúng đang kiểm soát. Tất cả đều phải quay trở lại nhà để bọn chúng có thể sử dụng làm con tin, làm khiên đỡ đạn, và làm chùn bước quân đội VNCH muốn tấn công chúng.
Dân chúng vùng Nam Giao, Từ Đàm, dốc Bến Ngự, bị thương khá nhiều và nhiều gia đình bắt đầu  đói vì đã hết gạo. Cha tôi, Hoàng Thân Tráng Cử, cùng với một người bạn chí thân là Bác Võ Thành Minh, hai ông là những trưởng Hướng Đạo thâm niên nhất cùng một thời với Tạ Quang Bửu, Hoàng Đạo Thúy, trưởng Trần Điền của phong trào Hướng Đạo Việt Nam, chạy chỗ nầy sang chỗ kia, băng bó cứu giúp cho những đồng bào bị thương. Phụ thân tôi và bác Võ Hoàng Minh vào những nhà vắng chủ tìm gạo nấu cơm tiếp tế cho nhiều gia đình có trẻ thơ đang bị đói, và cuối cùng họ thành lập một đoàn cứu thương tải thương những người bị thương quá nặng để đưa về bệnh viện Trung Ương Huế.
Sau nầy cha tôi kể lại với chúng tôi: Có 4 người bị thương rất nặng cần phải vào bệnh viện mới mong cứu sống. Cha tôi và bác Võ Thành Minh cuốn 4 cái mền làm võng cùng một số thiếu nhi khiêng 4 người nầy định đưa về bệnh viện Trung Ương Huế. Đi đầu là bác Võ Thành Minh với miếng vải trắng cột vào một khúc tre làm biểu tượng cho cờ cứu thương, đi giữa hàng cán bệnh nhân là cha tôi. Đoàn mới ngang dốc Bến Ngự thì bị một toán Việt cộng chận đoàn cứu thương lại. Một tên Việt cộng hỏi bác Minh và cha tôi:
- Chúng mày treo cờ trắng đi đầu hàng địch hả?
- Chúng tôi đưa 4 người bị thương quá nặng vào bệnh viện. 
Hai tên khác dí mũi súng AK vào cha tôi và bác Minh:
- Đi lui! Không thì chúng tao bắn tan xác bây giờ.
Cả đoàn đành đi lui. Chỉ mấy giờ sau 4 nạn nhân tắt thở vì ra máu quá nhiều.
Cha tôi và bác Võ Thành Minh trở lại nhà Cụ Phan Bội Châu gần chùa Từ Đàm. Khoảng nửa giờ sau. Một toán Việt cộng đến nhà Cụ Phan để bắt cha tôi và bác Minh. Cha tôi may mắn chạy thoát bằng cửa sau sang nhà hàng xóm lẩn trốn. Bác Võ Thành Minh bị bọn chúng bắt dẫn đi và sau đó giết bác. Sau nầy thân nhân của bác Võ Thành Minh tìm được xác của bác trong một hố chôn tập thể. Tưởng cũng cần nhắc lại, năm 1954 hiệp định Geveva giữa Việt Cộng và Pháp chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến 17 làm lằn ranh Quốc-Cộng, thì bác Võ Thành Minh chính là người đã dựng lều bên bờ hồ Geneva thổi sáo cầu nguyện cho hòa bình Việt Nam. Bác Võ Thành Minh, suốt đời giữ lời hứa của một Hướng Đạo sinh là:
Trung thành với Tổ quốc - Giúp ích mọi người - Tuân theo luật Hướng Đạo.
Bác có tội tình chi mà bọn chúng đem chôn sống bác? Chẳng lẽ vì đi cứu người dùng mảnh vải trắng làm cờ mà bị giết? Trong lửa đạn tìm đâu ra sơn đỏ để làm thành cờ hồng thập tự, đành dùng vải trắng làm cờ cứu thương cho hai bên đừng bắn vào đoàn tải thương. Vậy mà bọn ngu dốt man rợ kia cho là kéo nhau đi đầu hàng địch, để rồi cuối cùng thì những người bị thương phải chết vì không được cứu chữa, còn người tải thương thì bị bắt và bị chôn sống! Lịch sử nào tha được tội ác của bọn cộng sản tàn bạo này?
Cũng tại ngôi nhà của Cụ Phan Bội Châu, sau khi bắt bác Võ Thành Minh, bọn chúng lại bắt hai người cháu nội của Cụ Phan Bội Châu đem đi chôn sống, đó là anh Phan Thiện Cầu, Đại Úy Quân Cảnh Tư Pháp VNCH, và anh Phan Thiện Tường, Giáo Sư. Trong khi đó thì anh ruột của hai anh Phan Thiện Cầu và Phan Thiện Tường lại là Đại Tá Việt Cộng “Quân Đội Nhân Dân” Phan Thiện Cơ (!) và thời điểm đó Phan Thiện Cơ là Tư Lệnh chiến trường Tây Nguyên! Đau lòng thay cho cụ Phan Bội Châu.
Cụ Phan Bội Châu và gia đình tôi có quan hệ rất mật thiết. Cụ là một nhà tiền bối cách mạng phụ tá cho ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong phong trào Đông Du và trong Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Cụ và cha tôi, Hoàng Thân Tráng Cử, có một mối giao tình khắng khít vì công việc cách mạng chống Pháp chống cả Việt Minh liên quan đến ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Không hiểu Đại Tá Phan Thiện Cơ nghĩ gì khi hay tin hai người em của mình bị chính các đồng chí của mình đem đi chôn sống? Hay ông Đại Tá Việt Cộng này cũng học tập gương của đồng chí kính yêu Trường Chinh đem cả cha mẹ mình ra đấu tố và giết hại để làm gương cho các anh hùng nhân dân noi theo? Phải chăng đó chính là chân lý là nguyên tắc Đấu Tranh Giai Cấp của Bác và Đảng?
Năm 1973, Đại Tá Phan Thiện Cơ là một thành viên cao cấp trong phái đoàn quân đội Bắc Việt tại Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến 4 bên (Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và Cộng Sản Hà Nội) đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất Sàigòn.
Tại vùng Nam Giao, Cộng quân bắt sinh viên Lê Hữu Bôi tại chùa Tường Vân, nơi tu đạo của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Lê Hữu Bôi, sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn bị bắt và sau đó đem đi chôn sống, vì bị nghi là ‘Xê-I-A”. Sinh viên Lê Hữu Bôi gọi Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là cậu ruột, gọi bà nội tôi là dì. Tôi gọi sinh viên Lê Hữu Bôi là bác.
Sau nầy chúng tôi tìm ra xác sinh viên Lê Hữu Bôi. Tội nghiệp, ông ra Huế vừa nghỉ Tết và cũng để đi hỏi vợ thì bị Việt cộng bắt đi chôn sống.
Trong suốt thời gian chiếm Huế, Bộ Chỉ Huy An Ninh của cơ quan Thành Ủy Huế đặt tại Chùa Từ Đàm. Do đó, tất cả các thành phần Dân, Quân, Cán, Chính, và Cảnh Sát Quốc Gia mà bọn an ninh Thành Ủy cũng như lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân bắt được tại 3 quận thị xã I, II, III và các quận ven thành phố Huế đều bị giải về và giam giữ tại Chùa Từ Đàm. Tại đây họ bị thẩm vấn, đánh đập hành hạ thân xác, một số bị xử bắn ngay tại chùa. Số còn lại lần lượt bị giải đi chôn sống tại vùng gần chùa Tường Vân, Vạn Niên, vùng lăng vua Tự Đức, Đồng Khánh. Bốn trăm tám chục xác chết được tìm thấy ở Khe Đá Mài thuộc vùng núi Nam Hòa. Đó là những thanh niên trong Lực Lượng Tự Vệ của làng Phủ Cam.
Tại Nam Giao, Từ Đàm, Bến Ngự, lực lượng an ninh của Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy, và đám cơ sở nằm vùng, đội An Ninh Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, lục xét từng nhà một, bắt và dẫn đi rất nhiều người. Dân chúng sau này làm chứng khai đã nhận diện rõ những tên nằm vùng thật nguy hiểm và sắt máu như tên Nguyễn Tú, một võ sư môn phái Thiếu Lâm, nhà ở gần lăng Vua Tự Đức gần đồi Vọng Cảnh. Nguyễn Tú là cơ sở quan trọng của cơ quan an ninh Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Tên thứ hai là Cửu Diên nhà ở vùng Cầu Lim, gần Đàn Nam Giao. Ngoài ra còn có con trai của Cửu Diên, nguyên là Thiếu Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đào ngũ trước Tết Mậu Thân, Nay y cũng ở trong toán an ninh của Việt Cộng đang truy bắt Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong vùng Nam Giao, Từ Đàm, Bến Ngự. Trong số những người bị hai tên Tú và Cửu Diên bắt đi tại vùng Từ Đàm có ông Tôn Thất Hậu, chủ tiệm ảnh Tự Do, và ông Nguyễn Văn Nhẫn, chủ tiệm hớt tóc ngay cạnh chùa Từ Đàm. Hai ông Tôn Thất Hậu và Nguyễn Văn Nhẫn là bạn chí thân của tên Tú và Cửu Diên vậy mà bọn chúng cũng không tha. Thế mới biết đã là Việt Cộng thì không bao giờ kể gì đến tình nghĩa. Sau nầy tìm được xác của hai ông Tôn Thất Hậu và Nguyễn Văn Nhẫn ở vùng lăng vua Đồng Khánh. Họ chết trong tình trạng bị chôn sống vì không có vết tích bị trúng đạn.
Tại Làng Phủ Cam: Rạng sáng ngày mùng 2 Tết, Phủ Cam đã bị lực lượng cộng quân bao vây, nhưng bọn chúng vẫn chưa tấn công vì e ngại lực lượng phòng thủ của giáo xứ. Giáo dân làng Phủ Cam có truyền thống lâu đời từ thời kỳ quân đội viễn chinh Pháp là họ tự tổ chức đội ngũ, xin phương tiện vũ khí của chính phủ, tự đứng ra canh gác gìn giữ an ninh ngày đêm cho bà con thân thuộc trong làng. Lần nầy Mậu Thân 1968, Cộng quân bao vây tứ bề, thời gian vây hãm quá lâu, đã nhiều ngày qua mà chẳng thấy có một hy vọng nào sẽ có viện binh tiếp cứu. Dân chúng và ngay cả những thanh niên trẻ trong đoàn tự vệ bắt đầu có dấu hiệu nản lòng. Đại đa số dân chúng trong làng đêm đêm kéo nhau vào trú ngụ trong nhà thờ Phủ Cam, trước là để tránh đạn pháo của cộng quân, sau là nhờ sự che chở bảo vệ của các Cha trong giáo xứ.
Tôi nhớ không lầm vào khoảng 1 giờ khuya ngày 18/2 âm lịch, tại Bộ Chỉ Huy, tôi nhận được báo cáo cuối cùng của toán Cảnh Sát Đặc Biệt phụ trách xã Thủy Phước đang bí mật hoạt động trong làng Phủ Cam: "Cộng quân đã tấn công vào làng, chiếm nhà thờ Phủ Cam và bắt đi rất nhiều đồng bào đang trú ngụ trong nhà thờ Phủ Cam.” Những ngày sau chúng tôi nhận được báo cáo rõ ràng hơn là khoảng trên 300 thanh niên trong làng bị bắt đi.
Kết quả tàn khốc về số phận của hơn 300 thanh niên bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam là: Sau khi bị bắt, họ được dẫn lên giam tại Chùa Từ Đàm, nơi đặt bộ Chỉ Huy An Ninh của Thành Ủy Huế. Ngay tại đây đã có một số bị xử bắn ngay tại sân chùa. Sau đó đại đa số còn lại bị trói tay và dẫn lên vùng núi phía tây, và cuối cùng thân xác của trên 428 người được phát hiện nằm dọc bờ khe Đá Mài, phía tây quận lỵ Nam Hòa. Đó là số phận của những người bị bắt tại nhà thờ Phủ Cam.
Tại Dòng Chúa Cứu Thế, nằm gần khu An Cựu trên đường Nguyễn Huệ, rạng sáng ngày mồng 2 Tết cho đến ngày mùng 3, lúc đó có khoảng trên năm trăm đồng bào trong vùng đến trú ẩn ngay trong nhà thờ, nhưng con số nầy mỗi ngày mỗi tăng và những ngày sau số lượng đồng bào vào ẩn trốn trong nhà thờ của Dòng Chúa Cứu Thế đã lên đến gần ba ngàn người. Đây là thời điểm mà bọn Công An Khu, Thành ủy Huế và đám nằm vùng, tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân ra tay, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, Đại Tá Trưởng Ty Công An Thừa Thiên-Huế. Phụ tá cho hắn là cha con ông Thiên Tường, chủ tiệm thuốc Bắc ở gần chợ An Cựu. Cũng cần nói thêm Nguyễn Đình Bảy là con nuôi của Thiên Tường từ nhỏ. Ngoài đám nằm vùng của cha con Thiên Tường còn có tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân cùng đám chỉ điểm. Sau khi bọn chúng bao vây chặt chẽ  khu nhà thờ Phủ Cam, lực lượng an ninh của bọn chúng tràn vào, tập họp mọi người, phân loại và thanh lọc.

Hơn ba trăm người bị bắt sau đó, bị trói tay dẫn đi về hướng Lăng Xá Bầu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy, trong số này có thượng nghị sĩ Trần Điền.
Sau này, trong số xác của hơn 300 người vô phúc này có xác của Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Tất cả được tìm thấy rải rác trong hai vùng Lăng Xá Bầu và Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy. Họ chết trong tình trang bị trói tay vào nhau, bằng dây kẽm gai, hoặc dây điện chết chùm trong những hố chôn tập  thể. Một số chết vì bị vật cứng đập vào đầu, đa số chết vì bị chôn sống.
Theo như lời tường thuật của thanh niên tên Phan Văn Tuấn, kẻ bị Việt Cộng bắt đi làm nhân công đào hố chôn người, thì khi anh ta và những người khác đào hố xong, anh ta tận mắt chứng kiến bọn Việt cộng dắt những tù nhân đến. Những kẻ bất hạnh nầy bị cột từng chùm một, từ hai mươi đến ba mươi người. Tất cả đều đứng ngay miệng hầm dài nhưng không sâu. Bọn chúng chỉ bắn một hai người đứng  đầu hàng, những người chết ngã ngục xuống hầm kéo những người còn sống vì mất thăng bằng phải rớt xuống theo. Bọn Việt cộng ra lệnh cho anh Tuấn và những “nhân công” khác lấp đất chôn sống những người còn sống. Những ai vùng vẫy thì bọn chúng dùng cuốc, xẻng đập vào đầu. (Anh Tuấn là người đã may mắn chạy thoát trước khi bị bọn Việt cộng giết).
Tưởng cũng cần nói thêm: Thượng nghị sĩ Trần Điền là một giáo sư, một trưởng Hướng Đạo ngay từ hồi phong trào Hướng Đạo Việt Nam mới thành lập, ông còn là cựu Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Trị, và đương thời là một thượng nghị sĩ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra, trường trung học Thiên Hựu ngay ngã tư Nguyễn Huệ-Lý Thường Kiệt, là nơi đặt bộ chỉ huy nhẹ của Đại Tá VC Nguyễn Đình Bảy, trưởng Ty Công An Thừa Thiên-Huế. Có khoảng một đại đội cộng quân canh giữ nơi nầy. Đây là nơi giam giữ những tù nhân quan trọng mà Nguyễn Đình Bảy đã lập danh sách từ trước khi bọn  chúng tấn công Huế. Theo anh Lê Đình Nguyên, một trung sĩ cảnh sát đào thoát được khi trực thăng Hoa Kỳ oanh kích vào trường Thiên Hựu, thì tại đây đã có những vụ xử bắn rất rùng rợn. Số lượng người bị Việt cộng bắt giam trong trường Thiên Hựu khoảng gần 400 người. Bọn chúng dùng 2 lớp học vừa làm pháp trường đồng thời cũng là kho chứa xác. Hàng giờ, bất kể ngày đêm, hàng loạt súng nổ trong hai phòng học đó. Tội nhân bị dẫn đến căn phòng tràn ngập xác chết vừa tươi vừa thối rữa. Thây người mới chồng chất lên thây người cũ mỗi ngày mỗi cao, mỗi nhiều. Mùi tanh của máu tươi trộn lẫn mùi hôi thối dòi bọ của xác chết đã sình thối. Cảnh tượng vừa ghê rợn vừa truyền nhiễm, khó thấy nơi nào trên thế giới có cảnh tượng kinh hoàng như thế. Ngay cả phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã cũng không có cảnh vừa là pháp trường vừa là hầm mộ tích lũy như vậy. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam và trong lịch sử thế giới khó có một cảnh giết người một cách rùng rợn và dơ bẩn kinh rợn đến thế.
Một trong những tù nhân quan trọng mà bọn chúng bắt giữ là ông Bảo Lộc, Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên. Lực lượng công an của Nguyễn Đình Bảy đã đến bắt ông Phó Tỉnh Trưởng tại tư dinh của ông trên đường Lý Thường Kiệt, đối diện với Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ. Sau đó bọn chúng đem ông ta về giữ tại trường Thiên Hựu, nơi đặt bộ chỉ huy an ninh của bọn chúng.
Những ngày gần thua trận, bọn chúng dẫn ông lên núi, theo dãy Trường Sơn, thời gian đầu ông bị giam tại vùng núi giáp ranh Thừa Thiên-Lào cùng với hai bạn tù là ông Hoàng Liên Nguyễn Văn Đãi, Đại Biểu Chánh Phủ (Hành chánh) Vùng I, và một lãnh tụ Quốc Dân Đảng của Thừa Thiên-Huế là Ông Tứ. Sáu tháng sau, cả 3 bị giải ra Bắc, giam ở trại tù Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Đông (Hà Nội). Sau nhiều lần di chuyển đổi trại, 1973 hiệp định đình chiến Paris ký kết, cả ba ông được chuyển về Trại Ba Sao chờ ngày trao trả tù dân sự, nhưng sau đó bọn chúng lại đổi ý định không trao trả 3 ông cho chính phủ VNCH. Họ bị tiếp tục giam giữ mãi cho đến 1980.
Điều đáng nói là, trong 12 năm tù tội từ 1968-1980 thì ông đã bị biệt giam gần cả 12 năm.
Trong năm 1980 ông Bảo Lộc nhận được điện tín: “Chị vừa mất”, bọn chúng cho phép ông xuất trại về Huế dự đám tang. Có lẽ ông trời đã rủ lòng thương một chiến sĩ quốc gia vì Tổ Quốc điêu linh mà phải trả một giá quá nặng cho một đời người như ông Phó Tỉnh Bảo Lộc, nên trời đã che mắt bọn Cộng sản mà cho phép ông về Huế dự đám tang. Thật ra người qua đời là phu nhân của Trung Tá Bảo Định, anh ruột ông Bảo Lộc, trưởng phòng 4 Sư Đoàn I/BB. Gia đình Trung Tá Bảo Định đã định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 chứ đâu còn ở Huế vào năm 1980. Sau khi có mặt tại Huế, chỉ 3 ngày sau gia đình bí mật chuyển ông phó tỉnh trưởng vào Sàigòn. Tại Sàigòn, với sự giúp đỡ của thân nhân và bạn bè, vài tuần sau đó ông đã có mặt tại trại tỵ nạn ở Indonesia…
Mấy tháng sau, ông đã đoàn tụ với phu nhân của ông và gia đình người anh ruột là cựu Trung Tá Bảo Định tại thành phố San Diego nam California Hoa Kỳ. Ông mất tháng 5/2006. Gần một năm sau thì phu nhân Bảo Lộc đã nối gót theo ông.

Tại trường trung học Kiểu Mẫu, ngay tối ngày Mùng 2 Tết, rạng ngày Mùng 3, một số đồng bào quanh vùng Đội Cung, Hàng Me, Chợ Cống, và vùng trường trung học Nguyễn Tri Phương rời khỏi nhà chạy đến trú ẩn tại đó. Và cứ như thế  mỗi ngày dân chúng kéo đến đây tỵ nạn mỗi ngày mỗi tăng, con số đã lên trên hai ngàn đồng bào trong khu vực nhỏ bé nầy.
Tôi điều động hai trung đội Cảnh Sát Dã Chiến bảo vệ an ninh cho số đồng bào ở tại đây. Cộng quân cũng đã tấn công 3 lần vào địa điểm nầy nhưng đã bị lượng Cảnh Sát Dã Chiến đẩy lui. Trường trung học Kiểu Mẫu nằm bên nầy bờ sông Hương đối diện với chợ Đông Ba bên kia bờ sông Hương, nên ngày cũng như đêm Cộng quân đặt súng cối pháo kích từ bên chợ Đông Ba pháo sang, gây nhiều thương vong cho đồng bào trong trại tỵ nạn.
Tôi còn nhớ vào buổi sáng ngày Mùng 7 Tết, tôi đang đứng nói chuyện với ông chủ tiệm sách Nam Hưng tại ngay sân trường Trung học Kiểu Mẫu thì Cộng quân bắt đầu pháo, quả đạn đầu tiên rơi ngay gần chỗ ông ta và tôi đứng. Tôi may mắn chỉ bị mảnh đạn nhỏ làm rách áo giáp phía trước ngực, nhưng ông chủ tiệm sách không may mắn như tôi. Thật tội nghiệp, một mảnh đạn súng cối đã xé tan bụng, ông ta chết ngay chẳng nói được lời nào.
Điểm lại một số tội ác trời không dung đất không tha của bọn cộng sản, chúng ta thấy đối với các trẻ thơ Miền Nam trong các trường tiểu học Cai Lậy, Qui Nhơn chúng cũng không tha, pháo kích và ném lựu đạn gây thương vong cho hàng trăm trẻ thơ, nay đồng bao khốn khổ trong trại tỵ nạn Kiểu Mẫu chúng cũng không từ, tội ác vô lương tâm này biết bao giờ bọn cộng sản mới rửa cho sạch?
Quận II (Tả Ngạn) Thị xã Huế là nơi mà cộng quân tàn sát dân lành vô tội nhiều nhất. Quận II với địa thế bao bọc bởi dòng sông Hương, mặt tiền từ cầu Bạch Hổ về đến vùng chợ Đông Ba, Gia Hội, Thế Lại, Bãi Dâu, Phú Mậu. Vùng phía tây và tây bắc được bao bọc bởi sông đào vùng An Hòa và dãy trường thành của Hoàng Cung. Dân số Quận II rất đông vì là trung tâm thương mại của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Dân đông, đất chật, địa thế bị chướng ngại bởi sông và Hoàng Thành ngăn chận, vì vậy khi cộng quân tiến vào Quận II thì quả thật dân chúng đã như nằm trong chiếc lưới cá của bọn chúng rồi, chạy đi đâu thì cũng nằm trong chiếc lưới mà thôi.
Ngoài một số dân chúng làm thương mại, đại đa số cư dân trong vùng là công chức, quân nhân, cảnh sát, cán bộ chính quyền, họ không có nơi an toàn để ẩn nấp hoặc trốn tránh nên hầu như tất cả đều trốn ở nhà. Nhờ có đám chỉ điểm, đoàn An Ninh Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh, tên thợ nề Nguyễn Văn Bé, chủ tịch Khu Phố của chính quyền Cách Mạng mới thành lập, tên thầy bói Diệu Linh, tên Gù bán thuốc cẩm lệ v.v, tất cả bọn chúng giở danh sách, đi từng nhà tìm kiếm, lục soát bắt người hằng loạt. Bắt được, chúng đem ra xử bắn ngay tại chỗ, hoặc đem đi chôn sống. Xin nêu ra một vài trường hợp điển hình hành động giết người của man rợ này:
Cái chết của Thiếu Tá Từ Tôn Kháng. Ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn. Nhà của Thiếu Tá Từ Tôn Kháng ở trên đường Bạch Đằng gần cầu Đông Ba. Toán An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân sau khi bao vây nhà xong bọn chúng lôi hết vợ con Thiếu Tá Từ Tôn Kháng ra đứng ngoài sân và kêu gọi Thiếu Tá Kháng phải ra nộp mình cho bọn chúng ngay, bằng không bọn chúng sẽ tàn sát hết vợ con của ông ta. Thiếu Tá Kháng trốn trong nhà sợ vợ con bị chúng bắn chết nên phải ra nộp mình.
Bọn chúng trói ông lại bắt đầu tra tấn xẻo tai và cắt mũi ông ta, cuối cùng kết liễu đời ông bằng một loạt đạn AK.
Nhiều nhân chứng nhận diện sau nầy tường thuật với Thiếu Úy Nguyễn Trọng, Trưởng Ban Cảnh Sát Đặc Biệt Quận II Thị xã Huế rằng: Họ nhận diện trong toán bắt bớ, tra tấn, xẻo thịt, và hành quyết Thiếu Tá Từ Tôn Kháng có: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, tên Nguyễn Bé thợ nề, trưởng khu phố, tên thầy bói Diệu Linh, và tên Gù cùng một số khác nữa. Hành động này của các tên Phan, Trinh, Diệu Linh, Bé, Gù có khác gì bọn Polpot Khmer đỏ?
Điều đáng nói ở đây là trong danh sách khát máu trên có tên một đàn bà, Nguyễn Thị Đoan Trinh. Hành động cắt tai xẻo mũi Thiếu Tá Từ Tôn Kháng của y thị y hệt hành động của Lã Hậu đốt tai xẻo mũi Thích Phu Nhân, Thứ Phi của Lưu Bang, quả là lịch sử có một không hai. Cho đến Mậu Thân 1968  thì rõ ràng Nguyễn Thị Đoan Trinh tàn ác cũng không thua gì Lã Hậu.
Tại đường Chi Lăng, bọn chúng bắt hai ông Trần Văn Cư, Phó Giám Đốc CSQG Vùng I, và ông Lê Văn Phú, nguyên Trưởng Phòng Hành Chánh ty Công An Thừa Thiên VNCH, thời điểm đó Ông Lê Văn Phú là Quận Trưởng Quận II Thị xã Huế. Cả hai đều bị bắn chết và chôn  ngay trên đường gần nhà.
Ông Vĩnh, sĩ quan CSQG, bị bọn chúng bắn ngay tại nhà ở đường Võ Tánh.
Ông Dự, Trưởng Ty CSQG tỉnh Ninh Thuận(?) về thăm gia đình tại đường Chi Lăng cũng bị bắn chết tại nhà.
Ông Hồ Đắc Cam, nhân viên nhà máy phát điện Kho Rèn, bị bắt và cũng bị bắn ngay tại nhà.
Trần Văn Nớp, phụ tá trưởng phòng hành chánh BCH/CSQG Thừa Thiên, cũng bị bắn tại nhà.
Ông chồng bà bún bò Mụ Rớt là một nhân viên cảnh sát đã ra trình diện bọn chúng, nhưng chúng không tha, xử tử hình ngay.
Danh sách những người bị bắt và bị hành hình có đến trên 800 người thuộc Quận II trong giai đoạn I, kể sao cho hết?
Tôi xin tạm dừng ngay đây.
Về Quận I, tức Quận Thành Nội Thị xã Huế.
Ngay giờ đầu của cuộc tấn công, cộng quân đã chiếm toàn bộ quận Thành Nội, ngoại trừ khu Mang Cá nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh của Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, khu vực Tàn Thơ, khu Hồ Tịnh Tâm.
Các khu khác như Tây Linh, Tây Lộc, phi trường Tây Lộc, dọc đường Cường Để đến trường Trần Cao Vân, khu Hòa Bình Đại Nội, Kỳ Đài, qua cửa Thượng Tứ, khu tòa án, ngã tư Anh Danh ra đến cửa Đông Ba, tất cả đều lọt vào tay cộng quân. Cộng quân chiếm một khu vực quá rộng như vậy nên bọn Công An Khu Ủy Trị Thiên, Công An Tỉnh Thị Ủy Thừa Thiên-Huế phối hợp với các toán An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố củaNguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa (Cha của Nguyễn Thị Đoan Trinh), Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Văn Giàu, Nguyễn Thiết, cùng với đám cơ sở nằm vùng, và những kẻ chỉ điểm đã gây kinh hoàng chết chóc cho đồng bào quận Thành Nội trong suốt 22 ngày. Số nạn nhân bị bọn nầy giết chết trong giai đoạn I, theo thống kê  của Cảnh Sát Đặc Biệt Quận Thành Nội cho biết khoảng gần 700 nạn nhân.
Sau này ty CSQG đã lấy được rất nhiều lời khai của rất nhiều nhân chứng chứng kiến nhiều vụ xử bắn trong Quận I. Xin đơn cử một vài trường hợp giết người man rợ và tàn bạo của bọn chúng như sau:
Một vụ xử bắn xảy ra trong khu vực Quận Thành Nội mà mọi người dân Huế đều biết, nay nhắc lại mọi người vẫn còn kinh tởm.
Đó là vụ Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thiết, Nguyễn Thị Đoan Trinh xử bắn Trần Mậu Tý và chồng của bà thương gia Nội gần cửa Đông Ba vào sáng ngày mồng 2 Tết Mậu Thân 1968.
Trong giới học sinh, sinh viên, và những ai đã từng tham gia phong trào Phản Loạn Miền Trung vào mùa xuân, hè năm 1966 ai cũng biết đến các đoàn Sinh Viên Quyết Tử do Nguyễn Đắc Xuân thành lập và chỉ huy. Lực lượng nầy có 3 đại đội, một trong những đại đội trưởng của đoàn Sinh Viên quyết tử nầy là Trần Mậu Tý, bạn chí thân của Nguyễn Đắc Xuân. Khi Nguyễn Đắc Xuân được lệnh tên thủ lãnh phong trào phản loạn Miền Trung Thích Trí Quang đem lực lượng sinh viên quyết tử tăng viện cho lực lượng phản loạn và chùa Tỉnh Hội tại Đà Nẵng, Nguyễn Đắc Xuân đã đem đại đội của Trần Mậu Tý theo, xem như là đại đội chủ lực của Nguyễn Đắc Xuân. Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý là đôi bạn chí thân tương đắc, giới sinh viên quyết tử của Nguyễn Đắc Xuân thường gọi hai người nầy là “cặp bài trùng”.
Vào cuối tháng 6/1966 khi phong trào phản loạn của sư hổ mang Thích Trí Quang bị chính phủ trung ương dẹp tan, Nguyễn Đắc Xuân từ chùa Ông sau lưng Chùa Diệu Đế chạy trốn lên Chùa Tường Vân đợi giao liên Thành Ủy của điệp viên Trung Tá Hoàng Kim Loan đến đưa lên mật khu, thì người vào ra chùa Tường Vân để giúp đỡ tiếp xúc với Nguyễn Đắc Xuân về mọi mặt không một ai khác hơn là Trần Mậu Tý. Chỉ có Trần Mậu Tý mới có thể vượt vòng vây của CSQG Thừa Thiên-Huế để vào Chùa Tường Vân tiếp xúc với Nguyễn Đắc Xuân được. Cho đến tháng 7/1966 khi giao liên của Thành Ủy đến chùa Tường Vân đưa Nguyễn Đắc Xuân lên mật khu thì cũng có Trần Mậu Tý tháp tùng.
Tình sâu nghĩa nặng như thế, vậy mà ngay sáng ngày Mùng 2 Tết Mậu Thân, khi trận tấn công mới bắt đầu thì công tác đầu tiên của đoàn An Ninh và Bảo Vệ Khu phố của Nguyễn Đắc Xuân là phải bắt cho được Trần Mậu Tý, và… Trần Mậu Tý đã sa lưới Nguyễn Đắc Xuân. Theo như Nguyễn Đắc Xuân tuyên bố ngay khi bắt được Trần Mậu Tý, tội của Trần Mậu Tý là: Đảng viên đảng Đại Việt, tình nghi hợp tác với CIA.

Thế là Trần Mậu Tý bị trói tay cùng với một thương gia tại đường Phan Bội Châu. Ông thương gia này là chồng bà Nội, cũng bị tình nghi là đảng viên đảng Đại Việt. Cả hai người bị Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết đẩy đứng sát vào bờ tường gần cửa Đông Ba. Nguyễn Đắc Xuân là người bắn loạt đạn AK đầu tiên vào người thằng bạn chí thân của mình là Trần Mậu Tý. Kế tiếp y quay mũi súng bắn vào ông thương gia tên Nội. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết bồi thêm hai băng AK vào thi thể Trần Mậu Tý và ông Nội đang nằm gục nơi góc tường thành. Máu hai người tuôn ra xối xã trước sự chứng kiến của nhiều đồng bào và vợ của ông Nội.
Anh Trần Mậu Tý là con trai độc nhất của Tri Phủ Trần Mậu Trinh, một người nổi tiếng chống cộng triệt để. Anh Trần Mậu Tý là sinh viên Đại Học Huế trong thời gian phong trào phản loạn 1966 của Thích Trí Quang.
Về mặt tình cảm, vì cộng tác bên nhau rất lâu nên Trần Mậu Tý thật sự có cảm tình riêng với Nguyễn Đắc Xuân, đối đãi với Nguyễn Đắc Xuân rất chí tình. Thế nhưng kẻ xung phong xả băng đạn đầu tiên để giết người bạn thân tử tế với mình như bát nước đầy lại là Nguyễn Đắc Xuân. Thế thì, theo lẽ thường tình, Nguyễn Đắc Xuân còn có tư cách gì mà viết chuyện nhân nghĩa ở đời? Đã vậy ngày hôm nay đây y còn lại tự xưng là nhà Huế Học? Nguyễn Đắc Xuân học gì ở Huế và dạy gì về Huế? Ngoài một thành tích giết người, giết bằng hữu không gớm tay? Đất trời nào dung dưỡng cho tên vô nghì  Nguyễn Đắc Xuân này?
Trong đám đồ tể tàn sát đồng bào Huế, cần phải nói đi nói lại về tên ma nữ giết người rất tàn bạo, say máu đồng loại y như loài quỷ dữ cần phải có mùi tanh của máu người thì thị mới có thể thở, mới có thể sống đó là Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh.

Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh là sinh viên Dược Khoa Đại Học Sàigòn, trước Tết Mậu Thân y thị được cha là Nguyễn Đóa gọi về Huế để tham gia tắm máu  Huế.
Nguyễn Đóa và Tôn Thất Dương Tiềm, con rể của Nguyễn Đóa, là cán bộ nội thành hoạt động cho Cộng sản từ trước 1954. Theo hồ sơ văn khố của BCH/CSQG Thừa Thiên Huế thì Tôn Thất Dương Tiềm, Lý Kiều, Nguyễn Đóa đã từng hoạt động cho Việt Minh và trong ngày đình chiến 1954, cả 3 đương sự từ vùng Tỉnh Thanh Hóa thuộc liên khu 4 trở vào Huế. Nguyễn Đóa làm giám thị trường Quốc Học, sau là giáo sư trường Bồ Đề, Tôn Thất Dương Tiềm, Lý Kiều, giáo sư trường Trung học Bồ Đề. Cả 3 tái hoạt động trở lại trong ban Trí Vận của cơ quan Thành Ủy Huế, và đều có chân trong phong trào Hòa Bình của Thích Trí Quang, bác sĩ Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ.
Có lẽ Nguyễn Thị Đoan Trinh, con gái của Nguyễn Đóa, có bản chất sát máu tàn bạo của Nguyễn Đóa từ khi y thị còn nằm trong bụng mẹ, bởi vì nếu không, thì tại sao y thị lại có hành động độc ác man rợ còn hơn loài thú dữ với đồng bào hàng xóm láng giềng cùng nơi chôn nhau cắt rốn với mình? Y thị tên là Đoan Trinh nhưng tên lại trái ngược với người, hành động của y thị là của đám man rợ côn đồ khát máu.
Trong suốt thời gian 22 ngày cộng quân chiếm Huế, Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh với bộ đồ màu hồng, vai mang AK 47, lưng mang súng lục, cỡi xe Honda tảo thanh khắp cùng đường phố, từ đường nhỏ đến đường lớn, lùng sục từ quận Thành Nội ra đến Quận II tức Tả Ngạn, sang đến Quận III tức Hữu Ngạn, và ngay cả những vùng giáp ranh thành phố, để bắt bọn “Ngụy quân, Ngụy quyền, Công An, Cảnh Sát Ngụy ác ôn”. Gặp ai thị cũng hỏi giấy tờ tùy thân, nếu đúng là những thành phần quân nhân, công chức, cán bộ chính quyền, cảnh sát quốc gia, y thị không cần hỏi câu thứ hai mà nổ súng bắn chết ngay.
Rất nhiều đồng bào trong các vùng trên là nhân chứng hành động sát nhân tàn bạo của y thị. Điển hình là những vụ giết người tàn bạo dưới đây:
Tại đường Cường Để thuộc vùng Tây Lộc, anh Võ Văn Tửu là phó Thẩm Sát Viên Cảnh sát, đồn trưởng đồn Cảnh Sát Ga, đêm Mùng 2 Tết khi Việt Cộng tấn công, anh Tửu bị kẹt tại nhà. Anh trốn tránh từ nhà nầy sang nhà kia đâu được 7 ngày, qua ngày thứ 8 đang di tản với gia đình thì Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh bất thần xuất hiện, không cần hỏi giấy tờ mà chỉ hỏi: - Ông Tửu Đồn Trưởng đồn Cảnh Sát Ga phải không? - Dạ phải.
Lập tức một loạt AK nổ dòn, ông Võ Văn Tửu gục ngã trước sự bàng hoàng, kinh hãi ngơ ngác của vợ con. Nữ Ma đầu Nguyễn Thị Đoan Trinh lên xe rồ máy chạy xem như chuyện bình thường.
Một trường hợp điển hình thứ hai, Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh giết người tại đường Hàm Nghi vùng giáp ranh Quận III, làng Phủ Cam thuộc Quận Hương Thủy. Bà Thái Hòa vào Mậu Thân 1968 là Sinh Viên Trường Nữ Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Bà Thái Hòa có ba người anh:
Nguyễn Xuân Kính sinh viên Y Khoa
Nguyễn Xuân Lộc sinh viên Luật Khoa và
Nguyễn Thanh Hải sinh viên Văn Khoa
Nguyễn Thanh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn chết ngay tại giảng đường của trường Văn Khoa. Trước đó Nguyễn Thanh Hải và Văn (sinh viên Văn Khoa, bạn của Hải) chạy từ đại học Văn Khoa sang Đại Học Y Khoa để trốn trong phòng thí nghiệm thì bị Hoàng Phủ Ngọc Phan phát giác, bắt Văn và Hải chạy trở về Văn Khoa để tải thương, nhưng khi vừa đến giảng đường Văn Khoa thì bắn ngay Hải. Văn trốn thoát nhờ đang đi vào phòng vệ sinh. Ngay sau đó có tiếng nổ lớn nên bọn Phan và Trinh liền phóng xe chạy mất. Vì vậy mà Văn tạm thoát chết lúc đó. Hai người anh kia là Nguyễn Xuân Lộc và Nguyễn Xuân Kính đang trốn tại nhà. Hoàng Phủ Ngọc Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh bắt bà Thái Hòa và Văn dẫn Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh về nhà bà Thái Hòa tại số 24 đường Hàm Nghi, giáp ranh Quận III và làng Phủ Cam để tìm hai người anh của bà Hòa. Tại đây Ma Nữ Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan dùng bà Hòa làm áp lực buộc hai người anh ruột là Kính và Lộc đang trốn trên trần nhà phải xuống trình diện bọn chúng, nếu không thì bọn chúng sẽ bắn bà Hòa. Vì sợ bọn chúng bắn chết em gái mình, Kính và Lộc từ trần nhà tuột xuống chân chưa chạm đất đã bị Phan và Ma Nữ Đoan Trinh nổ súng hạ sát ngay. Ông Nội của hai người nầy là ông Nguyễn Tín, 70 tuổi, thấy hai cháu nội của mình bị bắn chết trước mắt, mất bình tĩnh kêu gào chửi bới Hoàng Phủ Ngọc Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh, liền bị Phan quay mũi súng AK bắn một loạt đạn vào người ông Nguyễn Tín. Ông Tín ngã xuống chết tức tưởi. Sau đó Văn, bạn học của Lộc và Hải xin phép Phan và Trinh được chôn xác bốn ông cháu ở vườn sau, Phan và Trinh nhất quyết không cho. Mãi đến khi xác chết bốc mùi thối rồi chúng mới đồng ý cho Văn đào hố chôn 3 bạn mình Kính, Hải và Lộc và ông Tín. Khi hố chôn vừa đào xong, thây người vừa bỏ xuống thì bà Thái Hòa nghe tiếng súng nổ sau vườn. Bọn Phan và Trinh đã bắn luôn Văn và đạp luôn xuống hố chôn luôn. Thế là 4 người bạn của họ đã chết chung một nấm mồ.
Như vậy bà Thái Hòa đã chứng kiến cả thảy 5 cái chết của người thân và bạn mình do chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh là thủ phạm.
Những hành động giết người trên đây của Nguyễn Thị Đoan Trinh, cặp đôi với Hoàng Phủ Ngọc Phan tham gia cắt tai xẻo mũi Thiếu Tá Từ Tôn Kháng chứng minh Nguyễn Thị Đoan Trinh có thể dẫn đầu trong danh sách đàn bà độc ác nhất của lịch sử Việt Nam và có thể sánh ngang hàng với sự độc ác của những người đàn bà khác trên thế giới như Lã Hậu, Từ Hy, Võ Tắc Thiên.
LIÊN THÀNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét