Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

Bản tin ngày 16 tháng 2 năm 2018 - Điểm Nhấn


Một trẻ thơ chân đất áo rách ở Sơn La hỏi gã: một tỷ là bao nhiêu hả chú. Gã đáp là một cái trường học đàng hoàng, là một cái cầu tử tế bắc qua suối cho cháu không phải đu dây.
Lưu Trọng Văn  (Bấm vào những links màu xanh để đọc thêm)
<!>
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh.

Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!


Thứ Năm, 02/15/2018 - 02:13 — tuankhanh

Tưởng niệm, một trong các phương thức, chắc không có gì gần gũi bằng âm nhạc.
Tôi chọn viết ra đây 3 bài hát với những chi tiết cần thiết, mồn một như lịch sử được ghi lại bằng âm nhạc, để ngàn đời sau còn được ngâm nga lên trong ký ức dân tộc này.

Nếu những kẻ gây ra tội ác chấp nhận sự thật, các giai điệu này nhắc về quá khứ đau buồn và dân tộc cùng nhau gầy dựng lại, để nhắc nhau không đi vào vết xe đổ, để cùng nhau tìm về một tương lai.

Còn nếu không, thì những lời hát này, sẽ thay cho hàng ngàn linh hồn oan khuất, mãi mãi vang theo từng bước chân của thế hệ Việt Nam, đòi một cuộc giải oan, đòi một tiếng công bằng từ thảm trạng.

Trần Văn
16/02/2018 

Tết đã đến nhưng năm nay, bà Ngô Thị Phái, ngụ ở thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thân nhân vẫn chưa an lòng vì họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt ông Ngô Văn Phiếu. Ông Phiếu – anh ruột bà Phái – sinh năm 1946, từng được Quân đội nhân dân Việt Nam động viên vào lính để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Theo lời một đồng đội của ông Phiếu thì khi vào Nam, ông được chỉ định phục vụ trong Tiểu đoàn 16, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304. Sau đó Tiểu đoàn 16 được đặt dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội Long An để thực hiện cuộc “Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân 1968”.


Cứ mỗi mùa 30-4 hay mùa bầu cử Hoa Kỳ thì cộng đồng Việt Nam (CĐVN) thường thấy những lá thư rơi, bài viết trên báo địa phương nhắc nhở về “cái chết” của VNCH. Biến cố 30-4 thì thương tiếc tổng thống Ngô Đình Diệm. Bầu cử Mỹ thì nhắc nhở đồng hương bầu cho đảng Cộng Hòa (Republic) vì đảng Cộng Hòa chống Cộng và đảng Dân Chủ (Democrat) là phản chiến (giúp CS thắng miền Nam).
Bầu cử Mỹ
Trước hết là dữ kiện (facts): Tổng thống Kennedy (Dân Chủ) quyết định đưa quân vào VN và có trách nhiệm trong cái chết của anh em ông Diệm-Nhu. Tổng thống Nixon (Cộng Hòa) dùng quân sư Kissinger (đưa ý kiến bắt tay với Trung Cộng và bỏ rơi VN qua hiệp định Paris) và bị ép từ chức vì vụ Wategate (nghe lén đảng Dân Chủ). Rồi đến Tổng Thống Ford (Cộng Hòa) quyết định bỏ rơi VN.
Sau 40 năm sống và tham dự bầu cử trên đất Mỹ, chúng ta học được gì?

Dân Chủ hay Cộng Hòa cũng vì quyền lợi nước Mỹ trên hết.

Bùi Văn Bồng
Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Chính trị địa phương mà không mạnh thì chính trị trung ương sẽ không lành mạnh. Phải minh định, cái gì cần tập quyền để bảo đảm tính thống nhất, sức mạnh của một quốc gia; cái gì cần phân quyền nhằm phát huy tính năng động của chính quyền cơ sở, mà không nảy sinh cát cứ.
Cho dù cả Ban Bí thư lẫn Thủ tướng đều ra văn bản “cấm quà”, ai dám khẳng định nguyên nhân chính làm cho Hà Nội kẹt xe đến tận mấy hôm nay không phải vì “triều cống”.
Quà cáp không phải là thứ có thể vận hành theo chỉ thị; nó, hoặc tuân theo “mệnh lệnh của trái tim”; hoặc được toan tính như một khoản đầu tư (cho ghế và cho dự án). Có những khoản quà cáp được trao theo “truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta”; nhưng tôi tin, có không ít “rương tráp” đã chẳng được vác ra Thủ đô, nếu ghế và tiền bạc không chủ yếu được quyết từ Hà Nội.


15/02/2018
Lê Vĩnh Triển [*]

Theo Viet-Studies

Tác giả tiếp cận các vấn đề của Việt Nam bằng cách phân tích các mâu thuẫn hay những thế lưỡng nan mà chính quyền Việt Nam phải đối phó trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước. Cách thức chính quyền đối phó với các thế lưỡng nan đến lượt chúng lại dẫn chính quyền vào những thế lưỡng nan mới – lưỡng nan trong giải quyết các thế lưỡng nan hay mâu thuẫn trong giải quyết các mâu thuẫn. Điều đó cho thấy hoặc chính quyền chưa nhận ra các mâu thuẫn để có giải pháp phù hợp, hoặc nhận ra nhưng chưa thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Phần cuối bài là một vài gợi ý giải quyết vấn đề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét