Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Tin Cập Nhật Thứ Tư 17/1 - Lê Minh Nguyên

Nam Bắc Hàn 'chung lá cờ ở Olympics'
Hai đội Nam và Bắc Hàn sẽ diễu hành dưới Cờ Thống nhất tại Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang, theo quan chức Nam Hàn cho biết sau cuộc gặp tại Bàn Môn Điếm. Cờ được dùng sẽ là Cờ Thống nhất Hàn - Triều, có hình bán đảo Triều Tiên màu xanh dương chứ không phải cờ của Bắc Hàn hay Nam Hàn.
<!>
Cuộc gặp cao cấp nhất lần đầu giữa hai quốc gia sau một số năm căng thẳng cũng đã đem lại kết quả là Hàn Quốc và Triều Tiên cùng lập một đội khúc côn cầu nữ cho môn thể thao trên băng tại Pyeongchang.

Thế vận hội Mùa Đông ở Pyeongchang sẽ bắt đầu ngày 9/02/2018.

Đây sẽ không phải là lần đầu tiên lá cờ này được đem ra dùng.

Ngay từ 2003, trong cuộc thi tài sinh viên thế giới (World Student Games) ở Daegu, Hàn Quốc, sinh viên hai nước đã vẫy lá cờ chung này.
Sau đó lá cờ trắng có hình bản đồ bán đảo Triều Tiên màu xanh cũng xuất hiện tại nhiều sự kiện khác.

Cho đến nay, một cặp vận động viên trượt băng Bắc Hàn đã vượt qua vòng loại để vào thi tài ở Hàn Quốc.

Trước đó, Ban tổ chức hi vọng việc hai vận động viên này tham dự Thế vận hội và giúp hai nước tiến lại gần nhau hơn.

Thế vận hội Mùa đông 2018 tổ chức ở Pyeongchang là cơ hội để hai miền Nam Bắc Hàn nói chuyện với nhau và điều đó đã xảy ra. - BBC

2.
Miến Điện: Cảnh sát bắn chết bảy Phật tử biểu tình

Tại Miến Điện, tối ngày 16/01/2018, 7 người Phật Giáo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã bị cảnh sát bắn chết khi họ tham gia cuộc biểu tình ở bang Arakan, miền tây nước này. Theo cảnh sát Miến Điện, tình hình đã trở lại yên tĩnh sáng nay.

Từ Rangoon, thông tín viên Elisa Hunt gởi về bài tường trình :

Từ nhiều giờ qua, các bức ảnh chụp những người biểu tình bị thương vì trúng đạn đã lan truyền trên các mạng xã hội ở Miến Điện. Tối qua, khoảng 5000 người Phật Giáo đã xuống đường ở thành phố Mrauk U, phía bắc bang Arakan. Lý do của cuộc biểu tình này là chính quyền ra lệnh cấm tổ chức lễ kỷ niệm ngày chấm dứt vương quốc Arakan cách đây hơn 200 năm.

Đoàn biểu tình đã kéo đến một trụ sở của chính quyền. Cảnh sát đã cố giải tán đám đông, nhưng không được. Ban đầu họ bắn đạn cao su để cảnh cáo, rồi sao đó bắn đạn thật. Theo tổng kết của cảnh sát, 7 người chết và khoảng hơn một chục người bị thương. Một số người đã được đưa đến bệnh viện ở Sittwe, thủ phủ bang Arakan, nằm cách đó hơn ba tiếng đồng hồ đường bộ.

Bang này đã gặp rất nhiều căng thẳng giữa sắc tộc Arakan với thiểu số Hồi Giáo Rohingya, mà người Phật Giáo Miến Điện vẫn xem là dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Nhưng cũng có những căng thẳng giữa chính quyền trung ương Miến Điện với người Phật Giáo, mà cư dân Arakan vẫn tố cáo là có thái độ kỳ thị và chèn ép họ, trong khi đây là vùng nghèo đứng hàng thứ hai ở Miến Điện. - RFI

3.
NT Nga, Iran thảo luận về Syria và thỏa thuận hạt nhân Iran - - - Iran nói thỏa thuận hạt nhân ‘không thể tái đàm phán được’

Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại Trưởng Iran Mohammad Javad Zarif thảo luận về cuộc xung đột ở Syria và thoả thuận hạt nhân Iran trong một cuộc điện đàm, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Ba 16/1.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết:

“Hai bên đã trao đổi những quan điểm về một loạt vấn đề quốc tế, kể cả tiến trình hòa bình Syria trong bối cảnh Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria ở Sochi, cũng như về tình hình xoay quanh Kế hoạch Hành động Toàn diện Hỗn hợp về chương trình hạt nhân Iran.” - VOA

***
Iran cảnh báo Washington rằng thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc lớn là "không thể tái đàm phán được."

Bộ ngoại giao Iran nói trong một thông cáo rằng Iran "sẽ không chấp nhận bất kỳ thay đổi nào trong thỏa thuận này, bây giờ cũng như trong tương lai" và "sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào ngoài những cam kết của mình."

Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif nói trên Twitter rằng loan báo của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu nói ông sẵn sàng phê chuẩn các chế tài mới nhắm vào Iran là một "nỗ lực tuyệt vọng nhằm làm suy yếu một thỏa thuận đa phương vững chắc."

Tuy nhiên, ông Trump lần thứ ba không tuyên bố thẳng rằng ông sẽ tái áp đặt các biện pháp chế tài nghiêm khắc nhằm thúc đẩy Tehran từ bỏ nghiên cứu vũ khí hạt nhân.

Ông nói ông đang miễn các chế tài cho Iran lần này là lần cuối cùng để cho Quốc hội và các đồng minh Châu Âu 120 ngày cải thiện thỏa thuận này, nếu không Mỹ sẽ từ bỏ thỏa thuận.

Các đề xuất của Tổng thống nhằm "sửa chữa các sai sót thảm họa của thỏa thuận" bao gồm việc Iran phải đồng ý ngay lập tức mở tất cả các địa điểm cho các thanh sát viên quốc tế và bảo đảm rằng Tehran sẽ không bao giờ phát triển vũ khí hạt nhân.

Theo Nhà Trắng, bất kỳ thỏa thuận mới nào với Iran sẽ phải bao gồm các phi đạn đạn đạo của nước này và hạn chế thời gian đột khởi hạt nhân vô thời hạn.

"Không có một thỏa thuận như vậy, Mỹ sẽ không miễn trừ các chế tài nữa để ở lại trong thỏa thuận hạt nhân với Iran. Và nếu bất cứ lúc nào tôi xét thấy một thỏa thuận như vậy không nằm trong tầm tay, tôi sẽ rút khỏi thỏa thuận đó ngay lập tức," ông Trump nói trong một phát biểu.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã áp đặt các biện pháp chế tài mới nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp và cá nhân Iran về các vi phạm nhân quyền. Trong số 14 thực thể và cá nhân Iran bị chế tài, nổi bật nhất là người đứng đầu hệ thống tư pháp của nước này, Sadegh Amoli Larijani. Bộ Tài chính liên kết ông Larijani với "các cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" đối với người dân Iran.

Bộ Ngoại giao của Iran nói rằng "Hành động thù địch của chế độ Trump (nhắm vào ông Larijani) đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ trong cộng đồng quốc tế và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và chắc chắn sẽ bị đáp lại bởi phản ứng nghiêm túc của nước Cộng hòa Hồi giáo." - VOA

4.
EU: Trung Quốc và Nga là những tin tặc hàng đầu

Cảnh giác khi mở những email có tên 'Official Data Breach Notification' hay 'UPS Label Delivery' nếu bạn là một giám đốc điều hành, cơ quan bảo vệ mạng của Liên hiệp EU, Enisa, cảnh báo hôm 15/1.

Những tiêu đề thư tín này thường được gởi nhiều nhất trong những email giả hay ‘tấn công giả mạo’ có cài đặt những nhu liệu độc hại vào máy vi tính của nạn nhân vào năm 2017, cùng với 'IT Reminder: Your Password Expires', 'Please Read Important from Human Resources', và 'All Employees: Update your Healthcare Info'.

Cơ quan EU có trụ sở tại Hy Lạp ghi nhận trong phúc trình hàng năm là những tội phạm trên mạng nhằm lấy cắp tiền bạc là những ‘tác nhân đe dọa’ “chịu trách nhiệm ít nhất 2/3 những sự kiện được ghi nhận.”

Phúc trình nói tấn công giả mạo, theo ghi nhận, chịu trách nhiệm từ 90-95% những cuộc tấn công thành công trên toàn thế giới” và hầu hết những cuộc tấn công tinh vi nhất nhằm vào các CEO của những công ty lớn.

Những người trong công ty hay trong các cơ quan chính phủ ăn cắp các dữ liệu- là những tác nhân đe dọa lớn thứ hai.

Tuy nhiên, Enisa cho biết những quốc gia cũng đánh cắp thông tin hay tống tiền các nạn nhân, dùng gián điệp mạng, những nhu liệu độc hại và những mánh khóe khác.

Enisa nêu tên Trung Quốc và Nga một vài lần trong các cuộc nghiên cứu của tổ chức này.

Phúc trình của EU nói Trung Quốc là “nước tấn công hàng đầu” về những cuộc tấn công từ chối dịch vụ, làm tê liệt những hệ thống bị nhắm đến bằng cách tràn ngập những hệ thống này bằng dữ liệu. Phúc trình nói 60% những cuộc tấn công này phát xuất từ “đội quân tin tặc Trung Quốc” và 90% những cuộc tấn công nhằm vào các thực thể Hoa Kỳ.

Phúc trình của EU nêu danh tánh 3 tổ chức gián điệp mạng Trung Quốc và Nga APT17389, APT28387, và APT29388 trong số những tổ chức hoạt động tích cực và nguy hiểm nhất trong năm rồi. - VOA

5.
Mỹ cảnh giác với hệ thống phòng không của Nga tại Crimea

Hoa Kỳ đang đánh giá ảnh hưởng an ninh của việc Nga vừa triển khai hệ thống phòng không S-400 tại Crimea, một giới chức quân sự Mỹ nói ngày 16/1, cho biết thêm là hệ thống này có thể giúp cho việc phòng không hiện có của Nga mạnh mẽ hơn.

“Điều này không tốt. Đây là điềm không tốt,” một giới chức cao cấp tại Bộ Chỉ huy châu Âu quân đội Mỹ nói với điều kiện dấu tên.

“Chúng tôi chắc chắn chú trọng đến việc này và ý nghĩa của nó như thế nào, liên hệ đến an ninh của Hắc Hải.”

Việc Moscow ngày 13/1 triển khai một sư đoàn phi đạn đất đối không S-400 thứ nhì tại Crimea, lãnh thổ của Ukraine bị Nga sáp nhập vào năm 2014 khiến Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ chế tài Nga.

Nga triển khai sư đoàn S-400 thứ nhất vào mùa xuân năm 2017 gần thị trấn cảng Fedosia. Sư đoàn mới sẽ đặt căn cứ gần thị trấn Sevastopol và sẽ kiểm soát vùng trời giáp ranh với Ukraine, thông tấn xã RIA loan tin.

Giới chức quân đội Mỹ công nhận khó đánh giá mục đích của việc triển khai các phi đạn này. Tuy nhiên bất cứ hệ thống phòng không loại này cũng gia tăng khả năng quân sự của Nga tại Crimea, và tăng cường việc kiểm soát không phận.

Ukraine và các phần tử đòi ly khai thân Nga cáo buộc lẫn nhau trong những ngày gần đây là tăng cường các cuộc tấn công trong vụ tranh chấp này.

3 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong năm nay và khoảng 20 người khác bị thương, theo thống kê của Reuters căn cứ trên dữ liệu hàng ngày của quân đội Ukraine.

Hệ thống phòng không mới, được thiết kế để bảo vệ biên giới Nga, có thể chuyển sang chiến đấu trong vòng chưa đầy 5 phút, thông tấn xã Interfax trích lời ông Viktor Sevostyanov, một cấp chỉ huy trong không lực Nga nói.

Các giới chức Nga đã chỉ trích quyết định của Hoa Kỳ được loan báo vào tháng 12 năm ngoái cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng vệ, mà các giới chức nói bao gồm phi đạn chống tăng Javelin.

Washington trong quá khứ cho rằng loại vũ khí này không hữu hiệu trong việc chiếm lãnh thổ và Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Dunford nói trong một chuyến viếng thăm Brussels trong tuần này là động thái này chỉ có tính cách phòng vệ mà thôi.

“Chính phủ chúng ta tin rằng một quốc gia có quyền tự vệ và sự yểm trợ chúng ta cung cấp cho Ukraine trực tiếp chú trọng đến những khu vực có sai biệt về khả năng,” tướng Dunford nói. - VOA

6.
Philippines cho phép Trung Quốc nghiên cứu biển - - - Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông

Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định cho phép Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, phát ngôn viên tổng thống cho biết hôm 15/1, bất chấp quan ngại về mối đe dọa đối với chủ quyền lãnh hải.

Theo Reuters, phát ngôn viên tổng thống Harry Roque nói rằng với tư cách là kiến trúc sư trưởng của chính sách đối ngoại, ông Duterte cho phép Trung Quốc hợp tác với Đại học Philippines ở Benham Rise, một khu vực với diện tích bằng Hy Lạp, được coi là đa dạng sinh học và có nhiều cá ngừ.

Liên Hiệp Quốc tuyên bố Benham Rise, ngoài khơi duyên hải Thái Bình Dương, là một phần thềm lục địa của Philippines vào năm 2012. Manila năm ngoái đặt lại tên nơi này là “Philippine Rise”.

Dù Bắc Kinh không có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, sự hiện diện tại đó của các tàu Trung Quốc trong nhiều tháng cuối năm 2016 đã gây quan ngại về ý định của chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới.

Quyết định cho phép Trung Quốc của Philippines không được thông báo rộng rãi và chỉ được tiết lộ mấy ngày trước bởi một nhà lập pháp từng lên án mối quan hệ thân cận giữa ông Duterte và Bắc Kinh.

Lâu nay, Trung Quốc và Philippines tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, nhưng không có bất đồng ở vùng biển ngoài khơi duyên hải Thái Bình Dương của Philippines. - VOA

***
Philippines và Trung Quốc họp bàn vào tháng tới về việc thực hiện thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông. Đó là thông báo của ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano hôm qua, 15/01/2018.

Theo lời ông Cayetano, thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở Biển Đông là một trong những vấn đề mà ông sẽ thảo luận với đồng nhiệm Trung Quốc trong một diễn đàn song phương tại Manila vào tháng tới. Diễn đàn này được lập ra vào năm ngoái để thảo luận về các tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines (West Philippine Sea ).

Ngoại trưởng Philippines cho biết hai nước sẽ cố đạt đến một hiệp định phù hợp với luật pháp của Philippines và của Trung Quốc và hai bên sẽ nghiên cứu những hiệp định tương tự ở các vùng tranh chấp khác trên thế giới.

Ông Cayetano nhắc lại rằng vấn đề cùng thăm dò dầu khí Biển Đông đã được nêu lên trong tuyên bố chung của thủ tướng Lý Khắc Cường và tổng thống Rodrigo Duterte nhân chuyến viếng thăm của lãnh đạo chính phủ Trung Quốc tại Philippines tháng 11 năm ngoái.

Nhưng ông Cayetano khẳng định: « Chúng tôi sẽ không nhân nhượng trên vấn đề chủ quyền quốc gia. Vùng này thuộc chủ quyền của chúng tôi, nhưng chúng tôi không có khả năng tài chính và kỹ thuật để phát triển, nên chúng tôi cần một đối tác ».

Trong khi đó, hôm qua, phát ngôn viên của tổng thống Rodrigo Duterte thông báo là đích thân ông Duterte đã quyết định để cho Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học ở vùng biển Benham Rise, bất chấp những quan ngại về nguy cơ đối với chủ quyền lãnh hải của Philippines. - RFI

7.
Myanmar, Bangladesh chuẩn bị hồi hương người tị nạn Rohingya

Myanmar và nước láng giềng Bangladesh vừa hoàn tất một thỏa thuận để đưa về nước người Hồi giáo Rohingya đã chạy ra khỏi Myanmar để tránh một chiến dịch quân sự tàn bạo nhắm vào họ.

Bangladesh ra tuyên bố hôm thứ Ba 16/1 nói rằng những vụ hồi hương sẽ khởi sự vào tuần tới, mục đích là hoàn tất tiến trình này nội trong hai năm.

Chính quyền Bangladesh nói tiến trình hồi hương sẽ ưu tiên cho “các đơn vị gia đình” và trẻ mồ côi, cũng như “trẻ em sinh ra trong những trường hợp không mong muốn” – ám chỉ những đứa trẻ ra đời sau những vụ hãm hiếp. Theo thỏa thuận này, Bangladesh sẽ thành lập 5 trại chuyển tiếp để chuyển người tị nạn vào hai trung tâm tiếp cư tại bang Rakhine của Myanmar.

Tuy nhiên Hội Ân xá Quốc tế miêu tả thỏa thuận này là “quá sớm”, và nói rằng người Rohingya- vốn không hề được tham khảo ý kiến trước khi đạt thỏa thuận, không được bảo đảm là họ sẽ an toàn một khi trở về.
Ông James Gomez, Giám Đốc đặc trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Hội Ân xá Quốc tế, nói trong một tuyên bố ngày 16/1:

“Những hành động cản trở và chối bỏ trách nhiệm của nhà chức trách Myanmar không đưa ra bất cứ lý do nào khiến ta có thể hy vọng rằng các quyền của những người Rohingya trở về sẽ được bảo vệ, hoặc những lý do đã khiến họ phải bỏ nhà cửa chạy đi lánh nạn lúc ban đầu, giờ không còn nữa.”

Ông Gomez nhấn mạnh:

“Người Rohingya có toàn quyền được trở về sinh sống ở Myanmar, nhưng không nên quá vội vã buộc người dân phải trở vê với một hệ thống phân biệt sắc tộc. Bất cứ trường hợp cưỡng bức hồi hương nào cũng là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.”

Ước lượng 650.000 người Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn kể từ tháng 8 năm ngoái, khi các lực lượng Myanmar phát động một chiến dịch phóng hỏa đốt làng ở bang Rakhine để trả đữa các vụ tấn công do thành phần chủ chiến Rohingya thực hiện nhắm vào các chốt kiểm soát của cảnh sát Myanmar.

Người tị nạn sinh sống trong các trại đông đức tại quận Cox Bazar của Bangladesh, đã kể lại với các tổ chức nhân quyền về những hành động tàn bạo do các lực lượng an ninh Myanmar thực hiện, kể cả đốt nhà cửa và toàn bộ nhiều ngôi làng, nổ súng bừa bãi và hãm hiếp.

Liên Hiệp Quốc miêu tả những hành động do các lực lượng Myanmar thực hiện là “những hành động thanh tẩy chủng tộc tiêu biểu.”

Myanmar bác bỏ những câu chuyện được báo cáo là “phóng đại”, và quân đội Myanmar tuyên bố họ không có phạm bất cứ hành vi ngược đãi nào. - VOA

8.
Giáo hoàng ‘đau buồn và hổ thẹn’ về vụ tai tiếng tình dục ở Chile

Giáo hoàng Phan-xi-cô hôm 16/1 bày tỏ ‘đau buồn và hổ thẹn’ về vụ tai tiếng tình dục trong Giáo hội Công giáo ở Chile, và xin được tha thứ về cuộc khủng hoảng đã làm tổn thương uy tín của Giáo hội, và khiến nhiều tín đồ hoài nghi các biện pháp cải cách.

Giáo hoàng Phan-xi-cô lên tiếng giữa lúc 8 nhà thờ Công giáo bị tấn công ở Chile trong tuần qua, cả ở thủ đô của Chile và các khu vực miền Nam, quê hương của dân bản địa.

Cảnh sát trang bị chống bạo động đã giải tán hơn 200 người biểu tình đang tìm cách tiến về một công viên nơi Giáo hoàng Phan-xi-cô cử hành thánh lễ cho khoảng 400.000 người, sau khi ngài lên tiếng về nạn lạm dụng tình dục trong giáo hội.

Phát biểu từ dinh Tổng thống Chile, Giáo hoàng Phan-xi-cô nói:

“Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải bày tỏ sự đau buồn và nỗi hổ thẹn của tôi về những tổn thương không sao hàn gắn được đối với trẻ em dưới tay của một số tu sĩ trong Giáo hội.”

Đáp lời Giáo hoàng Phan-xi-cô là những tràng pháo tay kéo dài của những người hiện diện, kể cả Tổng thống Chile Michelle Bachelet và các nhà ngoại giao.

Giáo hoàng Phan-xi-cô nói tiếp:

“Tôi đồng lòng với các anh em hồng y của tôi, bởi vì xin được tha thứ và làm tất cả những gì có thể làm được để hỗ trợ các nạn nhân là điều phải làm, ngay cả cam kết với chính mình để đảm bảo những điều như thế không còn xảy ra nữa.”

Nhiều giáo dân Công giáo trước đó đã tỏ ra bất bình về quyết định của Giáo hoàng Phan-xi-cô, bổ nhiệm Hồng Y Juan Barros ra lãnh đạo giáo xứ Osorno ở Chile.

Cũng có mặt tại Thánh lễ hôm thứ Ba, Hồng Y Barros bị tố cáo là đã bảo vệ người từng hướng dẫn và cố vấn tinh thần cho mình, Linh mục Fernando Karadima, người mà vào năm 2011, bị buộc tội đã xâm hại nhiều thiếu niên trong nhiều năm trong một cuộc điều tra của điện Vatican. Linh mục Karadima bác bỏ những cáo buộc, và Hồng Y Barros nói ông không hề hay biết về hành vi sai trái nào.

Nhưng vụ tai tiếng lan rộng tại Chile, và cùng với phong trào tách ra khỏi tôn giáo, đã làm tổn thương vị thế của Giáo hội Công giáo, định chế từng bảo vệ nhân quyền trong thời kỳ cai trị của nhà độc tài Augusto Pinochet từ năm 1973 tới năm 1990.

Chống đối Giáo hoàng Phan-xi-cô

Một nhóm chống đối chuyến tông du của Giáo hoàng viết trên Twitter:
“Đừng lạm dụng, đừng bao che, đừng đạo đức giả nữa.”

Ít nhất 8 nhà thờ Công giao đã bị tấn công ở Chile trong tuần vừa rồi. Vài giờ sau khi Giáo hoàng Phan-xi-cô tới Chile hôm thứ Hai 15/1, hai nhà thờ làm bằng gỗ bị thiêu rụi gần Temuco, nơi dự kiến Giáo hoàng Phan-xi-cô sẽ tới thăm trong ngày hôm nay (thứ Tư 16/1).

Một ngôi nhà thờ tại thủ đô bị tấn công trong đêm, gây thiệt hại nhẹ. Những kẻ phá hoại đã đốt cờ Chile và cờ hiệu của Tòa Thánh Vatican, đồng thời hăm dọa nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã.

Họ vẽ lên tường của một nhà thờ những dòng chữ nguệch ngoạc, đòi “Phóng hỏa Giáo hoàng Phan-xi-cô và đồng lõa.”

Tuy nhiên đại đa số người dân địa phương vẫn nồng nhiệt đón mừng vị Giáo hoàng gốc Argentina đầu tiên tới thăm Chile, với hàng chục ngàn người xếp hàng hai bên vệ đường.

Giáo hoàng Phan-xi-cô đọc bài diễn văn từ Điện Moneda, từng bị các lực lượng của nhà độc tài Pinochet ném bom và pháo kích vào ngày 11/9/1973, trong khi vị Tổng thống dân cử, ông Salvatore Allende ở bên trong.

Giáo hoàng Phan-xi-cô nhắc lại thời kỳ đen tối này, nói rằng Chile trong quá khứ đã “đối mặt với những thời kỳ rối loạn, và đôi khi đau buồn.”

Giáo hoàng Phan-xi-cô ca ngợi nền dân chủ đã được củng cố tại Chile, nhưng nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp thành phần thất nghiệp và người bản địa.

Với dân số lên tới 17,4 triệu người, Chile là nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 5 ở Châu Mỹ La tinh, và là một trong các quốc gia ổn định nhất trong khu vực. - VOA

9.
Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai

Một tòa án ở Hong Kong tuyên phạt nhà hoạt động Joshua Wong 3 tháng tù giam, án tù thứ hai liên quan đến các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2014.

Cùng với các nhà hoạt động khác, anh bị buộc tội bất tuân lệnh tòa khi ngăn việc phong tỏa khu vực biểu tình.

Hồi tháng 8/2017, Wong bị án tù sáu tháng cũng với tội danh tham gia các cuộc biểu tình năm 2014.

Wong được xem là thủ lĩnh của các cuộc biểu tình chống lại sự gia tăng ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

Được gọi là Phong trào Dù Vàng, những cuộc biểu tình năm 2014 khiến khu trung tâm Hong Kong tắc nghẽn trong gần ba tháng.

Trước phiên tòa, thanh niên 21 tuổi nói anh "không hối tiếc" về vai trò của mình trong các cuộc biểu tình.

"Họ có thể giam giữ thân thể của chúng tôi nhưng họ không thể giam giữ tâm trí của chúng tôi," anh nói bên ngoài tòa án.

Wong đã nhận tội, quyết định không kháng cáo.

Tòa bác việc nộp tiền bảo lãnh nhưng có buổi điều trần thứ hai với các luật sư của Wong về vấn đề này.

Nhà hoạt động Raphael Wong bị kết án 4 tháng rưỡi tù giam. Một số nhà hoạt động khác nhận án treo. - BBC

Tin Hoa Kỳ
10.
'Khả năng nhận thức của Trump bình thường'

Các bác sỹ của Nhà Trắng cũng nói ông Donald Trump có sức khỏe tuyệt vời.

"Tôi không hề lo ngại về khả năng nhận thức hoặc chức năng thần kinh của ông ấy", ông Ronny Jackson cho biết.

Tuần trước, ông Trump trải qua một cuộc kiểm tra sức khoẻ kéo dài ba giờ lần đầu tiên từ khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

Cuộc kiểm tra được tiến hành sau khi có cuốn sách gây nhiều tranh cãi và làm dấy lên suy đoán về sức khỏe tâm thần của tổng thống.

Phát biểu trước các phóng viên trong một cuộc họp báo của Nhà Trắng hôm thứ Ba, bác sĩ Jackson nói sức khỏe tổng thể của Tổng thống là "tuyệt vời".

Ông nói: "Tất cả các dữ liệu cho thấy tổng thống Mỹ khỏe mạnh và sẽ như vậy trong suốt nhiệm kỳ tổng thống."

Ông nói thêm: "Ông ấy vẫn tiếp tục tận hưởng những lợi ích đáng kể, lâu dài về sức khỏe tim mạch và sức khoẻ tổng thể do kiêng cữ thuốc lá và rượu."

Tuy nhiên, bác sĩ Jackson nói rằng ông Trump, 71 tuổi, có thể còn khỏe mạnh hơn với chế độ ăn có hàm lượng chất béo thấp hơn và tập thể dục nhiều hơn.

Hôm thứ Sáu, tổng thống được các bác sĩ quân đội kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm Y tế Walter Reed ở Bethesda, Maryland, và thực hiện những bài kiểm tra với kết quả được cho là "đặc biệt tốt".

Để kiểm tra rối loạn chức năng nhận thức, Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã dùng bài Trắc nghiệm đánh giá nhận thức (MoCA)

Bài kiểm tra MoCA đánh giá sự chú ý, tập trung, trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy khái niệm, tính toán và định hướng của một cá nhân và các chức năng khác. - BBC

11.
Bộ trưởng An ninh Nội địa nói việc trục xuất ‘Dreamers’ không phải là ưu tiên - - - Chính quyền Trump kháng cáo về phán quyết di trú

Trục xuất di dân đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ không phải là ưu tiên hàng đầu của các giới chức thi hành luật pháp liên bang ngay cả khi các nhà lập pháp không thông qua một chương trình bảo vệ những người này, Bộ trưởng An ninh Nội địa nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 16/1.

Bà Kirstjen Nielsen, phát biểu trước khi có cuộc điều trần tại quốc hội, nói với đài CBS là những người thường được gọi là Dreamers nếu đã đăng ký với nhà chức trách liên bang thì họ sẽ không phải là mục tiêu hàng đầu ngay cả khi Tổng thống Donald Trump hủy bỏ Chương trình DACA.
“Đây không phải là ưu tiên của cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan,” bà Nielsen nói. Nếu bạn là một DACA và tuân thủ việc đăng ký-có nghĩa là bạn không phạm tội và có đăng ký- bạn không phải là đích nhắm ưu tiên của ICE một khi chương trình chấm dứt.”

Dù các giới chức liên bang đã nói họ không nhắm vào các Dreamers, ông Trump đã nới rộng một cách rõ ràng những người bị ưu tiên trục xuất và những người bênh vực di dân nói những DACA mất qui chế của họ gặp nhiều nguy cơ.

Bình luận của bà Nielsen được đưa ra vào lúc ông Trump và các nhà lập pháp đang tranh cãi về một thỏa thuận di dân đang bị phá vở do những nhận xét gây tranh cãi của ông Trump tại một cuộc họp mới đây tại Tòa Bạch Ốc. Những cuộc thảo luận cũng bị bao phủ vì những cuộc thương thuyết về chi tiêu lớn hơn trước việc chính phủ liên bang có thể bị đóng cửa trong tuần này.

Bà Nielson ra điều trần trước Uỷ ban Tư pháp Thượng viện vào lúc 10 giờ sáng ngày 16/1 để thảo luận về việc giám sát Bộ An ninh Nội địa.
Bà Nielson, đề cập đến một cuộc nghiên cứu sắp tới về di dân và khủng bố, nói bà sẽ yêu cầu các nhà lập pháp giúp “lấp các lổ hổng ngăn chúng ta đưa các nghi can khủng bố nổi tiếng và những tội phạm khác ra khỏi nước Mỹ.”

Phúc trình cũng cho thấy các giới chức phải “tiếp tục củng cố điều tra, thanh lọc”cũng như tiếp tục xem xét chặt chẽ những người đang có mặt tại đây,” kể cả những thường trú nhân và những người khác đã nhập quốc tịch,” bà Nielson nói.

Được hỏi điều đó có nghĩa là những cá nhân như thế sẽ bị theo dõi thường xuyên hay không, bà Nielson không cho biết chi tiết nhưng nói: “Dù bạn là công dân, chúng tôi muốn tiếp tục chắc chắn là chúng tôi hiểu bạn là ai và tại sao bạn có mặt tại đây.”

Bà Nielson chắc chắn sẽ bị hỏi về nhận xét của ông Trump tại cuộc họp tuần qua, nơi Thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin nói tổng thống có nhận xét miệt thị di dân Haiti và các nước châu Phi. Bà Nielson nói bà không nhớ hay nghe ông Trump dùng từ gây tranh cãi.

Ông Trump nói Thượng nghị sĩ Durbin đang có mặt trong cuộc điều trần ngày 16/1 hiểu sai nhận xét của ông. - VOA

***
Ngày 16/1, Bộ Tư pháp Mỹ loan báo sẽ yêu cầu Tối cao Pháp viện đảo ngược phán quyết trong tuần qua của một thẩm phán ngăn Tổng thống Donald Trump chấm dứt một chương trình bảo vệ hàng trăm ngàn di dân đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ.

Chính quyền ông Trump sẽ đệ đơn kháng cáo trực tiếp phán quyết của thẩm phán lên Tối cao Pháp viện Mỹ có đa số theo khuynh hướng bảo thủ cũng như kháng án lên Tòa Phúc thẩm số 9 tại San Francisco, Bộ Tư pháp cho biết.

Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, vào tháng 9 năm ngoái, hủy bỏ chương trình DACA, một chương trình được cựu Tổng thống Dân chủ Barack Obama thiết lập vào năm 2012. Lệnh hủy bỏ DACA của ông Trump có hiệu lực vào tháng 3 năm nay. Một số các Tổng Chưởng lý Tiểu bang thuộc đảng Dân chủ, các tổ chức và các cá nhân đã đệ đơn kiện Tổng thống Trump tại nhiều Tòa án liên bang.

Chính quyền đang thách thức một quyết định ngày 9 tháng 1 năm nay của thẩm phán liên bang San Francisco William Alsup cho rằng DACA vẫn có hiệu lực trong khi các vụ kiện được giải quyết.

Bộ Tư pháp không đệ đơn xin giải quyết khẩn cấp, việc này nếu thành công sẽ khiến phán quyết của thẩm phán chưa có hiệu lực, nghĩa là chương trình DACA vẫn sẽ có hiệu lực trong quá trình tranh tụng.

Kể từ khi chương trình DACA được thi hành, có khoảng 800.000 người trẻ, được gọi là Dreamers, hầu hết gốc Châu Mỹ La Tinh, được bảo vệ không bị trục xuất và được phép làm việc hợp pháp tại Mỹ. Cho đến tháng 9 năm nay, có khoảng 690.000 người trẻ được bảo vệ theo chương trình này.

Phán quyết của ông Alsup được đưa ra vào lúc có những cuộc thương thuyết giữa Tổng thống Trump và các nhà lập pháp Quốc hội về chính sách di trú. Những cuộc thảo luận này thất bại sau khi ông Trump bác bỏ một thỏa thuận lưỡng đảng và gây nên phẫn nộ với tin ông dùng lời miệt thị để mô tả các nước châu Phi trong cuộc họp với các nhà lập pháp về di trú. - VOA

12.
Chỉ huy chiến hạm Mỹ va đụng bị truy tố hình sự

Hồ sơ truy tố hình sự đã được nộp lên tòa đối với các sĩ quan chỉ huy hai tàu chiến Mỹ đã va đụng với các tàu thương mại ở Thái Bình Dương hồi năm ngoài làm 17 thủy thủ thiệt mạng.

Trung tá Bryce Benson chỉ huy tàu USS Fitzgerald và Trung tá Alfredo Sanchez chỉ huy tàu USS John S. McCain sẽ bị truy tố tội ngộ sát, không làm tròn nhiệm vụ và gây nguy hiểm cho một con tàu, theo thông cáo của Hải quân hôm thứ Ba, 16/1.

Bảy thủy thủ trên tàu USS Fitzgerald thiệt mạng khi chiếc khu trục hạm này va vào một tàu chở container của Philippines ở ngoài khơi biển Nhật Bản hồi tháng 6/2017. Hai tháng sau đó, 10 thủy thủ trên chiếc USS John S. McCain thiệt mạng khi chiến hạm được đặt theo tên của cha và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain – cả hai đều là độ đốc nổi tiếng – va vào một tàu chở dầu gần Singapore. Hai ông Benson và Sanchez đã bị tạm ngưng công tác sau các tai nạn vừa kể.

Ba sĩ quan khác của tàu USS Fitzgerald, gồm hai đại úy và một trung úy, cũng bị truy tố cùng những tội danh như ông Benson. Một trung sĩ nhất của tàu USS John S. McCain bị truy tố tội không làm tròn nhiệm vụ.

Các sĩ quan bị truy tố này sẽ điều trần tại tòa để được xác định liệu họ có bị đưa ra tòa án binh xét xử hay không.

Ngoài ra, bốn sĩ quan của tàu Fitzgerald và bốn sĩ quan của tàu McCain cũng đối diện với các hình thức kỷ luật hành chánh.

Báo cáo điều tra vụ va đụng do Tham mưu Trưởng Hải quân, Đô đốc John Richardson phổ biến hồi tuần trước cho thấy các tai nạn này “có thể tránh được” và nó đã xảy ra do những tiêu chuẩn lỏng lẻo và sự chuẩn bị kém, trong đó có việc thiếu các kế hoạch an toàn và không tuân thủ chặt chẽ quy trình hàng hải và không thực thi các quy định quan sát, theo dõi cơ bản.

Nhiều sĩ quan cấp cáo khác cũng bị cách chức sau các tai nạn, trong đó có Đề đốc Joseph Aucoin, tư lệnh Đệ thất Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ. - VOA

13.
Mỹ: Máy bay dân dụng có nguy cơ trúng tên lửa của Triều Tiên

Hành khách trên một chuyến bay thương mại bay từ San Francisco đến Hồng Kông đã nhìn thấy một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên bay trên không hồi tháng 11. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói tại cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước tại Vancouver, Canada hôm thứ Ba, nhấn mạnh đến điều ông mô tả là “sự bất cẩn” của chế độ Kim Jong Un.

Triều Tiên ngày 28 tháng 11 đã phóng thử một tên lửa mà họ tuyên bố là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM. Theo Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) của Mỹ, chiếc máy bay thương mại lúc đó cách điểm ảnh hưởng 280 hải lý. FAA cho biết có 9 chuyến bay khác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của tên lửa Triều Tiên vào cùng thời điểm đó.

“Theo Bộ Quốc phòng, trong ngày hôm đó ước tính có 716 chuyến bay theo hành trình bay ngang qua phạm vi ảnh hưởng đó. FAA cho biết tổng số ghế hành khách của 716 chuyến bay đó là 152.110 ghế. Đó là con số hành khách rất lớn từ rất nhiều nước rơi vào nguy hiểm từ việc phóng thử tên lửa đạn đạo vô trách nhiệm của Triều Tiên,” Ngoại trưởng Tillerson nói, và ông nhấn mạnh đến việc máy bay dân dụng có thể bị tên lửa của Triều Tiên đe dọa trực tiếp hoặc một phần là điều có thực.

Ngoại trưởng Tillerson không cho biết hành khách trên chuyến bay nào nhìn thấy “tên lửa ICBM của Triều Tiên phóng thử bay trên không,” và ông cũng không nói chuyến bay đó có thay đổi đường bay hay không.
“Căn cứ vào sự bất cẩn đó của Triều Tiên,” ông Tillerson nói, “chúng ta không thể để cho Triều Tiên gây ra bất cứ điều gì đối với bất cứ cái gì bay vào phạm vi ảnh hưởng của tên lửa của họ.”

Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại hội nghị gồm 20 quốc gia đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên rằng “thế giới trở nên mong manh” khi Triều Tiên đạt được những khả năng hạt nhân trong thời gian gần đây. Ông Tillerson nói Hoa Kỳ và các nước khác “kiên quyết” không bao giờ để cho Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân.

Trung Quốc và Nga, hai nước bị Washington và các nước khác lên án là chưa hành động động đủ để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, không được mời tham dự hội nghị.

Trong tuyên bố chung của hội nghị, các nước đồng ý xem xét và áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt và ngoại giao ngoài những biện pháp đã được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc áp dụng.

Washington cũng kêu gọi các nước phối hợp hoạt động hàng hải toàn cầu nhằm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, ông Tillerson nói: “Hôm nay chúng tôi thảo luận những cách thức tăng thêm áp lực lên Triều Tiên bằng các biện pháp trừng phạt thích hợp và hữu hiệu hơn. Các nước đã đề xuất những cách thức mà họ dự định thực hiện. Chúng tôi đồng ý rắng các thành viên Liên hiệp quốc, nhất là Nga và Trung Quốc, cần phải thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt đã được đồng ý là điều kiện tiên quyết cho sự thành công. Chúng tôi thảo luận về sự quan trọng của việc hợp tác với nhau để ngăn chặn hành động tránh các lệnh chế tài và lén lút vận chuyển.”

Ngoại trưởng Canada khuyến cáo thế giới chớ nên để Triều Tiên đánh lừa.

“Chúng tôi hoan nghênh việc Nam và Bắc Triều Tiên hồi tuần trước đã đồng ý với nhau sẽ xúc tiến thảo luận về quân sự và việc Bắc Triều Tiên sẽ tham gia Olympic mùa đông do Nam Triều Tiên đăng cai vào tháng tới. Đó là những tín hiệu tích cực. Nhưng cho phép tôi nói rõ rằng chưa có một tiến bộ thực sự nào trong việc giải quyết tình hình bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng thực sự thay đổi hành động của họ, và giải trừ tất cả vũ khí giết người hàng loạt của họ bằng cách có thể kiểm chứng được và không quay trở lại với những tham vọng vũ khí đó.” - VOA

14..
Cựu nhân viên CIA bị bắt vì nghi cung cấp tin mật cho TQ

Một cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), đã bị bắt và bị truy tố về tội "nắm giữ trái phép các thông tin quốc phòng, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Tư 16/1.

Ông Jerry Chun Shing Lee bị bắt tại phi trường JFK ở New York vào đêm thứ Hai 15/1.

Bộ Tư Pháp cho biết những thông tin mật mà ông Lee có trong tay liên quan tới mạng lưới tình báo của Mỹ ở Trung Quốc, kể cả những sổ ghi tên của những người cung cấp thông tin và chi tiết các điệp vụ của họ.

Theo một bài báo trên tờ New York Times, những thông tin mật này đã được Bắc Kinh sử dụng để phá vỡ các hoạt động tình báo Mỹ ở Trung Quốc, và phát hiện danh tính của những người cung cấp thông tin cho CIA bên trong Trung Quốc.

Ông Lee xuất hiện trước một tòa án liên bang hôm thứ Ba ở New York, tuy nhiên sẽ bị truy tố ở bang Virginia, nơi đặt trụ sở của CIA.

Nếu bị xét có tội, ông Lee có thể đối mặt với bản án tối đa là 10 năm tù. Đơn xin tại ngoại của ông đã bị bác.

Jerry Chun Shing Lee là ai?

Ông Jerry Chun Shing Lee là một công dân nhập tịch Mỹ, 53 tuổi, còn có tên là Zhen Cheng Li.

Ông khởi sự làm việc cho CIA từ năm 1994 đến 2007, trước khi rời Hoa Kỳ để sang cư ngụ ở Hong Kong.

Một cuộc điều tra nhắm vào ông Lee khởi sự vào năm 2012, 5 năm sau khi ông Lee rời CIA, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Một tài liệu của tòa án cho biết vào năm 2012, khi ông Lee và gia đình đang dừng chân ở Honolulu trong một chuyến bay từ Hong Kong sang Hoa Kỳ, nhân viên FBI tiến hành lục soát căn phòng khách sạn của ông với giấy phép của tòa án. FBI phát hiện và chụp nội dung trong hai sổ tay nhỏ của ông Lee, trong đó có những thông tin chép tay liên quan tới những hoạt động tình báo Mỹ kể cả các địa điểm, tên thật và số điện thoại của các nhân viên CIA. - VOA

15.
‘Cảm ơn, nhưng không’: Người Na Uy khước từ đề nghị cho nhập cư của Trump

Ít khi được nhắc tới trong những hàng tít báo toàn cầu, Na Uy thức dậy vào sáng thứ Sáu trước tin tức Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nhận thêm nhiều người nhập cư từ quốc gia Bắc Âu này.

Đó lẽ ra có thể là một lời khen làm hài lòng nhiều người ở đất nước yên bình với 5,2 triệu dân này, nhưng thay vào đó nó lại khơi ra phản ứng tiêu cực từ người dân cho tới chính trị gia.

Trước khi nhắc tới Na Uy, ông Trump đã dùng một từ thô tục để miệt thị Haiti và các nước Châu Phi, quê hương của một số người nhập cư vào Mỹ.

Trong một cuộc họp với các nhà lập pháp hôm thứ Năm, ông Trump đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại cho phép nhiều người nhập cư từ Haiti và Châu Phi hơn là từ các nước như Na Uy, trong lúc một thượng nghị sĩ đang giải thích về một thỏa thuận đạt được bởi sáu thượng nghị sĩ lưỡng đảng, có thể bảo vệ gần 800.000 người nhập cư trẻ tuổi theo chính sách Hành động Trì hoãn cho Người nhập cư lúc nhỏ (DACA) khỏi bị trục xuất.

"Tại sao chúng ta lại cho những người này từ các quốc gia hố phân tới đây," tổng thống đặt câu hỏi, dùng một từ thô tục trong tiếng Anh ("s***hole") hàm ý chê bai các nước này bẩn thỉu và nghèo đói, theo các nguồn tin. Ông Trump sau đó nói rằng Mỹ thay vào đó nên cho thêm nhiều người từ Na Uy nhập cư.

Tổng thống hôm thứ Sáu phủ nhận ông sử dụng ngôn ngữ như vậy, nhưng thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin, người có mặt trong cuộc họp, xác nhận ông Trump đã dùng chính xác từ này và lặp đi lặp lại.

Phát biểu miệt thị của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi ông hội kiến Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ở Washington. Tại Oslo, phát biểu này bị xem là mang nặng thành kiến chủng tộc và ngược hẳn với các giá trị về sự tổng hòa của Na Uy.

"Thay mặt Na Uy: Cảm ơn, nhưng không," Torbjoern Saetre, chính trị gia đại diện Đảng Bảo thủ của Na Uy ở một khu thành thị gần thủ đô Oslo, viết trên Twitter.

"Phát biểu này cho thấy rất nhiều về suy nghĩ của ông Trump về việc là người Mỹ có ý nghĩa là như thế nào," Hilde Restad, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và là người từng sống ở Mỹ, được hãng tin AP dẫn lời nói.

Bà nói thêm rằng người Na Uy thường không muốn "được tổng thống Mỹ nịnh kiểu này."

Đó cũng chính là suy nghĩ của cô Ingvild Rosseland. Cô đang dẫn chó đi dạo trong một công viên công cộng vào sáng thứ Sáu ở Oslo khi được hỏi ý kiến về phát biểu của ông Trump.

"Người ta muốn chúng tôi tới cũng là chuyện tốt," người phụ nữ 40 tuổi này nói, "nhưng tôi không phản ứng về nó như một lời khen."

Từ ngữ gây phản cảm của tổng thống Mỹ có thể đã khơi lên phản ứng tiêu cực, nhưng người Na Uy có những lý do khác khiến họ không nỡ từ bỏ đất nước của mình để sang Mỹ định cư.

Na Uy, một nước giàu trữ lượng dầu mỏ, xếp thứ tư trên thế giới về GDP bình quân đầu người, trong khi Mỹ đứng thứ tám. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và ngân quỹ dự phòng trị giá 1 ngàn tỉ đôla được bơm vào từ nguồn dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi giúp trả lương hưu hào phóng và các chương trình phúc lợi xã hội khác.

Người Na Uy có tuổi thọ trung bình là 81,8 tuổi, là nước có dân sống thọ thứ 15 trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Mỹ đứng ở vị trí thứ 31, với tuổi thọ trung bình là 79,3.

"Tại sao người Na Uy lại muốn nhập cư vào đây? Họ có hệ thống chăm sóc y tế thực sự và sống thọ hơn," Stephen King, tác giả Mỹ nổi tiếng với những tiểu thuyết kinh dị và khoa học viễn tưởng, viết trên Twitter.

Năm ngoái, Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Mỹ đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng mới nhất, tụt xuống từ vị trí thứ 13 trong năm 2016. Trong những năm qua, người Mỹ đều tự đánh giá mình là kém hạnh phúc.

Trong lịch sử đã có lúc làn sóng người Na Uy ồ ạt tràn sang bên kia bờ Đại Tây Dương.

Từ năm 1870 tới 1910, một phần tư dân số Na Uy trong độ tuổi đi làm đã di cư, chủ yếu là tới Mỹ, theo một công trình nghiên cứu được đăng trên Chuyên san Lịch sử Kinh tế Châu Âu vào năm 1997.

Vào năm 2008, một loạt dữ liệu mới được công bố về Na Uy cho thấy những di dân từ Na Uy sang Mỹ trong giai đoạn di cư ồ ạt đó là những người nghèo nhất và ít học nhất.

Di dân Na Uy tới Mỹ đạt đỉnh điểm vào năm 1882 với 29.000 người. Tuy nhiên, trong năm 2016, chỉ có 1.114 người Na Uy di cư sang Mỹ trong khi có 1.603 người Mỹ dọn sang Na Uy, theo AP.

Các quan chức chính phủ Na Uy, cố né tránh sự chú ý của truyền thông thế giới, từ chối đưa ra bình luận về phát biểu của ông Trump, Reuters cho biết.

Nhưng những người Na Uy khác không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình.

"Xin lỗi nha, @realDonaldTrump, người Na Uy chúng tôi không muốn di cư tới những nước được điều hành như hố phân đâu,” Eirik Bergesen, người từng là nhà ngoại giao tại Mỹ nhưng giờ là một nhà bình luận chính sách đối ngoại và cây bút trào phúng, viết trên Twitter.

Đài truyền hình Quốc gia Na Uy TV2 hôm thứ Sáu xuống đường ở Oslo và hỏi mọi người liệu họ có muốn dọn đến Mỹ sống không. Không ai trả lời có.

"Tuyệt đối không," một người đàn ông không xác định danh tính nói. Và một người phụ nữ không nêu tên nói thêm: "Có nếu như họ có tổng thống mới." - VOA

16.
Nghi án Nga can thiệp bầu cử : Steve Bannon ra điều trần trước bồi thẩm đoàn - - - Robert Mueller, công tố viên đặc biệt làm Trump đứng ngồi không yên

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tống thống Donald Trump hôm qua 16/01/2018 đã từ chối trả lời các câu hỏi của ủy ban tình báo Hạ Viện Mỹ, về công việc của ông tại Nhà Trắng trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Song song đó, ông Bannon còn bị triệu tập ra trước một bồi thẩm đoàn, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử Mỹ. Thông tin này được tờ New York Times đưa ra, và nếu là sự thật, thì đây sẽ là lần đầu tiên một người thân cận của tổng thống thứ 45 của nước Mỹ phải ra điều trần.

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Theo tờ New York Times, trát tòa dành cho ông Steve Bannon có thể đơn thuần là chiến thuật của công tố viên. Ông Robert Mueller có thể hủy trát đòi đối với cựu cố vấn của ông Donald Trump, nếu ông này chấp nhận bị thẩm vấn riêng. Nói cách khác, nếu Bannon chịu hợp tác.

Trát tòa được gởi đi sau khi cuốn sách « Lửa và cuồng nộ » được phát hành, trong đó Steve Bannon tuyên bố cuộc họp giữa con trai tổng thống với những người Nga hồi tháng 6/2016 là hành động phản quốc. Cựu cố vấn Nhà Trắng còn nhận định rằng không có khả năng con trai Donald Trump không giới thiệu các khách mời Nga cho cha. Trong khi đó ông Donald Trump luôn chối rằng không biết đến cuộc gặp này.

Cho dù Steve Bannon sau đó nói rằng những phát ngôn của ông đã bị hiểu lầm, sự xuất hiện của cuốn « Lửa và cuồng nộ » đã làm ông bị xuống dốc. Đã bị loại khỏi Nhà Trắng, ông còn bị mất tất cả những người ủng hộ, kể cả chức vụ đứng đầu Breibart News, trang web thông tin cực hữu ở Mỹ.

Nhưng Steve Bannon là nhân vật chủ chốt trong chiến dịch tranh cử cũng như thời kỳ chuyển tiếp, có thể nắm trong tay những thông tin quan trọng về quan hệ giữa ê-kíp ông Trump với phía Nga. Ông cũng đã bị ủy ban tình báo Hạ Viện thẩm vấn hôm qua”. - RFI

***
Nhật báo kinh tế Les Echos (17/01/2018) phác họa chân dung của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, khiến tổng thống Trump đứng ngồi không yên. Hiếm khi cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cùng đồng thuận như trong việc đề cử ông Mueller làm công tố viên đặc biệt vì suốt sự nghiệp, ông luôn hành động vì luật pháp và lợi ích chung.

Ông Mueller điều tra về nghi án Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 và đã cho điều tra một số nhân vật thân cận của ứng viên Cộng Hòa lúc đó vì đã tiếp xúc với chính phủ nước ngoài. Dù bị áp lực tứ bề, công tố viên đặc biệt giữ bí mật gần như tuyệt đối, không để tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tiến triển cuộc điều tra.

Vào tháng 12/2017, tổng thống Mỹ khẳng định không có ý định cách chức ông Mueller, nhưng đội ngũ của Nhà Trắng đang « bới lông tìm vết » vì biết rằng không thể tấn công công tố viên đặc biệt nếu không có bằng chứng vững chắc. Dĩ nhiên có một vài thắc mắc về mối quan hệ giữa một số cộng tác viên của ông Mueller, trong nội bộ đội ngũ mà ông thành lập… nhưng không đủ nghiêm trọng để viện cớ cách chức vị công tố viên đặc biệt này, vì « Muller là người không thể mua chuộc được », theo tựa đề bài báo của Les Echos.

Có thể nói, ông đã trải qua rất nhiều biến cố lớn nhỏ tại Mỹ. Sinh ra tại New York, lớn lên ở Philadelphia, từ nhỏ ông đã được đào tạo trong một ngôi trường danh tiếng Saint-Paul, ở New Hampshire, nơi thành tích học tập được công khai để học sinh tự so sánh và ganh đua. Nhờ vậy, ông rèn luyện được đức tính kỷ luật và bền bỉ. Sau đó, ông theo học luật và khoa học chính trị tại Princeton trước khi gia nhập Hải Quân Mỹ. Tham chiến ở Việt Nam và bị thương ở đùi vào năm 1969, ông hồi hương một năm sau đó rồi xuất ngũ vì tôn trọng ý kiến của vợ. Tiếp tục học luật ở đại học Virginia rồi làm việc ở tòa án San Francisco và chuyển sang sống ở Boston để con gái được điều trị bệnh tại đây.

Dần dần từng bước, ông bắt đầu giữ những chức vụ quan trọng hơn. Năm 1988, khi Bush cha lên làm tổng thống, ông Mueller vào bộ Tư Pháp, làm việc ở bộ phận hình sự và góp phần hình thành đơn vị phòng chống tội phạm mạng đầu tiên của Mỹ. Khi trở thành tổng thống Mỹ, ông George W. Bush (Bush con) tìm một giám đốc mới cho FBI, lúc đó đang mất lòng tin ở dân, để cải tổ cục điều tra liên bang, ông Mueller ứng cử dù không có kinh nghiệm trong ngành cảnh sát. Bản điều tra về thân thế của ông Mueller ghi rõ ông là người trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ và kín đáo. Đúng những tiêu chí mà tổng thống Bush tìm kiếm. Nhân viên của FBI cần phải trung thành, dũng cảm và toàn tâm toàn ý, Robert Mueller hội tụ đủ ba phẩm chất này.

Khi nhậm chức giám đốc FBI, Robert Mueller vừa điều trị xong ung thư tuyến tiền liệt. Không có kinh nghiệm thì học, nhưng chỉ sau tám ngày nhậm chức, sự kiện 11/09/2001 là thử thách lớn đầu tiên trong vai trò lãnh đạo FBI của vị tân giám đốc. Ông Mueller làm việc cật lực và guồng máy cũng làm việc theo nhịp độ của ông. Nhờ đó, FBI đã lấy lại được lòng tin của người dân Mỹ, hiện đại hóa và hướng đến lĩnh vực chống khủng bố. Uy tín của ông Mueller có thể được tóm gọn trong việc tổng thống Barack Obama đã triển hạn thêm hai năm nhiệm kỳ giám đốc FBI cho Robert Mueller, dù ông đã hết hai nhiệm kỳ 10 năm.

Điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ : « Đặc vụ cuối cùng » ?
Được Rod Rosenstein, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Jeff Sessions, bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt. Vụ điều tra nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có lẽ là « đặc vụ cuối cùng » trong sự nghiệp của ông Mueller. Đích thân ông tuyển chọn đội ngũ của mình, với những nhân vật nổi tiếng là kiên trì và trung thực : James Quarles từng tham gia vụ Watergate ; Aaron Zebley, hung thần của Al Qaida ; Andrew Weissmann từng đứng đầu cuộc điều tra về Enron ; Ryan Dickey, một trong những chuyên gia giỏi nhất về tội phạm mạng… Ngoài ra, đây còn là một đội ngũ trình độ cao, quy tụ nhiều luật gia và các nhà điều tra giỏi nhất Hoa Kỳ mà ông Robert Mueller từng tiếp xúc hoặc làm việc chung trước đó.

Sau tám tháng điều tra, dường như công tố viên đặc biệt Mueller và nhóm cộng sự đã có những tiến triển dù chủ yếu là các cuộc thẩm vấn, vì gần như không có thông tin nào bị tiết lộ. Gọng kìm đang dần siết chặt quanh những người thân cận của tổng thống Donald Trump : hai cố vấn đã bị buộc tội, hai người khác thừa nhận đã nói dối FBI. Tuy nhiên, cho đến nay, khó có thể khẳng định là công tố viên đặc biệt Mueller có đủ yếu tố để quy tội tổng thống Mỹ, hoặc liệu có chuyện cản trở tư pháp, thông đồng với nước ngoài… Đối với phe của tổng thống Trump, thế là đã quá giới hạn. Còn với Mueller, chắc chắn còn chưa đủ. - RFI

Tin Việt Nam
17.
Việt Nam sắp đón chiến hạm Gepard thứ tư

Thêm một chiến hạm Gepard 3.9 do Nga sản xuất sắp về đến Việt Nam.

Đây là chiến hạm Gepard 3.9 thứ tư do Việt Nam đặt hàng theo hai hợp đồng đóng tàu chiến với nước Nga của chính phủ Hà Nội.

Theo truyền thông Việt Nam, chiếc Gepard 3.9 vừa nêu được một tàu vận tải chở từ cảng Novorossiysk của Nga và sẽ đến cảng Cam Ranh của Việt Nam vào cuối tháng này.

Hai chiếc tàu Gepard 3.9 đầu tiên đã được Nga giao cho Việt Nam vào năm 2011. Chiến thứ ba giao cho Việt Nam hồi năm ngoái 2017.

Biện pháp trang bị thêm tàu chiến này được xem là nỗ lực của Việt Nam nhằm hiện đại hóa lược lượng hải quân của mình để ứng phó với sự gia tăng lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông. Các tàu chiến Gepard có trang bị tên lửa diệt chiến hạm, pháo phòng không, cũng như có khả năng săn tàu ngầm. - RFA

18.
Vướng Nghị định 116, Toyota và Honda dừng xuất xe sang Việt Nam

Hai hãng xe hàng đầu của Nhật vừa tạm ngừng xuất khẩu xe sang Việt Nam vì những vướng mắc của Nghị định 116, bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2018.

Theo bản tin của nhật báo Nikkei của Nhật, hãng xe Toyota Motor và Honda Motor đã ngừng xuất xe sang thị trường Việt Nam kể từ đầu năm nay, sau khi Nghị định 116 được áp dụng, vì không đáp ứng được những đòi hỏi kiểm định nghiêm ngặt đối với các loại xe nhập khẩu.

Nghị định mới được áp dụng ngay khi Việt Nam bãi bỏ khoản thuế nhập khẩu 30% đối với ô tô nhập từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) kể từ ngày 1/ 1. Đây được xem là một động thái nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước trước sự cạnh tranh của xe nhập khẩu khi Hiệp định thương mại tự do AFTA có hiệu lực tối đa với mức thuế 5% cho các sản phẩm nhập khẩu trong khối ASEAN.

Hãng Toyota hôm 16/1 xác nhận đã ngừng xuất khẩu tất cả các sản phẩm sang thị trường Việt Nam.

Hãng xe Nhật Bản có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, nhưng lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản chiếm khoảng 20% lượng xe bán ra trên thị trường, tương đương với 1.000 chiếc mỗi tháng. Các mẫu xe nhập khẩu của Toyota bao gồm Hilux, Yaris, Fortuner và dòng xe sang Lexus.

Chủ tịch Toyota Motor ở Thái Lan, Michinobu Sugata, cho biết trên thực tế, doanh số bán xe tại Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái giảm 10%, xuống chỉ còn 245.000 chiếc, do người tiêu dùng chờ cho giá xe giảm xuống vào năm 2018 sau khi thuế nhập khẩu xe được gỡ bỏ.
“Chúng tôi dự đoán sẽ có bước nhảy vọt lớn vào năm 2018, nhưng do những rào cản phi thuế quan do chính phủ Việt Nam đưa ra nên chúng tôi không thể xuất khẩu ra thị trường này”, ông Sugata nói với báo chí ở Bangkok.

Nghị định 116 được đưa ra vào tháng 10/2017. Nghị định này đòi hỏi mỗi lô xe nhập cảng Việt Nam phải được kiểm tra khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật, trong khi theo quy định trước đó, mỗi dòng xe nhập khẩu chỉ cần kiểm định một chiếc đầu tiên.

Việc chờ đợi kiểm định, chạy kiểm tra khí thải, có thể mất đến 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 đôla.

“Điều này gây lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nói trong một tuyên bố gửi cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12.

Nghị định 116 còn đòi hỏi tất cả các mẫu xe phải có giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại xe nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cấp (VTA).

Tuy nhiên theo Nikkei, VTA là loại giấy tờ chứng minh xe đạt tiêu chuẩn của quốc gia mà xe được tiêu thụ, và thường là do các cơ quan của quốc gia nhập khẩu cấp.

Kể từ khi Nghị định 116 được đưa ra, các chính phủ Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ đều bày tỏ mối quan ngại không thể bán được xe tại Việt Nam. Thậm chí, các quốc gia này còn cho rằng Nghị định 116 có thể vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). - VOA

19.
Hà Nội: Sập giàn giáo công trình, 6 người thương vong

3 người chết, 3 người bị thương nặng trong một vụ sập giàn giáo công trình xây dựng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, vào sáng 17/1.

Theo thông tin từ ông Chu Văn Đức, Đội trưởng thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm, trên VnEpress, ba công nhân tử nạn là do trong lúc đổ bê tông, phát hiện có dấu hiệu bất thường nên đã chui xuống gầm để kiểm tra. Vài phút sau giàn giáo sập khiến cả ba bị vùi lấp.

Ba nạn nhân trong độ tuổi từ 22 đến 31, đều đến từ tỉnh Yên Bái, làm việc không có hợp đồng với đơn vị thi công, với mức lương từ 150.000 đồng – 160.000 đồng/ngày, theo VnEpress.

Tai nạn xảy ra thuộc công trình xây dựng của Dự án Cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ ô tô do Công ty cổ phần Phát triển đầu tư và dịch vụ Việt Nhật đầu tư, khởi công từ tháng 11/2017 trên khu đất có diện tích hơn 10.000 m2, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Theo ông Chu Văn Đức, có thể do kết cấu không chắc chắn nên giàn giáo không chịu được sức nặng của khoảng 500 tấn bê tông đổ lên.

Giới chức quận Nam Từ Liêm nói thêm rằng dự án này là của công ty tư nhân, tất cả các khâu đã qua thẩm định nên chủ đầu tư và nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng trong quá trình thi công.

Hiện công trình xây dựng đã bị đình chỉ thi công. Công an quận Nam Từ Liêm và Viện Khoa học Công nghệ xây dựng đang điều tra để xác định nguyên nhân chính xác đưa đến tai nạn. - VOA

15.
Việt Nam khen ngợi Google gỡ ứng dụng ‘Lấy lại quê hương’

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam Trương Minh Tuấn hôm 17/1 lại đề nghị Google mở văn phòng đại diện để quản lý thông tin có nội dụng phản động, chống phá nhà nước.
Ông Trương Minh Tuấn nêu lên đề nghị này với bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của tập đoàn Google tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 17/1.
Báo VietnamNet nói ông Tuấn khen ngợi thiện chí của Google trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube trong thời gian qua, đặc biệt gỡ ứng dụng trò chơi “Lấy lại quê hương,” được cho là có nội dung “phản động, chống phá nhà nước” ra khỏi ứng dụng Google Play, đồng thời gỡ bỏ 6 video giới thiệu trò chơi này trên YouTube.
Trò chơi “Lấy lại quê hương” nói về cuộc đối đầu bằng vũ lực trong đó có những nhân vật được cho là mô phỏng theo các nhà lãnh đạo ở Hà Nội.

Báo trong nước cho biết tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6423/7410 video clip khỏi YouTube, cùng với 6 trò chơi khỏi Google Play.
Ông Tuấn một lần nữa đề nghị Google mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và bày tỏ mong muốn Google tìm hiểu kỹ pháp luật Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý vi phạm trên YouTube. Ngoài ra, phía Việt Nam còn đề nghị thiết lập một kênh riêng giữa Bộ Thông Tin và Google để thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa.
Đài truyền hình VTC trích lời bà Ann Lavin nói Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam: “Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ.”
Ngoài ra, theo báo Hà Nội Mới, Google sẽ phối hợp với Bộ Thông Tin Việt Nam nhằm xây dựng, thực hiện ‘danh sách đen’ (black list), tức là danh sách cấm, và ‘danh sách trắng’ (white list), - tức là được phép. Google còn cử một chuyên gia tới Việt Nam để tư vấn về an toàn thông tin, chia sẻ thông tin với Chính phủ Việt Nam.

Vào tháng 5 năm ngoái, hãng tin Reuters cho biết ông Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, trong một cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định Google sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.
Lúc đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tập đoàn này “sớm mở văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam”. Tuy nhiên, hãng tin Reuters tường thuật rằng Google cho biết rằng công ty này hiện chưa có kế hoạch mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Việt Nam từ đầu năm ngoái đã “bắt đầu gây áp lực đối với các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.
Việt Nam thời gian qua đã bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích về vấn đề “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc này. - VOA

20.
Ông Thăng xin tại ngoại giữa lúc nhiều người ‘thông cảm’

Ông Đinh La Thăng hôm 16/1 kiến nghị tòa cho được tại ngoại, theo tin tức trên báo chí trong nước. Xung quanh thời gian này, xuất hiện nhiều ý kiến “thông cảm” với ông Thăng, kể cả một trang Facebook kêu gọi giảm án cho ông với hàng chục nghìn người ‘thích’.

Tin cho hay ông Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, nói với tòa rằng bản thân ông cũng như các bị cáo khác “không gây nguy hiểm cho xã hội” và “không cần thiết phải bị tạm giam”. Ông đã kiến nghị cơ quan tố tụng cho ông được tại ngoại.

Kể từ ngày 8/1 đến nay, ông Thăng bị xét xử về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong thời gian là chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).

Ông đối mặt mức án lên đến 15 năm tù do bị cáo buộc đã gây ra thiệt hại hơn trăm tỷ đồng khi “chỉ định thầu” cho Tổng công ty PVC, một thành viên thuộc PVN, được thực hiện dự án một nhà máy nhiệt điện.

Trong phiên tòa sáng 16/1, ông Thăng khẳng định bản thân “không hưởng lợi gì” từ việc chỉ định thầu.

Báo chí Việt Nam không tường thuật phía tòa án đã đáp lại kiến nghị của bị cáo Đinh La Thăng như thế nào.

Trước đó ít ngày, một trong những người bào chữa cho ông Thăng, luật sư Lê Văn Thiệp, mô tả lại trên Facebook cá nhân rằng hôm 13/1, ông Thăng đã có lời tự bào chữa dài gần 2 tiếng, “lấy đi nước mắt của 95% những người ngồi trong phòng xử án”.

Theo vị luật sư, thân chủ của ông đã “xin lỗi nhân dân” song cũng cho rằng đã mắc các sai phạm là do “thiếu hành lang pháp lý” của nhà nước đối với việc thí điểm các tập đoàn.

Bên cạnh đó, cựu chủ tịch PVN cũng viện dẫn hoàn cảnh gia đình và bệnh tật của bản thân để kêu gọi tòa xem xét mức án “phù hợp, nhân văn”.

Từ khi phiên tòa mở ra cho đến những ngày gần đây, khá nhiều luật sư, nhà báo và những người tự nhận là “bạn” của ông Thăng đã bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội cho rằng ông là “nạn nhân” của cơ chế.

Diễn biến mới nhất thu hút sự chú ý nhất định là việc ra đời trang Facebook có tên “Cần 10 triệu người dân xin giảm án cho ông Đinh La Thăng” hôm 14/1. Chỉ sau 2 ngày, ở thời điểm tối 16/1, fanpage này đã có hơn 92.000 người “thích” và hơn 94.000 người “theo dõi”.

Nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang đã dành thời gian tìm hiểu thông tin của người quản lý hay thường gọi là admin của fanpage, cũng như các nội dung thảo luận. Bà nói với VOA suy đoán của bà rằng admin là người “trẻ”, “có lẽ không học cao lắm” và “không suy nghĩ duy lý”.

Theo bà, nên xem fanpage như một biểu hiện về quyền bày tỏ ý kiến:

“Nhiều người có thể than phiền là có hiện tượng là đám đông ở Việt Nam thì ngu dốt hay gì đấy. Facebook kiểu như vậy thì đông người like, đông người hưởng ứng, nhưng những người đó lại không có ảnh hưởng lắm. Facebook page này cũng là thể hiện tự do ngôn luận thôi”.

Ông Hoàng Dũng, người tích cực cổ súy cho sự tiến bộ ở Việt Nam, nhận xét với VOA rằng cần thận trọng khi nhìn vào các con số đó vì chúng có thể là “ảo” nhờ việc “mua like, mua follow”. Mặc dù vậy, ông Dũng cho rằng đây là “hiện tượng thú vị”.

Ông lý giải việc có đông người tỏ ý đứng về phía ông Đinh La Thăng:
“Ngay kể cả những người tạm coi là rất hiểu biết về vấn đề, người ta vẫn có quan điểm là ‘làm được thì ăn được’. Thế thì chính những quan điểm như vậy từ những người nhận thức tốt, thì tôi cho rằng những người nhận thức thấp hơn một chút thì người ta ủng hộ ông Đinh La Thăng cũng không có gì lạ lắm”.

Nhìn ở một góc độ khác, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang lưu ý đến khía cạnh “con người” trong thái độ thiện cảm của nhiều người dành cho bị cáo Đinh La Thăng:

“Cách đây 2, 3 năm, khi ông Đinh La Thăng nổi lên, nói chung ông ấy tạo luồng không khí mới trong nền chính trị vốn đã già cỗi, bưng bít và lạc hậu, thủ cựu. Tôi nghĩ họ không ủng hộ tham nhũng hẳn đâu, mà có những người ủng hộ vì đơn giản họ thích con người đó, thích cá nhân Đinh La Thăng. Họ thấy thà rằng tham nhũng cũng được nhưng ông ấy còn ‘đáng yêu’ hơn cái kiểu trong sạch, thanh liêm như kiểu Nguyễn Phú Trọng”.

Với diễn biến dù chỉ là trên mạng xã hội như vậy, bà Trang bình luận đây là một “kết cục buồn cười” khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn thể hiện sự kiên quyết chống tham nhũng, nhưng người bị đem ra xét xử là ông Đinh La Thăng lại được nhiều người dân “ủng hộ, ca ngợi”.

Trước những luồng ý kiến theo chiều hướng “vận động” giảm tội cho ông Thăng, báo Giáo dục Việt Nam sáng ngày 16/1 đăng một bài dài với tít “Thôi đừng bênh vực ông Đinh La Thăng nữa!”

Bài báo trích lời Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói rằng "Không thể nào lấy cái tình, cái lý để lấn át luật pháp được"

Vị đại biểu cho rằng cần tách bạch giữa công và tội của bất cứ ai, không thể “lấy cái công để lấp đi cái tội”.

Ông Hòa nói việc ông Đinh La Thăng để xảy ra thất thoát lớn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một hậu quả “rất nghiêm trọng” và ông Thăng phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Người cũng giữ cương vị Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu với Báo Giáo dục Việt Nam rằng "Trong vụ việc này, không có chuyện thích thì xử nặng hay xử nhẹ cho ông Thăng được. Bởi lẽ, việc xử lý hành vi vi phạm của đối tượng phải căn cứ vào các điều luật cụ thể, để có khung hình phạt xứng đáng, chứ không thể xử lý hành vi vi phạm theo cảm tính”.

Theo ông Hòa, “dư luận cả nước” rất trông chờ cơ quan có thẩm quyền sẽ “xử lý nghiêm” ông Thăng và những đối tượng có liên quan. - VOA

21.
Phúc trình Freedoom House 2018: Việt Nam không có tự do

Feedom House, một tổ chức giám sát độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình năm 2018 về tự do toàn cầu của 195 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí là một nước không có tự do và không có dấu hiệu cải thiện.

Trong số 195 quốc gia trên thế giới, 88 nước được công nhận là có tự do, 58 nước chỉ phần nào có tự do, 49 nước còn lại hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt, trong đó có Việt Nam.

Theo thang điểm từ 1 tới 7 của Feedom House, với 1 là mức tự do cao nhất và 7 là thấp nhất, quyền tham gia các vấn đề chính trị ở Việt Nam bị xâm phạm ở mức cao nhất, tức là 7/7, các quyền tự do dân sự ở mức 5/7 và quyền tự do nói chung bị xâm phạm ở mức 6/7.

Ngoài ra, phúc trình Freedom House còn nói rằng ở Việt Nam không có tự do báo chí và tự do Internet.

Freedom House nói rằng các nguyên tắc dân chủ như sự trung thực của bầu cử và tự do báo chí đang suy yếu trên toàn cầu liên tiếp trong 12 năm qua.

Ông Arch Puddington, nhà nghiên cứu về Tự do Dân chủ của Freedom House, nói với VOA trước khi phúc trình được phổ biến nói rằng, "quyền tự do ở nhiều quốc gia đang đi xuống, không thấy cải thiện gì so với năm trước đó.”

Trong phúc trình nói về Trung Quốc, tổ chức Freedom House nêu rõ sự đàn áp dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình như là một nhân tố góp phần vào xu hướng giảm chung cho tình hình tự do của cả nước và bị xếp hạng "không tự do."


Myanmar, một trong các quốc gia được xếp hạng "phần nào có tự do," các chuyên gia nói rằng những đánh giá này mang tính hỗn hợp, phản ánh sự chuyển đổi của đất nước từ quân đội cai trị sang nền dân chủ, trong lúc cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ sau cuộc tháo chạy ồ ạt của người Hồi giáo Rohingya sang nước láng giềng Bangladesh.

Về phần Hoa Kỳ, bản phúc trình năm 2018 nói sự suy yếu về tự do của Hoa Kỳ, mà trước đây vốn là một nhà vô địch của chế độ dân chủ, cho thấy một tình trạng phức tạp hơn đang diễn ra do cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Trong đánh giá của Freedom House, chính quyền hiện tại của Hoa Kỳ gặp phải những vấn đề bất ổn về đạo đức, bao gồm mối quan hệ kinh doanh của gia đình tổng thống Donald Trump và nguy cơ về xung đột lợi ích, cũng như quyết định của tổng thống không tiết lộ bản khai thuế cá nhân. - VOA

22.
Hợp tác quốc phòng Pháp-Việt: Sắp tới sẽ là Biển Đông ?

Hôm 11/01/2018, Việt Nam và Pháp đã tổ chức cuộc đối thoại quốc phòng lần thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sáng kiến này bắt đầu từ năm 2016, tập trung vào lãnh vực an ninh trong quan hệ đôi bên. Tờ báo The Diplomat đặt câu hỏi, bước tiếp theo của việc hợp tác quân sự Pháp-Việt sẽ là gì ?

The Diplomat nhận định, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử lâu dài, qua việc Pháp đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ. Việt Nam nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, cho đến khi đánh bại « mẫu quốc » giành được độc lập vào năm 1954. Quan hệ ngoại giao chính thức được thành lập vào năm 1973, nhưng chỉ mới được đẩy nhanh trong những năm gần đây, khi Pháp-Việt tuyên bố mối quan hệ đối tác chiến lược năm 2013.

Paris coi việc siết chặt quan hệ với Hà Nội là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng cường ảnh hưởng Pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt là tại Đông Nam Á. Về phía Việt Nam, việc tăng cường tình hữu nghị Pháp-Việt nằm trong chính sách đối ngoại đa phương, tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc, đặc biệt là năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Riêng trong lãnh vực quốc phòng, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào năm 2009. Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, từ các hoạt động trao đổi cho đến cho đến những tương tác về chống tội phạm xuyên quốc gia. Pháp và Việt Nam bắt đầu tổ chức Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016, qua đó hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về quân y và tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc.

Riêng năm nay mang ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Pháp-Việt, nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao, và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đôi bên cho biết sẽ tiến hành một số hoạt động liên quan trong năm 2018, và rất có khả năng thủ tướng Pháp Edouard Philippe sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.
Về quân sự, cuộc Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng lần thứ hai đã diễn ra hôm 11/1 tại thủ đô kinh tế Việt Nam - trước đây mang tên Sài Gòn. Đồng chủ trì hội nghị là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam và phó đô đốc Hervé de Bonnaventure, phó tổng cục trưởng tổng cục Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược thuộc bộ Quân Lực Pháp.

Cuộc đối thoại tập trung vào việc tăng cường hợp tác trên những lãnh vực đã được bàn bạc và đã có những bước phát triển, như huấn luyện quân sự, đào tạo bác sĩ quân y, an ninh hàng hải, an toàn hàng không, các hoạt động gìn giữ hòa bình, hợp tác trong kỹ nghệ quốc phòng.

Cho dù không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ, nhưng đôi bên cho biết đã thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của các chiến hạm Pháp. Theo nhận xét của The Diplomat, an ninh hàng hải là chủ đề quan trọng trong hợp tác quốc phòng Pháp-Việt, không chỉ những hoạt động đơn lẻ, mà còn ở sự yểm trợ của Pháp đối với Việt Nam, trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Gần đây một bài phóng sự trên Le Monde đã mô tả cuộc tuần tra vào cuối tháng 10/2017 của chiến hạm tối tân Pháp Auvergne tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chuyến hải hành của tàu Pháp bị phía Trung Quốc theo bén gót. Tháng 4/2017, chiến hạm Mistral hiện đại nhất của Pháp cùng với hộ tống hạm Courbet đã đến Sài Gòn, ở thăm Việt Nam một tuần lễ trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Việt-Pháp. Trước đó vào tháng 5/2016, chiến hạm chở trực thăng Tonnerre (L9014) thuộc lớp Mistral cũng đã thăm cảng Cam Ranh trong bốn ngày.

Hãng tin Bloomberg hôm 05/06/2016 đưa tin, bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc đó là ông Jean-Yves Le Drian đã tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Pháp sẽ cổ vũ Hải quân các nước Liên Hiệp Châu Âu phối hợp tuần tra tại Biển Đông, để bảo đảm sự hiện diện thường xuyên trên vùng biển chiến lược này. Ông khẳng định Pháp sẽ cho chiến hạm và phi cơ đi qua « bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».

Trong lúc thái độ của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng, thì sự hiện diện tại Biển Đông - dù không thường xuyên - của Pháp, cường quốc biển thứ ba trên thế giới có thể là yếu tố tích cực, góp phần hạn chế căng thẳng trong khu vực. Đây cũng có thể là mục tiêu lâu dài của Việt Nam khi siết chặt hợp tác trong lãnh vực quốc phòng với nước Pháp. - RFI

Link:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét