Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức cứng rắn với Việt Nam.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức cứng rắn với Việt Nam
Bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel: "Chúng tôi sẽ không dung thứ, và không thể dung thứ"
<!>
Bộ Ngoại giao Đức ra cảnh báo hôm 4.12.2017 về việc ông Trịnh Xuân Thanh có thể bị lĩnh án tử hình.
Bộ Ngoại giao Đức đã nhiều lần triệu tập ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Đức lên, yêu cầu giải trình về sự việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, nhưng kết quả trước sau vẫn chỉ nhận được câu trả lời với 6 từ ´´ Trịnh Xuân Thanh về đầu thú ´´, điều này tệ hại hơn, khi ông Đại sứ trong hoàn cảnh phải một mình gánh chịu trách nhiệm đối diện với nước Đức, một nhà nước pháp quyền khi chưa hẳn lỗi lầm này do ông gây ra.
Mặc dù gần đây, một gia đình cán bộ dưới quyền có tên Hưng, làm công tác tài vụ mới sang công tác nhiệm kỳ được ít tháng đã phải ngậm ngùi, đau xót nhận lệnh trục xuất, rời khỏi nước Đức từ cuối tháng 10, nhưng việc người cán bộ thứ 2 của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức phải ra đi cũng không giúp tránh được những hậu quả tiếp theo tiếp tục lan rộng.
Hôm 4.12.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho thoibao.de biết thêm ´´ Chính phủ Việt Nam đã biết được quan điểm của Chính phủ Liên bang Đức, tất cả mọi điều đã được nói rõ với phía Việt Nam nhiều lần trong các cuộc đàm phán. Đại sứ quán Đức và Chính phủ Liên bang sẽ giám sát chặt chẽ những tiến triển tiếp theo trong trường hợp này và đưa ra những quyết định thích hợp cho mối quan hệ song phương. Họ cũng đã biết thái độ của Chính phủ Liên bang Đức đối với án tử hình´´.
Trước đó, hôm 3.12, nguồn tin khác từ Chính phủ Việt Nam cũng cho biết ´´Tình hình rất căng, Phía Đức cương quyết yêu cầu Việt Nam thực hiện 4 điểm. Chúng tôi thực hiện cũng chết mà không làm cũng dở. Bên cạnh đó họ họ buộc ông Hưng phải về ´´.
Tổng công tố Liên bang và cảnh sát Đức đang điều tra các mối liên quan của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thủ đô Berlin, mọi cuộc tiếp xúc ngoại giao của cơ quan đại diện Việt Nam với phía Đức bị hạn  chế hoặc bãi bỏ hoàn toàn. Khi ông Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer đã dùng từ “bội tín” với Việt Nam, thì ngay sau đó, chỉ còn thấy vị Đại sứ này với tâm trạng buồn mỗi khi xuất hiện trong hoạt động của vài hội đoàn người Việt tại miền đông nước Đức. 
Thông báo sơ sài, không ngày tháng, không người ký tên đã diễn tả sự rối bời hiện nay của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.
Lê Anh – Thoibao.de
Nhật báo Spiegel Online đăng tin về Trịnh Xuân Thanh hôm 4.12.2017:
Nhật báo FAZ đăng tin về Trịnh Xuân Thanh hôm 4.12.2017:
Nhật báo Handelsblatt đăng tin về Trịnh Xuân Thanh hôm 4.12.2017:
Lên tiếng cho sự thật – Đại sứ Đoàn Xuân Hưng có thể cứu uy tín cho Việt Nam tại Đức:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét