Thượng đỉnh One Planet Summit tìm nguồn tài chính cho khí hậu - - - Macron tìm kiếm hành động về khí hậu sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris. Huy động vốn đầu tư vào các dự án xanh, chống hiện tượng hâm nóng Trái đất, đó là mục tiêu của Thượng đỉnh Vì Một Hành Tinh, One Planet Summit, khai mạc sáng nay 12/12/2017 tại khu trung tâm nghệ thuật La Seine Musicale, trên đảo Seguin, Boulogne Billancourt, ngoại ô Paris.<!>
Từ hội nghị One Planet Summit, đặc phái viên Thanh Hà tường trình:
"Tiền bạc không là tất cả, nhưng không có tiền, chúng ta không thể giữ cho Trái đất mãi được xanh tươi". Trả lời trên đài RFI sáng nay từ trung tâm hội nghị, bộ trưởng Môi Trường Pháp Nicolas Hulot tuyên bố như trên, và đây chính là trọng tâm của thượng đỉnh One Planet Summit.
Khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, 130 phái đoàn cấp bộ trưởng, gần bốn ngàn đại diện của các tổ chức dân sự, ( từ các nghiệp đoàn đến các nhà bảo vệ môi trường, các lãnh đạo nhiều thành phố lớn, các nhà tài phiệt quan tâm tới môi trường, các nhân vật tên tuổi như nhà tỷ phú người Mỹ Bill Gate, hay nam diễn viên Leonardo di Caprio…) đã nhận lời mời của tổng thống Pháp đến Boulogne Billancourt sáng nay. Tất cả cùng thể hiện quyết tâm tiếp tục giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá 2°C từ nay đến cuối thế kỷ 21 như đã cam kết cách nay đúng hai năm.
Vào tháng 6/2017, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, đã được 195 nước thông qua tại Paris, nhân thượng đỉnh COP 21 về Khí Hậu và Môi Trường. Vắng Mỹ, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra: Ai sẽ thay Hoa Kỳ đóng góp vào quỹ xanh, giúp các nước chậm phát triển đối phó với biến đổi khí hậu? Hội nghị Paris lần này là nhằm tìm cách trả lời cho câu hỏi đó và sáng kiến của Pháp đã được Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới tán đồng.
Hai câu hỏi chính đặt ra : Làm thế nào để giúp các nước chậm phát triển và ngay cả bản thân các quốc gia công nghiệp trên thế giới có phương tiện bảo vệ hành tinh, ngôi nhà chung của nhân loại? Làm sao vận động để vốn đầu tư của thế giới rót vào các ngành công nghệ xanh, vào lĩnh vực sản xuất cho phép giới hạn tác hại đối với môi trường thiên nhiên, giảm ô nhiễm các nguồn nước sạch, hay giảm ô nhiễm không khí, giới hạn nạn tàn phá rừng, hủy hoại đại dương …?
Để đáp ứng hai đòi hỏi này, ban tổ chức báo trước : One Planet Summit không phải là “hội nghị của các nhà tài trợ”, mà là nơi “các bên cùng nhau tìm ra những phương tiện tài chính hòng bảo tồn sự sống mới cho hành tinh chúng ta và nhân loại”
Chương trình hội nghị hôm nay được chia làm nhiều phần : Thứ nhất là cần có những công cụ nào để tư bản « chảy » về các dự án phát triển ít phát thải carbon ? Ở đây, nhà nước đóng vai trò hàng đầu, nhưng cần có sự hỗ trợ của các tập đoàn tư nhân.
Chủ đề thứ hai là « Xanh hóa lĩnh vực tài chính » : Các ngân hàng cam kết tìm những sản phẩm tài chính mới, hướng về « công nghiệp xanh », thay vì rót vào các dự án trong ngành năng lượng hóa thạch, hay các lĩnh vực công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Đề tài thứ ba liên quan tới vai trò của các thành phố, của các chính quyền địa phương, trong nỗ lực bảo vệ hành tinh. Sau cùng là đề tài « Chuyển đổi năng lượng và thích nghi với biến đổi khí hậu », một đề tài gây tranh cãi khá sôi động. Các bên còn nhiều bất đồng về lời kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu áp dụng một loại thuế carbon, dùng khoản tiền đó để tài trợ cho các dự án « xanh », các dự án « sạch ». Đề nghị của Pháp gặp nhiều chống đối từ phía từ phía các đối tác trong Liên Hiệp.
Chiều nay tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu. Trên nguyên tắc, Paris sẽ thông báo một số đóng góp của nước Pháp vì hành tinh.
Sau cùng xin nói thêm : Việc chọn trung tâm nghệ thuật La Seine Musicale trên dòng sông Seine là địa điểm tổ chức thượng đỉnh khí hậu là cả một biểu tượng. Cho tới tận đầu thập niên 1990, hòn đảo này là một nhà máy sản xuất xe hơi của hãng Renault, giờ đây trở thành một "ốc đảo" của nghệ thuật, của kỹ thuật số và âm nhạc. - RFI
***
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi các nước giàu và các công ty toàn cầu dành nhiều ngân quỹ hơn để chống lại sự tăng nhiệt toàn cầu và giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Nhà lãnh đạo Pháp đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh "One Planet" hai năm sau khi gần 200 chính phủ nhất trí ở Paris chấm dứt sự lệ thuộc to lớn của họ vào nhiên liệu hóa thạch và hạn chế hơn nữa sự tăng nhiệt toàn cầu.
Ông Macron muốn cho thấy đang có những tiến bộ hướng tới những mục tiêu khó khăn lắm mới đạt được sau khi Tổng thống Donald Trump vào tháng Sáu nói rằng ông đang rút Mỹ ra khỏi hiệp ước.
Quyết định của ông Trump là một "lời cảnh tỉnh sâu sắc cho khu vực tư nhân" để đưa ra hành động, ông nói.
"Nếu chúng ta quyết định không xúc tiến và không thay đổi cách sản xuất, đầu tư, hành xử, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm với hàng tỉ nạn nhân," ông Macron nói với kênh truyền hình Mỹ CBS News trong một cuộc phỏng vấn phát sóng tối thứ Hai.
Dù ông Macron nói rằng các dự án cụ thể với nguồn tài chính thực sự đằng sau chúng đang thiếu, không có cam kết quốc tế có tính ràng buộc nào sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh.
Trọng tâm là làm thế nào các tổ chức tài chính công và tư có thể huy động được nhiều tiền hơn và làm thế nào các nhà đầu tư có thể gây áp lực lên các đại công ty để chuyển sang các chiến lược thân thiện hơn với môi trường.
Hơn 200 nhà đầu tư tổ chức với 26 ngàn tỉ đôla tài sản được quản lý hôm thứ Ba cho biết họ sẽ gia tăng áp lực lên các công ty phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới để chống lại biến đổi khí hậu.
Họ nói điều này sẽ hữu hiệu hơn là đe dọa ngưng đầu tư vào các công ty, bao gồm Coal India, Gazprom, Exxon Mobil và Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc.
Biến đổi khí hậu đang khiến lũ lụt, hạn hán, bão và các đợt nóng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên mức kỷ lục mới, băng biển tan ở Bắc Cực và mực nước biển dâng lên.
Các nước đang phát triển nói rằng các nước giàu đang không theo kịp một cam kết từ năm 2009 là cung cấp 100 tỉ đôla mỗi năm đến trước năm 2020 - từ các nguồn công cũng như tư - để giúp các nước này chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh hơn và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hôm thứ Ba, Ủy hội Châu Âu công bố các khoản đầu tư trị giá 9 tỉ euro nhắm mục tiêu vào các thành phố bền vững, năng lượng bền vững và nông nghiệp bền vững cho Châu Phi và các nước trong khu vực.
Khoảng 50 nhà lãnh đạo và bộ trưởng thế giới sẽ đến Paris, bao gồm Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto và các nguyên thủ của các nước bị tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu như Chad, Bolivia và Haiti.
Mỹ sẽ chỉ gửi một phái đoàn chính thức từ Đại sứ quán ở Paris, nhưng các siêu sao như Leonardo Di Caprio và Arnold Schwarzenegger cùng thống đốc bang California Jerry Brown, người lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, đang vận động cho nhiều hành động hơn nữa.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, ông Macron đã trao 18 khoản trợ cấp tài chính cho các nhà khoa học khí hậu nước ngoài, hầu hết trong số họ hiện đang ở Mỹ, để đến làm việc tại Pháp. - VOA
2.
Thái Lan nói không với Triều Tiên trước thềm chuyến thăm của đặc phái viên Mỹ - - - Trung Quốc xây trại tị nạn đề phòng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nói hôm thứ 3 (12/12) rằng không có quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Triều Tiên ngay trước chuyến thăm của một đặc phái viên Mỹ tới đây nhằm gây thêm sức ép lên Bắc Hàn.
Mỹ thúc giục các nước Đông Nam Á làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các nguồn tài chánh đổ vào Triều Tiên giữa lúc căng thẳng tăng cao khi Bình Nhưỡng đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể bắn tới đại lục Hoa Kỳ.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói với các phóng viên tại văn phòng chính phủ của ông rằng “Chúng tôi đảm bảo Thái Lan tuân thủ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.”
“Đã có những báo cáo về một số thuyền bè Bắc Hàn ở trong hải phận của chúng tôi… Cách đây khá lâu, tôi đã nghiêm cấm điều đó. Không có mậu dịch… không có thương mại gì hết,” ông nói.
Joseph Yun, đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Triều Tiên, dự kiến sẽ đến Bangkok trong tuần này để thảo luật việc tăng sức ép lên Bắc Hàn – nước đang tiếp tục các cuộc thử nghiệm vũ khí bất chấp các nghị quyết và lệnh trừng phạt của LHQ.
Trong chuyến thăm tới Bangkok vào tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã thúc giục Thái Lan, đồng minh lâu năm nhất của Mỹ ở châu Á, có thêm các hành động chống lại Triều Tiên.
Lúc đó Mỹ nói họ tin rằng các công ty của Bắc Hàn có hoạt động ở Thái Lan và rằng họ khuyến khích Thái Lan đóng cửa các công ty này.
Theo sau chuyến thăm của Tillerson, Bộ Ngoại giao Thái Lan nói thương mại với Triều Tiên đã giảm tới 94% so với năm trước. Họ không đưa ra thêm bất kỳ chi tiết nào về điều này.
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất của họ vào tháng trước.
Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến tổ chức một cuộc họp của các bộ trưởng về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vào thứ 6 (15/12) tuần này. - VOA
***
Ít nhất 5 khu tạm cư đang được lặng lẽ xây dựng tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Jilin) để Trung Quốc có thể đối phó với làn sóng di dân Bắc Triều Tiên trong trường hợp chế độ Kim Jong Un sụp đổ. Thông tin trên mới đây được một số trang mạng phương Tây đăng tải.
Trang mạng The Guardian của Anh hôm nay, 12/12/2017, dẫn nguồn từ một số tài liệu phát tán trên các mạng xã hội, trong đó có những trang mạng Trung Quốc hải ngoại, cho biết « vì lý do căng thẳng tại biên giới, đảng ủy và chính quyền huyện Trường Bạch (Changbai) đã đề xuất xây năm trại tị nạn trên địa bàn huyện ». Tuy nhiên, trang báo Anh cho biết chưa kiểm chứng được thông tin này.
Năm khu trại nằm trải dài trên 1.416 km biên giới với Bắc Triều Tiên, trong đó có ít nhất ba khu đã được nhật báo The New York Times nêu tên vào tuần trước: Changbai Riverside, Changbai Shibalidaogou và Changbai Jiguanlizi. Ngoài ra, các trại khác được dự định xây ở thị xã Đồ Môn (Tumen) và Hồn Xuân (Hunchun), đều ở tỉnh Cát Lâm.
Những thông tin trên được nêu trong một tài liệu lưu hành nội bộ, và dường như bị lộ từ tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Mobile. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từ chối khẳng định với báo giới về sự tồn tại của các khu tị nạn, vì ông « chưa thấy các báo cáo như vậy ». Câu hỏi của các nhà báo nước ngoài cũng bị loại khỏi biên bản chính thức của Bộ Ngoại giao về cuộc họp báo, vì bị coi là nhạy cảm về mặt chính trị hoặc bất lợi.
“Trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên tác động đến cứu trợ nhân đạo »
Trên lĩnh vực cứu trợ nhân đạo tại Bắc Triều Tiên, trong phiên họp hàng năm của Hội Đồng Bảo An ngày 11/12/2017 về tình trạng nhân quyền ở nước này, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhận định các biện pháp trừng phạt kinh tế « kìm hãm các chiến dịch cứu trợ của Liên Hiệp Quốc » tại quốc gia khép kín này.
Cuộc họp thường niên đã diễn ra (với 10 phiếu ủng hộ tại Hội Đồng Bảo An) bất chấp nỗ lực ngăn cản của Trung Quốc. Theo trợ lý đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, « ưu tiên của Hội Đồng Bảo An là hòa bình và an ninh quốc tế » và « không nên biến thành một diễn đàn nói về nhân quyền ». Ông cũng cho rằng cuộc họp này là « phản tác dụng », trong khi cộng đồng quốc tế đang tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên. - RFI
3.
Trung Quốc tuần tra “bao vây đảo” gần Đài Loan - - - Trung-Đài khẩu chiến về lời đe dọa xâm lăng
Không lực Trung Quốc đã tiến hành thêm “các cuộc tuần tranh bao quanh đảo” gần Đài Loan, theo nguồn tin quân sự được Reuters trích dẫn hôm thứ 3 (12/12), sau khi một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ chiếm hòn đảo tự trị này nếu bất kỳ tàu chiến nào của Mỹ cập cảng ở đó.
Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ương ngạnh và chưa bao giờ tuyên bố bỏ việc sử dụng vũ lực để chiếm quyền kiểm soát đảo quốc này.
Theo người phát ngôn của Không lực Trung Quốc Shen Jinke, nhiều máy bay chiến đấu, máy bay thả bom và máy bay do thám của Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra trên biển “theo thường lệ” và “theo kế hoạch” hôm thứ 2 (11/12) để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Các máy bay ném bom H-6K, Su-30 và máy bay chiến đấu J-11 cùng các máy bay do thám, cảnh báo và tiếp nhiên liệu bay ngang qua eo biển Miyako phía nam Nhật Bản và kênh Bashi giữa Đài Loan và Philippines để “thử nghiệm các khả năng chiến đấu thực tế,” theo lời người phát ngôn Shen.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan nói trong một thông cáo rằng họ đã điều máy bay và tàu tới theo dõi hành động của quân đội Trung Quốc và rằng các cuộc tập trận không có gì khác thường và không cần phải cảnh báo công chúng.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra tương tự gần Đài Loan trong năm nay, và cho biết những hoạt động như vậy trở thành bình thường khi nó thúc đẩy một chương trình hiện đại hóa quân sự bao gồm việc chế tạo các tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng chiến đấu ngoài khơi.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một vấn đề nhạy cảm nhất và quan trọng nhất giữa họ và Mỹ. Đài Loan được vũ trang bằng hầu hết các vũ khí tối tân của Mỹ, nhưng Đài Bắc vẫn đang thúc giục Washington bán cho họ những thiết bị công nghệ cao hơn để có thể răn đe Trung Quốc hiệu quả hơn.
Vào tháng 9 vừa qua, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật quốc phòng cho năm tài khóa 2018, theo đó cho phép các tàu hải quân Đài Loan và Mỹ thăm viếng qua lại.
Điều này khiến cho một nhà ngoại giao cấp cáo của Trung Quốc tại Mỹ lên tiếng vào tuần trước rằng Trung Quốc sẽ chiếm Đài Loan ngay khi tàu hải quân Mỹ đến thăm Đài Loan.
Trung Quốc nghi ngờ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, thủ lãnh Đảng Dân Tiến chủ trương độc lập, muốn tuyên bố độc lập chính thức cho quốc đảo này. Bà Thái nói bà muốn duy trì hòa bình với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ an ninh của Đài Loan. - VOA
***
Việc một nhà ngoại giao Trung Quốc đe dọa xâm chiếm Đài Loan khi có bất cứ một chiến hạm Hoa Kỳ nào thăm hòn đảo tự trị này làm dấy lên một cuộc khẩu chiến. Đài Bắc cáo buộc Bắc Kinh không hiểu dân chủ là gì.
Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh khó trị và chưa bao giờ từ bỏ việc dùng vũ lực để kiểm soát Đài Loan. Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc về luật pháp để giúp Đài Loan tự vệ và là nguồn cung cấp vũ khí chính cho đảo này.
Bắc Kinh thường xuyên gọi Đài Loan là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vào tháng 9 năm nay Quốc hội Mỹ thông qua Luật Cho phép Quốc phòng trong năm tài chánh 2018, cho phép các chuyến thăm viếng qua lại của các chiến hạm Đài Loan và Hoa Kỳ.
Tại một sinh hoạt ở tòa đại sứ Trung Quốc ở Washington ngày 8/12, nhà ngoại giao Lý Khả Hân nói với các giới chức Hoa Kỳ là Trung Quốc sẽ khởi động luật Chống Ly khai cho phép Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan nếu cần để ngăn đảo này ly khai nếu Hoa Kỳ phái chiến hạm đến Đài Loan.
“Ngày chiến hạm Hoa Kỳ đến cảng Cao Hùng là ngày Quân đội Giải phóng Nhân dân của chúng ta thống nhất Đài Loan bằng vũ lực,” truyền thông Trung Quốc vào cuối tuần trích lời ông Lý nói.
Vào cuối ngày 9/12, Bộ Ngoại giao Đài Loan tố cáo rằng trong khi các giới chức Trung Quốc tìm cách và thử chiếm lòng dân tại Đài Loan, thì họ lại thường xuyên đe dọa làm tổn thương tình cảm của người dân Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Đài Loan nói “phương pháp này cho thấy sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa thực sự của hệ thống dân chủ và xã hội dân chủ hoạt động như thế nào.”
Trung Quốc nghi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người đứng đầu Đảng Dân tiến nghiêng về độc lập, muốn tuyên bố độc lập chính thức cho đảo này. Bà Thái nói bà muốn giữ hòa khí với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ an ninh của Đài Loan.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn, theo lời ông Trương Chí Quân, người đứng đầu Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc, hôm 11/12 nói với một phái đoàn của Tân Đảng, một đảng đối lập Đài Loan thân Trung Quốc.
Các lực lượng độc lập Đài Loan đang nỗ lực đánh bật gốc rễ văn hóa Trung Quốc tại Đài Loan và là mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình-ổn định tại Eo biển Đài Loan, Tân Hoa Xã trích lời ông Trương.
Ngày 11/12, tờ Hoàn cầu Thời báo có thế lực của Trung Quốc do Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành nói Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ về vấn đề Đài Loan.
Bài xã luận viết: “Lời của ông Lý là một cảnh báo đối với Đài Loan và đã vạch ra một lằn ranh đỏ rõ ràng. Nếu Đài Loan tìm cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập hay những hoạt động khác theo đuổi ‘nền độc lập của Đài Loan’ trên phương diện pháp lý thì chắc chắn Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ hành động.”
Ngày 11/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố: “Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ nguyên tắc thống nhất trong hòa bình. Nhưng đồng thời chúng ta sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.” - VOA
4.
EU ngừng tài trợ cho bầu cử Campuchia
Liên minh châu Âu đã tạm dừng viện trợ cho cuộc bầu cử năm 2018 của Campuchia bởi vì – theo một thư của tổ chức này gửi cho ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia hôm thứ 3 (12/12) – cuộc đầu phiếu không khả tín sau khi đảng đối lập chính bị giải thể.
Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) bị tòa án cao nhất của nước này giải thể theo yêu cầu của chính phủ của Thủ tướng Hun Sen sau khi thủ lãnh của đảng này, Kem Sokha, bị bắt vì cáo buộc phản quốc.
Bức thư có đoạn viết: “Một quy trình bầu cử trong đó đảng đối lập chính bị loại ra một cách tùy tiện không thể được coi là hợp pháp. Theo đó, Liên minh châu Âu không tin tưởng rằng sẽ có được một quy trình bầu cử đáng tin cậy.”
Một số nhà tài trợ phương Tây lên án việc giải tán đảng CNRP là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới nền dân chủ kể từ hiệp ước hòa bình quốc tế và cuộc bầu cử do LHQ điều hành vào đầu những năm 1990, chấm dứt mấy mươi năm chiến tranh và nạn diệt chủng Khmer Đỏ đã giết chết ít nhất 1.8 triệu người Campuchia vào thập kỷ 1970.
Một người phát ngôn của chính phủ nói quyết định của Liên minh châu Âu sẽ không ảnh hưởng tới cuộc bầu cử, trong đó Thủ tướng đương nhiệm Hun Sen được kỳ vọng sẽ kéo dài thêm nhiệm kỳ đã hơn 30 năm của ông. Ông Hun Sen hiện là thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trên thế giới.
“Đó là ý muốn của họ,” người phát ngôn Phay Siphan nói với Reuters hôm thứ 3 (12/12) về quyết định của EU. “Về phần mình, chúng tôi có tiền.”
Liên minh châu Âu và Nhật Bản là 2 nhà tài trợ lớn nhất cho ủy ban bầu cử của Campuchia, mà theo lý thuyết là độc lập.
Được hỏi nếu Nhật cũng sẽ tạm ngưng viện trợ cho cuộc bầu cử hay không, sứ quán Nhật cho biết họ sẽ tiếp tục hỗ trợ công cuộc cải cách bầu cử và sẽ theo dõi tình hình một cách chặt chẽ.
“Cuộc bầu cử toàn quốc vào năm sau là tối quan trọng để thể hiện ý nguyện của người dân Campuchia,” theo trả lời qua mail của tham tán Đại sứ quán Nhật, Hironori Suzuki, với Reuters.
Tháng trước, Liên Hiệp Quốc cho biết họ sẽ ngừng tài trợ cho cuộc bầu cử này. Sau đó, tổ chức này nói họ sẽ áp dụng lệnh cấm visa đối với những người tham gia vào các hành động cản trở dân chủ của của chính phủ Campuchia.
Người đứng đầu CNRP, ông Kem Shokha, bị bắt vì bị cáo buộc có âm mưu lật đổ chính phủ với sự hậu thuẫn của Mỹ. Ông đã phủ nhận những cáo buộc đó, và cho rằng đó là một âm mưu chính trị.
Liên minh châu Âu vào tháng 10 đã cảnh cáo Campuchia có thể bị cắt quy chế miễn thuế mà nước này đang được hưởng theo một hiệp định giành cho những nước nghèo nhất thế giới, nếu tình hình nhân quyền ở Campuchia tiếp tục xấu đi.
Nhà tài trợ và đầu tư lớn nhất ở Campuchia hiện nay là Trung Quốc – nước đã lên tiếng ủng hộ việc đàn áp đảng đối lập và cho biết họ ủng hộ những nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế. - VOA
5.
Nga thúc Ấn ủng hộ Vành đai-Con đường của TQ
Nga ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch Vành đai và Con đường của Trung Quốc xây dựng những kết nối giao thông và thương mại xuyên châu Á và hơn thế nữa. Moscow hôm 11/12 khuyến cáo Ấn Độ tìm cách làm việc với Bắc Kinh về dự án quan trọng này.
Ấn Độ mạnh mẽ chống lại hành lang kinh tế mà Trung Quốc đang xây dựng với Pakistan chạy ngang qua vùng tranh chấp Kashmir trong khuôn khổ của sáng kiến Vành đai và Con đường.
Ấn Độ là quốc gia duy nhất không tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5 năm nay do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì để quảng bá kế hoạch xây đường ray, bến cảng và lưới điện để tái tạo Con đường Tơ lụa thời hiện đại.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nói New Delhi không nên để vấn đề chính trị ngăn trở nước này tham gia dự án dính líu đến hàng tỉ đô la đầu tư và hưởng lợi từ dự án này.
Ông Lavrov phát biểu tại thủ đô Ấn Độ sau khi có hội nghị 3 bên với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj, qua đó những dè dặt của Ấn Độ đối với dự án Trung Quốc được thảo luận.
Ông Lavrov nói Nga, tất cả các nước Trung Á, và châu Âu đã tham gia dự án của Trung Quốc để đẩy mạnh hợp tác kinh tế.
Nhận xét của Nga, cựu đồng minh của Ấn Độ trong Chiến tranh Lạnh, phản ánh sự khác biệt trong khối tam phương được thành lập cách đây 15 năm để thách thức sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong các vấn đề thế giới.
Tuy nhiên, khác biệt chính yếu giữa Ấn Độ và Trung Quốc xuất phát phần lớn từ những tranh chấp lâu dài về biên giới, đã xua tan viễn ảnh hợp tác thực sự của 3 quốc gia này.
Thêm vào đó Ấn Độ xích lại gần với Mỹ trong những năm gần đây, mua vũ khí trị giá hàng tỉ đô la để thay thế hầu hết vũ khí thời Xô Viết.
Bộ trưởng Ngoại giao Swaraj cho biết 3 nước đã có những cuộc thảo luận rất xây dựng về các vấn đề kinh tế và chống khủng bố. - VOA
6.
Cuba: Mỹ ngừng cấp visa làm nhiều gia đình điêu đứng
Cuba nói với các quan chức cấp cao của Mỹ trong cuộc họp ở Havana về di trú hôm thứ 2 (11/12) rằng quyết định của Mỹ tạm ngừng cấp visa tại sứ quán của họ ở quốc đảo này đang “ảnh hưởng nghiêm trọng” tới nhiều gia đình và việc đi lại của người dân giữa hai nước.
Mối quan hệ giữa 2 nước cựu thù thời Chiến tranh lạnh căng thẳng trở lại kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ và đã đảo ngược một số mối quan hệ vừa được cải thiện dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Vào tháng 9, sau những cáo buộc về các tấn công gây hại sức khỏe của các nhà ngoại giao Mỹ ở Havana, chính quyền đương nhiệm Hoa Kỳ cắt giảm số lượng nhân viên sứ quán xuống còn rất ít, và dẫn tới việc tạm ngừng cấp hầu hết các loại visa.
Bộ Ngoại giao Cuba nói trong một thông cáo: “Phái đoàn ngoại giao Cuba vô cùng quan ngại về sự ảnh hưởng tiêu cực mà các quyết định đơn phương, không có căn cứ và mang mục tiêu chính trị của chính phủ Mỹ gây ra đối với các mối quan hệ di dân giữa 2 nước.”
Thông cáo này được đưa ra sau cuộc thảo luận giữa phái đoàn của hai nước do Bộ trưởng Ngoại giao Cuba phụ trách các vấn đề Hoa Kỳ Josefina Vidal và Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề của Tây bán cầu John Creamer dẫn đầu.
Nhiều người Cuba cho biết họ rất đau khổ khi không được phép đi thăm thân nhân của họ. Cuba có dân số 11.2 triệu người, trong khi có đến 2 triệu người gốc Cuba đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
Chính phủ Tổng thống Trump cũng đã ban hành một lệnh cấm du hành tới Cuba và vào tháng 10, và đã trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba ở Washington.
Bộ Ngoại giao Cuba nói điều này làm “ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của phái đoàn ngoại giao, đặc biệt tới Lãnh sự và các dịch vụ mà họ cung cấp cho người Cuba đang sinh sống ở Mỹ.”
Quyết định của Mỹ hoãn các chuyến thăm của các phái đoàn chính phủ tới Cuba cũng đã gây ra phản tác dụng đối với sự hợp tác trong các lĩnh vực như di dân, theo Bộ Ngoại giao Cuba.
Tổng thống Obama, người tuyên bố nới lỏng quan hệ với Cuba cách đây gần 3 năm, đã bỏ chính sách cấp phép cư trú tự động cho hầu như mọi người Cuba đặt chân tới đất Mỹ vào tháng 1 năm nay, ngay trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ của mình. - VOA
7.
Úc: Thượng nghị sĩ sẽ từ chức vì 'thỏa thuận với TQ'
Một thượng nghị sĩ Úc cam kết từ chức sau khi bị phát giác về các thỏa thuận của ông với một doanh nhân Trung Quốc.
Sam Dastyari, thượng nghị sĩ của Công đảng, tiếp tục là nhân vật chính trong một số cáo buộc những ngày gần đây - một năm sau vụ ông bị dính vào một vụ bê bối tiền quyên góp.
Tuần trước, Trung Quốc phủ nhận cáo buộc họ muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Úc.
Ông Dastyari cho biết mình đã xao lãng công việc ở Thượng viện nhưng bác việc lạm dụng lời tuyên thệ khi nhậm chức.
"Tôi tuân theo các giá trị của Công đảng rằng tôi nên ra đi nếu sự hiện diện của tôi ở nghị viện không còn phù hợp với việc theo đuổi sứ mệnh của Công đảng", ông nói hôm 12/12.
"Điều đó hiển nhiên với tôi, chúng ta đang ở thời điểm đó."
Ông Dastyari đã hai lần rút lui khỏi các vị trí lãnh đạo đảng đối lập về các giao dịch của ông với tỷ phú Trung Quốc Hoàng Hướng Mặc.
Hàng loạt cáo buộc
Năm ngoái, ông Dastyari đã rời vai trò lãnh đạo đảng đối lập sau khi bị phát giác để các công ty Trung Quốc thanh toán chi phí đi lại.
Tháng trước, ông từ chức phó nghị viên phụ trách tổ chức sau khi rò rỉ một băng ghi âm cho thấy ông có bình luận ủng hộ Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông - coi thường chính sách của Công đảng.
Việc này diễn ra sau một cáo buộc do Fairfax Media công bố cho thấy ông Dastyari đã cảnh báo ông Hoàng rằng ông có thể bị theo dõi. Ông Dastyari phủ nhận việc để lộ tin mật, nhưng ông nói rằng mình "nói cho ông Hoàng nghe tin ngoài lề từ các nhà báo".
Ông Dastyari, 34 tuổi, đã được coi là một trong những ngôi sao đang lên của Công đảng sau khi được bầu vào năm 2013. Người thay thế ông sẽ do đảng này lựa chọn.
Tuần trước, Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố trừng trị thẳng tay sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị nước Úc. Ông nhấn mạnh rằng chiến dịch này không nhằm vào một quốc gia nào, nhưng lưu ý "những báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc".
Trung Quốc sau đó phủ nhận việc họ có hành vi như vậy và kêu gọi Úc hành động "công bằng và hợp lý". - BBC
8.
Bộ Quốc Phòng Mỹ không tin Nga rút quân khỏi Syria
Hôm qua, 11/12/2017, tổng thống Nga Vladimir Poutine tuyên bố « rút một phần lớn lực lượng khỏi Syria ». Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Mỹ tỏ ý nghi ngờ về quyết định của ông Poutine
Ông Adrian Tankine-Galloway, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, hôm qua phát biểu : « Các tuyên bố của Nga về việc rút quân thường không khớp với việc giảm quân số thực tế và không tác động tới các ưu tiên của Mỹ tại Syria ». Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cũng cho biết liên quân quốc tế sẽ tiếp tục hoạt động ở Syria và hỗ trợ các lực lượng ở thực địa.
Một quan chức Mỹ, xin miễn nêu tên, nói với AFP là Washington cho rằng Matxcơva sẽ chỉ có vài hành động « tượng trưng », chẳng hạn rút một vài máy bay khỏi Syria. Và rất có thể sau đó Nga sẽ đòi Mỹ rút toàn bộ quân về nước.
Theo tin mới nhất từ quân đội Nga, hai máy bay chở tiểu đoàn lính Nga từ Syria đã về tới sân bay Makhatchkala, tại thủ đô của nước Cộng Hòa Daguestan thuộc Nga. Các oanh tạc cơ Tu-22M3 cũng rời sân bay Nam Ossetia, vùng Bắc Kavkaz thuộc Nga ( nơi oanh tạc cơ Nga thường cất cánh bay sang Syria ) và trở về các căn cứ quân sự thường trực. Truyền hình Nga cũng chiếu cảnh binh lính xuống máy bay từ sân bay Bắc Kavkaz thuộc Nga.
Lệnh rút quân của tổng thống Nga được đưa ra khi ông có chuyến thăm bất ngờ tới Syia, chỉ vài ngày sau khi Matxcơva tuyên bố Syria đã « được giải phóng hoàn toàn » khỏi tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. - RFI
Tin Hoa Kỳ
9.
Tổng thống Trump muốn đưa NASA lên lại mặt trăng
Vào lúc Trung Quốc đang tích cực thực hiện chương trình thám hiểm nguyệt cầu đầy tham vọng, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai 11/12 tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu công cuộc thám hiểm không gian, và ông phát động lại tiến trình đưa phi hành gia Mỹ lên mặt trăng.
“Chúng ta là nước đi đầu và chúng ta sẽ tiếp tục là nước dẫn đầu, và chúng ta sẽ tiến xa hơn gấp nhiều lần,” Tổng thống Trump phát biểu khi ký “Chị thị số 1 về chính sách không gian” để lập nền tảng cho sứ mạng thám hiểm mặt trăng và nhắm đến thám hiểm sao Hỏa.”
Tổng thống Trump nói: “Lần này, chúng ta không chỉ cắm cờ và để lại dấu chân trên nguyệt cầu thôi, mà chúng ta sẽ còn xây dựng nền móng cho mục tiêu thám hiểm Hỏa tinh. Và một ngày nào đó có thể đi đến những thế giới xa hơn nữa.”
Hồi tháng 6, các giới chức không gian Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đang thực hiện vác bước chuẩn bị sơ khởi của chương trình đưa người lên mặt trăng, mục tiêu mới trong chương trình tham hiểm không gian của Trung Quốc.
Dự lễ ký chỉ thị chương trình thám hiểm mặt trăng có các cựu phi hành gia của chương trình thám hiểm mặt trăng trước đây là ông Buzz Aldrin và Harrison Schmitt, và phi hành gia hiện vẫn đang làm nhiệm vụ là ông Peggy Whitson, người lập kỷ lục bay trong quỹ đạo 665 ngày, thời gian dài nhất ở trong không gian mà chưa một phi hành gia nào khác trên thế giới của chúng ta đạt được. - VOA
10.
Bầu cử ở Alabama: cả nước Mỹ đang chú ý theo dõi
Mọi sự chú ý đều đổ dồn về bang Alabama, nơi mà giới cử tri hôm thứ Ba sẽ bầu chọn giữa ứng cử viên Doug Jones của Đảng Dân chủ, và ứng cử viên Đảng Cộng hoà Roy Moore, ai sẽ là nghị sĩ liên bang đại diện cho bang Alabama kế tiếp. Ông Roy Moore, cựu Chánh án bang Alabama, bị tố cáo đã tấn công tình dục và theo đuổi gái vi thành niên thời ông còn trong lứa tuổi 30. Thông tín viên Deborah Bloom của Đài VOA đã đến Alabama để hỏi cử tri về hệ quả của vụ tai tiếng này.
Một cuộc bầu cử đặc biệt tại bang Alabama ở miền Nam nước Mỹ đang là đề tài được cả nước nói đến.
Ứng cử viên Đảng Cộng hoà Roy Moore và ứng cử viên Đảng Dân chủ Doug Jones đang tranh giành một ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ trong một cuộc chạy đua sẽ có những hậu quả lâu dài cho đất nước.
Bất kể ai thắng cử không những chỉ tới Washington làm việc, mà còn có thể thay đổi cả cán cân quyền lực tại Thượng viện.
Ông Moore đắc cử sẽ cho phép Đảng Cộng hoà củng cố quyền lực tại nơi này.
Nhưng nếu ông Jones đắc thắng thì Đảng Dân chủ có thể cảm thấy được trao nhiều quyền hơn, và có thể đặt ra một thách thức lớn hơn đối với chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump phát biểu:
“Chúng ta không cần một người cấp tiến ở đó. Một thành viên Đảng Dân chủ.”
Tại một tiểu bang rất bảo thủ như Alabama, thì ông Roy Moore lẽ ra phải là một sự lựa chọn tất nhiên.
Nhưng những cáo buộc về các hành vi sàm sỡ tình dục đang phủ bóng lên chiến dịch tranh cử của ông. Nhiều phụ nữ tố cáo ông Moore là đã theo đuổi họ thời họ còn là những thiếu nữ vị thành niên.
Một phụ nữ tố cáo ông Moore đã sờ soạng bà cách đây 40 năm khi ông chở bà về nhà sau giờ làm việc.
Bà cho biết là lúc ấy bà mới 16 tuổi.
Phụ nữ này là bà Beverly Young Nelson. Bà nói:
“Tôi vô cùng hoảng sợ. Ông ấy còn tìm cách cởi áo tôi ra. Tôi nghĩ ông ấy sắp sửa hãm hiếp tôi.”
Ông Moore chối bỏ những cáo buộc đó và nói rằng chúng chỉ nhắm mục đích phương hại tới uy tín của ông trong chiến dịch tranh cử.
Ông Roy Moore:
“Những lời cáo buộc đó hoàn toàn không đúng sự thực. Chúng có dụng ý xấu. Rõ hơn, tôi không biết những phụ nữ đó là ai, và tôi chưa từng có hành vi tình dục sàm sỡ với bất cứ ai.”
Một cử tri ở bang Alabama, bà Tonya Jenkins bênh vực ông Moore:
“Chúng ta sống có luật lệ, đó là một người được coi là vô tội cho tới khi được chứng minh có tội. Thế cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta đã khởi sự một cách hành xử tiêu cực với rất nhiều người bị tố cáo, và cáo buộc về những chuyện đã xảy ra cách đây 20, 30 năm về trước.”
Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ như bà Jenkins, và nhất mực muốn thấy ông Doug Jones đắc cử.
Cử tri Harry Truslow nói:
“Tôi nghĩ sẽ là một vết nhơ đối với tiểu bang Alabama khi có một đại diện cấp liên bang như ông Roy Moore. Xấu cho đất nước, và cũng xấu cho bang Alabama.”
Các nhà lập pháp nói nếu ông Moore thắng cử, ông sẽ phải đối mặt với một cuộc điều tra về mặt đạo đức tại Thượng viện.
Trong khi chờ đợi, cả nước đang lo lắng theo dõi diễn tiến cuộc bầu cử tại bang Alabama. - VOA
11.
Hoa Kỳ lại chỉ trích Tổ chức Thương Mại Thế Giới
Tại Hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO tại Buenos Aires (Achentina), ngày 11/12/2017, Hoa Kỳ lại lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ WTO, trong khi Trung Quốc và Pháp cùng thể hiện sự ủng hộ.
Theo AFP, Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer là diễn giả được trông đợi nhất tại hội nghị. Tuy nhiên, ông đã không ngần ngại chỉ trích : « Tổ chức Thương Mại Thế Giới đang đánh mất mục tiêu chủ yếu và trở thành một tổ chức bị chuyển hướng sang các tranh chấp ».
Ngoài ra, ông Lighthizer lấy làm tiếc là « nhiều quy định chỉ được áp dụng với một vài nước, trong khi đó nhiều quốc gia khác lại được quyền ngoại lệ, vì là những nước đang phát triển », ý muốn nói đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngược lại, « Pháp gắn bó với tiến trình đa phương hóa », theo khẳng định của ông Jean-Baptiste Lemoyne, quốc vụ khanh bộ bên cạnh bô trưởng bộ Châu Âu và Ngoại Giao Pháp. Trung Quốc cũng có chung ý kiến thông qua phát biểu của bộ trưởng Thương Mại : « Không một quốc gia nào có thể thành công trong sự cô lập ».
Trong khi đó, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản định đưa ra một sáng kiến chung, được công bố bên lề hội nghị vào ngày 12/12, nhằm đối phó với việc sản xuất dư thừa của ngành công nghiệp Trung Quốc, cũng như các hoạt động thương mại gây tranh cãi của nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, theo Reuters, tên Trung Quốc có thể không được nêu đích danh trong thông cáo chung này.
Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO sẽ kết thúc vào ngày 13/12/2017. Đại diện của 164 nước thành viên khó có thể công bố được một thông cáo chung trong bối cảnh Mỹ nghi ngờ về khả năng của tổ chức quốc tế này và ngay chính WTO cũng đang bị quá tải về những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và nhiều nước thành viên khác. - RFI
Tin Việt Nam
12.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ ‘đẩy’ trách nhiệm vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thăng, nói ông “không phụ trách” vào thời điểm thất lạc hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và đề nghị Bộ Công an điều tra, truy tố “vì việc này có liên quan đến nhiều người”.
Trả lời câu hỏi đã bị “truy” nhiều lần về trách nhiệm trong vụ để mất hồ sơ về ông Trịnh Xuân Thanh, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ chiều 12/12, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nói ông muốn “trả lời rõ ràng” rằng “Tại thời điểm mất hồ sơ, tôi không phụ trách Vụ chính quyền địa phương”.
Ông Thăng cho biết ông đã không phụ trách công việc này từ ngày 15/4, nhưng đến tháng 6 mới phát hiện việc mất hồ sơ.
Nhận định về phát biểu của giới chức Bộ Nội vụ, một chuyên gia về chính sách công của Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nói điều đó cho thấy “sự điều hành của hệ thống này đang có vấn đề”.
“Thứ trưởng mà nói như vậy thì quả là ‘vấn đề’ không chỉ trong quản lý hồ sơ, mà còn trong việc phân công trách nhiệm của những người trực tiếp và liên quan. Theo logic quản lý thông thường thì người thủ trưởng cơ quan đó phải chịu trách nhiệm dù trực tiếp có thể là [lỗi] nhân viên dưới quyền”.
TS. Phạm Quý Thọ nói việc điều tra làm rõ mọi vấn đề liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc thất lạc hồ sơ, là việc làm “cấp bách” nếu muốn xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm đầu năm 2018 như tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, việc thất lạc hồ sơ liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh không đơn giản là một vụ thất lạc giấy tờ thông thường.
TS. Thọ nói thêm:
“Cần phải làm rõ xem hồ sơ này thất lạc như thế nào và động cơ, nguyên nhân thất lạc là gì thì mới có thể ‘làm hơn’ hiện tượng và những người có liên đới hoặc có ý đồ gì đằng sau việc mất hồ sơ này, chứ không đơn giản là việc mất hồ sơ”.
Liên quan đến vụ mất hồ sơ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 3/8, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, cho báo chí biết “Bộ Nội vụ nhận được 2 bộ hồ sơ, một bộ có dấu đỏ từ Hậu Giang đề nghị phê chuẩn chức danh phó chủ tịch tỉnh. Văn thư Bộ Nội vụ có đóng dấu ‘công văn đến’ một bản. Bản gốc chúng tôi vẫn còn, bản đóng dấu công văn đến bị thất lạc”, trích Vietnamnet.
Cũng trong buổi họp báo ngày 12/12, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết hiện Bộ Nội vụ đang đề nghị Bộ Công an “vào cuộc” điều tra vụ thất lạc bí ẩn này.
Ông nói thêm: “Căn cứ kết quả điều tra của Bộ Công an, nếu thấy vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật, có thể truy tố, vì việc này có liên quan đến nhiều người”, theo VnEpxress.
Vụ án Trịnh Xuân Thanh hiện được xem là tâm điểm trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong buổi họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương hồi cuối tháng trước, ông Trọng phải “cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử” các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Riêng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói “trước hết tập trung xét xử công minh” vụ này và “tập trung làm cho bằng được, lần lượt đưa ra xét xử trong năm 2017, tháng 1 và đầu tháng 2/2018”.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến thua lỗ khoảng 3.300 tỷ đồng khi giữ chức Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian từ năm 2007 – 2013.
Sau một thời gian trốn ra nước ngoài, được cho là Đức, ông Thanh bỗng tái xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 7. Việt Nam nói ông Thanh tự ra đầu thú, trong khi chính quyền Đức cáo buộc tình báo Việt Nam đã “bắt cóc” ông Thanh từ Đức đưa về Việt Nam. - VOA
13.
Con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử vào Trung ương Đoàn
Ông Nguyễn Minh Triết, con trai út của cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tái đắc cử vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn với 88,78% số phiếu thuận.
Truyền thông Việt Nam hôm 12/12 chạy dòng tít nói rằng ông Triết, 29 tuổi, trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa 11, nhiệm kỳ 2017-2022, cùng với 150 thành viên khác.
Ông Triết hiện giữ chức Trưởng Ban Thanh niên trường học Trung Ương Đoàn, từng là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa 10, từ năm 2012.
Theo VOV, ông Triết sinh năm 1988, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh. Cuối tháng 6-2014, khi đang là Phó Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển sinh viên Việt Nam, ông được Ban bí thư Trung ương Đoàn cử về làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2013-2017. Vào năm 2015, ông được Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định.
Trước đó, báo Zing.vn cho biết ông Triết là tỉnh ủy viên trẻ nhất của tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.
Hôm 11/12, phát biểu tại phiên khai mạc đại hội Đoàn toàn quốc tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng: “Đoàn cần giúp thanh niên vững vàng bản lĩnh chính trị, tăng sức đề kháng cho thanh niên, tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn,” theo báo Tuổi trẻ.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn nói thêm rằng Đoàn phải làm tốt vai trò ‘nòng cốt chính trị,’ phải đổi mới hoạt động; và phải xây dựng cơ chế để thanh niên phát huy tự chủ, làm giàu chính đáng.
Tên tuổi của gia đình cựu thủ tướng Dũng khá ‘lu mờ’ sau khi ông rời khỏi chức vụ, và lần gần nhất ông xuất hiện trước công chúng là vào tháng 6 năm nay khi trung ương tặng ông danh hiệu “50 năm tuổi Đảng.”
Thậm chí các tờ báo của nhà nước hôm 12/12/2017, dù đưa tin về ông Triết, nhưng không nhắc đến ông Dũng, người được cho là bị buộc phải thôi chức thủ tướng ở đại hội Đảng 12 vào đầu năm 2016.
Khi thân mẫu của ông Dũng qua đời hồi đầu tháng này, tin về đám tang của bà chỉ xuất hiện trên các trang mạng Phật giáo, và không được các tờ báo của nhà nước đề cập. Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, người đứng đầu Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến thắp hương cho bà Nguyễn Thị Hường tại tỉnh Kiên Giang, nơi ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai lớn của ông Dũng, đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.
Reuters nói Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ quyết tâm muốn giải quyết nạn tham nhũng, nhưng một số nhà phê bình cáo buộc giới lãnh đạo hiện nay, đứng đầu là ông Trọng, đã khởi sự một cuộc “săn lùng phù thủy” sau khi phát động chiến dịch điều tra và bắt giữ nhiều nhân vật từng nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền của ông Dũng như cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng, cựu tổng giám đốc Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh. - VOA
14.
Sập lan can trường tiểu học ở Bắc Ninh, hàng chục học sinh nhập viện
13 học sinh trường tiểu học Văn Môn ở tỉnh Bắc Ninh phải nhập viện ngày 11/12 vì lan can tầng 2 của trường sập, khiến học sinh rơi xuống đất từ độ cao khoảng 4 mét.
Trường tiểu học Văn Môn, thuộc xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1995 và đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tai nạn xảy ra trước giờ học buổi chiều ngày 11/12 khi các học sinh đang chơi đùa trên ban công tầng 2 của trường. Do không chịu được sức nặng khi các em xô đẩy nhau, lan can bị bật ra và khiến hàng chục em rơi xuống đất, theo Dân Việt.
Trong số 13 em phải nhập viện, trong đó có 6 em phải chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Các học sinh còn lại được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh và Bệnh viện huyện Yên Phong.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
Đây không phải là lần đầu tiên trường học bị sập tại Việt Nam. Trước đó vào tháng 8, 300 học sinh trường mầm non công lập Thủy Tiên, Đà Nẵng, đã phải nghỉ học vì dãy bờ tường trường học sập, khiến các phòng học bị sập theo.
Cuối tháng 9, một công trình xây dựng trường mầm non tại Khu đô thị Mỹ Đình-Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, cũng bị sập do “kết cấu giàn giáo không đủ khả năng chịu lực, dẫn đến sàn tầng 3 và tầng 2 bị sụp đổ”, VnExpress dẫn kết luận điều tra sơ bộ của thanh tra xây dựng quận Từ Liêm. - VOA
15.
Lãnh đạo ngành cao su Việt Nam bị khởi tố
Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng nhiều người bị công an Việt Nam khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước.
Bộ Công an Việt Nam hôm 12/12 ra thông cáo nói đã khởi tố bị can, khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với năm người trong ngành cao su.
Trong đó có ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam, bị khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Bốn người khác làm việc tại Công ty Cao su Đồng Nai và Phú Riềng, gồm cả ông Nguyễn Thành Châu, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai và Nguyễn Hồng Phú, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng.
Hai người còn lại là nguyên kế toán trưởng hai công ty này.
Thông cáo nói sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn ngày 12/12, công an thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can.
Ông Lê Quang Thung có 17 năm là tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, nghỉ hưu từ tháng Giêng 2012.
Tháng Tám 2010, ông Thung được Thủ tướng Việt Nam bổ nhiệm từ Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ chức Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên. - BBC
16.
Công ty có vốn Thái mua nhiều cổ phần Sabeco?
Bộ Công Thương Việt Nam thông báo chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn cổ phiếu công ty Sabeco trong kế hoạch cổ phần hóa nhằm thu về khoảng 4 tỉ đôla.
Thông báo trên website của bộ này cho biết tính tới ngày 11/12/2017 "có 01 Nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu đang lưu hành của Sabeco đã thực hiện công bố thông tin là Công ty TNHH Vietnam Beverage".
Công ty TNHH Vietnam Beverage, vừa mới thành lập ngày 6/10/2017 có trụ sở tại Hà Nội, được hữu bởi bởi Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam, và công ty này có 49% cổ phần thuộc về BeerCo Limited.
BeerCo Limited là công ty con do tập đoàn rượu bia của Thái Lan là Thai Beverage sở hữu 100% vốn, hãng tin Reuters cho biết.
Thai Beverage (ThaiBev), do tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu, từ chối bình luận, theo Bloomberg và công ty này có thể phải trả tới hơn 2 tỉ đôla cho số cổ phiếu họ dự kiến chào mua.
Giao dịch cổ phiếu công ty bị ngưng hôm thứ Ba tại Singapore để chờ thông báo trong khi cổ phiếu Sabeco tăng 7%.
Vốn sở hữu nước ngoài trong Sabeco được giới hạn ở mức 49%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư chỉ có thể chào mua tối đa là 39% bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 10% cổ phần tại Sabeco.
Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần của Bộ Công Thương tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) quy định "nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua với khối lượng đạt hoặc vượt các tỷ lệ sở hữu phải chào mua công khai theo Luật Chứng khoán phải thực hiện báo cáo Ban tổ chức Chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước khi thực hiện 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua," thông báo nói thêm.
Trước đó, nhiều tờ báo cho rằng các công ty rượu bia khác trong đó có Anheuser-Busch InBev (Bỉ) và Kirin Holdings (Nhật) đã và đang chuẩn bị chào mua cổ phần.
Một bản tin của Reuters nhận xét: "Việc thiếu vắng quyền kiểm soát [cổ phần] và cách bán cổ phần không chính thống khiến một số nhà thầu tiềm năng không muốn mua, giới ngân hàng và luật sư cũng như các nhà đầu tư quan tâm theo dõi vụ việc cho biết".
Mới đây Bộ Công thương thông báo triển khai bán 53,59% vốn điều lệ của Sabeco do bộ này làm đại diện chủ sở hữu.
Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước tại Sabeco được mô tả là "công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm; đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; Theo giá thị trường; tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về thị trường chứng khoán, các cam kết quốc tế".
Công ty TNHH Vietnam Beverage có người đại diện theo pháp luật là ông Michael Chye Hin Fah và Giám đốc là bà Trần Kim Nga.
Báo Zing.vn đưa tin ông Michael Chye Hin Fah là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Báo Zing.vn mô tả động thái BeerCo Limited mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam vào cuối tháng 11 được giới chuyên gia đự đoán như một phương tiện để chào giá cho Sabeco với tư cách một nhà đầu tư trong nước, tạo ra lợi thế hơn so với các đối thủ quốc tế.
Để hiện thực hóa "công khai và minh bạch, những chuyên gia chấm thầu phải là chuyên gia quốc tế" để tránh "lợi ích nhóm" hay "bị tác động bởi các yếu tố khác," theo luật sư Lê Nết từ hãng luật LNT & Partners nói với BBC mới đây.
"Cần chọn những doanh nghiệp không những trả tiền cao nhất để mua lại phần vốn của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, mà còn phải có kế hoạch kinh doanh bài bản để phát triển… Đó là những doanh nghiệp có cam kết kinh doanh dài hạn và sẵn sàng chịu phạt nếu không đạt được cam kết đó"
Luật sư Lê Nết cũng nhắc lại vụ án VN Pharma như một ví dụ điển hình của việc thiếu minh bạch của "chính sách ủng hộ doanh nghiệp trong nước, không cho doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa". - BBC
|
17.
Công an VN điều tra Khaisilk 'vì buôn hàng giả'
Bộ Công thương Việt Nam nói kiểm tra một số mẫu của công ty Khaisilk đã cho thấy "không có thành phần silk" trong sản phẩm mang nhãn "100% silk".
Trong lúc đó, một luật sư lại cho rằng kết luận này "đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát" cho chủ doanh nghiệp.
Hôm 12/12, Bộ Công Thương ra thông báo về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại công ty Khải Đức, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Khaisilk.
Văn bản này ghi: "Công ty đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng."
"Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm ("100% silk")."
Ngoài ra, Bộ Công Thương nói công ty Khải Đức:
có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng
vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn
vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa
che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác
Do vậy, Bộ Công Thương "chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự."
Ý kiến một luật sư
Hôm 12/12, trả lời BBC, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói: "Kết luận Thanh tra chỉ mới đề cập về hành vi phạm mà không nói rõ về mức độ vi phạm. Do đó, cũng khó nói trước là có truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân liên quan tại Công ty Khải Đức hay không."
"Trái lại, đứng ở góc độ nào đó, theo tôi kết luận của đoàn thanh tra này đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát cho công ty này cũng như những cá nhân liên quan."
"Bởi trước đó, đại diện Công ty Khải Đức cho rằng do quản lý yếu kém nên nhân viên bán hàng đã tự ý mua hàng bên ngoài đưa vào để bán chứ họ không có chủ trương mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk "Made In Vietnam."
"Và nay kết luận thanh tra cũng nói rõ: "Từ năm 2009 đến ngày 15/10/2017, công ty này không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang. Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa: khaisilk, Khaisilk Made In Vietnam, Khaisilk Cách Điệu."
"Vì vậy, có thể nói kết luận của Bộ Công Thương gián tiếp chứng minh rằng Công ty Khải Đức đã không nhập hàng Trung Quốc từ năm 2009 nên bê bối hàng giả vừa qua là do nhân viên thực hiện chứ không phải chủ trương của chủ công ty. Với kết luận trên thì doanh nghiệp này cũng có thể phủi trách nhiệm bằng cách cho rằng mình là nạn nhân của các nhà cung cấp trong nước."
Luật sư Sơn phân tích thêm: "Theo kết luận, Công ty Khải Đức có dấu hiệu của việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (sử dụng hóa đơn không do cơ quan thuế phát hành, quản lý; tên hàng hoá thực tế khác với tên hàng hóa ghi trên hóa đơn), mua bán hàng không có hóa đơn chứng từ (Công ty Khải Đức không chứng minh được số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thực tế kiểm tra). Do đó, theo tôi, ngoài dấu hiệu của tội buôn bán hàng giả, Công ty Khải Đức còn có dấu hiệu của tội trốn thuế."
"Nếu quy mô bán hàng giả cũng như số tiền thuế trốn được đạt mức mà bộ luật hình sự quy định thì cơ quan điều tra chắc chắn phải khởi tố vụ án về tội buôn bán hàng giả, tội trốn thuế."
"Trong trường hợp đó, nếu cơ quan điều tra xác định được rằng việc mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk là chủ trương của ông Hoàng Khải thì ông này đương nhiên phải bị khởi tố với vai trò là người chủ mưu còn các cá nhân liên quan sẽ bị khởi tố với vai trò là đồng phạm giúp sức." "Trong trường hợp, đây là chủ trương của người quản lý cấp dưới nhưng ông Hoàng Khải biết mà không phản đối thì ông này vẫn bị truy tố với vai trò là đồng phạm."
Luật sư cũng nói thêm: "Chắc chắn là trong vụ này, quản lý thị trường cũng phải có trách nhiệm rồi. Tuy nhiên, tùy theo hậu quả thì mới có thể đặt vấn đề hình sự hay không." - BBC
18.
Ngân hàng Thế giới nói kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7% trong năm nay.
Đó là thông tin trong một báo cáo được Ngân hàng Thế giới công bố ngày hôm qua. Báo cáo này cũng dự báo rằng về trung hạn, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình ở mức 6,5% mỗi năm.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra những lý do sau đây để giải thích cho mức độ tăng trưởng khá cao của Việt Nam trong năm nay:
Thứ nhất là thu nhập của người dân tăng lên, tỉ lệ nghèo giảm xuống. Điều đó làm cho tiêu dùng tăng lên.
Thứ hai là kinh tế vĩ mô ổn định, cộng với sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu đã làm cho Việt Nam có thêm nhiều việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm mới trong ngành chế tạo trong ba năm qua, và 700 ngàn việc làm mới trong các nhành xây dựng, bán lẻ, và dịch vụ.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng ghi nhận từ năm 2014 đến năm 2016, mức lương của công nhân Việt Nam đã tăng khoảng 15%.
Tuy nhiên báo cáo cũng cảnh báo rằng nợ xấu vẫn còn cao, mặc dù đã có những cố gắng để giải quyết.
Về mặt chi tiêu công, báo cáo nói rằng đã được cắt giảm trong năm 2017, làm cho bội chi ngân sách được giảm. Tuy vậy báo cáo nói rằng tình hình này chưa chắc đã kéo dài vì Việt Nam còn cần đầu tư nhiều tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa ra lời khuyên là Việt Nam nên cải cách cơ cấu kinh tế nhanh hơn, với trọng tâm là kỹ năng của lực lượng lao động, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách môi trường kinh doanh, ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế vì sắp tới đây tốc độ đầu tư sẽ giảm. - RFA
19.
Dân biểu Alan Lowenthal: “Việt Nam cần thực hiện đúng những gì đã tuyên bố”
Nhân dịp Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Đài Á Châu Tự Do vào sáng thứ Ba, ngày 12 tháng 12 năm 2017 và có cuộc trao đổi ngắng với Ban Việt ngữ liên quan tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2017.
Hòa Ái: Trước hết, xin được hỏi Dân biểu Alan Lowenthal, ông đánh giá thế nào về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm nay?
Dân biểu Alan Lowenthal: Tôi tiếp tục quan ngại tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm mới 2018. Việt Nam vẫn chưa có tự do tôn giáo, như trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ còn bị quản thúc tại chùa. Nhiều blogger bị bắt giữ và cầm tù. Mỗi khi một tù nhân lương tâm được trả tự do thì lại có nhiều người khác bị bách hại.
Việt Nam thực hiện một vài bước tiến nhưng cũng có nhiều hành động thụt lùi trong vấn đề nhân quyền.
Tôi cũng quan ngại vấn đề liên quan ngư dân và công nhân tại khu vực Bắc miền Trung không nhận được đầy đủ số tiền bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bởi nhà máy thép Formosa thải độc tố ra biển làm ảnh hưởng cuộc sống của rất nhiều người.
Vì thế, tôi không chỉ rất quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, mà tôi còn lo ngại cho các quyền của công nhân và của người lao động cũng như quyền về môi trường của người dân Việt Nam.
Hòa Ái: Trong năm qua, Chính quyền Hà Nội lên tiếng khẳng định rằng họ đã có các nỗ lực để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Ông đồng ý với điều này không, thưa ông?
Dân biểu Alan Lowenthal: Tôi không nghĩ vậy. Tôi ghi nhận là Việt Nam đã thực hiện một số việc như gần đây họ trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, một mục sư thuộc Hội thánh Tin lành Lutheran đã giúp đỡ cho nhiều người sắc tộc thiểu số. Thế nhưng, sau khi Mục sư Nguyễn Công Chính được ra tù trước thời hạn thì những người khác bị bắt giữ. Cho nên, như tôi đa nói là họ thực hiện một vài bước tiến rất dè dặt nhưng lại có nhiều bước lùi vì vẫn không cho tự do tôn giáo, tự do biểu đạt và tụ do truyền thông ở Việt Nam. Họ vẫn kiểm soát một cách chặt chẽ. Do đó, tôi nghĩ có tiến bộ một chút xíu thôi vì Chính quyền Việt Nam còn bắt bớ quá nhiều người dân khi những người này thể hiện các quyền tự do của họ.
Hòa Ái: Có phải ông muốn nhắc đến trường hợp của Blogger Mẹ Nấm, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài…
Dân biểu Alan Lowenthal: Đúng vậy!
Hòa Ái: Thưa ông, trong năm 2018, Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ cần làm gì để thúc đẩy cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam?
Dân biểu Alan Lowenthal: Chúng tôi cần phải tiếp tục gây áp lực đối với Việt Nam trong lúc họ thắt chặt hơn nữa trong ban giao kinh tế với Hoa Kỳ. Việt Nam muốn ký kết hợp đồng thương mại với Hoa Kỳ để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Và nếu chúng tôi hợp tác theo mong muốn của Việt Nam thì chúng tôi sẽ yêu cầu Hà Nội làm đúng theo những gì như họ tuyên bố. Hoa Kỳ không đòi hỏi Việt Nam phải làm gì thêm, mà chỉ cần phải có trách nhiệm để cho dân chúng tự do tín ngưỡng và tôn giáo, những người dân cất lên tiếng nói phản biện không bị bắt bớ, đặc biệt là blogger và luật sư. Và một điều quan trọng khác là Chính phủ Việt Nam bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong thảm hoạ môi trường biển. Thảm họa môi trường này thật tồi tệ!
Hòa Ái: Cảm ơn Dân biểu Alan Lowenthal dành cho RFA cuộc phỏng vấn này. Thưa quý vị, vào ngày 7 tháng 12 vừa qua, Dân biểu Alan Lowenthal cùng nhiều Dân biểu và Thượng nghị sĩ đã đệ trình nghị quyết lên Quốc Hội Hoa Kỳ, ghi nhận Ngày Nhân quyền 2017 như một thông điệp nhắc nhở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng tranh đấu cho các quyền tự do căn bản của người dân bất kể quốc gia nào. - RFA
Link:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét