Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Nguồn gốc của từ "MẸ" trong tiếng Việt - Kenh14.vn

Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 1.
Giả thuyết phổ biến lớn nhất về việc những từ để chỉ người phụ nữ có công sinh thành là “mẹ” trong tiếng Việt, “mother” trong tiếng Anh, “mère” trong tiếng Pháp, “妈妈” (māma) trong Tiếng Trung… là “âm môi”. 
<!>Âm môi là âm mà chỉ cần mở môi là có thể phát âm được (như “m” hay “b”) - bởi vậy âm này rất dễ được trẻ con "bập bẹ" nói trong những năm tháng đầu đời.
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 2.
 "Mẹ" là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp,
Tiếng Việt là một thứ tiếng tổng hợp từ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó đặc biệt chịu sự ảnh hưởng lớn của tiếng Trung Quốc. Bởi vậy, những từ ngữ đầu tiên, hoặc rất lâu đời có nhiều từ là sự biến hóa, biến âm của tiếng Trung Quốc. Các cách gọi “Mẹ” của người Việt từ trước đến nay cũng vậy. 
Thực tế thì “mẹ” là cách gọi hiện đại. Bởi "Mẹ" là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp, với nghĩa rất rõ ràng là người phụ nữ có công sinh thành.. Nhưng trước khi chúng ta có “mẹ”, thì những cách gọi khác có phần phổ biến hơn. 
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 3.
Đầu tiên phải nói đến đó là “mẫu thân” (cách gọi này chủ yếu xuất hiện trong văn viết, dùng trang trọng), một từ phiên âm trực tiếp từ tiếng Trung Quốc là母親 với phát âm là “mǔqīn”. Nhưng “mǔqīn” là phát âm chính thống, còn đối với tiếng địa phương (vùng phía Nam Trung Quốc – Phúc Kiến, trực hệ của tiếng Việt) thì母親còn được phát âm là “búchhin” , và cách phát âm này ảnh hưởng trực tiếp đến cách gọi “bu” ở phía Bắc Việt Nam. 
Hiện nay thì “bu” vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, và do biến âm thì còn có các cách gọi khác như “bầm” (Bắc Ninh) hay “u” (Hà Nam). 
Miền Trung và miền Nam thì có những cách gọi gần với tiếng Trung Quốc hơn cả. Cả hai từ “mạ” (Huế), và “má” (Nam Bộ) đều xuất phát trực tiếp từ từ “妈妈” (māma). Biến âm của “mạ” còn có “mệ”.
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 4.
Ngoài phát âm, các biến thể từ nghĩa cũng ảnh hưởng đến cách gọi mẹ. Ví dụ như cách gọi giống, hay hành động cũng được dùng để chỉ “mẹ”. Miền Bắc còn có cách gọi mẹ là “cái” như trong câu ca dao: "Nàng về nuôi cái cùng con/  Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng". 
Hay “cái” trong “Bố cái” (Sơn Tây), hoặc gọi trực tiếp từ hành động như “đẻ”, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn. 
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 5.
Ngoài ra, tục lệ cũng là một trong những nhân tố khiến cho xưng hô biến hóa. Người Việt trước đây tin rằng, việc “gọi chệch”, “đặt tên xấu” sẽ khiến cho những đứa trẻ sinh non, yếu ớt lúc bé sống dễ hơn, vì “xấu” nên không bị ma quỷ đụng vào. 
Đó là lý do hình thành những cái tên như “thằng cu”, “cái hĩm”, bố mẹ không gọi trực tiếp tên con mà gọi chung chung. Con cái cũng đôi khi bị bắt gọi chệch bố mẹ, để tránh thân thiết quá mà bị ma quỷ quấy nhiễu. 
Đây là tục lệ có phần mê tín dị đoan nhưng cho đến hiện tại, một số vùng nông thôn Việt Nam vẫn dùng. Tục này dẫn đến việc gọi chệch bố mẹ thành “anh chị”, “cậu mợ”, “chú thím”, những danh từ vốn chỉ những người thân khác, gần gũi với “bố mẹ”.
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt? - Ảnh 6.
Theo thời gian, con cái còn gọi bố mẹ bằng những danh từ khác tùy theo thời kỳ. Khi bố mẹ già, nhiều người khi nói về bố mẹ hay sử dụng các từ như “ông cụ”, “bà cụ”.  
Đây là những danh từ để chỉ người lớn tuổi trong gia đình nói chung, và thường được sử dụng với đại từ sở hữu (tôi, anh) để chỉ chính xác bố mẹ của ai đó khi họ về già. Trong gia đình, cách xưng “ông-con”, “bà-con” cũng được con cái dùng khi họ có gia đình riêng. Người Việt gọi đó là “lên chức”. 
Trên thực tế, còn rất nhiều cách gọi "mẹ" khác, trên đây chỉ là một vài cách gọi mà tác giả tổng hợp được dựa vào một số nguồn tài liệu tham khảo gồm có:
- Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh 
- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả của Phan Ngọc 
- Từ điển tiếng Trung 
- Problems in Comparative Chinese Dialectology — the Classification of Miin and Hakka. 
Nếu bạn còn biết những cách gọi "mẹ" nào khác thì hãy chia sẻ với chúng tớ bằng cách comment ở phía dưới bài nhé! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét