Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Hồ tử thần - nơi sảy chân ngã xuống sẽ bị hóa đá



Hồ Natron ở Tanzania có màu đỏ tươi như máu, và bất kỳ loài vật nào sảy chân rơi xuống đều bị hóa đá một cách bí ẩn.


Từ trên cao nhìn xuống, hồ Natron nằm ở phía bắc Tanzania, gần biên giới Kenya, nổi bật với sắc đỏ, theo Amusing.

<!>
Tuy nhiên, với người dân địa phương, Natron không hề đơn giản chút nào. Người ta thậm chí còn đặt cho nó một tên gọi khác, hồ Tử thần.

Lý do hồ có tên gọi chết chóc như vậy là từ hàng nghìn năm nay, bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ, xác đều bị hóa đá. Khi mực nước hồ hạ thấp, xác các loài động vật này dạt vào bờ, trên mình chúng đều phủ một lớp muối.

Xác các con vật kém may mắn này được bảo quản tốt dưới lòng hồ. Hình dáng sống động của chúng vẫn được giữ nguyên, điều khiến chúng khác biệt so với khi còn sống là toàn thân được phủ trong những lớp xi măng bằng muối.

Theo các nhà khoa học, các con vật sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn nên xác của chúng vẫn giữ nguyên hình dáng như khi còn sống.

Nguyên nhân khiến hồ có khả năng hóa đá mọi thứ là ngọn núi lửa triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam của hồ. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, khác hẳn với loại muối trong nước biển thông thường.

Khu vực xung quanh hồ có nhiệt độ cao, đất đai khô cằn, thời tiết nóng bức và nhiều bụi. Đây cũng là điểm du lịch không phải lý tưởng đối với nhiều người. Tuy nhiên, với nhiều phượt thủ có đam mê trải nghiệm và khám phá, hồ Tử thần thực sự là một điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình.

Ngoài khả năng hóa đá mọi thứ, hồ Natron còn có một vẻ đẹp khác khiến nhiều nhiếp ảnh gia bị mê hoặc. Đó chính là hơn hai triệu con chim hồng hạc. Chúng thường xuyên đậu trên mặt hồ và đây cũng là nơi lý tưởng để chúng làm tổ trong mùa sinh sản.

Môi trường kiềm của hồ là cái bẫy lý tưởng giúp hồng hạc chống lại kẻ thù - những con vật cố gắng tiếp cận tổ của chúng. Khả năng hóa đá mọi thứ của Natron đã đem đến không gian yên bình cho hồng hạc vào mùa sinh sản. Một số chim hạc cũng bị rớt xuống lòng hồ, nhưng số lượng này không nhiều.

Khi mực nước ở hồ hạ xuống, hồng hạc sẽ đậu trên các mỏm muối và làm tổ bằng bùn từ núi lửa, tạo nên một cảnh tượng mãn nhãn đối với du khách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét