Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Hà Nội Ngày 07.12. 2017 Kỷ Niệm Quốc Tế Nhân Quyền - Le Anh Hung

Trong hình ảnh có thể có: 17 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và giày

HÃY TRẢ LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM!!!<!>
 
Trong hình ảnh có thể có: 19 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
 
 
 

Hội Đồng Giám Mục Đức lên tiếng hỗ trợ Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Tôn Vinh - 08.12.2017
Vào ngày 07 Tháng 12, 2017 cựu Tù Nhân Lương Tâm, Gs Phạm Minh Hoàng có cuộc gặp gỡ với Ts Daniel Legutke của Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Đức Quốc tại Bonn.


Ảnh: Ts Legutke và Gs Phạm Minh Hoàng.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bắt đầu cuộc trò chuyện với Ts Legutke bằng lời tâm tình về tiểu sử của ông: Trước ngày Miền Nam thất thủ ông du học tại Paris. Như nhiều người Việt ở nước ngoài trong thời điểm này rất đau buồn cho đất nước bị rơi vào ách Cộng sản, nhưng ông đã không từ bỏ ước mơ luôn ấp ủ là trở về xây dựng đất nước. Và nó đã trở thành hiện thực vào năm 2000. Ông trở về dạy tại đại học Bách Khoa Sài Gòn.
Tuy nhiên, vào tháng 8, 2010 ông bị bắt với cáo buộc "âm mưu lật đổ chế độ", bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nhà cầm quyền vu khống ông là đảng viên Việt Tân, hoạt động bạo động trong khi ông và những thành viên Việt Tân chỉ đấu tranh ôn hòa bằng những thông tin về bảo vệ môi trường, giáo dục, những vấn đề về toàn vẹn lãnh thổ và tự do dân chủ.
Tiến sĩ Daniel Legutke cho biết dự tính của ông và HĐGM Đức trong thời gian tới là sẽ lên tiếng với chính phủ Đức, đặt vấn đề với CSVN liên quan đến Formosa và bảo vệ môi sinh vì Bộ Phát Triển và Cộng Tác (Entwicklung und Zusammenarbeit von Deutschland) đã đầu tư rất nhiều tiền để bảo vệ bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay chưa thấy chính phủ Việt Nam làm gì cả với ngân khoản này. Ngoài ra HĐGM yêu cầu chính phủ Đức đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình cộng tác và phát triển với nhà cầm quyền Việt Nam nhằm bảo vệ môi sinh.
Trong lúc trao đổi về tình hình nhân quyền căng thẳng từ đầu năm đến nay, Gs Phạm Minh Hoàng đã trao cho Ts Daniel Legutke một tập hồ sơ về những nạn nhân bị tra tấn. Đồng thời Ts Legutke cũng cho biết, HĐGM Đức có một văn thư do chính Chủ tịch UB CL&HB, Ts Stephan Ackermann ký, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện và tức khắc cho TNLT Nguyễn Văn Oai. Văn Thư được gởi đến ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Tô Lâm cũng như đến Tòa đại sứ Đức tại Việt Nam để thông tin.
Tường trình của Ts Legutke cho thấy sự đóng góp của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình HĐGM Đức cho TNLT Việt Nam là đáng kể.
 

Hồ sơ "Shadow Report On Police Torture in Vietnam" thu thập những bằng chứng về sự bạo hành, tra tấn tại Việt Nam trong nhiều năm qua và là bước khởi đầu của tiến trình kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế.
 
Tôn Vinh tường trình từ Bonn
 
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/3551
 
 
 
Buổi điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam tại Quốc hội Úc Đại Lợi

NTXL

Vào ngày 7 tháng 12, tại thủ đô Canberra, Úc Châu, một buổi điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam trước Tiểu Ban Nhân quyền Quốc Hội Liên Bang Úc đã được tổ chức dưới sự chủ tọa của Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Dân Biểu Anne Aly và Thượng Nghị Sĩ Claire Moore.
Phái đoàn Việt Nam gồm có Linh Mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Linh Mục Phan Sỹ Phương và Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh thuộc Uỷ Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Môi Trường Biển, Giáo phận Vinh, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và là con của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện Đảng Việt Tân tại Úc Châu, đã làm việc với một lịch trình sít sao từ 8 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều.
JPEG - 30.5 kb
Từ trái sang phải: Anh Lê Xuân Đôn; anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn; Dân Biểu Chris Hayes; Linh Mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đại diện Đảng Việt Tân tại Úc Châu.
JPEG - 39.6 kb
 
Phái đoàn trao đổi cùng Dân Biểu Tim Hammond.
Phái đoàn đã gặp gỡ các Dân Biểu Chris Hayes, Tim Hammond, Milton Dick, Thượng Nghị Sĩ Zed Seselja, Dân Biểu Anne Aly, Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Úc, Nghị Viên Alistair Coe, Thủ Lãnh Đảng Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc.
Phái đoàn đã trình bày về tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, tự do tôn giáo bị ngược đãi và người dân miền Trung vẫn đang phải sống với những hệ lụy thảm hoạ Formosa.
JPEG - 27.9 kb
Từ trái sang phải: Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Anne Aly, ông Dan đại diện cho Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Kevin Andrews và Thượng Nghị Sĩ Claire Moore.
 
Được biết trước đó, chiến dịch #StopTheCrackDownVN (Ngưng Ngay Đàn Áp) của liên minh nhiều tổ chức phi chính phủ và đảng phái trong và ngoài nước đã tạo được sự quan tâm của thế giới về sự đàn áp khốc liệt tại Việt Nam. Tại Úc, Dân Biểu Chris Hayes đã vận động 68 đồng viện cùng ký tên vào thông báo phản đối nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền.
Với những kinh nghiệm trên, chính giới Úc đã bảy tỏ sự cảm thông sâu xa khi nghe những chia sẻ thiết tha của người con đi tìm công lý cho cha; những thương tâm của vị chủ chăn bị đàn áp, hành hung bắt bớ khi lên tiếng bảo vệ quyền làm người cho giáo dân và cho chính mình.
Các buổi gặp gỡ chính giới và điều trần chấm dứt lúc 6 giờ cùng ngày với những thành quả rất khích lệ. Linh Mục Nguyễn Thanh Tịnh đã chia sẻ qua một chương trình livestream trên Facebook: “Trước buổi điều trần, tôi nghĩ không làm được việc gì, nhưng khi gặp anh em, gặp tất cả mọi người, thấy không khí làm việc nghiêm túc và họ quan tâm đến vấn đề của Việt Nam, tự nhiên lấy lại được sức mặc dù từ sáng đến giờ chưa ăn gì…”
JPEG - 24.7 kb
Linh Mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh
Theo Linh Mục Tịnh: “Tiểu ban Nhân quyền Quốc Hội Úc họ biết rất rõ tình hình nhân quyền tệ hại tại Việt Nam, và họ mong muốn mình nói những cái mắt thấy tai nghe, tình trạng hiện nay ở Việt Nam như thế nào. Khi nghe những chuyện cụ thể thì họ rất ngạc nhiên vì không thể tưởng tượng được như vậy. Trong phần nói chuyện, tôi yêu cầu chính quyền Úc nếu hợp tác với Việt Nam thì cần đặt trên nền tảng về nhân quyền. Bằng không thì sẽ tạo nên hình ảnh đồng lõa với Việt Nam vi phạm nhân quyền. Họ ghi chép và quan tâm và hứa sẽ đặt điều kiện khi làm ăn với Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ có tác động đối với Việt Nam trong tương lai.”
Linh Mục Nguyễn Thanh Tịnh cũng cho biết thêm việc Linh Mục Nguyễn Đình Thục khi đến phi trường Tân Sơn Nhất thì bị chặn lại với lệnh cấm xuất cảnh. Do đó, Linh Mục Nguyễn Đình Thục đã không thể đến Úc tham dự buổi điều trần.
JPEG - 25.7 kb
Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa
Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn bày tỏ sự cảm kích đối với chính giới Úc, anh nói: “Sự tiếp đón của các dân biểu Úc rất nồng hậu và họ am hiểu tình hình Việt Nam, cho nên khi mình đến để nói những câu chuyện của các nhà đấu tranh trong nước đang gặp phải, những chuyện rất đáng để nghe, thì nhiều người rất ư là ngỡ ngàng và tỏ ra vô cùng thông cảm. Như bà TNS Claire Moore đã xuống tận nơi tôi ngồi để nghe và hỏi rất nhiều câu hỏi về gia đình tôi, khiến tôi vô cùng cảm động. Hy vọng với nỗ lực của chúng ta, sẽ đưa đến một kết quả có triển vọng tốt đẹp”. 
Thủ đô Canberra sau nhiều ngày mưa dầm, đã trở nên quang đãng, nắng đẹp trong ngày 7 tháng 12 như báo hiệu một điềm lành, tốt đẹp cho nhân quyền tại Việt Nam.
NTXL ghi

Không có gì đáng vui mừng khi Đinh La Thăng bị bắt hoặc bất cứ tên lãnh đạo nào vào khám. Vì chưng, kẻ nào cũng tham nhũng, tên già Nguyễn Phú Trọng tham nhũng còn kinh tởm và ghê gớm hơn. Từ hồi lão này làm bí thư thành ủy Hà Nội đã có hàng nghìn hồ sơ tham nhũng, đại dự án Ciputra Tây Hồ Trọng đã trở nên gian hùng hơn chính trường. Nguyễn phú Trọng có hồ sơ tham nhũng rất dầy. Đáng tiếc thế lực đối đầu với Trọng quá ư hèn nhác.
 
 
La Thăng cách Xi bao xa?
 
Vũ Thạch - 09.12.2017

Mới nhìn, có vẻ việc ông Đinh La Thăng đang bị đánh dồn dập chẳng liên hệ gì tới Xi Jinping - Tập Cận Bình, ngoại trừ cái thủ thuật Đả hổ đập ruồi, tức dùng lý cớ diệt tham nhũng để trừ đối thủ, đang được hùng hổ đem ra ứng dụng tại Việt Nam.
Nhưng nhiều người lại bảo chính vì đứng xa Xi như thế mà không chỉ ông Thăng mà cả phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị dồn vào chân tường và bị tỉa từng người: hết Vũ Huy Hoàng đến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, và còn nhiều nữa.
Tại sao vậy?
Chẳng phải cánh ông Nguyễn Tấn Dũng chống Tàu hay ghét xâm lược, nhưng họ đã thua trong cuộc chạy đua xin Bắc Triều phong vương trước Đại hội đảng XII năm 2016. Tập Cận Bình đã chọn và phe ông Nguyễn Phú Trọng thắng.
Kể từ ngày được chọn, sức mạnh của phe ông Trọng đã xoay ngược 180 độ như một phép lạ. Người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng đã biết và còn nhớ rất rõ tại sao ông có biệt danh Trọng Lú. Không phải một ngày, một tháng mà trong suốt con đường chính trị dài nửa thế kỷ, ông Trọng có vô số các phát biểu dại dột thuộc loại "Tình hình biển Đông không có gì mới", hay "Lãnh đạo phải là người Bắc có lý luận", ... Người ta cũng nhớ một ông Trọng mếu máo ở cuối Đại Hội Đảng XI, không kỷ luật được đồng chí X, vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm đa số ủy viên Trung ương đảng.
Cái gì đang biến Trọng Lú thành Trọng Thiên Tài? Câu trả lời duy nhất thỏa đáng là: Tiền Trung Quốc và cố vấn Trung Quốc.
Thật vậy, chỉ có tiền TQ mới có đủ khả năng đánh bạt sức mua chuộc của phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhìn cảnh đám ma mẹ ông Dũng vào tháng 12/2017, người ta đủ thấy toàn bộ đàn em ông Dũng đã đổi chủ. Bàn tay của các cố vấn TQ cũng hiện ra khá rõ khi so sánh các bước tiến hành của Đả hổ đập ruồi TQ với Lò đốt củi VN, tức theo đúng bài bản của Vương Kỳ Sơn - tay hung thần khủng khiếp nhất TQ hiện nay dưới trướng Tập Cận Bình. Nay ông Trần Quốc Vượng cũng đã được chính thức cho đóng vai trò của Vương Kỳ Sơn cho VN.
Cảnh này khá giống cơn ác mộng Cải cách điền địa TQ tiến sang thành Cải cách ruộng đất VN, với các đại cán, tiểu cán TQ điều khiển trực tiếp các cuộc đấu tố, quyết định trực tiếp các con số chỉ tiêu tiểu nông, trung nông, địa chủ cho từng địa phương ... thời ông Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Diễn biến kế tiếp sẽ là gì trong những tuần, tháng trước mặt? Ít ai nhìn các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh mà không nghĩ đến 2 bia bắn kế tiếp: Đồng chí X và đồng chí C. Gia đình 2 ông đều đang có núi tài sản cao nhất nước ở cả trong và ngoài VN, cũng như còn nắm nhiều dữ kiện bí mật của các lãnh tụ đang nắm quyền.
Tại điểm này, có thể kết luận động lực chính đằng sau các chuyển động đang rung rinh mặt đất hiện nay là:
- Tiền Vốn đang có từ Bắc Kinh, và
- Tiền Lời sắp có từ các đồng chí cũ.
 

Bắt Đinh La Thăng: Kịch bản Tháng Tư tái hiện

Thiền Lâm – Cali Today news
 
Tình trạng tự do nửa vời trong thời gian qua của cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vừa chính thức chấm dứt sau khi ông bị tước quyền “bất khả xâm phạm” tại Quốc hội, bị khai trừ đảng và đồng thời bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam.

Kịch bản tháng Tư đã tái hiện.

Vào những ngày cuối tháng 4/2017, trong lúc đang nổi lên dư luận về việc Bí thư Đinh La Thăng đã “thoát”, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng bất ngờ công bố kết luận kiểm tra đối với ông Đinh La Thăng, đặc biệt về trách nhiệm bị coi là “rất nghiêm trọng” vào thời kỳ ông Thăng còn là chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN). Chỉ hai tuần sau đó, tại Hội nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền, Đinh La Thăng chính thức mất chức ủy viên bộ chính trị.

Sau khi bị loại khỏi Bộ chính trị và ghế bí thư thành ủy TP.HCM, ông Thăng được đưa về Ban Kinh tế trung ương với chức vụ phó ban để “nhốt quyền lực vào lồng” – theo một cách nói ngụ ý ưa thích của Tổng bí thư Trọng. Đồng thời, ông Thăng đươc bố trí về Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa.
Theo nhận định của một số nhà quan sát chính trị, đáng lý ra Đinh La Thăng đã bị “trảm” tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền diễn ra vào đầu tháng 10/2017. Tuy nhiên trong hội nghị chính trị này, hiện tượng đáng ngạc nhiên là Tổng bí thư Trọng không một lần “điểm danh” Đinh La Thăng, mà chỉ “diệt ruồi” bí thư thành ủy Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.

Tuy vậy, rõ ràng ông Trọng không hề quên chuyện cũ. Nếu sau chỉ đạo của Tổng bí thư Trọng đưa ra xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh và Hà Văn Thắm giai đoạn 2, một số người vẫn cho rằng ý chỉ của tổng bí thư chỉ muốn xử” những quan chức bậc trung của PVN (Tập đoàn Dầu khí quốc gia) chứ không hẳn là Đinh La Thăng, thì khi một số tờ báo “dạo nhạc” với vụ 800 tỷ đồng mà PVN gửi vào OceanBank cùng trách nhiệm của ông Thăng, nhiều người đang hình dung ra một kết cục “xử Thanh trước, Thăng sau” và sẽ không còn tư thế “tại ngoại” dành cho Đinh La Thăng.
Vào ngày 25/11/2017, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Trọng đã bất ngờ chỉ đạo khẩn trương đưa vụ Trịnh Xuân Thanh và giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm ra xét xử vào tháng 1 và tháng 2 năm 2018.

“Giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm” lại liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Đinh La Thăng. Bởi ngay sau khi Hà Văn Thắm của OceanBank bị Viện Kiểm sát đề nghị án chung thân, còn Nguyễn Xuân Sơn của Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu còn nặng hơn – tử hình, Hội đồng xét xử đã trực chỉ Đinh La Thăng với yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ vụ 800 tỷ đồng của PVN gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm…
Ngày 8/12/2017, tức khoảng hai tuần sau cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, số phận của Đinh La Thăng đã được định đoạt.

Một khả năng lớn có thể đã xảy ra là “sáng quyết, chiều loại”. Tức vào buổi sáng ngày 8/12, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trọng để quyết định về số phận ông Đinh La Thăng theo tinh thần “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” (như một phát ngôn của Tổng bí thư Trọng), để đến buổi chiều cùng ngày Ủy ban Thường vụ quốc hội lập tức nhóm họp và chấm dứt luôn tư cách đại biểu quốc hội của ông Thăng.
Theo thông lệ chính trị ở Việt Nam, một khi không còn là đại biểu quốc hội, bất cứ ai cũng có thể bị công an khởi tố và bắt giam.
Trường hợp một đại biểu quốc hội gần nhất bị Ủy ban thường vụ quốc hội tước quyền “bất khả xâm phạm” và bị công an khởi tố bắt giam là bà Châu Thị Thu Nga. Vụ việc này xảy ra vào năm 2015. Trước đó, bà Thu Nga còn “chạy” ghế đại biểu quốc hội đến 30 tỷ đồng.

Kịch bản tháng Tư cũng lặp lại ở một điểm khác: báo Tuổi Trẻ.
Ngày 8/12/2017, Tuổi Trẻ – tờ báo thuộc Thành đoàn TNCS và từng thuộc quyền chỉ đạo của Đinh La Thăng, đã đăng tin “Cho thôi đại biểu quốc hội đối với ông Đinh La Thăng”.
Đây cũng là lần đầu tiên Tuổi Trẻ nói rõ: “Cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.
Vào cuối tháng Tư năm 2017, Tuổi Trẻ cũng là một trong những tờ báo tiên phong trong việc đăng tin tức về kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng đối với ông Đinh La Thăng, mở màn cho chiến dịch hất ông Thăng khỏi Bộ Chính trị chỉ hai tuần sau đó.
Đáng chú ý là trong bản tin ngày 8/12, Tuổi Trẻ còn đăng cả tiểu sử Đinh La Thăng. Như một “cáo phó”.
Theo Cali Today news

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét