Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Du khách TQ hay là " Bầy Ong vỡ tổ " ? - Đoàn Hưng

Chợ đêm Đà Lạt: Khi những người kém văn hóa làm du lịch (Đoàn Hưng)
Một tối cuối tháng 11/2017, một nhóm du khách gốc Việt từ Mỹ về thăm Đà Lạt, để tìm lại hình ảnh một “Đà Lạt mộng mơ” ngày nào. Địa điểm họ được người địa phương đề nghị nên đi thăm là chợ đêm Đà Lạt, vì ở trung tâm thành phố, và “đặc trưng cho Đà Lạt”.<!>
Nhưng khi đến nơi, nỗi thất vọng tràn ngập cho nhóm du khách này.
Chợ đêm Đà Lạt là một đám đông du khách hỗn tạp, ồn ào, bát nháo. Hàng quán cũng bày san sát theo kiểu chợ trời. Những người bán hàng chào mời chụp giựt, cãi nhau dành khách cũng theo kiểu chợ trời. Lại còn xảy ra cảnh đánh nhau giữa một tên côn đồ “bảo kê khu chợ” và một người bán hàng nữa. Chợ đêm Đà Lạt làm người về từ phương xa liên tưởng đến những khu chợ trời đặc trưng ở Sài Gòn, Hà Nội, chứ không phải là không khí của một thành phố núi du lịch.
Những người đã từng đến thăm Đà Lạt vài chục năm về trước chợt nhớ lại hình ảnh của chợ Đà Lạt về đêm ngày nào. Trên những con phố dốc, du khách từng nhóm nhỏ thanh thản đi dạo. Họ dừng lại ở những bậc cầu thang chợ, mua một ly sữa đậu nành nóng. Những người bán hàng hiền lành, nhã nhặn, có giọng nói dễ thương đặc trưng của người Đà Lạt. Ngồi trên chiếc ghế đẩu ngay bên góc chợ, với ly sữa đậu nành nóng trên tay, du khách thưởng thức trọn vẹn không khí của một Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch.
Một người địa phương giải thích rằng những nét đẹp đặc trưng của một thành phố Đà Lạt trước 1975 đã dần dần biến mất. Một trong những nguyên nhân chính là do chính quyền Đà Lạt thiếu tầm nhìn, kém văn hóa trong khi phát triển du lịch. Họ sao chép mô hình du lịch của những địa phương khác, mà không hề nghĩ đến nét đặc trưng riêng của Đà Lạt là gì. Họ không biết rằng khách du lịch thích tìm thấy những nét văn hóa riêng của từng địa phương mà họ dừng chân thăm viếng.
Một lý do khác nữa là yếu tố con người. Nhiều gia đình dân Đà Lạt “gốc” ngày xưa nay đã bỏ xứ về Sài Gòn, hay ra nước ngoài định cư. Những người dân mới đến sinh sống, làm ăn ở Đà Lạt đa số là những người đến từ những tỉnh thành miền Bắc, có trình độ văn hóa kém. Những con người như thế không thể duy trì “văn hóa Đà Lạt” cho thành phố mộng mơ này được.
Có khá nhiều chuyên gia du lịch nước ngoài từ hàng chục năm trước đã nói rằng, Việt Nam có một tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú hơn nhiều nước trong khu vực. Chỉ cần biết đầu tư, phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, Việt Nam có thể thu được nguồn lợi tức khổng lồ từ ngành công nghiệp không khói này.
Tiếc thay, điều đó đã không xảy ra. Bởi vì ngành du lịch Việt Nam đang được lãnh đạo bởi những người kém văn hóa, thiếu tầm nhìn. Và chợ đêm Đà Lạt chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho sự xuống cấp đáng buồn của ngành du lịch Việt Nam ngày nay.

Hàng chục ngàn du khách Trung Cộng vào Quảng Ninh mỗi ngày, hầu hết đi “tour 0 đồng”

Hàng chục ngàn du khách Trung Cộng vào Quảng Ninh mỗi ngày, hầu hết đi “tour 0 đồng” (Ảnh: Thanh Niên)
Mỗi ngày có cả chục ngàn du khách từ Trung Cộng đổ vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng các công ty du lịch và khách sạn trong tỉnh này “không vui”.
Báo Thanh Niên hôm Thứ Sáu giải thích rằng phần lớn khách Trung Cộng đi du lịch theo “tour 0 đồng”, khiến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh bị thất thu.
Theo thống kê của lực lượng biên phòng cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có khoảng 10,000 lượt khách nhập cảnh và xuất cảnh. Nhưng số du khách Trung Cộng tăng đột biến trong những ngày vừa qua được cho là do giá tour du lịch 4 ngày 3 đêm đã xuống tới “0 đồng”.
Các công ty lữ hành Trung Cộng nhận đưa du khách đến thành phố Hạ Long miễn phí, sau đó bán lại cho các công ty lữ hành tại Việt Nam. Ðể tạo thu nhập, các công ty này tổ chức những chuyến đi tới cửa hàng bán mọi thứ với giá cao chỉ dành riêng cho giới du khách “0 đồng”. Mặt khác, các công ty lữ hành sẵn sàng ép giá các khách sạn địa phương.
Bà Nguyễn Thị Lan An, chủ khách sạn 3 sao Ha Long Bayside ở phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, nói với tờ Thanh Niên rằng khách Trung Cộng chỉ ở trong khoảng thời gian ngắn, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. Giá phòng tại khách sạn của bà bị công ty lữ hành ép xuống thấp, chỉ còn khoảng 300,000 đồng, tương đương 13 Mỹ kim một đêm.
Truyền thông trong nước đã nhiều lần phản ánh về các “tour 0 đồng”, nhưng các cửa hàng thuộc hệ thống này vẫn hoạt động mạnh mẽ.

Nha Trang không còn như ngày xưa nữa khi hàng ngàn du khách TQ đến đây mỗi ngày.

Nha Trang ngày về và “chuyện ngàn lẻ một đêm” du khách Trung Cộng (Đoàn Hưng)
Người Việt ở Mỹ đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về việc du khách Trung Cộng hiện nay đang tràn ngập ở những thành phố của miền Trung Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang. Và những câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” về sự bất lịch sự, kém văn hóa của du khách Trung Cộng kể hoài không hết.
Một người thanh niên Việt kiều ở Mỹ về thăm lại Nha Trang vào cuối tháng 11/2017, sau hơn 10 năm không về thành phố biển quê hương của mình. Anh ở tại một khách sạn trên con đường chính dọc biển Nha Trang, đường Trần Phú. Ở đó, hơn 50% du khách là người TQ. Mỗi lần họ có mặt, là sảnh tiếp tân ầm ĩ tiếng Hoa. Họ nói lớn tiếng như là cãi nhau vậy, và không quan tâm đến những du khách khác.
Vào một buổi sáng, anh Việt kiều xếp hàng chờ lấy thức ăn theo dạng buffet (all you can eat) ở nhà hàng trong khách sạn. Bất thình lình, một phụ nữ sồn sồn người TQ cắt ngang dòng người sắp hàng, chen đứng vào phía trước anh. Bực mình, anh lên tiếng: “Excuse me!”. Người khách TQ giả đò không nghe. Anh lên tiếng một lần nữa, thì bà này quay lại, nói một tràng tiếng Hoa thật lớn, rồi thản nhiên tiếp tục đi đến để lấy thức ăn trước. Rõ ràng là bà ta không hiểu tiếng Anh, nhưng vẻ mặt thì câng câng thấy rõ. Nghĩ rằng không đáng để gây sự, anh bỏ qua và trở về bàn ăn của mình.
Một người địa phương nói với anh rằng cách xử sự của du khách TQ ở Nha Trang vừa bất lịch sự, kém văn hóa, vừa thể hiện tính cách trịch thượng, “bắt nạt” đối với người dân Việt Nam. Điều này có phần đúng. Bởi vì du khách TQ ở các nước văn minh Âu Mỹ thì có thể kém văn hóa, nhưng không xấc sượt đến như vậy.
Trên con đường Trần Phú, có nhiều cửa hàng chỉ ghi chữ Hoa và chữ Nga. Mấy năm gần đây, du khách TQ tăng lên, thì du khách Nga có ít đi. Còn du khách từ Âu Mỹ thì rất hiếm. Vẫn theo người địa phương nói trên, lý do là du khách ngoại quốc đến Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ còn người Nga và TQ, có lẽ du khách Âu Mỹ không thích phải chung đụng với những du khách kém văn hóa như TQ.
Người TQ còn có kế hoạch xa hơn, khi muốn quản lý trọn gói cho các đoàn du khách TQ tại Nha Trang. Họ ngầm mua khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang. Họ sử dụng cả hướng dẫn viên người TQ nữa.
Nha Trang được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á. Nơi đây từng là nơi thu hút du khách đến từ các quốc gia văn minh Âu, Mỹ, Úc. Họ nói rằng Nha Trang hoàn toàn có thể vượt qua Phuket của Thái Lan, Bali của Indonesia nếu được đầu tư, qui hoạch đúng mức. Vậy mà hiện nay, Nha Trang đã trở thành điểm đến của những du khách hạng hai, hạng ba như Nga, Tà 
 Đoàn Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét