Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

CSVN đồng loã với Trung Cộng dùng chất độc giết dân Việt


Vài bản tin trong nước về ngộ độc thực phẩm:
<!>
SOS! Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng đến mức báo động!
Món tiết canh thường gây ngộ độc cao.
Món tiết canh thường gây ngộ độc cao.
Việt Nam đã chứng kiến 102 ca ngộ độc thực phẩm trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng 11/2017, dẫn đến 22 ca tử vong, và khiến khoảng 3.150 người lâm bệnh, Cục Y tế Dự phòng cho biết hôm 30/11.
Chỉ nội trong tháng 11 năm 2017, Việt Nam đã phải đối mặt với 9 ca ngộ độc thực phẩm, tác động tới 295 cư dân địa phương, trong đó 2 người đã tử vong.
So với năm ngoái, có tất cả 119 ca ngộ độc thực phẩm, 12 ca tử vong, và 3580 người lâm bệnh trong 11 tháng đầu năm 2016.
Báo chí Việt Nam gần đây tường thuật về nhiều vụ ngộ độc tập thể, vốn hay xảy ra tại các tiệm ăn hay trong các tiệc tùng cưới hỏi, điển hình là vụ xảy ra hôm 26/11 tại Đắk Lắk, khi 24 người phải nhập viện trong hai ngày 27 và 28/11.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ mới đây, bác sĩ Nguyễn từ Sàigòn nhắc đến nguy cơ ngộ độc do thực phẩm từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam mà không được kiểm soát đúng mức:
“Thực phẩm của Trung Quốc nó tràn sang khủng khiếp, và nó lại đội lốt là hàng hóa Việt Nam. Một ví dụ là khoai tây, khoai tây Trung Quốc đầy, họ đêm lên Đàlạt, xong phủ lên một lớp đất mịn ở Đàlạt, rồi chở về Sàigòn thì nói là khoai tây Đàlạt. Ai cũng biết hàng Trung Quốc đẹp, tròn, to, rẻ, nhưng mà rất là độc bởi vì nó được trồng bằng thuốc hormon, tăng trưởng thành ra rất là nguy hiểm.”
Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam còn phát hiện 163.700 ca sốt dengue, với 30 trường hợp tử vong, gần 95.000 ca lỡ mồm long móng, 680 ca sưng màng óc, giết chết 22 người, và 34 ca bệnh Zika.
Việt Nam hiện có 209.700 bệnh nhân mang mầm siêu vi HIV, trong số này hơn 90,000 trở thành bệnh nhân bệnh AIDS.
Theo các số liệu của Bộ Y tế, tính cho tới thời điểm này, khoảng 93.600 bệnh nhân Việt Nam đã chết vì các chứng bệnh liên quan tới bệnh AIDS.
  
VN: Tăng vọt số người tử vong vì ngộ độc thực phẩm! Mỗi năm tăng gấp đôi!
Trong năm  (tính đến ngày 15/12), toàn quốc ghi nhận dã đến con số ngàn, vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và hàng trăm trường hợp tử vong.  
Trao đổi với VietnamPlus, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, so với năm ngái, số người mắc và đi viện do ngộ độc thực phẩm
Năm 2014 có giảm nhưng số vụ tăng hơn 13%, đặc biệt số người tử vong tăng gần 54% (tăng thêm 150 người)., kinh khủng hơn nữa, mỗi năm con số tăng gấp đôi!
Trao đổi với báo chí ngày 18/12, ông Phong cho hay, nguyên nhân các trường hợp tử vong hầu hết do hóa chất độc tố.…
Việt Nam, ngộ độc thực phẩm, tử vong
Cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh: TTXVN)
Theo báo cáo tổng kết của Cục An toàn Thực phẩm, trong năm 2014 (tính đến ngày 15/12), toàn quốc ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và 43 trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2013, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ, tuy nhiên số người mắc giảm 402 người, số người đi viện giảm 901 người và số người tử vong tăng 15 người (54%).
TS đưa tin, thanh tra hơn 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm, đoàn liên ngành cho biết tỷ lệ vi phạm là gần 22%, phổ biến nhất là vi phạm điều kiện vệ sinh, dụng cụ, trang thiết bị sản xuất.
Hơn 14.000 mẫu thực phẩm được lấy xét nghiệm, kết quả có 13% số mẫu không đảm bảo chất lượng. Trong đó, có những mẫu sai phạm nghiêm trọng như: thực phẩm chức năng chứa tân dược, thực phẩm nhiễm ecoli, coliform, nấm mốc… gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Tết và mùa lễ hội xuân sắp tới, công tác an toàn thực phẩm lại là một nỗi lo. Ngoài việc tuyên truyền, thanh kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm đề xuất với lãnh đạo Bộ triển khai 2 cuộc diễn tập xử lý, điều tra vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể nhiều người mắc tại 2 thành phố là Nam Định và TP HCM: Những hoạt động lớn như vậy hẳn sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, liệu tình hình ngộ độc thực phẩm có giảm đi hay không trong năm tới, đó là điều chưa ai dám khẳng định
   
 Tử vong do ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam ngày một tăng, không thể kiểm soát.
Theo báo cáo tổng kết của Cục An toàn thực phẩm, trong năm 2014 (tính đến ngày 15/12), toàn quốc ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và 43 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2013, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ, tuy nhiên số người mắc giảm 402 người, số người đi viện giảm 901 người và số người tử vong tăng 15 người (54%).
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, nguyên nhân chính của các trường hợp tử vong hầu hết do độc tố tự nhiên có sẵn trong cóc, ốc biển lạ, rượu ngâm cây, rễ rừng, ve sầu nhiễm nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô mốc… “Trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm, trong đó có cả cán bộ kiểm tra chưa hết. Vi phạm quảng cáo rất lớn nhưng số lượng các tờ báo tăng lên nhiều và thêm các trang tin điện tử, website không quản lý hết được. Nhiều trường hợp khi phát hiện vi phạm gọi lên xử lý thì họ bảo họ không chịu trách nhiệm về website này,” ông Phong cho hay.
lap 6 doan thanh kiem tra an toan thuc pham tet nguyen dan 20151 Tử vong do ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam ngày một tăng
Trong năm 2015, Cục An toàn thực phẩm sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm
Năm 2014, Cục An toàn thực phẩm cũng đã tiến hành xử phạt, xử lý 113 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu các cơ sở vi phạm về quảng cáo (83 cơ sở). Nguyên nhân là do cả 3 bên: Cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cơ quan phát hành quảng cáo.
Đồng chí Phó Cục trưởng cũng nhấn mạnh, trong năm 2015, Cục An toàn thực phẩm sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm, trong đó bao gồm cả kiểm tra việc quảng cáo
  
3 người chết, 25 người nhập viện do ngộ độc thức ăn tại Hà Giang
Sở Y tế Hà Giang đang khẩn trương chỉ đạo Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang, phối hợp với UBND huyện Vị Xuyên, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên xử lý cấp cứu, điều trị theo phác đồ, không để các bệnh nhân bị ngộ độc tử vong.
3 người chết, 25 người nhập viện do ngộ độc thức ăn tại Hà Giang - Ảnh 1
Lãnh đạo UBND huyện Vị Xuyên thăm hỏi các bệnh nhân trong vụ ngộ độc.
Tiếp tục thông tin vụ việc ngộ độc tập thể tại huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang đã cho biết như trên tối 3/10.
Cũng theo ông Thuần, Sở Y tế Hà Giang đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên lấy mẫu thức ăn và bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm trên.
Trước đó, theo báo cáo nhanh của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang: Từ 7 giờ đến 14 giờ chiều ngày 1/10 tại gia đình ông Lý Seo Hỏa ở thôn Lùng Vùi, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tổ chức ăn hỏi cho con trai. Bữa cơm có khoảng 60 người tham gia, thức ăn gồm thịt lợn xào, canh xương nấu đu đủ, uống rượu gạo và cơm tẻ.
Sau khi ăn cơm ở đám ăn hỏi xong, đến 4 giờ sáng ngày 3/10 có 3 người xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng và nôn ra thức ăn, kèm theo dịch và lẫn máu sau đó tử vong. 3 nạn nhân tử vong được xác định là ông Lý Seo Hòa (59 tuổi); ông Vừ Seo Sử (42 tuổi) và ông Kháng Minh Pao (47 tuổi) đều là dân tộc Mông, thường trú tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên.
3 người chết, 25 người nhập viện do ngộ độc thức ăn tại Hà Giang - Ảnh 2
Bệnh nhân trong vụ ngộ độc được điều trị theo phác đồ chống độc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cho biết: Sau khi 3 nạn nhân tử vong, tối 3/10 đã có 25 bệnh nhân được đưa vào nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, đau bụng, buồn nôn.
Ngay sau khi biết thông tin sự việc, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang đã cử một đoàn cán bộ xuống cơ sở, hướng dẫn Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên tổ chức khám sàng lọc, tiên lượng bệnh nhân, kịp thời đưa bệnh nhân về Trạm y tế xã Thượng Sơn sơ cứu ban đầu, sau đó đưa ra Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên xử lý cấp cứu, điều trị theo phác đồ chống độc.
  
Trung bình mỗi năm có 167 người chết do ngộ độc thực phẩm
| (CAO) 123 người chết do 7 bệnh truyền qua thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Khoảng 70 ngàn người chết, hơn 200 ngàn ca phát hiện mới; một phần nguyên nhân do sử dụng thực phẩm không an toàn.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2017-6-5/thuc-pham1.jpg
Ngày 28-5, Công an đã bắt giữ 5 tấn thịt, nội tạng không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối… trên đường từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ
Theo báo cáo kiểm tra giám sát của Đoàn Giám sát – Quốc hội Khoá XIV về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Đoàn đã làm việc với 21/63 tỉnh, thành và khảo sát 210 cơ sở thuộc 8 loại hình sản xuất – kinh doanh.
Kết quả việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm được thực hiện tương đối đồng bộ và quyết liệt hơn.
Trước đây các trường hợp đa phần xử phạt cảnh cáo thì nay tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng lên 67,1% trong năm 2016 (năm 2011 là 30%); số tiền phạt trung bình một cơ sở tăng từ 1,35 – 3,73 triệu đồng.
An toàn vệ sinh thực phẩm làm nóng Nghị trường

(CAO) Ngày 5-6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016.
Từ năm 2011-2016, Cơ quan điều tra các cấp – Công an Nhân dân đã khởi đã khởi tố 1 vụ, 3 bị cáo về tội vi phạm các quy định về An toàn Thực phẩm; khởi tố, điều tra và đề nghị truy tố 90 vụ, 148 bị can. Toà án Nhân dân đã thụ lý 312 vụ và xét xử 313 vụ án liên quan đến An toàn Thực phẩm.
Về tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm có tại một số địa phương diễn ra phức tạp. Trong một năm, trung bình có 167,8 vụ với 5065,8 người mắc bệnh và 27,3 người chết liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
123 người chết do 7 bệnh truyền qua thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Khoảng 70 ngàn người chết, hơn 200 ngàn ca phát hiện mới; một phần nguyên nhân do sử dụng thực phẩm không an toàn.
Công tác quản lý An toàn Thực phẩm đối với sản phẩm tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, rau, quả, thịt,… còn nhiều khâu thực hiện yếu. 97% lượng gia cầm, gia súc tiêu thụ trong nước được giết mổ trong các cơ sở nhỏ, không được kiểm tra vệ sinh thú ý, kiểm soát giết mổ và điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo.
http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2017-6-5/thuc-pham3.jpg

Quản lý thị trường Hà Tĩnh bắt giữ 436 chai rượu ngoại không có hóa đơn chứng từ
Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nạn liên quan đến An toàn Thực phẩm còn thụ động, trường hợp vi phạm xử lý chưa đảm bảo tính răn đe và kiên quyết. Tổng số cơ sở sản xuất – kinh doanh thực phẩm là 408,821 cơ sở nhưng chỉ có 33,6% là được kiểm soát đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh, chiếm tỷ lệ thấp.
Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất – kinh doanh nước uống đóng chai, rượu, bia, nước giải khát,.. chưa đảm bảo vệ sinh, chất lượng nguồn nước.
Đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công, áp dụng công cụ thô sơ không đảm bảo An toàn Thực phẩm hoặc bán rượu không đăng ký chất lượng, nguồn gốc, nhãn mác tại nhiều địa phương; làm người tiêu dùng bị ngộ độc thực phảm cấp tính và mãn tính, có nơi đến mức báo động giới hạn đỏ.


Gần 100 công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm!
Phương Vũ  - Thứ năm, 30/11/2017, 15:34 PM
Gần 100 công nhân của Công ty trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Pungkook Bến Tre đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn.
Dân Trí đưa tin, khoảng 18h ngày 29/11, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) tiếp nhận 7 ca, Bệnh viện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) tiếp nhận 83 ca và Bệnh viện Quân y 120 (đóng tại tỉnh Tiền Giang) tiếp nhận 1 ca là công nhân Công ty trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Pungkook Bến Tre nhập viện cấp cứu.
cap-cuu

Công nhân bị nhập viện sau bữa cơm chiều (Ảnh Dân trí)
Theo Công lý, trước đó, khoảng 16h30, ngày 29/11, các công nhân được nghỉ ăn chiều. Sau khi ăn khoảng 30 phút, nhiều công nhân có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi. Được biết, suất ăn của một số công nhân là suất ăn chay, thực đơn bao gồm: cơm, súp nui với nấm bào ngư và chả chay.
Đến tối cùng ngày, sức khỏe các công nhân đã ổn định nên hầu hết được bác sĩ cho về nhà và sáng hôm sau quay trở lại làm thủ tục xuất viện.
Hiện cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra kỹ các bước, lấy mẫu thức ăn kiểm nghiệm để tìm nguyên nhân.
  

109 người bị ngộ độc thực phẩm ở Sầm Sơn!
Thu Huyền  - Thứ hai, 02/10/2017, 19:58 PM
Chiều ngày 2/10, Chi cục ATVSTP Thanh Hóa cho biết, vừa xử phạt Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ Sầm Sơn vì để xả ra ngộ độc thực phẩm cho du khách.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá, chiều 25/9/2017, Chi cục nhận được báo cáo bằng điện thoại của Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn, thông báo có một số người của Công ty cổ phần Lạc Thủy (Thôn 2C, xã Cổ Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) có ăn nghỉ tại Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ thành phố Sầm Sơn.
ee537efbce68b475dc86811afd763711

Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ Sầm Sơn nơi xảy ra sự việc
Tại đây, một số người có các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, được đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa). Ngay sau khi nhận được thông tin Chi cục ATVSTP phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn đã đến Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn và Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ tiến hành điều tra, xác minh.
Theo đó, sau bữa ăn chiều gồm 198 người thuộc công ty cổ phần Lạc Thủy tại Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ Sầm Sơn vào lúc 18h15 phút ngày 24/9/2017, đến 9h30 phút ngày 25/9/2017 có 45 người có các triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, một số có buồn nôn hoặc nôn, sốt, được công ty đưa đến Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn nhập viện điều trị.
Tiếp sau đó, rải rác có một số người khác xuất hiện các triệu chứng tương tự, cho đến 2h30 ngày 26/9/2017 có tất cả 109 bệnh nhân được Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn tiếp nhận điều trị. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã khẩn trương làm việc với bệnh viện và cán bộ chuyên môn, điều tra ca bệnh, làm việc với cơ sở xảy ra ngộ độc, lấy được một số mẫu bệnh phẩm là phân và chất nôn của bệnh nhân gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn cũng đã tổ chức tốt công tác điều trị, bệnh nhân có diễn biến tốt, được xuất viện trong các ngày 26 - 27/9/2017, đến 9 giờ ngày 27/9/2017, bệnh nhân cuối cùng được xuất viện. 
Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục ATVSTP đã chỉ đạo TTYT thành phố Sầm Sơn thực hiện xử lý vệ sinh môi trường, khử khuẩn toàn bộ khu vực cơ sở xảy ra vụ ngộ độc. Yêu cầu cơ sở xảy ra ngộ độc tạm dừng hoạt động trong khi chờ kết quả điều tra xác minh.
Cũng ngay sau khi có đầy đủ thông tin xác minh vụ việc, kết luận nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn, Chi cục ATVSTP Thanh Hóa đã làm việc với Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ Sầm Sơn, lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trung tâm điều dưỡng sơ cấp cứu chữ thập đỏ Sầm Sơn tổng số tiền 41.000.000 đồng và yêu cầu chịu mọi chi phí xử lý khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét