Vũ Thạch - Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị QĐNDVN, vừa tuyên bố quân đội đã lập Lực lượng 47 với 10.000 chiến sĩ chuyên lo chiến tranh mạng.<!>
Vừa đọc đến đó, ai cũng tưởng quân đội VN nay cũng đang chuẩn bị như nhiều nước trên thế giới, phòng thủ các hệ thống mạng điện tử chỉ huy – kiểm soát – liên lạc nếu có chiến tranh với nước khác. Nhưng đọc thêm vài dòng về mục đích sự có mặt của Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị Toàn Quốc “Tổng kết công tác TUYÊN GIÁO 2017”, người ta mới vỡ lẽ: Lực lượng 47″ chỉ nhằm đối nội, tức đối phó với hàng ngũ Phandongers trên mạng để bảo vệ đảng.
Vậy, câu hỏi đầu tiên bật lên: Nếu quân đội phải lập lực lượng với 10.000 tay … chuột (không phải tay súng) để bảo vệ chế độ thì lực lượng cũng hàng chục ngàn “chiến sĩ công an mạng” cùng hàng chục ngàn dư luận viên hiện có để làm gì? Bộ Công an đã chẳng liên tục phát bằng khen, thăng thưởng cho các bộ phận công an mạng, kể cả được tăng thêm số tướng, vì họ làm quá được việc đó sao? Do đó, câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 “bộ đội mạng” là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm. Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền “tuyển lựa” cho 10.000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở! Câu hỏi kế tiếp: Nếu quân đội còn biết cách khai thác, thì tại sao Ban Tuyên Giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông, tức các bộ phận lẽ ra phải ở tuyến đầu trên chiến trường Mạng, lại chưa lập lực lượng “cán bộ mạng” của riêng mình?
Cũng thế, Bộ Giao Thông Vận Tải đang và sẽ bị tấn công “khốc liệt” trên Mạng vì các BOT thu phí đường bộ còn chờ gì nữa mà không xin ngân sách khẩn cấp lập lực lượng phản công riêng? Còn các Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục Đào tạo, … đã bị Phandongers tấn công liên tục trong những năm qua thì sao? Nếu không lập lực lượng “cán bộ mạng” riêng của mình thì có cảm thấy “thiệt thòi cho chúng tôi” không? Rồi các tỉnh thành, đặc biệt Yên Bái và Đà Nẵng ngay lúc này, đều có nhu cầu tự vệ và phản công. Nếu không đề xuất kế hoạch sớm thì liệu còn giành được đồng ngân sách nào không? Và thế là mọi người lại trở về câu hỏi lớn: AI THẮNG AI? — Không phải giữa chế độ và giới Phandongers; mà là giữa quân đội, công an, các bộ, và các tỉnh. Ai sẽ giành được miếng bánh ngân sách lớn nhất trên chiến trường mạng, đặc biệt trong tình trạng kinh tế thật khó khăn hiện nay? Cứ mỗi khi có tình huống căng thẳng như thế này, lời Cụ Duẩn lại văng vẳng bên tai: “Nếu thiếu tiền thì cứ in ra mà dùng!”. Vũ Thạch * Tác giả gửi tới VANEWS | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:16 PM PST
Ve sầu thoát xác Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam – Seaprodex (SEA) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Theo đó, ông Trương Bảo Kim – Ủy viên HĐQT – đăng ký mua 17.353.300 cổ phiếu SEA nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 0 đơn vị lên 17.353.300 đơn vị. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/12/2017 đến 25/01/2018 bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích thực hiện giao dịch không được công bố. Tính theo thị giá cổ phiếu SEA hiện khoảng 16.500 đồng thì ông Kim sẽ phải chi ra khoảng 290 tỷ đồng để lượng cổ phiếu đăng ký. Seaprodex họp khẩn, bãi nhiệm tư cách Thành viên HĐQT đối với Vũ “Nhôm” Ông Trương Bảo Kim sinh ngày 22/2/1988, được Đại hội đồng cổ đông thường niên Seaprodex 2017 bầu làm Thành viên HĐQT kể từ ngày 13/6/2017 thay cho ông Vũ Văn Tiền sau sự thoái lui của nhóm Geleximco. Cũng trong đợt này, ông Phan Văn Anh Vũ, còn được gọi là Vũ ‘nhôm’ được bầu làm Thành viên HĐQT Seaprodex nhiệm kỳ 2015-2020 thay cho ông Nguyễn Văn Liêm. Theo nguồn tin của VietFact, ông Vũ ‘nhôm’ và ông Trương Bảo Kim đều có liên quan tới Công ty CP Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong) – pháp nhân vừa thoái toàn bộ 20,1% vốn tại Seaprodex cho nhà đầu tư Ngô Minh Anh vào cuối tháng 11 vừa qua.
Bản thân ông Trương Bảo Kim là cổ đông lớn của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong, trong khi ông Vũ ‘nhôm’ là cựu Chủ tịch HĐQT. Ông Trương Bảo Kim còn là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phú Gia Linh. Doanh nghiệp thành lập ngày 24/5/2017 có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó ông Kim sở hữu 95% vốn. Doanh nghiệp này từng có cổ đông sáng lập nắm 50% vốn là Phan Anh Hạnh Trinh trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng song thể nhân này đầu tháng 8/2017 đã rút hết vốn. Ngày 21/7/2017, Seaprodex có Nghị quyết HĐQT cho phép Công ty TNHH Đầu tư Phú Gia Linh thuê toàn bộ toà nhà số 2-4-6 Đồng Khởi hợp khối toà nhà 21 Ngô Đức Kế. Lô đất vàng 3 mặt tiền rộng 1.522 m2 tại trung tâm Quận 1 TP.HCM này là mục tiêu của nhiều ‘ông lớn’ khi Seaprodex tiến hành cổ phần hoá. Ở diễn biến liên quan, nguồn tin riêng của VietFact cho biết, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong tuần trước đã chuyển nhượng toàn bộ 25,125 triệu cổ phần, tương đương 20,1% vốn của Seaprodex cho 1 cá nhân là Ngô Minh Anh. Thương vụ diễn ra vào ngày 19/12, chỉ 2 ngày trước khi ông Vũ ‘nhôm’ bị khởi tố và truy nã. Không có thông tin về ông Ngô Minh Anh. Tuy nhiên trong hệ thống các doanh nghiệp có liên quan tới ông Phan Văn Anh Vũ, có một số đơn vị được đứng tên bởi một cá nhân họ Ngô khác là ông Ngô Áng Hùng, như Công ty TNHH I.V.C, Công ty CP BĐS Lighthouse Tuyền Sơn. Ông Ngô Áng Hùng cũng là bên nhận chuyển nhượng 80% cổ phần trong Công ty CP Phú Gia Compound từ ông Vũ ‘nhôm’ ngày 7/4/2017. Năm 2010, ông Ngô Áng Hùng bán dự án Khu đô thị Hoà Hải cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (Sudico) với giá 963 tỷ đồng. Theo nguồn tin của VietFact, Sudico hồi đầu tháng 10 vừa qua đã chuyển nhượng dự án trên với giá 1.800 tỷ đồng. Liên tục giảm vốn Công ty CP Nova Bắc Nam 79 được thành lập tháng 4/2015 với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (góp 50%) và Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (45%). Chủ tịch HĐQT là ông Phan Văn Anh Vũ. Ngày 19/5/2016, Nova Bắc Nam 79 tăng vốn lên 206 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi lớn khi Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 thoái hết vốn, thay vào đó là ông Lê Văn Sáu trú tại Trần Phú, Phước Ninh, Hải Châu, Đà Nẵng. Chức vụ Chủ tịch HĐQT cũng được chuyển sang cho ông Lê Văn Sáu. Vốn điều lệ của Nova Bắc Nam 79 tiếp tục được tăng lên mức 438 tỷ đồng ngày 29/12/2016. Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa cuối tháng 6/2016 đã rút toàn bộ vốn, chức vụ Tổng giám đốc được chuyển từ ông Bùi Cao Nhật Quân sang ông Dương Trường Sơn. Trong đợt rút vốn ồ ạt của ông Vũ ‘nhôm’ tại các doanh nghệp liên quan bắt đầu từ tháng 4/2017, vốn điều lệ của Nova Bắc Nam 79 được giảm 2/3 về 151,7 tỷ đồng đầu tháng 6/2017 và giảm tiếp về 92,7 tỷ đồng ngày 12/12 vừa qua. Hai cổ đông cá nhân còn lại là các ông Lê Văn Sáu và Hoàng Hữu Thân cũng đã chuyển nhượng và rút hết vốn tại đây. Tên công ty được đổi thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong như hiện nay. | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:16 PM PST
Đều có điểm chung là xuất thân từ những gia đình gốc Hoa, cả ba vị tỷ phú này không chỉ thành công thị trường quê nhà mà còn tiếp tục tham vọng mở rộng ở thị trường Việt Nam. Nếu Real Madrid có bộ ba tấn công trứ danh B-B-C (Bale, Benzema, Cristiano Ronaldo) hay Barcelona có M-S-N (Messi-Suarez-Neymar) khuấy đảo bóng đá châu Âu thì Thái Lan cũng có bộ ba C-S-C đang không ngừng bành trướng tại thị trường Việt Nam. Đó chính là ba gia đình giàu nhất Thái Lan Sirivadhanabhakdi (TCC Holdings), Chearavanont (C.P Group) và Chirathivat (Central Group). Charoen Sirivadhanabhakdi
Ông Charoen Sirivadhanabhakdi sinh năm 1944, là con thứ 6 trong một gia đình bán rong gốc Hoa có 11 anh chị em di cư đến Bangkok từ Quảng Đông, Trung Quốc. Ông Charoen là người thành lập và Chủ tịch Tập đoàn TCC Holdings. TCC Holdings đóng vai trò là cổ đông chính trong nhiều công ty thuộc kiểm soát của tỷ phú Charoen như Berli Jucker (BJC), TCC Land, ThaiBev, Fraser&Neave (F&N)… Theo tạp chí Forbes, tỷ phú 73 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản lên 19,5 tỷ USD. Tại Việt Nam, dấu ấn của vị tỷ phú này khá rõ ràng khi ông nắm trong tay một gia sản khổng lồ cùng các thương hiệu bán lẻ, đồ uống “đình đám”. Ngày 18/12 vừa qua, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã chính thức đánh bật hết các đối thủ ngoại tiềm năng để nắm quyền chi phối Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) – hãng bia lớn nhất Việt Nam.
Trước đó, tại Việt Nam, những doanh nghiệp của ông đã từng bước đặt chân vào thị trường. Dấu ấn đầu tiên đến từ thương vụ TCC Holdings thâu tóm chuỗi siêu thị Metro (trị giá 655 triệu Euro) và Tập đoàn Phú Thái. Bên cạnh đó, BJC – một đơn vị khác thuộc TCC Holdings cũng đầu tư vào một loạt công ty chuyên sản xuất lon nhôm và chai thủy tinh phục vụ cho ngành đồ uống như BJC Glass Vietnam, Malaya Vietnam Glass, TBC-Ball Vietnam… Năm 2013, BJC đã mua lại Family Mart Việt Nam sau khi đối tác Nhật Bản rút khỏi liên doanh với Tập đoàn Phú Thái và đổi tên thành chuỗi bán lẻ B’mart, với 94 cửa hàng trên cả nước. Bên cạnh đó, tập đoàn này còn đánh dấu sự hiện diện của mình tại Việt Nam bằng việc thành lập ra Thai Corp ở miền Nam và bỏ ra 32 triệu USD ra mua lại 65% cổ phần tại Thái An ở miền Bắc, cả hai đều hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Ở mảng bất động sản, TTC Holding thông qua 2 công ty con là TCC Land và Fraser Centrepoint đang sở hữu dự án khách sạn Melia Hà Nội và cao ốc văn phòng Mê Linh Point. Năm 2013, sau khi thôn tính tập đoàn F&N Dairy Investments Pte Ltd của Singapore, TCC Holding đã gián tiếp sở hữu cổ phần Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã: VNM) – công ty sữa lớn nhất Việt Nam và liên tục gia tăng sở hữu lên gần 20% cho đến nay. Tháng 9/2016, bia Chang của ThaiBev đã chính thức có mặt tại Việt Nam và được bán ở chuỗi siêu thị MM Mega Market thuộc Berli Jucker Plc (BJC). Công ty Phú Thái và Thai Corp đóng vai trò phân phối bia Chang. Dhani Chearavanont Sinh năm 1938, ông Dhani Chearavanont hiện đang sở hữu khối tài sản 15,3 tỷ USD tính đến này 22/12 theo cập nhật của Tạp chí Forbes. Ông Dhanin sinh tại Thái Lan năm 1938 tại tỉnh Quảng Đông. Cha ông là Ek Chor đã di cư tới Thái Lan cùng với một người anh em trong gia đình là Siew Whooy, và lập nên công ty C.P Group năm 1921. Khi đó “đế chế” C.P Group hùng mạnh ngày nay chỉ là một cửa hàng bán hạt giống.
Dhanin Chearavanont, Chủ tịch kiêm CEO C.P Group đã tạo nên “đế chế” đa ngành và đa quốc gia, từ nông nghiệp, viễn thông, tiếp thị, phân phối, xuất nhập khẩu, hóa dầu, bất động sản, bảo hiểm, ô tô, và thức ăn chăn nuôi. Tại Việt Nam, CP Group bắt đầu có mặt từ năm 1990 với văn phòng đại diện tại TP. HCM, và nay đã có công ty mang tên Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Biên Hòa, Đồng Nai.
C.P hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Hơn 20 năm, C.P. Việt Nam không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm thức ăn chăn nuôi, trang trại, thực phẩm. Năm 2014, C.P Việt Nam đạt doanh thu 2,07 tỷ USD, trong đó riêng mảng thức ăn chăn nuôi đạt 867 triệu USD. Với lĩnh vực bán lẻ, tập đoàn này đang sở hữu thương hiệu 7-Eleven tại Thái Lan, một mô hình cửa hàng hoạt động 24/24 giờ, cung cấp mọi nhu cầu của người tiêu dùng từ thực phẩm, mỹ phẩm đến văn hóa giải trí. Tháng 6 năm nay, 7-Eleven chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở TP. HCM. Trong thương vụ mua lại Metro, theo thông tin trên báo chí quốc tế, vị tỷ phú này cũng đã ngỏ ý mua lại chuỗi bán sỉ tại Việt Nam với giá 500 triệu USD, song đã bị từ chối. Gia đình Chirathivat Cũng giống như hai vị tỷ phú trên, Chirathivat là gia đình người Thái Lan gốc Trung Quốc. Năm 1927, ông Tiang Chirathivat đã di cư từ đảo Hải Nam đến định cư ở Bangkok, sau đó lập nên Tập đoàn Central Group. Hiện tập đoàn này được điều hành bởi cháu trai của ông Tiang – Tos Chirathivat.
Gia đình Chirathivat sở hữu nhiều công ty trong lĩnh vực bán lẻ, bất động sản, khách sạn và nhà hàng. Trong đó, nổi bật là Central Pattana, công ty sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm lớn ở Thái Lan, Central Plaza. Central Group Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2011 sau khi ông Chirativat đưa ra nhận định: “Việt Nam đã và đang trở thành thị trường mục tiêu, đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư bán lẻ”. Đến nay tập đoàn này có mặt tại 6 lĩnh vực ở Việt Nam, bao gồm siêu thị, điện máy, quản lý khách sạn, cửa hàng thời gian, xuất khẩu và bán buôn. Năm 2016, Central Group chính thức mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD. Tập đoàn này còn tấn công vào lĩnh vực điện máy khi mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim đầu năm 2015. Sau khi góp vốn cùng Nguyễn Kim, hai bên cùng mua lại trang thương mại điện tử Zalora Việt Nam. Ngoài ra, Central còn sở hữu chuỗi siêu thị Lan Chi Mart. Lĩnh vực thời trang của Central Group Việt Nam hiện sở hữu gần 60 trung tâm mua sắm và cửa hàng. 4 trung tâm mua sắm lớn của Tập đoàn là Robin và Mark & Spencer tại Hà Nội, TP. HCM. Ngoài hệ thống rộng lớn trong lĩnh vực bán lẻ, hiện Central Group Việt Nam còn có Tập đoàn quản lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara với Khu nghỉ dưỡng cao cấp Centara Sandy Beach Resort Đà Nẵng có 118 phòng. Ngoài ra, Central Group có kế hoạch xây dựng một khác sạn ở TP. HCM với 200-500 phòng.
Giữa năm 2016, mạng internet lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng về hoạt động của Central Group, được cho là do một vị luật sư của hãng luật ở TP. HCM tung ra. Theo đó, ông chủ mới của Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế và Dịch vụ Đại siêu thị Big C Hải Phòng (tức hệ thống siêu thị Big C Việt Nam) thực chất là 3 công ty Trung Quốc với tỷ lệ góp vốn là 99,99% + 0,01% + 0,01%%. Nhưng đại diện theo pháp luật của Công ty này lại là một người Thái Lan, không có tỷ lệ góp vốn, hay nói cách khác, là một Tổng Giám đốc người Thái Lan được Trung Quốc thuê. Tập đoàn Central Group vẫn lấy danh nghĩa đây là doanh nghiệp từ Thái Lan. Lên tiếng trước thông tin này, Central Group Việt Nam khẳng định Central Group là tập đoàn 100% sở hữu của gia đình Thái Lan. Và những nội dung đã được chỉnh sửa (photoshop) trên các trang mạng xã hội là bịa đặt. Tháng 8/2017, tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời lãnh đạo tập đoàn này đưa tin, Central Group dự kiến chi 17 tỷ baht (511,7 triệu USD, tương đương 11.600 tỷ đồng) để mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Central Group tính giải ngân 7 tỷ baht để mở thêm 20 siêu thị Big C và chuỗi bán buôn Lan Chi Mart, cùng với 20 cửa hàng Nguyễn Kim. Số tiền 7-8 tỷ baht còn lại sẽ được chi trong giai đoạn 2019-2021. | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:16 PM PST
Theo báo Thanh Niên, con số 80% du khách ngoại quốc “một đi không trở lại” là con số “hết sức đáng buồn nếu so với tỉ lệ 82% lượng du khách quay trở lại Thái Lan trên hai lần và 89% lượng du khách quay trở lại Singapore.” Báo này cho hay, trước đó, Hiệp Hội Du Lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) đưa ra con số, lượng khách du lịch quay lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6%. Ngay cả với khách nội địa, chỉ 24% đến thăm các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đến lần thứ ba. Ông Phạm Trung Lương, Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chính khiến du khách không mấy mặn mà với Việt Nam là sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí. Đặc biệt, môi trường du lịch còn nhiều bất cập khiến tình trạng lừa đảo, đeo bám, mất cắp hành lý, vệ sinh thực phẩm, trở thành vấn đề nhức nhối. Đồng quan điểm, ông Lương Hoài Nam, thành viên Hội Đồng Tư Vấn Du Lịch, chỉ ra rất nhiều mảng có tiềm năng nhưng Việt Nam chưa khai thác như du lịch lịch sử. Việt Nam có rất nhiều địa danh nổi tiếng thế giới, nhưng các địa danh được khai thác du lịch còn ít. Ngay cả hệ thống bảo tàng của Việt Nam, hàng chục năm nay cũng vẫn nằm trong tình trạng nhiều số lượng, nghèo phẩm chất. Nhiều bảo tàng thuộc diện “vỏ khủng-ruột rỗng,” nghèo hiện vật, thiếu các câu chuyện cuốn hút du khách, lạc hậu về kỹ thuật trưng bày và thuyết minh, kể cả các bảo tàng tại các địa danh lịch sử nổi tiếng thế giới. Các chuyên gia cũng chor ằng, chính sách visa cũng là một trong những điểm nghẽn. Hiện Việt Nam chỉ miễn visa 15 ngày cho công dân 12 nước đã được miễn visa, khiến nhiều du khách không thể tham gia các tour xuyên Việt. Đặc biệt, quy định “mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh lần trước ít nhất 30 ngày” trong khi các chương trình miễn visa du lịch hiện nay chỉ cho “từng năm,” khiến vô hiệu hóa khả năng biến Việt Nam thành một trung tâm hàng không và du lịch đường dài. (Tr.N) Người ViệtChưa đầy 10% du khách ngoại quốc trở lại Việt Nam Chưa đến 10% khách du lịch nước ngoài quay trở lại thăm Việt Nam. Đây là con số thống kê được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đưa ra trong báo cáo tổng kết năm nay và được truyền thông trong nước dẫn lại vào ngày 27 tháng 12. Hiệp Hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương vừa qua cũng nêu rõ số khách du lịch quay trở lại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% mà thôi. Theo báo cáo tổng kết của Tổng Cục Du Lịch thì trong năm 2017 Việt Nam ước đạt 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, số trở lại Việt Nam là chưa đến 10%. Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Thái Lan trên 2 lần là 82% và đối với Singapore là 89%. Nguyên nhân chính khiến khách du lịch nước ngoài sau khi đến thăm Việt Nam một lần rồi thôi không trở lại nữa/ được Phó Giáo Sư- Tiến Sĩ Phạm Trung Lương, thuộc Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Việt Nam nhận định là bởi sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí. Vị chuyên gia này cho rằng Việt Nam có nhiều danh lam- thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc; thế nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khai thác tự nhiên, chưa đầu tư xây dựng hấp dẫn. Tiến sĩ Lương Hoài Nam, thành viên Hội Đồng Tư Vấn Du Lịch, nêu thêm là Việt Nam có nhiều địa danh chiến tranh nổi tiếng thế giới, những trận đánh được nói đến trong các tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn học, điện ảnh quốc tế; nhưng các địa danh được khai thác du lịch còn ít, chất lượng dịch vụ yếu, chưa chuyên nghiệp. Ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng Việt Nam, vào chiều ngày 26 tháng 12 lên tiếng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 thừa nhận chất lượng du lịch là vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết. RFA | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:16 PM PST
Tin trên báo chí Việt Nam cho hay Hội đồng xét xử xác định rằng Đặng Hoàng Thiện, 24 tuổi; Nguyễn Đức Sinh, 32 tuổi; và 13 người khác đã nhận tiền và chỉ thị từ một tổ chức “phản động lưu vong” ở nước ngoài do một người có tên Đào Minh Quân đứng đầu, để tiến hành một vụ khủng bố. “Phản động” là thuật ngữ thường được nhà chức trách Việt Nam dùng để nói về các hoạt động hay lời nói chống lại chính quyền. Tin tức dẫn thông tin từ tòa án cho hay khoảng giữa tháng 4, Thiện và đồng phạm đã nhận tiền từ “tổ chức nước ngoài”, mua vật liệu chế tạo bom xăng, nhằm gây cháy nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp lễ 30/4. Theo báo chí trong nước, một quả bom do nhóm Thiện chế tạo đã phát nổ hôm 22/4 trong khu vực sân bay, nhưng không gây thiệt hại nhân mạng. Vẫn theo tin của truyền thông Việt Nam thì trước vụ đánh bom sân bay, đầu tháng 4, Thiện cùng 6 đồng phạm khác đã đốt một kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an thành phố Biên Hòa, gây tổng thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng. Căn cứ các bằng chứng do cơ quan điều tra cung cấp, tòa tuyên phạt Đặng Hoàng Thiện 16 năm tù và quản chế 5 năm; Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù, phạt quản chế 3 năm; các bị can khác chịu mức án từ 4 đến 14 năm tù và các thời gian quản chế ít nhất là 3 năm. Tài liệu điều tra của nhà chức trách Việt Nam nói nhóm của Thiện đã bị tổ chức mang tên "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" của ông Đào Minh Quân “lôi kéo, chỉ đạo”. Báo chí Việt Nam nói tổ chức này bị chính quyền Việt Nam liệt vào diện “phản động”, có ý định “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bằng phương pháp bạo động vũ trang”. Tường thuật trên báo chí cho hay một nhân vật đáng chú ý khác được tài liệu điều tra nhắc đến là một phụ nữ có tên Phạm Anh Đào, còn gọi là Phạm Lisa. Tin tức nói nhà chức trách Việt Nam coi người phụ nữ này giúp ông Quân lôi kéo người, thành lập các nhóm khủng bố tại Việt Nam. Theo báo chí Việt Nam, nhà chức trách xác định ông Đào Minh Quân và Phạm Lisa là người “tổ chức, chủ mưu, cầm đầu và chỉ đạo” các vụ khủng bố. Nhưng những người này đang ở nước ngoài nên nhà chức trách Việt Nam “sẽ xử lý sau” nếu có thể bắt được họ, báo chí cho hay. Theo tìm hiểu của VOA, ông Đào Minh Quân là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, hiện cư trú ở Mỹ. VOA cũng đã cố gắng liên lạc qua điện thoại với ông Quân để ghi nhận ý kiến từ phía ông về vụ việc, nhưng không kết nối liên lạc được. VOA | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:15 PM PST
Những tương đồng Vũ “Nhôm” - Trịnh Xuân Thanh Một vài trang báo điện tử ngoài nước và một số trang facebook ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài bắt đầu đưa tin về vụ Vũ “Nhôm” đã tẩu thoát trót lọt, đã có thể ung dung ở một chân trời nào đó ngoài biên giới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không chỉ có thế, là một tình báo viên công an, Vũ “Nhôm” đang nắm trong tay một bản danh sách mạng lưới tình báo viên của công an Việt Nam ở nước ngoài và nhiều công ty “bình phong” của ngành công an. Nếu danh sách gián điệp này và các công ty “bình phong” bị Vũ “Nhôm” tiết lộ, sẽ xảy đến vô khối chao đảo trong nội bộ ngành công an… Bầu không khí mô tả trên về “lợi thế so sánh” của Vũ “Nhôm” là tương đồng, hoặc chính xác hơn là rất tương đồng, với cách thức “dàn trận” của nhóm truyền thông lợi ích chỉ ít ngày sau Trịnh Xuân Thanh biến khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016, cũng là khoảng thời gian mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể đã hoảng hốt trước vụ Trịnh Xuân Thanh và cả tổng biên tập báo Petrotimes - đại tá an ninh Nguyễn Như Phong “phản thùng”, phải mở cả một hội nghị trung ương 4 để răn đe về hành vi “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Ai và thế lực nào đã báo tin và giúp cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn? Đó vẫn là nỗi đau không thể nói thành lời của Tổng bí thư Trọng. Một điểm tương đồng, không biết chỉ là ngẫu nhiên hay mang tính chủ ý, giữa câu chuyện “ra đi tìm đường cứu nước” của Vũ “Nhôm” và Trịnh Xuân Thanh là cả hai nhân vật này dường như chỉ thoát khỏi vòng vây theo dõi vào khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng.
Thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu khiến nhiều quan chức đang mất ngủ.
Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, vào khoảng quý 3 năm 2016, Bộ Công an sùng sục khám xét nhà Trịnh Xuân Thanh, báo chí nhà nước chạy theo tường thuật sôi động, nhưng đột nhiên tất cả đều im bặt. Trịnh Xuân Thanh đã biến mất không một dấu vết.Hơn một năm sau, đoạn phim trên được công chiếu lại. Vào buổi tối 21/12/2017, khi nhiều tờ báo nhà nước sôi nổi và ồn ào đưa tin “Bộ công an khám nhà Vũ “Nhôm””, thì lại không có tin tức hay hình ảnh nào về việc đại gia Phan Văn Anh Vũ này đã chính thức bị khởi tố bắt giam. Toàn bộ hình ảnh “khám nhà” mà báo chí nhà nước đăng tải chỉ là bề mặt ngôi nhà của Vũ “Nhôm” mà không hề thấy cảnh đại gia này bị công an áp sát hay tra tay vào còng ở trong nhà. Nếu Vũ “Nhôm” trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai”? Sau khi Vũ “Nhôm” biến mất, các cơ quan công an đã tìm cách đổ trách nhiệm cho nhau. Trước câu hỏi của báo chí về trách nhiệm quản lý của Công an TP.Đà Nẵng và “việc điều tra Vũ 'nhôm' tiến hành đã lâu, sao vẫn để ông Vũ biến mất?”, Phó giám đốc Công an TP. Đà Nẵng Trần Đình Liên giải thích chủ trì vụ án này là Bộ Công an, Công an Đà Nẵng chỉ là đơn vị phối hợp. Dấu hỏi bật ra là cơ quan công an đã quan liêu đến mức không biết Vũ “Nhôm” đã xa chạy cao bay mà vẫn “khám nhà” như một thói quen, hay đã biết trước đó và đã phát sinh một cơn hoảng loạn trước đó trong nội bộ công an từ cấp thành phố Đà Nẵng đến Bộ Công an, để sau đó đành làm động tác khám nhà Vũ “Nhôm” như một thủ tục “cho có”?
Trịnh Xuân Thanh vẫn là một hồ sơ sống rất có giá trị đối chứng, ít nhất trong vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam vào tháng 12/2017.
Cần nhắc lại, cho đến tận bây giờ, bất chấp nhiều bức bối cùng chỉ trích của cán bộ và tướng lĩnh lão thành, vẫn chẳng có bất cứ tin tức nào được công bố về việc ai và thế lực nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào tẩu khỏi Việt Nam ngay trước mũi tổng bí thư. Hậu quả của vụ việc mà ai cũng hiểu là có xuất xứ từ “xung đột nội bộ” này là vụ “tàng hình” ấy chắc chắn đã được giúp sức bởi một thế lực đủ mạnh và đủ “biện pháp nghiệp vụ”, và thế lực giấu mặt này không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé như một hành động chọc tức và khiêu khích đối với Tổng Trọng, mà lớn lao hơn thế nhiều, có thể trở thành một loại đối trọng chính trị theo đúng nghĩa đen của từ điển chính trị học, trở thành tương lai ám ảnh đối với tương lai chính trị có thể còn kéo dài đến ít ra cuối đại hội 12 của tổng bí thư hiện tại.Chưa bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhóm quyền lực khuynh đảo trong đảng cầm quyền lại bị vỗ mặt bởi những thách thức vừa khiêu khích vừa sẵn sàng ra đòn hạ độc như hiện thời. Vụ Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã khiến ông Trọng khó ăn khó ngủ, còn nếu Vũ “Nhôm” trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai” thì tình thế sẽ “biến” đến thế nào? Sau khi Trịnh Xuân Thanh đào tẩu thành công vào năm 2016, những trang mạng thuộc phe Thanh hoặc ủng hộ nhân vật này đã đưa tin về việc Trịnh Xuân Thanh nắm trong tay nhiều tài liệu “chết người” - những tài liệu mà nếu bị bắt thì Thanh có thể “làm sụp đổ cả một vương triều”. Tuy thực tế sau đó cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã không công bố được tài liệu nào đủ mô tả chiều sâu về những bê bối cung đình của giới quan chức, cũng không có tài liệu nào vẽ ra bức tranh tài sản của giới quan chức như trang Chân Dung Quyền Lực đã tung ra như một cơn địa chấn vào cuối năm 2014 - đầu 2015, nhưng rõ ràng Trịnh Xuân Thanh vẫn là một hồ sơ sống rất có giá trị đối chứng, ít nhất trong vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam vào tháng 12/2017. Còn giờ đây, tuy chỉ được đánh giá là một con chốt trên bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam, nhưng Vũ “Nhôm” lại rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là “tình báo hai mang” này. Điều 263: cơ hội cư trú chính trị của Vũ “Nhôm” sẽ rộng mở? Có một chi tiết “lạ” ứng với trường hợp Thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ: trong khi báo chí nhà nước ồn ào đưa tin về rất nhiều dự án đất đai và nhà công sản mà Phan Văn Anh Vũ đã trục lợi chính sách để có được và làm giàu bất chính, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an lại tung ra lệnh truy nã của đối với Phan Văn Anh Vũ và khởi tố Vũ do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”. Một luồng dư luận từ chính dư luận viên của đảng nhận định rằng khi lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ thể hiện tội danh "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263 Bộ luật Hình sự, cơ hội cư trú chính trị của Vũ “Nhôm” sẽ rộng mở và như vậy việc bắt, di lý Vũ “Nhôm” sẽ khó khăn hơn. Và trong thực tế, cơ quan an ninh điều tra sẽ phải đối diện với muôn vàn khó khăn nếu Vũ “Nhôm” đã xuất ngoại. Một luồng dư luận khác ở hải ngoại lại cụ thể hóa luồng dư luận trên: do Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước, điều mà rất nhiều quốc gia sẽ chấp nhận cho Vũ được hưởng quy chế tị nạn chính trị nhằm khai thác lợi thế này. Thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ “xămxônai” (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Nhưng thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ còn có thể sở hữu nhiều tài liệu nội bộ thuộc độ “Mật”, thậm chí “Tuyệt Mật” về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an. Và của cả những ngành khác… Một chi tiết bên lề nhưng không thể bỏ qua là “không hiểu sao” chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”, trong đó đặc biệt đề cập về Vũ “Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung ương”. Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào, nhưng địa chỉ phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) - Bộ Quốc phòng. Khác nhiều với phong cách “nhanh chóng đập tan các luận điệu xuyên tạc và thù địch” mà hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền thường tiến hành trong thời gian gần đây đối với một số thông tin trên mạng xã hội, cho tới nay người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác “Báo cáo tin tình báo” trên. Phạm Chí Dũng Blog VOA | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:15 PM PST
Các cụ xưa từng nói, một ngòi bút trí tuệ có sức mạnh hơn mười vạn tinh binh. 10.000 dư luận viên mà trí tuệ cỡ dân bán cá thì đấu tranh được với ai? Chẳng lẽ chế độ ta mạt vận đến mức không có được một ngòi bút trí tuệ để đấu tranh đàng hoàng bằng tri thức, bằng lý luận sao? Nhưng cũng vì đứng về phía lề dân mà không ít lần tôi phải va chạm với cả hai lề. Một vài dư luận viên lề phải vào gây sự bằng chửi bới, chụp mũ. Và cũng thật ngạc nhiên là sự va chạm lại diễn ra khốc liệt với lề trái bằng sự đe dọa, đến mức họ nhắn tin dọa giết vì tình nghi tôi là dư luận viên cấp cao của đảng. Chỉ đến khi tôi cài đặt chế độ ngăn chặn mới thoát khỏi nạn chửi bới, chụp mũ và đe dọa như vậy. Cũng may là chính quyền chưa một lần gây sự với tôi. Họ biết tôn trọng tiếng nói phản biện. Đó là sự thật. Còn bên trong có thù địch hay không tôi không biết và không cần biết. Nay nghe chính quyền có 10.000 dư luận viên để đấu tranh trên mạng, tôi thấy hết sức bình thường. Đấu tranh trên mạng là việc họ phải làm để bảo vệ an ninh, định hướng dư luận đúng đắn, thậm chí có lợi cho chính quyền, kể cả có lợi cho nhóm lợi ích nào đó. Ăn cây nào rào cây nấy, đó là chuyện thường tình, miễn họ không lấy tiền dân để phục vụ cho lợi ích riêng tư. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng 10.000 dư luận viên ấy lên mạng là để làm việc chửi lộn thì hết sức bất bình thường. Đành rằng, mạng có thể là cái chợ, nhưng đội quân do lực lượng chuyên chính nuôi không thể là đội quân làm nghề chửi thuê, đe dọa một cách vô học, du côn. Điều ấy nếu có thật thì chỉ có thể là sự tự bôi nhọ vào tư cách của chính mình. Bảo vệ an ninh, định hướng dư luận bằng cách ấy càng gây mất an ninh, rối loạn dư luận và ngang bằng tự đào mồ chôn chế độ xuống huyệt. Cứ xem mấy bà bán cá chửi lộn xem cuối cùng họ giải quyết được điều gì ngoài ẩu đả sứt đầu mẻ trán! Các cụ xưa từng nói, một ngòi bút trí tuệ có sức mạnh hơn mười vạn tinh binh. 10.000 dư luận viên mà trí tuệ cỡ dân bán cá thì đấu tranh được với ai? Chẳng lẽ chế độ ta mạt vận đến mức không có được một ngòi bút trí tuệ để đấu tranh đàng hoàng bằng tri thức, bằng lý luận sao? Tôi không tin 10.000 dư luận viên ấy là những người lâu nay xuất hiện trên mạng để nhân danh lề phải chửi lộn với lề trái, và chửi luôn cả lề dân như tôi, như quý thầy của tôi! Không thể nào tin được. Đó chỉ có thể là sự bôi nhọ! Nếu quả có thật như thế thì nên giải tán gấp còn kịp cứu vãn mặt trận văn hóa tư tưởng mà chính người đứng đầu đang kêu ca bị vỡ! Chu Mộng Long FB Chu Mộng Long | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:15 PM PST
Bài học Nguyễn Tấn Dũng Trong hệ thống thang bậc quyền lực của cộng sản Việt Nam, Thủ tướng chỉ là nhân vật đứng thứ ba, sau Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài cương vị Thủ tướng, nắm trong tay gần như toàn bộ bộ máy hành pháp quốc gia, vị thế quyền lực của “đồng chí X” còn bắt nguồn từ một nhân tố vô cùng quan trọng – đó là ảnh hưởng của ông ta đối với guồng máy công an. Khi được lãnh đạo Hà Nội điều ra trung ương, chức vụ đầu tiên mà Nguyễn Tấn Dũng nắm là Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an trước kia) từ tháng 1/1995 đến 8/1996. Trở thành Thủ tướng, ngoài vai trò chỉ đạo trực tiếp về mặt hành pháp đối với Bộ Công an, Nguyễn Tấn Dũng còn được Bộ Chính trị giao phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương, một vai trò gần giống với Bí thư Quân uỷ Trung ương của Tổng Bí thư. Chưa hết, 6 năm nắm giữ trọng trách Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, kể từ tháng 6 năm 2006 cho đến khi bị “truất” khỏi vị trí này tại Hội nghị Trung ương 5 khoá XI trung tuần tháng 5 năm 2012, còn trao cho ngài (cựu) Thủ tướng quyền chỉ đạo trực tiếp hệ thống tư pháp, mà cơ quan quan trọng nhất chính là Bộ Công an. Vấn đề không phải nằm ở chỗ quyền lực tập trung vào tay người nào, mà ở chỗ người đó sử dụng quyền lực như thế nào. Và đây là bài học mà hàng chục triệu người Việt sẽ còn phải trả những cái giá rất đắt trong chí ít là nhiều thập niên tới. Bộ Công an hậu Đại hội XII: chiến trường quyền lực Rút kinh nghiệm xương máu từ bài học mang tên “đồng chí X”, sau Đại hội XII, ban lãnh đạo CSVN không giao cho bất cứ ai trong “tứ trụ” phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương. Thay vào đó, Bộ Chính trị đã công bố quyết định chỉ định Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 từ ngày 21/9/2016. Và Ban Thường vụ Đảng uỷ gồm 7 vị thì 3 trong số đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng, tức 3 quyền lực mạnh nhất Việt Nam.
Hai lần liên tiếp bị an ninh Việt Nam làm cho mất mặt nghĩa là TBT Trọng vẫn chưa “nắm” được lực lượng an ninh nói riêng và Bộ Công an nói chung.
Nghĩa là, sau quyết định nói trên, trong số các uỷ viên Bộ Chính trị, ngoài Bộ trưởng Công an Tô Lâm thì TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thậm chí cả Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình (phụ trách nội chính) đều có thể chỉ đạo trực tiếp đến các cơ quan cục, vụ thuộc Bộ Công an.Bộ máy công an xưa nay vốn là địa chỉ quan trọng bậc nhất để các thế lực trong đảng tranh giành ảnh hưởng. Sau Đại hội XII, càng ngày nó càng trở thành chiến trường quyền lực nóng bỏng trong hệ thống chính trị, khiến cơ quan nắm giữ trọng trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự xã hội bị chia năm xẻ bảy. Những gì diễn ra tại Việt Nam thời gian qua là minh chứng rõ ràng cho nhận định đó. Cảnh sát – cánh tay đắc lực của TBT? Tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết là các cơ quan chức năng “đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước”. Phát biểu của viên Thượng tướng phụ trách khối cảnh sát diễn ra trong giai đoạn TBT Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu đang hừng hực khí thế (từ ngày 31/7, khi ngài TBT vung tay quả quyết “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, cho đến thời điểm Hội nghị Trung ương 6 khai mạc). Vì thế, đó là dấu hiệu cho thấy lực lượng cảnh sát dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của vị Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương đang sát cánh với ngài TBT trong chiến dịch “đốt lò” do ông ta phát động. Điều này cũng phù hợp với những diễn biến trong thời gian vừa qua. Cảnh sát là lực lượng đã khởi tố và điều tra vụ Ngân hàng Đại Dương. Ngày 14/9, khi bào chữa cho cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn tại toà, luật sư Nguyễn Minh Tâm đã khiến dư luận xôn xao khi công bố văn bản do cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng ký ngày 7/9/2010 với nội dung: “Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OeanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010.” Bất cứ ai có “kinh nghiệm” về hệ thống tư pháp Việt Nam đều hiểu rằng chẳng luật sư nào muốn tiếp tục hành nghề lại dám tự tiện làm thế nếu không được ai đó “bật đèn xanh”. Và động thái này đã dọn đường về mặt dư luận cho việc Bí thư Sài Gòn Đinh La Thăng bị bắt và khởi tố vào ngày 8/12, tất nhiên cũng do lực lượng cảnh sát tiến hành, để rồi chỉ 12 ngày sau, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã công bố bản kết luận điều tra “thần tốc”. An ninh – liên tiếp làm TBT mất mặt Tương phản với thái độ phục tùng của lực lượng cảnh sát trong bộ máy công an, cho đến thời điểm này của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” mang “bản sắc Nguyễn Phú Trọng”, lực lượng an ninh đã ít nhất hai lần khiến ngài TBT phải bẽ mặt.
Có dấu hiệu cho thấy lực lượng cảnh sát dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương đang sát cánh với Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đốt lò”.
Vụ thứ nhất liên quan đến “đại án PVN”. Trong một diễn biến chưa từng có, tối ngày 9/12, TTXVN cùng một loạt cơ quan truyền thông nhà nước đã đăng bài “cáo lỗi” vì đưa tin sai về vụ hai cựu TGĐ PVN Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt giam chỉ vài giờ trước. Còn Cơ quan An ninh Điều tra thì thông báo trên website Bộ Công an rằng đó là “thông tin không chính xác”, đồng thời “đề nghị kiểm tra, xử lý những cá nhân đã đưa tin không đúng sự thật”.Vụ thứ hai liên quan đến cái tên Vũ ‘Nhôm’ đang gây sốt trong dư luận. Mặc dù theo lời Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa thì “Tổng bí thư đã trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời” nhưng đến khi các cơ quan báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an ra lệnh khởi tố và khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ vào tối muộn ngày 22/12 thì vụ khám xét đã diễn ra hơn một ngày trước đó, còn đồng chí Vũ ‘Nhôm’ thì đã “cao chạy xa bay” từ lúc nào không hay. Trong hai lực lượng chính của bộ máy công an Việt Nam thì an ninh là lực lượng nắm nhiều quyền lực hơn (giám đốc công an các tỉnh thành phần lớn xuất thân từ an ninh). Hai lần liên tiếp bị an ninh Việt Nam làm cho mất mặt nghĩa là ngài TBT vẫn chưa “nắm” được lực lượng an ninh nói riêng và Bộ Công an nói chung, điều mà ông ta đã (phần nào) thành công với lực lượng cảnh sát. Bất chấp những tai tiếng về tham nhũng, mà vụ Vũ ‘Nhôm’ mới chỉ là phần nổi của tảng băng, cũng như những tội ác mà họ đã gây ra cho nhân dân, việc đến thời điểm này Bộ Công an chưa hoàn toàn bị Nguyễn Phú Trọng thao túng lại là một chỉ dấu may mắn hiếm hoi đem lại hy vọng cho tương lai đất nước. Lý do ư? Nếu điều ngược lại xẩy ra, ngài GS.TS chuyên ngành “xây dựng đảng” sẽ thành công với mưu đồ sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để củng cố quyền lực hòng tiếp tục ngự trên “ngôi báu” ít nhất là cho đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII, và đất nước sẽ tiếp tục chìm sâu trong vòng xoáy “Hán hoá”. Suy cho cùng, công an cũng chỉ là công cụ bạo lực của giới lãnh đạo cộng sản. Việc ba nhà lãnh đạo chóp bu của chế độ tự “cơ cấu” vào Đảng uỷ Công an Trung ương là bằng chứng không thể chối cãi cho sự thật đó. Trước khi trở thành thủ phạm, những người đang khoác quân phục “công an nhân dân” cũng là nạn nhân của một hệ thống tội ác theo cách này hay cách khác. Vậy nên chừng nào cộng sản Việt Nam còn lo sợ hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, chừng đó chúng ta còn có quyền hy vọng vào một kết cục tốt đẹp và vì thế cần thúc đẩy để quá trình ấy diễn ra nhanh hơn trong bộ máy công an. Lê Anh Hùng Blog VOA | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:14 PM PST
Sau những scandal về việc biến hàng loạt phi trường quân sự từ Bắc tới Nam thành sân golf và vì nỗ lực thâu tóm đất đai nhân danh “quốc phòng” mà làm bùng phát biến cố Đồng Tâm (một xã thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội), giữa lúc các ông tướng quân đội đang ra sức biện bạch để bảo vệ chủ trương quân đội vẫn phải tham gia kinh doanh kiếm tiền thì tình thế đẩy Bộ Quốc phòng đến chỗ phải bắt ông Đinh Ngọc Hệ (tự “Út Trọc”) – một sĩ quan quân đội. Đó không phải là “họa vô đơn chí”, đó là hệ quả tất nhiên khi hệ thống công quyền dành cho quân đội vô số đặc quyền, đặc lợi kể cả ưu đãi không bao giờ có thể tồn tại ở những xứ sở tôn trọng dân chủ, công bằng là… “bất khả xâm phạm” để quân đội chuyên tâm bảo vệ Đảng. Do quân đội đã bắt “Út Trọc”, Bộ Công an bị hối thúc phải tính toán trường hợp Vũ “Nhôm”. Có lẽ chỉ Việt Nam mới có chuyện ai cũng biết một thường dân là… sĩ quan tình báo nên đành nhẫn và nhường suốt một thập niên, cũng như cơ quan đặc trách tình báo quốc gia hết mình hỗ trợ “sĩ quan nghiệp vụ” mở rộng sự nghiệp kinh doanh, thâu tóm đất đai và các bất động sản khổng lồ. Chẳng lẽ Bộ Công an Việt Nam – cơ quan vẫn được ca ngợi là có nhiều “biện pháp nghiệp vụ” hữu hiệu không hề hay biết Vũ “Nhôm” lạm dụng danh nghĩa sĩ quan tình báo để trở thành tỷ phú, không thể ngăn chặn Vũ “Nhôm” thu hồi vốn liếng sau khi bị “lộ” và đào tẩu ngay trước khi bị bắt (?). Thế nhưng chỉ dè bỉu Tổng cục Tình báo của Bộ Công an là chưa… công bằng! Thập niên trước, hàng loạt công thần của hệ thống công quyền Việt Nam, trong đó có hàng chục ông tướng, kể cả ông Võ Nguyên Giáp, liên tục đòi xử lý Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng vì những sai phạm tương tự, song kết quả cuối cùng chỉ là tướng Nguyễn Chí Vịnh thôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo quân đội để đảm nhận vai trò… Thứ trưởng Quốc phòng. Dường như chỉ có Việt Nam, dù thuộc quân đội hay công an thì với công dân, tình báo chẳng khác gì một thứ tình… tuyệt vọng. Dẫu buồn, giận đến mức nào người ta cũng chỉ có thể tự gặm, nhấm cảm xúc của mình chứ không thể làm gì khác. Vậy thì điều gì đáng bận tâm nhất? Hình như là những người đứng đầu và lối điều hành mạng lưới an ninh, tình báo của cả quân đội lẫn công an. Khi những người đứng đầu mạng lưới an ninh, tình báo – lá chắn cho quốc phòng và an ninh của một quốc gia sẵn sàng bửa lá chắn ra để bán lẻ cho những cá nhân như Vũ “Nhôm”, những du đãng là đàn em của ông trùm Năm Cam thì lấy gì bảo đảm họ sẽ không bán sỉ phần còn lại cho ngoại bang? Khi an ninh và quốc phòng được điều hành một cách tùy tiện như thế, dễ bị tiền lũng đoạn đến như vậy thì tương lai quốc gia và vận mệnh dân tộc ra sao? Trân Văn Blog VOA | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:14 PM PST
Sự phản kháng này xảy ra vào lúc Bắc Kinh thể hiện một niềm tin chưa từng có trước đây vào mô hình kinh tế và chính trị của họ, trong đó kết hợp sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Trung Quốc với một chính sách công nghiệp đặt mục tiêu bảo đảm các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế của tương lai. Mục tiêu này được thực hiện thông qua trợ cấp của chính phủ, hoạt động nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ lớn và thâu tóm công nghệ của phương Tây. Từ tháng 7-2016, trong bài diễn văn chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu sử dụng cụm từ “giải pháp Trung Quốc” để khẳng định rằng Trung Quốc đã tìm ra cái gọi là “giải pháp cho cuộc tìm kiếm của nhân loại về những thiết chế xã hội tốt hơn”. Từ đó đến nay, cụm từ này lan truyền chóng mặt ở Trung Quốc và được các lý thuyết gia của đảng Cộng sản Trung Quốc chọn làm ý tưởng để đối lập với ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới. Như một cây bút của tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan phát ngôn của đảng - viết hôm 6-12, giải pháp Trung Quốc “vượt qua ‘chủ nghĩa lấy phương Tây làm trung tâm’ (Western centrism) và kích thích mạnh mẽ sự thăng tiến của nhiều quốc gia đang phát triển tự tin ‘đi theo con đường của riêng mình’”. Sự phản kháng cũng hình thành khi nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Trung Quốc đang thắng cuộc cạnh tranh toàn cầu giành tài nguyên, thị phần và ảnh hưởng tư tưởng. Trong khoảng thời gian tổng thống Trump họp thượng đỉnh ở Trung Quốc hồi tháng 11, báo chí Hoa Kỳ đầy những nỗi lo lắng rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong cuộc đua lãnh đạo toàn cầu. “Tại sao Trung Quốc thắng năm 2017 và ông Donald Trump đã giúp họ thực hiện điều đó như thế nào” là một nhan đề trên trang web của đài CNN ngày 3-11. “Trung Quốc đã thắng” là cách tạp chí Time đưa lên trang bìa tiêu đề một bài của nhà phân tích chính trị Ian Bremmer. USA Today cũng vậy. Điều thú vị là phản ứng tiêu cực với sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trái ngược với các báo cáo rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã không còn khả năng hợp tác với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng trong các tuần lễ gần đây, chính phủ của ông Trump đã tham gia cùng Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc rằng theo các điều khoản mà nước này tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Trung Quốc cần được cấp quy chế nền kinh tế thị trường – một quy chế giúp bảo vệ Trung Quốc khỏi thuế chống bán phá giá. Tại hội nghị các bộ trưởng WTO ở Buenos Aires (Argentine) tuần trước, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã đối đầu với Trung Quốc về sự miễn cưỡng của nước này trong việc giảm bớt sản xuất công nghiệp và những cung cách buôn bán có vấn đề khác. Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, tổng thống Trump bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” chứ không phải là “châu Á-Thái Bình Dương” như một cách báo hiệu cho khu vực này về ý định của Hoa Kỳ đưa cả Ấn Độ vào nỗ lực cân bằng sức nặng đang tăng lên của Trung Quốc về quân sự và kinh tế. Bên lề hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila, các quan chức Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, làm hồi sinh cái sẽ được biết tới như là “bộ Tứ” (the Quad) – một tập hợp lỏng lẻo bốn nền dân chủ duyên hải đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngoài ra, cái ấn tượng được cảm nhận rộng rãi rằng ông Trump thắng cử dẫn tới sự suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng đã thôi thúc các quốc gia châu Á tiếp tục tìm phương thức an toàn để kháng cự lại Trung Quốc khi không có Hoa Kỳ. Chẳng bao lâu sau ngày bước vào Phòng Bầu dục, ông Trump đã kéo nước Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại quy tụ 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương. Động thái đó được coi là báo hiệu cho cái chết của TPP, nhưng không phải như vậy. Lo ngại rằng cái chết của hiệp định này sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các điều kiện của họ lên quan hệ kinh tế ở châu Á, 11 nước còn lại đã tiếp tục tiến về phía trước với một hiệp định sửa đổi. Bên cạnh đó, quan hệ song phương giữa các nền dân chủ châu Á vẫn tiếp tục vững mạnh và đang được cải thiện. Nhật Bản đã giữ một vai trò quan trọng, nếu không nói là thiết yếu, trong việc khích lệ Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Nhật đã giúp điều phối một hội nghị cấp cao ở New Delhi, giữa Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó tập trung vào cách làm thế nào Ấn Độ có thể giúp các quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư. Phản ứng kháng cự lại Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong các nước dân chủ. Ngay cả những quốc gia có quan hệ gần gũi với Trung Quốc trong lịch sử cũng đã bắt đầu nổi giận với cách đối đãi cậy quyền cậy thế xuất phát từ Bắc Kinh như là một phần của chương trình hạ tầng “Một vành đai, một con đường”. Trong lúc Trung Quốc cố gắng giới thiệu chương trình này như là phiên bản Trung Quốc của kế hoạch Marshall, càng ngày nó càng được coi như một thứ gì đó họ hàng với chủ nghĩa thực dân phương Tây hơn là với sự hào phóng phương Tây. Sri Lanka hiện mắc nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hơn 8 tỉ đô la Mỹ. Tuần trước, chính phủ nước này đã phải giao hải cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc thuê 99 năm như là một phần kế hoạch thoát ra khỏi bẫy nợ nần - một động thái mà những người phê phán nói rằng sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia của đất nước. Ở Ấn Độ, các học giả đề cập tới động thái của Trung Quốc như là “chính sách ngoại giao bẫy nợ”. Ngay cả Pakistan, có lẽ là đối tác nước ngoài gần gũi nhất của Trung Quốc, cũng có vẻ như đang suy nghĩ lại việc nhận tiền từ Bắc Kinh. Express Tribune, một nhật báo Pakistan, tường thuật rằng chính phủ nước này đã hủy bỏ một dự án thủy điện trị giá 14 tỉ đô la sau khi Bắc Kinh nói rõ rằng họ muốn sở hữu dự án sau khi xây dựng nó. Nepal cũng đã công bố rằng nước này hủy bỏ một dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ cũng với những lý do tương tự. Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc đối với mối lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh của Trung Quốc có xu thế nghiêng về hướng công kích. Ở Úc, đại sứ quán Trung Quốc cảnh cáo chính phủ Úc không nên gây thiệt hại cho “sự tin tưởng lẫn nhau” khi nước này xem xét thông qua các đạo luật nhằm bảo vệ hệ thống chính trị của Úc trước ảnh hưởng của đồng tiền nước ngoài. Sau khi thủ tướng Úc Malcolm Turnbull lưu ý “các báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc”, thì đại sứ quán Trung Quốc lưu ý các quan chức Úc không được đưa ra “những nhận xét vô trách nhiệm”. Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc báo chí Úc ngụy tạo những tin tức về “cái gọi là ảnh hưởng của Trung Quốc và sự thâm nhập vào nước Úc”. Trong nhiều thập niên, các chính phủ nối tiếp nhau ở Washington đã làm việc vì một nước Trung Quốc vững mạnh hơn. Nhưng giờ đây khi Trung Quốc đã mạnh mẽ hơn thì Hoa Kỳ, cùng với nhiều nước khác trên khắp thế giới, đã không còn dám chắc rằng, đó là điều mà họ mong muốn. John Pomfret từng là trưởng văn phòng báo Washington Post tại Bắc Kinh. Ông cũng là tác giả sách “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present”. Washington Post, 19 December 2017 John Pomfret|Washington Post Người dịch: Huỳnh Hoa viet-studies | ||||||||||||
Posted: 27 Dec 2017 09:13 PM PST
Ngay sau sự việc Phan Văn Anh Vũ với cấp bậc Thượng tá TC5 (Tổng cục tình báo -Bộ Công An) thoát khỏi truy bắt của cục điều tra an ninh A92 để di chuyển, ẩn náu ở một địa điểm bí mật, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”.
Nhằm hạn chế sự bàn ra, bàn vào của cán bộ chiến sĩ dẫn đến nghi ngờ trong nội bộ và giao động tư tưởng, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể để quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”. Nghiêm cấm mọi người trao đổi với nhau, cung cấp thông tin cho báo chí khi chưa được sự cho phép của cấp trên. Bộ mặt của ngành công an nói chung và ngành tình báo nói riêng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc này. Đối với các cán bộ đã công tác nhiều năm trong ngành, thì hầu như ai cũng biết rõ về Vũ. Nhưng với các cán bộ trẻ mới ra trường về nhận công tác tại đơn vị này thì dường như niềm tin bị tác động một cách ghê gớm. Nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của một tình báo viên không hề đơn giản như lý thuyết sách vở. Thành lập công ty bình phong, đem khối tiền về cho đơn vị, cho ngành nhưng không có nghĩa là bạn “hoàn thành nhiệm vụ”. Sĩ quan Vũ cùng gia đình giờ đây phải bỏ trốn và bị truy nã vì bị quy tội “tiết lộ bí mật nhà nước” mà bất cứ người cán bộ an ninh nào cũng thuộc nằm lòng đang là một bài học lớn. “Bí mật nhà nước” bài học đầu tiên và là kim chỉ nam trong các hoạt động của ngành tình báo. Hai chữ “bí mật” luôn được rèn luyện để thử thách các tình báo viên. Họ có thể đánh đổi mạng sống để bí mật không bao giờ được bật mí. Bởi vì đó là nguyên tắc khốc liệt của cái ngành đặc biệt này. Trở lại câu chuyện Vũ “nhôm”. Câu chuyện này có thể được lặp lại với chính tình báo viên trẻ khác khi nhận nhiệm vụ tương tự, nhưng cơ hội trốn thoát như Vũ thì không phải ai cũng tận dụng được. Cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn chọn công việc nguy hiểm của một tình báo viên, thì tính mạng của bạn và gia đình luôn bị đe doạ. Đổi lại bạn sẽ có cuộc sống giàu sang và hưởng thụ. Chắc chắn khi Vũ nhận “nhiệm vụ” này, Vũ đã biết quy luật của cuộc chơi. Vũ lợi dụng yếu tố chính trị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế. Kết quả Vũ trở thành đại gia được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có lẽ Vũ đã can thiệp quá sâu vào cuộc chiến phe nhóm. Nước sông không phạm nước giếng nên Vũ bị “phản đòn” là điều hiển nhiên. Ngay chính bản thân Vũ cũng không thể ngờ các bí mật nhà nước đã được đưa ra từ nguồn nào. Vũ cũng không phải là người nông nổi đem tung các loại tài liệu đó lên mạng để được nổi tiếng. Vũ thừa hiểu một tổ công tác đặc biệt đã lên đường tìm mình. Các đầu mối ở khu vực biên giới đều nhận được chỉ thị rà soát gắt gao. Lực lượng ngoại biên nơi hải ngoại nhiều đồng nghiệp đang muốn lập công nếu phát hiện ra nơi ở của Vũ. Cuộc sống của Vũ và gia đình bị xáo trộn. Có thể trong lúc này, ở một nơi nào đó với cặp tài liệu “ Tuyệt mật ” mang theo, Vũ cần nhanh chóng định cho mình một lộ trình chắc chắn, an toàn dựa trên nền pháp lý quốc tế với lợi thế là những tập dữ liệu quan trọng đang nắm trong tay. (Bài viết theo quan điểm riêng của Sĩ quan TC5, người trong nghành với Vũ ´nhôm´ gửi đến) Trung Tá Hải Ngoại tuyến EU V Thời Báo |
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét