Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC LỘI NGƯỢC DÒNG - Đại-Dương

Khi Tổng thống Donald Trump công du 12 ngày qua năm quốc gia Châu Á, kể cả Trung Quốc đã bị dư luận quốc tế gán cho hành động “đầu hàng, hoặc trao quyền lãnh đạo Châu Á cho Bắc Kinh vì quá ích kỷ về kinh tế để đối phó với bá quyền Trung Quốc, hoặc sẽ bỏ rơi Biển Nam Trung Hoa khi chính sách G-2 (Trung Quốc-Hoa Kỳ) hình thành”.<!>
Thực tế, bàn cờ thế giới đã chuyển động mãnh liệt khi các dân tộc khắp nơi sử dụng lá phiếu để chống lại giới tinh hoa chính trị đã vì nghĩa vụ quốc tế mà xao lãng bổn phận phục vụ công dân.
Dân chúng Anh Quốc không muốn bị Brussels xỏ mũi dắt đi nên chia tay với Liên minh Châu Âu (Liên Âu). Người Mỹ chán ngán giới chính trị gia chuyên nghiệp nên chọn doanh nhân Donald Trump làm Tổng thống thứ 45. Emmanuel Macron sáng lập Đảng En March vào tháng 4-2016 đã đánh bại các đảng chính trị kỳ cựu để giành chiếc ghế Tổng thống Pháp từ tháng 5-2017. Sebastian Kurz thuộc Đảng Nhân Dân, trung-hữu giành được chiếc ghế Tể tướng Áo Quốc vào tháng 10-2017. Tỉ phú Andrej Babis, sáng lập Đảng ANO chủ trương chống đảng phái và các định chế tại Cộng hoà Tiệp (Czech) đã thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 21-10-2017 để thành lập Nội các.
Tể tướng Angela Merkel, người đàn bà quyền lực nhất thế giới, đã không thành lập được Nội các đa số sau khi đắc cử lần thứ tư vào ngày 24-09-2017 nên doạ sẽ tổ chức bầu cử lại. Quyền lực đã trở về tay nhân dân.

Tại Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC 2017) đã phơi bày hai đường lối khác biệt giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trump ủng hộ độc lập, tự chủ, tự cường, chống bành trướng bá quyền toàn diện nên xây dựng Liên minh Nhật-Mỹ-Ấn-Úc để thực hiện Chiến lược “Ấn Độ Dương-Châu Á Thái Bình Dương cởi mở và tự do”. Hoa Kỳ thiết lập mối quan hệ kinh tế song phương có qua có lại), không chèn ép nước nhỏ. Trump kêu gọi mọi quốc gia “thượng tôn pháp luật” để bảo vệ an ninh và duy trì ổn định cùng phát triển.
Chiến lược “Ấn Độ Dương-Châu Á Thái Bình Dương cởi mở và tự do” sẽ bao vây Trung Quốc trên cả hai mặt trận quân sự và kinh tế nếu Bắc Kinh tiếp tục hoạt động bành trướng bá quyền.
 
Tập Cận Bình ủng hộ toàn-cầu-hoá bằng khẩu hiệu “thượng tôn đa phương”, hứa mở cửa một phần thị trường trong khi Trung Quốc cứ thâm nhập vào thị trường các nước vô-điều-kiện. Hô hào bảo vệ Thoả ước Khí hậu Paris, nhưng, tiếp tục và tăng cường sử dụng than đá cho tới năm 2030. Đa số quốc gia giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng được Tập đá ra biên “chúng ta cần trông về tương lai, nhưng, không nhìn vào quá khứ”. 

Tuần san Time nhận xét “Trung Quốc đã thắng” bị Lowy Institute phản bác với 3 yếu tố Trump cứng rắn hơn với Bắc Kinh: (1) đang bổ sung chuyên gia về Châu Á cho Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng. (2) đang trong tiến trình soạn thảo Chiến lược Quốc phòng và Chiến lược An ninh Quốc gia đều mô tả Trung Quốc là đối thủ chiến lược số 1. (3) Chính giới Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc, kể cả Thượng nghị sĩ Cộng Hoà John Cornyn đệ trình dự luật tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Cộng sản Việt Nam chới với khi Hoa Kỳ rút khỏi Thoả ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và TPP biến thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhưng, vẫn chưa ký kết được thoả thuận khung vào dịp APEC 2017.
Venezuela có trữ lượng dầu hoả lớn nhất thế giới, Zimbabwe rất nhiều tài nguyên khoáng sản đã trở thành quốc gia thất bại vì theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa.
Sau Đệ nhị Thế chiến đã có nhiều dân tộc giành độc lập bằng phương tiện hoà bình dựa vào “chủ trương giải thực” của Liên Hiệp Quốc. Ngược lại, Hồ Chí Minh chọn con đường làm tay sai cho Đệ tam Quốc tế để lao vào cuộc cách mạng bạo lực, gieo rắc hận thù nhằm xây dựng một thể chế độc tài toàn trị.
Liên Xô, chiếc nôi của cách mạng vô sản, đã tan rã năm 1991 nên CSVN quay đầu thần phục Trung Quốc dù chỉ còn 4 quốc gia trên thế giới tiếp tục con đường do Marx-Lenin vạch ra.

Những thí dụ cụ thể đó hình như chẳng tác động đến trí óc xơ cứng của đảng viên CSVN chỉ nhìn thấy con đường độc đạo với vũng lầy nhớp nhúa ở đàng sau và chông gai phía trước.
Tuyên bố chung Tập Cận Bình-Nguyễn Phú Trọng sau APEC 2017 đã cho thấy sự tùng phục toàn diện của Việt Nam đối với Trung Quốc trong khi thế giới đi vào giai đoạn bảo vệ độc lập, tự chủ và dân làm chủ qua lá phiếu trong bối cảnh hoà bình và ổn định.
Vì thế, Hà Nội không quan tâm đến các yếu tố mới nhất được Bắc Kinh chuẩn bị trên Biển Đông: (1) Bắn tiếng với Mỹ về “Quần đảo Tứ Sa” bao gồm 4 nhóm đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (Macclesfield), Nam Sa (Trường Sa) trong mưu đồ thay thế cho Đường 9 Đoạn bị mất tính chất pháp lý. (2) chạy thử tàu nạo vét Thiên Côn Hiệu có thể dùng xây đảo nhân tạo ở Scarborough Shoal, hoặc ở Trường Sa, hoặc nối các đảo nhỏ ở Hoàng Sa thành đảo nhân tạo lớn hội đủ điều kiện về "Đảo" để đòi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ). (3) tàu lặn Shenhai Yongshi đã qua thử nghiệm có thể hoạt động ở độ sâu 4,500 mét để khám phá tài nguyên khoáng sản và sinh học ở biển sâu, kể cả “băng cháy=natural hydrate hoặc gas hydrate” dưới Biển Nam Trung Hoa.

Tại Diễn đàn Á-Âu (ASEM) tại Myanmar hôm 21-11-2017, Phó thủ tướng Cộng sản Phạm Bình Minh kêu gọi giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đồng điệu với phát biểu trước đó của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Trung Cộng và CSVN đều đặt luật quốc gia trên luật quốc tế nên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa chẳng có giải pháp dù cho Bộ Ứng xử Trên Biển (COC) có ràng buộc pháp lý hay không.
CSVN chưa đổi mới thể chế như khuyến cáo trong “Việt Nam 2035” do Ngân hàng Thế giới soạn thảo và không tuân thủ luật pháp quốc tế thì khó chấm dứt vai trò tôi tớ của Bắc Kinh.
CSVN không làm. Dân tộc Việt Nam phải hành động kẻo lỡ chuyến tàu tốc hành của nhân loại văn minh.
                                           
Đại-Dương
Nov 24, 2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét