Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

TỪ QUYỀN DẠ DẦY ĐẾN ĐẠP ĐỔ CHẾ ĐỘ** - TS Nguyễn Phúc Liên

Inline image 1 
Vào thập niên 90 (1990), sống tại Au châu giữa những cuộc NỔI DẬY của quần chúng, chúng tôi đã ghi lại Thông Tin từ các Đài Truyền Hình về việc sụp đổ của Đế quốc Cộng sản Liên Xô và những nước Đông Au. Tổng cộng gồm 22 cuốn phim video, mỗi cuốn dài 3 tiếng đồng hồ. Chúng tôi còn nhớ rằng cuốn phim về sụp đổ của Roumanie và cái chết của Ceausescu được tôi ghi thêm cắt nghĩa bằng tiếng Việt và được chuyển về cho một Đại học ở Việt Nam. 
<!>
Nếu cách đây 25 năm, tôi chỉ nhìn hình ảnh những biến cố xẩy ra mà không có những tìm hiểu vào chiều sâu hơn, thì ngày nay qua những tóm tắt, bình luận của các Đài Truyền Hình và qua chính những trả lời của GORBATCHEV, tôi có dịp suy nghĩ về những bài học có thể rút ra từ những biến cố của việc sụp đổ cả một chế độ Cộng sản. Tôi muốn ghi lại những bài học ấy mong giúp ích cho cuộc đấu tranh hiện nay tại Quê Hương Việt Nam.
 Những bài học rút ra từ việc tan rã Liên xô và Đông Au
 Bài viết hôm nay được coi như Bài dẫn nhập cho những Bài viết tiếp theo về cuộc tan rã của thể chế Cộng sản Liên xô và các nước Đông Au. Những bài tiếp theo này được coi như những Bài Học mà chúng tôi rút ra làm nền tảng cho những Nhận Định về các Mô hình Kinh tế định hướng XHCN của Trung quốc và Việt Nam.
 Những Bài học chính yếu được nhấn mạnh là những Bài học sau đây:
=> Bài học Kinh tế: Từ quyền Dạ Dầy đến đạp đổ Chế độ Chính trị
=> Bài học Tôn giáo: Lòng Tin Tôn giáo cho  NỔI DẬY trong hy vọng
=> Bài học Tự hủy: Định mệnh tự hủy diệt Tư bản đỏ
Đây là Bài học thứ nhất rút ra từ sự sụp đổ của Đế quốc Cộng sản Liên Xô và các nước chư hầu Đông Au: BÀI HỌC KINH TẾ !  Quần chúng quan tâm đến đời sống Kinh tế của họ, nghĩa là có cái Dạ Dầy no đủ hay không, và lớp người gọi là làm Chính trị thì ngày đêm chuyên lo cho cái quyền cai trị Quốc gia của mình được kéo dài . Cái quyền Chính trị này, theo nguyên tắc, có mục đích là để phục vụ cho quần chúng có đời sống an vui ấm no, nhưng cũng có thể bị lạm dụng bởi một số Chính trị gia để bóc lột chính Dạ Dầy của quần chúng. Khi Dạ Dầy của quần chúng bị bóc lột đến đói nghèo cùng cực, thì sức mạnh tập thể quần chúng NỔI DẬY, dù với bạo động, để chôn vùi đám người Chính trị lạm dụng quyền lực để bóc lọt quần chúng. Đó là định luật được chứng minh qua những cuộc NỔI DẬY CÁCH MẠNG trong Lịch sử.
Cuộc Đại Cách Mạng Pháp năm 1789 có nguyên nhân là cuộc sống nghèo cùng cực của Dân chúng trước đời sống ăn chơi sa đọa của giới Quý tộc và Giáo sĩ cầm quyền cai trị. Cuộc Cách Mạng năm 1917 của Lê-nin được gọi là cuộc nổi dậy đấu tranh giai cấp của giới vô sản. Những cuốc nổi dậy goiọlaàCách Mạng Hoa Nhài Bắc Phi cuũg vì cuộc sống của Dân chúng chỉ có khảng 1 đô-la mua đồ ăn mỗi ngày trong khi đó những nhà độc tài cai tri tích lũy những tiền tỉ gửi ra nước ngoài.
Cuộc NỔI DẬY đạp đổ Chế độ Cộng sản tại Nga và Đông Au cũng cùng một định mệnh này: Dân chúng Nga và Đông Au đói nghèo đến cùng cực.
Những tài liệu mà chúng tôi lấy để viết bài học này là từ cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME.
Tình trạng Kinh tế tồi tệ đưa đến Tha hóa Xã hội tại Nga vào những năm 1985 khi GORBATCHEV lên nắm quyền đã đến lúc chín mùi, là một định mệnh cho sụp đổ của Chế độ Cộng sản. Tuyên bố GLASNOST và PERESTROIKA của GORBATCHEV như cải cách mong níu lại hình thức một chế độ đã đưa đến hậu quả Kinh tế tồi tệ và Xã hội tha hóa cực điểm cũng không thể tránh được sụp đổ đến như một định mệnh. Nga không còn đủ sức can thiệp vào những nổi dậy của các nước Đông Aâu nữa và đây là chìa khóa cho sụp đổ Bức tường Bá Linh cũng như các nước Đông Au chỉ trong vòng hơn một năm.
Đây là lý do KINH TẾ mà chúng tôi đã trình bầy trong suốt 5 Bài trước Bài này : Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của môi trường Chính trị--Luật pháp độc tài  độc đảng toàn trị đưa đến đói nghèo.
Khi nói lý do KINH TẾ là ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ Cộng sản Nga, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh:
*          Một số những bài viết nói đến lý do dân chúng đấu tranh cho Tự do, Dân chủ như là yếu tố chính làm sụp đổ chế độ Cộng sản Nga và Đông Au. Đối với quan điểm của chúng tôi, cái nhìn đưa về tình trạng KINH TẾ tồi tệ, một thất bại của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, là lý do căn bản đạp đổ Cộng sản.
*          Việc sụp đổ Cộng sản là một ĐỊNH MỆNH, nghĩa là đây không phải là ý chí cải cách của chính cá nhân GORBATCHEV. Nó là Định Mệnh phải xẩy ra, cho dù chính Gorbatchev muốn cản cũng không được.
Tình trạng Kinh tế tồi tàn của Nga
Khi GORBATCHEV lên nắm quyền
Những tài liệu mà chúng tôi lấy để viết bài học này là từ cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME.
Gorbatchev sinh ngày 02 tháng 3 năm 1931 tại làng nhỏ Privolnoie thuộc vùng Stavropol, một vùng nông nghiệp phía Nam Liên xô. Học hành thời nhỏ không có gì xuất sắc, nhưng nhờ tận tâm họat động trong đòan Thanh niên Cộng sản, nên ông được khen thưởng và được giới thiệu lên Mạc Tư Khoa học Đại học. Ong muốn học ngành Kỷ thuật Vật lý, nhưng vì yếu môn Tóan, nên buộc phải được chỉ định học Đại học Luật. Đây là Đại học ít Sinh viên nhất vì Luật pháp dưới thời Staline không có ý nghĩa gì. Xong Đại học Luật, Ong trở về tỉnh và trở thành Bí thư đảng của tỉnh. Sau 20 năm chỉ ở tỉnh đồng quê canh nông này, tên ông được lưu ý đến và được gọi về Thủ đô Mạc Tư Khoa. Việc thăng tiến tới chức vụ lớn nhất trong đảng Cộng sản Nga cũng không phải là do công lao của ông, mà chỉ là sự run rủi ngẫu nhiên của thời thế mà chính ông không chủ động. Thực vậy, thuộc Tỉnh ông, có những suối nước nóng, nơi mà các Lãnh tụ già yếu, mang phong thấp đau mình nhức xương của đảng đến vùng đó tắm chữa bệnh. Từ đó, những Lãnh tụ già yếu này biết đến tên ông và sau này nhớ lại sự chăm sóc chữa bệnh của ông mà gọi ông về Mạc Tư Khoa.
Sau khi Brejnev chết, cánh Lãnh tụ già nối nhau đứng đầu đảng. Vì già, Andropov cũng chỉ được 18 tháng thì chết. Một ông già khác Tchernenko cũng chỉ nắm quyền đảng được mấy tháng thì chết. Trong Bộ Chính trị, chỉ có Gorbatchev là còn sung sức, nhờ tuổi trẻ và nhờ không uống Vodka. Có những Lãnh tụ già phải nhờ vịn vào vai của Gorbatchev mới có thể đi tham dự đám táng nhau được.
Sau cái chết của Tchernenko, Đảng Cộng sản Nga thấy rằng không thể chọn các cụ già gần đất xa trời lên đứng đầu đảng để vừa tổ chức đăng quang quyền hành xong, đã phải nghĩ đến tổ chức đám táng. Các  cụ quyết định chọn một người trẻ để đỡ phải lập bập đọc những điếu văn liên hồi. Mikhail GORBATCHEV được chọn lên nắm quyền từ năm 1985.
Khi lên nắm quyền, Gorbatchev đứng trước một tình trạng xã hội hòan tòan đồi tệ, một tình trạng Kinh tế của đế quốc vô sản hòan tòan thiếu thốn thực sự. Theo Lý thuyết của Mác-Lê, thì tình trạng vô sản này như một ĐỊNH MỆNH phải đứng lên làm Cách Mạng nữa.
Ong Andrei GRETCHEV, cố vấn Chính trị của Gorbatchev đã phải tuyên bố rằng tình trạng suy thóai tận cùng Kinh tế, sự đồi trụy của xã hội và tình trạng ươn hèn của đảng viên đã buộc Gorbatchev phải phất cờ trắng xin hàng với Thế giới Tự do trong cuộc Chiến tranh Lạnh: Sự thành công mạnh của nền Kinh tế Tự do và Thị trường trong Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico--Juridique Démocratique Adéquat). Hậu quả tàn khốc của vụ Chernobyl lan tràn. Chiến tranh tốn kém tại Afghanistan không thể chịu đựng được nữa. Nga không những không còn sức chạy đua binh bị, không còn phương tiện giữ 500'000 lính canh chừng chế độ tại những nước chư hầu Đông Au và không thể tài trợ để giữ những cơ sở Ngọai giao và nuôi những nhân viên vừa ngọai giao vừa gián điệp khắp Thế giới.
Giới công nhân trong guồng máy Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã lưu truyền câu nói:“Ils font semblant de nous payer, on fait semblant de travailler“ (Chúng (nhà nước) làm giống như trả tiền lương, người ta cũng làm giống như có làm việc), nghĩa là họ không trả tiền thì mình cũng không làm việc. David KINGS, trong cuốn sách trích dẫn trên đây, đã tả tình trạng bại họai của những công chức nhà nước như sau: Tất cả mọi người, từ ngưới gác cổng đến Bộ trưởng, đều phải ăn hối lộ nhỏ lớn. Ngay cả những Huy chương cũng đem ra đổi lấy một lượng xúc xích (saucisses) để ăn. (Même les décorations de guerre pouvaient s’échanger contre la quantité de saucisses (Ngay cả những Huy chương chiến chanh cũng có thể đem ra đổi lấy một số lượng xúc xích để ăn) (Sách đã trích dẫn MIKHAIL GORBATCHEV, trang 154)
Tình trạng thê thảm Kinh tế này cảng đẩy mạnh mọi người vào say sưa Vodka, vào ma túy, vào ly dị, đĩ điếm. Một câu khuyên rằng nếu muốn kêu thợ đến sửa điện, thì đừng kêu họ đến lúc sau trưa vì họ có thể làm cháy nhà vì đã say khướt rượu từ buổi sáng rồi.
Sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, chính bản thân tôi, Nguyễn Phúc Liên, đã sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến tận mắt cảnh nghèo khó Kinh tế của Thủ đô quyền lực độc tài này. Tôi đã đến và ăn Phở trong chính Đôm 5 cũ, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa học, ngày nay vì nghèo quá, những phòng được phá thủng để bán chạp phô, mở tiệm phở. Tôi đã thăm Đôm 5 mới, tại đây tôi đã được ăn thịt chó (chó Berger KGB) lần đầu tiên từ khi rời Việt Nam năm 1965. Tôi đã có một Huy chương Lénine mang số rất nhỏ 2530, nghĩa là gần kề với Lénine bằng cách đổi chác kiểu saucisses như trên. Việt Nam có 3 Huy chương Lénine: Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và Nguyễn Phúc Liên. Số Huy chương của tôi nhỏ, như vậy chắc Huy chương của tôi cao hơn Hồ Chí Minh.
Tình trạng tồi tàn Kinh tế, bại họai xã hội, hòan tòan xười ra của cán bộ và tham nhũng đến những hớp Vodka là một ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ chế độ. Tình trạng giống như trái cây đã chín rữa và sắp tự động rơi xuống đất để thối ra. Nếu lấy dây cột treo nó vào cành, thì may ra nó chưa rụng ngay. Cuộc Cải Cách mà GORBATCHEV tuyên bố chỉ là tìm những sợi dây hy vọng cột lại phần nào cho trái cây chín rũa sắp rơi khỏi cành.
Tuyên bố Cải Cách
của GORBATCHEV
Cuộc Cải Cách của Gorbatchev được tóm tắt vào hai chữ GLASNOST và PERESTROIKA
GLASNOST có nghĩa là làm trong sáng, làm thông rõ. Ơ một tình trạng mà cả một hệ thống cán bộ đảng nghiện ngập, say rượu, ăn hối lộ bất cứ cái gì, rồi làm lỗi và bưng bít từ dưới lên trên, chính Gorbatchev cũng không biết đâu là sự thật để mà điều hành. Vậy, phải hô hào làm trong sáng trước tiên trong nội bộ đảng để mới có thể điều hành.
Đối với những cơ quan truyền thông, GLASNOST bao gồm những biện pháp làm nhẹ đi những kềm kẹp làm mất tự do ngôn luận, nhất là về nghệ thuật và thông tin xã hội.
Trong bài Diễn Văn chủ yếu của Gorbatchev ngày 25.06.1987, Gorbatchev đã nêu ra 5 nguyên tắc của PERESTROIKA như sau (Sách đã trích dẫn GORBATCHEV, trang 229):
1)         Cho những người đứng đầu Công ty một số quyền độc lập: định hàng sản xuất, định giá bán và định lương thợ theo hiệu năng làm việc.
2)         Chuyển việc chỉ huy trung ương tập quyền Kinh tế về những Cơ quan địa phương của đảng.
3)         Nới rộng việc chương trình hóa, việc định giá và việc phân phối tiền tệ và tín dụng.
4)         Áp dụng những nghiên cứu khoa học vào việc nâng cấp phẩm chất hàng hóa.
5)         Chuyển phương pháp quản trị theo hành chánh sang phương pháp quản trị theo chỉ tiêu kinh tế; khai triển việc tự quản trị; nâng cấp thu nhập cá nhân; phân quyền rõ rệt giữa điều hành Chính trị và quản trị Kinh tế.
Tuyên bố 5 nguyên tắc như trên, việc Cải Cách PERESTROIKA là việc, một mặt bỏ dần hệ thống Kinh tế trung ương tập quyền và chỉ huy tòan diện đã làm tàn lụi Kinh tế Nga, một mặt tiến dần đến một nền Kinh tế tôn trọng sáng kiến cá nhân mà nền Kinh tế Tự do và Thị trường luôn luôn chủ trương. Gorbatchev đã nhìn nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường mới có hy vọng giải quyết được tình trạng Kinh tế tàn lụi của Nga lúc bấy giờ.
PERESTROIKA là một chủ trương cải cách Kinh tế để mong cứu vãn nước Nga. Cũng trong tình trạng tàn lụi Kinh tế này, mà Nga không còn khả năng đảm nhận những chi tiêu cho đối ngọai đúng như lời mà có vấn Chính trị Andrei GRETCHEV đã tuyên bố. Ong giương cờ hàng thua đối với Chiến tranh Lạnh, giảm thiểu vũ khí, giải ngũ 500'000 lính, thóat ra khỏi cuộc chiến tranh Afghanistan, để tự do cho những nước chư hầu Đông Au tự giải quyết nội bộ của mình. Những cuộc nổi dậy đấu tranh của các nước Đông Au  xẩy ra ra và đi đến thành công nhanh chóng trong hòan cảnh này.
Đôi lời Kết Luận
Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh đói nghèo của Nga và các nước Đông Au bởi vì chính bản thân người viết bài này đã qua tận Mạc Tư Khoa và Varsovie để thấy cảnh đói nghèo của dân chúng như thế nào. Cái đói nghèo hậu quả của nền Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy là toàn diện cho mọi thành phần Xã hội, từ quần chúng đến tầng lớp làm Chính trị.
Cái nghèo của Thế giới Cộng sản thập niên 1990 khác với tình hình Kinh tế tại Trung Cộng và Việt Nam hiện nay. Thực vậy, ngày nay người ta chứng kiến sự cách biệt giầu--nghèo: đại đa số quần chúng thì nghèo kiết xác, trong khi đó đảng viên đảng Cộng sản và những người thân gia đình thì giầu nứt khố.
Chính vì vậy, nếu việc vứt bỏ thể chế Cộng sản Nga và Đông Au có phần dễ dàng vào những thập niên 1990, thì việc chôn vùi Cộng sản ngày nay có sự đối kháng mạnh của kẻ cướp cầm quyền vì lớp Tư bản đỏ (đảng viên Cộng sản và những thành phần gia đình) như một đàn chó đông đảo cố thủ ngậm chặt lấy những cục xương béo bở trong mõm của chúng.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét