<!>
“Được đi khắp nơi, gặp gỡ nhiều người và có được mức lương hậu hĩnh là những mục đích chính của bất kì người tiếp viên nào khi bước chân vào nghề” nữ tiếp viên chia sẻ.
Nhưng sau 15 năm sống với cái nghề được xem là có mức lương cao nhất nhì thế giới, thì mọi tưởng tượng trong cô dần biến mất thay vào đó là nỗi ám ảnh đến ghê người.
Trong bài phỏng vấn với New York Post, cô đã kể về hai nữ tiếp viên bạo gan liếc mắt đưa tình với những khách VIP. “Không khó để đoán được kết quả khi mà từ vóc dáng đến khuôn mặt của hai nữ tiếp viên này đều thuộc hàng top của các hãng máy bay, dù có kìm lòng cách mấy thì những đại gia trên máy bay cũng không thể nào thoát khỏi tay hai cô ả“.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiếp viên nữ không ngại trở thành gái bán hoa trên máy bay và bị đuổi việc ngay sau khi bị phát hiện. Hay khi kết thúc chuyến bay tại một quốc gia nào đó thì sẽ nhanh chóng đặt phòng khách sạn và có cuộc tình vui vẻ với một hành khách ở khoang thương gia.
Càng kể, cô tiếp viên người Anh càng thấy bức xúc cho chính nghề nghiệp của mình cô nói “Họ chỉ gặp những người có đẳng cấp cao, những hành khách ở khoang thương gia. Những người đàn ông lắm tiền sẵn sàng chi tất tần tật cho các cô tiếp viên váy ngắn“.
Cô còn cho biết thêm, những âm thanh nhạy cảm thường xuyên phát ra từ khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn. Thậm chí, một số phi công còn liều lĩnh đến mức quan hệ với với nữ tiếp viên ngay trong buồng lái khi máy bay đang lơ lửng trên bầu trời
Dù tất cả các chuyến bay đều có vẻ an toàn nhưng có vẻ căn phòng nơi các phi công nghỉ ngơi sẽ chẳng bao giờ yên tĩnh nổi. Thậm chí, một trong số các phi công ấy đã có vợ con ở nhà nhưng vẫn bất chấp may mưa với các cô bạn gái hờ”.
“Tôi đã từng nghe một đồng nghiệp của mình kể về cuộc tình đầy ngang trái với một phi công đã có vợ, cô ả có bầu nên đành dọn về sống chung với gia đình của anh chàng phi công mèo mả kia
Nhưng kinh khủng nhất vẫn là việc nhiều phi công và tiếp viên làm tình tập thể ngay khi đặt chân đến những vùng đất xa xôi như Hong Kong hay Singapore” cô buồn bã nói.
Không chỉ có những mối quan hệ bất chính ấy mà những khó khăn trong việc phục vụ các hành khách khó tính cũng được cô nàng kể đến. Cô thú nhận mình đã từng bị hành khách hất đổ cả khay thức ăn xuống đất hay bị những anh chàng cư xử thô lỗ đụng chạm tay chân trước mặt nhiều người.
“Nghề nghiệp nào cũng vậy, đều có mặt và xấu hiện hữu song song, cái quan trọng là chúng ta vẫn giữ được mình và yêu công việc hiện tại thì không có gì phải hối tiếc khi đã chọn cái nghề ấy” Câu nói kết thúc buổi phỏng vấn của cô tiếp viên người Anh.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề cô vẫn tự tin nói rằng bản thân có thể làm hài lòng rất nhiều khách hàng khó tính nhất, đồng thời khẳng định cô chưa từng dính vào một cuộc tình hoang dại với bất kì hành khách hay phi công nào trên máy bay.
Bí mật đi máy bay mà tiếp viên hàng không
giấu kín khách hàng
Tiếp viên hàng không của chuyến bay nắm giữ vô khối những bí mật. Nhưng có rất nhiều bí mật liên quan đến chuyến bay mà các tiếp viên hàng không phải giữ kín, bởi có những điều tiết lộ sẽ khiến hành khách hoang mang.
Bán vé nhiều hơn số ghế thực
Các chuyến bay thường xuyên bị đặt quá số lượng chỗ thực tế, do có ước lượng về số người dự kiến nhỡ chuyến bay.
Thực tế, nhiều hành khách có đặt chỗ nhưng lại không đến hoặc hủy đặt vào phút cuối. Điều này tạo nên những ghế trống trên các chuyến bay nếu hãng hàng không bán đúng số vé bằng số ghế.
Phi công ngủ khi đang bay
Phi công có thể ngủ khi đang bay
Các phi công hầu hết đều ngủ 1/2 thời gian chuyến bay. 1/3 thời gian còn lại họ tỉnh dậy và bắt gặp các thành viên khác trong đoàn cũng đang ngủ say.
Mặt nạ dưỡng khí chỉ đủ dùng trong 15 phút
Bạn đã quá quen với câu hướng dẫn của cô tiếp viên rằng mỗi khi máy bay gặp sự cố, mặt nạ dưỡng khí rơi xuống và hãy úp ngay vào mặt để bảo toàn mạng sống.
Thực tế, bạn chỉ có khoảng 15 phút dùng oxy tính từ thời điểm mặt nạ được thả. Song khoảng thời gian đó đủ để phi công đưa máy bay tới một độ cao thấp hơn để hành khách có thể hít thở bình thường.
Mặt nạ dưỡng khí chỉ đủ dùng trong 15 phút
Chỗ tựa tay ở ngoài lối đi và ngay cửa sổ có thể được nâng lên
Nhiều người cảm thấy khó chịu vì vịn tay trên ghế gần cửa sổ và cạnh lối đi không thể di chuyển. Song chỉ cần bấm vào chiếc nút nhỏ nằm ngay bên dưới khớp nối tay vịn là được.
Chỗ tựa tay ở ngoài lối đi và ngay cửa sổ có thể được nâng lên
Thế nhưng, trong một vài tình huống, chẳng hạn khi cất cánh và hạ cánh, tiếp viên hàng không sẽ tới yêu cầu bạn trả chiếc tay vịn về vị trí cũ.
Khóa vali chỉ để “làm cảnh”
Nếu tưởng khóa số có thể đảm bảo vali an toàn thì bạn đã nhầm. Bạn có biết rằng những chiếc ổ khóa hành lý đều chỉ để trang trí vì người ta có thể mở nắp vali bạn ra mà không cần đụng đến ổ khóa.
Nếu muốn, các nhân viên có thể dùng đầu bút chì hoặc bút bi là mở ra dễ dàng rồi đóng túi lại.
Ảnh minh họa
Cửa buồng vệ sinh dễ dàng mở được từ bên ngoài
Phần lớn buồng vệ sinh của máy bay có thể mở ra dễ dàng từ phía bên ngoài chỉ bằng cách lật tấm biển buồng vệ sinh và kéo nhẹ chốt cửa.
Đây là vấn đề an toàn, trong trường hợp có người chết, bị thương, hoặc ở trong đó quá lâu, các tiếp viên sẽ mở cánh cửa buồng vệ sinh.
Cửa buồng vệ sinh dễ dàng mở được từ bên ngoài
Nước pha cà phê và trà không được sạch
Nước pha cà phê và trà dường như không được sạch.
Các loại nước dùng để pha cà phê và trà đặt trong bồn chứa dường như không mấy sạch sẽ nhiều bởi chúng ít khi được luân chuyển xuống mặt đất.
Bàn gập trên máy bay là thứ bẩn thỉu nhất
Bạn sẽ ngạc nhiên khi chiếc bàn gập trước mặt bạn, nơi bạn đặt đồ ăn thức uống lại là thứ bẩn thỉu nhất trên máy bay. Theo công bố từ nghiên cứu của các nhà vi sinh học, mật độ vi khuẩn trên khay bàn ăn máy bay đạt mức khổng lồ, lên đến 2155 đơn vị cấu thành khuẩn lạc trên một mẫu thử. Trong khi đó, con số này ở nút giật nước bồn xả nhà vệ sinh trên máy bay “chỉ là” 265.
Bàn gập trên máy bay là thứ bẩn thỉu nhất
Cơ trưởng và cơ phó được phục vụ phần ăn khác nhau
Các nhân viên phi hành đoàn có một thực đơn khác biệt hoàn toàn với hành khách. So với hành khách, các món ăn dành cho phi hành đoàn an toàn hơn và có ít nguy cơ ngộ độc thực phẩm hơn.
Cơ trưởng và phi công phụ ăn khẩu phần cũng khác nhau. Nguyên tắc này được đặt ra để đề phòng trường hợp nếu một trong hai người bị đầu độc thì người còn lại có thể thay thế.
Điện thoại không làm nhiễu sóng
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, phi hành đoàn vẫn yêu cầu khách hàng tắt điện thoại.
Theo tiết lộ một số nhân viên hàng không, thực chất chưa có chứng minh nào chứng tỏ điện thoại di dộng gây nhiễu sóng chuyến bay.
Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tại mỗi chuyến bay, phi hành đoàn vẫn yêu cầu khách hàng tắt điện thoại hoặc để sang chế độ bay.
Sử dụng rượu trên máy bay có thể bị bắt
Chỉ cần sử dụng rượu không phải do tiếp viên phục vụ, bạn sẽ ngay lập tức bị bắt khi hạ cánh vì đây được coi là hành vi vi phạm luật pháp. Vì vậy, bạn đừng dại dột mà khui một chai rượu miễn thuế mang theo mình trên máy bay.
Nếu bạn quá thèm một chút hơi men có thể yêu cầu phục vụ từ phi hành đoàn. Nhưng bạn cũng đừng nghĩ đến chuyện say xỉn trên máy bay, bởi các tiếp viên có nguyên tắc từ chối phục vụ riêng khi thấy hành khách xuất hiện những hành vi ngoài kiểm soát.
Hành khách có thể ngồi chung với… xác chết
Mỗi năm có hàng tỷ lượt hành khách lên xuống máy bay trên thế giới, và tất nhiên sẽ có một tỷ lệ, dù là rất nhỏ người không may qua đời ngay trên không trung.
Trong trường hợp máy bay còn thừa chỗ ngồi, đội ngũ phi hành đoàn sẽ phải đặt thi thể người qua đời ở hàng ghế cuối cùng, hoặc đặt ở khoang hạng nhất nơi có nhiều ghế trống hơn. Trường hợp tệ hơn khi không có nhiều chỗ ngồi, hành khách sẽ phải ngồi chung với người chết.
Nhân viên hãng hàng không và người thân được hưởng vé ưu đãi
Rất nhiều hãng hàng không cung cấp vé rẻ hoặc đôi khi cả vé miễn phí cho nhân viên và cả vợ chồng con cái họ. Nói chung, khi nhân viên hãng hàng không mua vé, họ chỉ cần phải trả thuế còn giá ghế hoàn toàn miễn phí.
Càng lịch sự càng được phục vụ chu đáo
Các tiếp viên hàng không chia sẻ, những hành khách nào càng lịch sự thì càng được phục vụ chu đáo và ân cần. Trái lại, càng thô lỗ và ồn ào thì chỉ nhận được tối thiểu những gì mình có.
Nhiều người cho rằng, quy định trên người phi công không được có sẹo chỉ là một phương pháp nhằm loại bỏ ứng viên mà thôi. Nhưng liệu sự thật có phải như vậy? Dưới đây là lí do giải thích vì sao trên người phi công không được có sẹo.
Vết sẹo sẽ bị xé rách
Chúng ta đều biết rằng càng lên cao áp lực không khí càng giảm xuống thấp. Trong điều kiện áp lực không khí thấp, cơ thể người sẽ bị nở ra. Trong hoàn cảnh như vậy, những vết sẹo trên người có thể bị xé toạc ra.
Áp lực không khí là thứ kẻ thù vô hình đối với phi công. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, hiện tại hầu hết cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực không khí sẽ không đủ để gây nguy hiểm dù phi công có sẹo trên người nếu máy bay bay ở độ cao 2000 mét so với mực nước biển
Khi bay ở độ cao 30 đến 40 nghìn feet tương đương với 9 000 mét đến 12 000 mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với mặt đất. Vì thế máy bay luôn phải chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao như vậy, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian máy bay hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm vì vết sẹo sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.
Những vết sẹo có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tập trung của phi công. Ảnh: Internet.
Đối vời người lái máy bay chiến đấu, yêu cầu này còn nghiêm khắc hơn nhiều. Bởi vì, khi ở trên không, phi công phải thực hiện nhiều chiến thuật không quân.
Những vết sẹo trên da của phi công lái máy bay chiến đấu càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ, những vết sẹo sẽ lập tức bị xé rách và chảy máu.
Không phải tất cả các trường hợp phi công có vết sẹo đều không được lái máy bay. Ngành hàng không có những quy định cụ thể về kích thước của sẹo. Trong lĩnh vực dân sự, vết sẹo nhỏ hơn độ rộng của đồng tiền xu thì hoàn toàn có thể xử lý. Đối với lĩnh vực quân sự thì đòi hỏi nghiêm khắc hơn nhiều. Chiến lược bay quân sự còn cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh. Vì vậy người có vết sẹo sẽ khó tham gia hành động trong điều kiện không có áp suất không khí.
Phi công lái máy bay quân sự có yêu cầu về sẹo khắt khe hơn nhiều. Ảnh: Internet.
Hành khách có sẹo thì thế nào?
Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì cũng không nên lo lắng khi đi máy bay. Trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tỉ lệ xảy ra sự cố như thế là vô cùng thấp.
Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, nếu bất ngờ bị xao lãng với vết thương, an toàn của chuyến bay và tính mạng hàng trăm hành khách sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Phi công là một trong những nghề có yêu cầu khắt khe nhất. Ảnh: Internet.
Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình… mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo. Quá trình đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Chi phí đào tạo thường rất cao, ở Việt Nam, chi phí học sẽ lên tới 1,5 đến 2,5 tỉ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét