Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Cách rửa rau và trái cây

Inline image
Táo  
Táo là một trong những loài quả “tắm” hóa chất nhiều nhất trong thế giới trái cây. Vỏ của quả táo chứa vô vàn những con vi khuẩn chực chờ lây bệnh truyền nhiễm bên cạnh các lớp hóa chất độc hại, đặc biệt là ở phần cuống và núm quả.
Để khắc phục tình hình bạn không thể ngâm táo trong dung dịch nước muối thông thường mà phải tự “bào chế” một công thức nước rửa cho riêng mình bằng cách: pha loãng một phần nước với hai phần giấm trắng, cho thêm một vài giọt tinh dầu bưởi và ngâm trong vòng 40 phút là được.<!>
Ngâm táo trong dung dịch giấm loãng như thế này là đủ sạch rồi bạn nhé!
Cà chua 
Cà chua là một công cụ làm đẹp hữu hiệu cho các chị em. Loại quả này bên cạnh việc dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn thì còn được dùng để làm sinh tố cà chua, salad quả ô liu, ăn sống… Tuy nhiên, chúng cũng chính là loại quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất bên cạnh táo và dâu tây. Và việc rửa sạch chúng không phải là điều đơn giản nếu như không nắm rõ nguyên lý hoạt động sinh học.
Các nhà thực vật cho rằng, riêng cà chua dư lượng hóa chất có thể dễ dàng bị phân hủy đến 70% nếu bị phơi dưới ánh nắng trong vòng 15 phút. Sau đó, bạn dùng bàn chải mềm chà lại một lần nữa bề mặt quả cùng với nước muối thì cơ hội loại bỏ 100% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cà là một điều hoàn toàn có thể.
 Cách rửa sạch rau
 Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối.
Các cành rau nhỏ như rau muống… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày.
Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

Không có nhận xét nào: