NHỮNG GÌ CÁC SỬ GIA MÁC-XÍT ĐÃ VIẾT VỀ VỊ TIẾN SĨ ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM NĂM 1963 VÀ CHUYỆN CHỦ TỊCH SINH VIÊN PHAN THANH HÒA BỊ CÔNG AN BẮT ĐEM ĐI MẤT TÍCH NĂM 1945<!>
Năm 2017 là năm kỷ niệm lần thứ 150 ngày Kinh Lược Sứ Ba Tỉnh Miền Tây Nam Kỳ, Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên, Phan Thanh Giản, Nhà Nho Ái Quốc và Vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam uống thuốc độc quyên sinh, giao ba tỉnh này cho Pháp nhằm tránh những thiệt hại cho người dân mà ông cho là vô ích. Hành động này của ông đã bị triều đình Huế lên án nặng nề, cách tất cả mọi chức tước, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ cho mãi đến triều Vua Đồng Khánh mới được phục hồi.
Nhưng đến năm 1963 lại được các sử gia Miền Bắc mang ra đặt lại. Trước đó, năm 1945, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương tại Hà Nội, Phan Thanh Hòa, cháu ba đời của Phan Thanh Giản, trong những ngày đầu tiên của thời buổi đầy nhiễu nhương sau biến cố 19 tháng 8 năm 1945, đã bị Công An Việt Minh công khai vào tận Đại Học Xá Hà Nội bắt đem đi mất tích. Bài này được viết nhằm góp phần vào việc tìm hiểu thêm về Nhà Nho được coi là tượng trưng cho tinh thần ái quốc của người Việt Miền Nam Phan Thanh Giản, đồng thời cũng là để góp phần tìm hiểu về việc nghiên cứu và quan điểm về lịch sử dưới chế độ Công Sản một thời ở Miền Bắc.
I. Các Sử Gia Miền Bắc Năm 1963, Trong Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử, Đã Viết Gì về Phan Thanh Giản?
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích.
Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử
Qua một loạt bài được liên tiếp đăng trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản trong năm 1963 ở Hà Nội, mục “Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử”, trường hợp của Phan Thanh Giản, nhà Nho miền Nam đầu tiên đậu tiến sĩ và là trọng thần của triều đình nhà Nguyễn, người đã lãnh trách nhiệm ký kết hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhường Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp đã được đem ra mổ xẻ và cá nhân của nhân vật lich sử được người miền Nam nói chung và giới trí thức miền Nam kính mến này đã bị chỉ trích nặng nề.
I. Các Sử Gia Miền Bắc Năm 1963, Trong Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử, Đã Viết Gì về Phan Thanh Giản?
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích.
Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử
Qua một loạt bài được liên tiếp đăng trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản trong năm 1963 ở Hà Nội, mục “Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử”, trường hợp của Phan Thanh Giản, nhà Nho miền Nam đầu tiên đậu tiến sĩ và là trọng thần của triều đình nhà Nguyễn, người đã lãnh trách nhiệm ký kết hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhường Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp đã được đem ra mổ xẻ và cá nhân của nhân vật lich sử được người miền Nam nói chung và giới trí thức miền Nam kính mến này đã bị chỉ trích nặng nề.
Loạt bài này đã gây nên nhiều bất mãn cho những người có dịp đọc chúng ở cả hai miền Nam Bắc đương thời và luôn cả sau ngày thống nhất dưới chế độ Cộng Sản. Nó đã đưa tới những vận động phục hồi danh dự và uy tín cho ông ở cả trong nước lẫn ngoài nước, điển hình là qua các cuộc hội thảo được tổ chức ở trong nước và các bài đăng trong các đặc san hay bản tin hay các lời phát biểu trên các đài phát thanh hay truyền hình của các cựu học sinh và giáo chức của trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ. Nhiều người còn muốn đi xa hơn nữa là đề nghị các cơ quan liên hệ ở trong nước đem trường hợp Phan Thanh Giản ký hòa ước 1862 nhượng Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho người Pháp đối chiếu với trường hợp Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Thủ Tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, công nhận lãnh hải mới của Trung Cộng vào năm 1958 như Viện Sử Học và Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử đã làm hồi năm 1963.
Tổng cộng số bài người viết hiện có trong tay là 8 bài. Đầu tiên là bài Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam của hai ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu, đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử số 48, tháng 3 năm 1963, trang 12 - 17 và kết thúc là bài tổng kết nhan đề “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” của Trần Huy Liệu, đăng trong tạp chí này, số 55, tháng 10 năm đó. Loạt bài này đã được viết theo chiều hướng nào và Phan Thanh Giản đã được nhận định hay đúng hơn bị lên án như thế nào? Ta hãy đọc phần gợi ý của tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và nội dung của các bài, đặc biệt là bài tổng kết của Trần Huy Liệu.
Mở đầu cho loạt bài bình luận này, tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đã đưa ra những gợi ý đăng trên đầu của bài viết của hai ông Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu với phần chính nguyên văn như sau:
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó. Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.
Không cần phải đọc chi tiết các bài được đăng sau đó, chỉ cần đọc kỹ những lời lẽ trên đây của tòa soạn, mà người đọc phải hiểu đó là những lời khuyến cáo nếu không nói là mệnh lệnh người viết phải theo, vì Nghiên Cứu Lịch Sử là cơ quan chính thức của chính quyền Cộng Sản miền Bắc đương thời được điều khiển bởi Trần Huy Liệu, nguyên Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ Hồ Chí Minh trước đó. Người viết muốn có bài được đăng không thể không theo những lời gợi ý này. Phan Thanh Giản ngay từ khi các tác giả mới quyết định cầm bút đã bị lên án và bị xỉ nhục một cách không nhân nhượng theo đúng ý muốn của tòa soạn.
Tổng cộng số bài người viết hiện có trong tay là 8 bài. Đầu tiên là bài Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam của hai ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu, đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử số 48, tháng 3 năm 1963, trang 12 - 17 và kết thúc là bài tổng kết nhan đề “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” của Trần Huy Liệu, đăng trong tạp chí này, số 55, tháng 10 năm đó. Loạt bài này đã được viết theo chiều hướng nào và Phan Thanh Giản đã được nhận định hay đúng hơn bị lên án như thế nào? Ta hãy đọc phần gợi ý của tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và nội dung của các bài, đặc biệt là bài tổng kết của Trần Huy Liệu.
Mở đầu cho loạt bài bình luận này, tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đã đưa ra những gợi ý đăng trên đầu của bài viết của hai ông Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu với phần chính nguyên văn như sau:
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó. Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.
Không cần phải đọc chi tiết các bài được đăng sau đó, chỉ cần đọc kỹ những lời lẽ trên đây của tòa soạn, mà người đọc phải hiểu đó là những lời khuyến cáo nếu không nói là mệnh lệnh người viết phải theo, vì Nghiên Cứu Lịch Sử là cơ quan chính thức của chính quyền Cộng Sản miền Bắc đương thời được điều khiển bởi Trần Huy Liệu, nguyên Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ Hồ Chí Minh trước đó. Người viết muốn có bài được đăng không thể không theo những lời gợi ý này. Phan Thanh Giản ngay từ khi các tác giả mới quyết định cầm bút đã bị lên án và bị xỉ nhục một cách không nhân nhượng theo đúng ý muốn của tòa soạn.
Các nhan đề của các bài viết bằng cách này hay cách khác đã phản ảnh rõ rệt chiều hướng đã được vạch sẵn này. Sau bài của các ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu với nhan đề mang tính cách chung chung không dứt khoát đã dẫn, các bài khác mập mờ cho thấy trước nội dung như “Cần nhận định và đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào?” của Đặng Việt Thanh, “Đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào cho đúng?” của Nguyễn Khắc Đạm và của Trương Hữu Ký, hai bài riêng biệt, có những bài đã lựa chọn nhan đề phản ảnh một sự dứt khoát ngay từ đầu như bài “Cần nghiêm khắc lên án Phan Thanh Giản” của Chu Quang Trứ và bài “Cần vạch rõ hơn trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước lịch sử” của Nhuân Chi hay Nhuận Chi (?). Tất cả đã giúp cho Trần Huy Liệu đưa ra kết luận cuối cùng “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” khi ông viết:
Từ khi Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử, qua Hồ-quý-Ly, Nguyễn-trường-Tộ, Lưu-vĩnh-Phúc cho đến Phan-thanh- Giản, không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, những về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử. (Phạm Cao Dương đánh lớn và đậm năm chữ sau này).
Chưa cho là đủ, Trần Huy Liệu còn ghi thêm:
Một điều nữa cũng đáng chú ý là: trong số người gửi bài tới tham gia thảo luận lên án Phan-thanh-Giản có đông đủ cả các bạn miền Bắc và miền Nam. Thì ra, nếu chúng ta xuất phát từ một lập trường giống nhau thì chúng ta sẽ đi đến một kết luận giống nhau.
Vậy thì qua loạt bài kể trên và căn cứ vào bài tổng kết của Trần Huy Liệu, Phan Thanh Giản đã bị kết án về những tội gì và không thể được khoan nhượng ở những điểm nào? Khoan nhượng là vì có nhiều tác giả cho rằng Phan Thanh Giản là một nhà Nho đạo đức, hết lòng vì dân vì nước, sáng suốt, có bụng thương dân, đã chọn cái chết riêng cho mình để tránh một cuộc chiến tranh vô vọng cho dân tộc .
Cũng theo Trần Huy Liệu, có hai tội chính và hai điều bất khả nhân nhượng:
Hai tội chính là:
Thứ nhất: Trong khi những nhân sĩ yêu nước trong giai cấp phong kiến và đông đảo nhân dân kiên quyết đánh Tây để giữ lấy nước, thà chết không làm nô lệ thì Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây, Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai: Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân, nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh- Giản ba lần dụ Trương-Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp, đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên bội nghịch với giặc.
Hai điều bất khả nhân nhượng là:
Thứ nhất: Không thể chỉ nhìn vào tư đức (không có dấu huyền - chữ của Trần Huy Liệu) của Phan-thanh-Giản để có thể chiếu cố và thông cảm cho ông được mà phải nhìn vào công đức (cũng chữ của Trần Huy Liệu) của ông. Ở vào thời thế nước ta hồi ấy, mọi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng (?), phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc. Đối với Phan-thanh-Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi; mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn gì đáng kể? (nguyên văn lời Trần Huy Liệu).
Thứ hai: Về cái chết của Phan Thanh Giản, theo Trần Huy Liệu thì chủ trương của Phan đã dẫn Phan đến chỗ bế tắc mà chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói một cách khác, cái chết của Phan là tất nhiên, là rất biện chứng trong chỗ bế tắc của Phan (...). Nói rằng Phan chết để giữ trọn tiết nghĩa chăng? Thì, cái sống của Phan với dân, với nước đã mất hết tiết nghĩa rồi, còn nói gì cái chết. Nói rằng Phan chết để giữ trọn đạo lành (tử thủ thiện đạo) hay làm nên điều nhân (sát thân thành nhân) theo câu châm ngôn của nho giáo mà Phan là một tín đồ chăng?
Từ khi Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử, qua Hồ-quý-Ly, Nguyễn-trường-Tộ, Lưu-vĩnh-Phúc cho đến Phan-thanh- Giản, không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, những về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử. (Phạm Cao Dương đánh lớn và đậm năm chữ sau này).
Chưa cho là đủ, Trần Huy Liệu còn ghi thêm:
Một điều nữa cũng đáng chú ý là: trong số người gửi bài tới tham gia thảo luận lên án Phan-thanh-Giản có đông đủ cả các bạn miền Bắc và miền Nam. Thì ra, nếu chúng ta xuất phát từ một lập trường giống nhau thì chúng ta sẽ đi đến một kết luận giống nhau.
Vậy thì qua loạt bài kể trên và căn cứ vào bài tổng kết của Trần Huy Liệu, Phan Thanh Giản đã bị kết án về những tội gì và không thể được khoan nhượng ở những điểm nào? Khoan nhượng là vì có nhiều tác giả cho rằng Phan Thanh Giản là một nhà Nho đạo đức, hết lòng vì dân vì nước, sáng suốt, có bụng thương dân, đã chọn cái chết riêng cho mình để tránh một cuộc chiến tranh vô vọng cho dân tộc .
Cũng theo Trần Huy Liệu, có hai tội chính và hai điều bất khả nhân nhượng:
Hai tội chính là:
Thứ nhất: Trong khi những nhân sĩ yêu nước trong giai cấp phong kiến và đông đảo nhân dân kiên quyết đánh Tây để giữ lấy nước, thà chết không làm nô lệ thì Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây, Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai: Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân, nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh- Giản ba lần dụ Trương-Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp, đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên bội nghịch với giặc.
Hai điều bất khả nhân nhượng là:
Thứ nhất: Không thể chỉ nhìn vào tư đức (không có dấu huyền - chữ của Trần Huy Liệu) của Phan-thanh-Giản để có thể chiếu cố và thông cảm cho ông được mà phải nhìn vào công đức (cũng chữ của Trần Huy Liệu) của ông. Ở vào thời thế nước ta hồi ấy, mọi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng (?), phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc. Đối với Phan-thanh-Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi; mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn gì đáng kể? (nguyên văn lời Trần Huy Liệu).
Thứ hai: Về cái chết của Phan Thanh Giản, theo Trần Huy Liệu thì chủ trương của Phan đã dẫn Phan đến chỗ bế tắc mà chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói một cách khác, cái chết của Phan là tất nhiên, là rất biện chứng trong chỗ bế tắc của Phan (...). Nói rằng Phan chết để giữ trọn tiết nghĩa chăng? Thì, cái sống của Phan với dân, với nước đã mất hết tiết nghĩa rồi, còn nói gì cái chết. Nói rằng Phan chết để giữ trọn đạo lành (tử thủ thiện đạo) hay làm nên điều nhân (sát thân thành nhân) theo câu châm ngôn của nho giáo mà Phan là một tín đồ chăng?
Thực ra, cái chết của Phan, khác với cái hy sinh của các bậc nghĩa liệt khác, không phải để giữ đạo lành cho đến chết, cũng chẳng phải liều chết để làm nên một điều nhân vì cái gọi là đạo lành, là điều nhân lúc đó chính là giết giặc cứu nước, là theo nguyện vọng của nhân dân; trái lại là đạo dữ, là bất nhân, là phản bội. Thôi, chúng ta hãy làm một việc ngay thẳng là trả cái chết của Phan-thanh-Giản lại cho Phan-thanh-Giản, cái chết do chính tác giả tạo ra, qua một quá trình dài lâu dẫn đến chỗ không lối thoát. Dầu sao, cái chết của Phan cũng chỉ có thể chấm dứt con đường bế tắc của Phan, chớ không thể xóa được tội danh của Phan trước tòa án dư luận nhân dân và lịch sử.
Bây giờ ta hãy duyệt qua những bài đã được đăng.
Trước hết là bài của Đặng Huy Vận và Chương Thâu. Người viết không có dịp đọc nhiều bài khác của Đặng Huy Vận, nhưng Chương Thâu là một tác giả rất quen thuộc đối với những ai từng theo dõi các hoạt động của các nhà Nho trong các phong trào Đông Du và Duy Tân. Chương Thâu đã viết nhiều về các phong trào này, đặc biệt là về Phan Bội Châu. Có lẽ vì vậy ông và Đặng Huy Vận đã được lựa chọn để mở đầu cho cuộc bình luận hay đúng hơn đánh giá lại này. Một sự lựa chọn có thể có tính cách chiến thuật để người theo dõi cả loạt bài sau đó có cảm tưởng rằng đây là một cuộc bình luận vô tư và rộng rãi. Nói như vậy vì bài của hai ông có vẻ bao quát và chuyên môn, kể cả khi hai ông lên án Phan Thanh Giản. Nói như vậy là vì bài của hai ông tương đối đầy đủ nhất cho loại bài này.
Nó tóm tắt toàn bộ những chi tiết liên hệ tới cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh Giản từ thuở thiếu thời cho đến những ngày cuối đời của ông và đã nhìn ông qua mọi khía cạnh, cả công lẫn tư; nói theo Trần Huy Liệu cả công đức lẫn tư đức. Các tác giả này cũng dùng nhiều tài liệu hơn các tác giả khác. Có điều phần quy trách nhiệm làm mất nước cho Phan Thanh Giản vẫn là chính.
Trong phần này, sau khi đã bài bác tất cả các quan điểm của các tác giả người Pháp cũng như người Việt thời trước đó như Châtel, Lê Thành Trường, Tam Thanh và Hoành Hải, Nam Xuân Thọ..., mà hai ông cho rằng “chỉ nhằm mục tiêu chính trị hay chỉ mới nói một mặt mà không nhìn thấy mặt hậu quả tai hại của những hành động đầy thiện ý ấy của Phan-thanh-Giản, các ông đã không nhìn thấy mặt trách nhiệm to lớn như thế nào của Phan-thanh-Giản trong việc cắt đất nhường cho Pháp.
Phan trước sức uy hiếp của giặc đã đang tay ký hòa ước 1862 với giặc. Quê cha đất tổ bị bầy quỷ dữ giày xéo? Phan-thanh-Giản bị nhân dân cả nước lên án và phản đối mọi hành động chủ hòa của triều đình và của chính Phan...Thế rồi Phan-thanh-Giản không chịu lo chuẩn bị đề phòng chống Pháp mà để cho giặc lấn dần, để đến nỗi trong bốn ngày từ 21-6 đến 25-6-1867, chúng lấy luôn cả ba tỉnh miền Tây”.
Về cái chết của Phan Thanh Giản, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu cho rằng nó đã chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn đối với lòng tin cậy của triều đình và cũng để tỏ cho nhân dân rằng mình đã sai lầm và chịu tội trước nhân dân.
Khác với các tác giả khác, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu đã dùng cả nửa bài phía sau để ca tụng phần tư đức của Phan Thanh Giản. Hai ông đã dùng các thơ văn, sớ tấu của chính Phan Thanh Giản, của Nguyễn Đình Chiểu và của các nhà khảo cứu thời trước hai ông hay của các tác giả miền Nam, luôn cả những lời truyền tụng trong dân gian... để mô tả cuộc sống hết lòng vì vua, vì dân, vì nước, luôn luôn đi sát với quần chúng bình dân và đạo đức của Phan Thanh Giản.
Bây giờ ta hãy duyệt qua những bài đã được đăng.
Trước hết là bài của Đặng Huy Vận và Chương Thâu. Người viết không có dịp đọc nhiều bài khác của Đặng Huy Vận, nhưng Chương Thâu là một tác giả rất quen thuộc đối với những ai từng theo dõi các hoạt động của các nhà Nho trong các phong trào Đông Du và Duy Tân. Chương Thâu đã viết nhiều về các phong trào này, đặc biệt là về Phan Bội Châu. Có lẽ vì vậy ông và Đặng Huy Vận đã được lựa chọn để mở đầu cho cuộc bình luận hay đúng hơn đánh giá lại này. Một sự lựa chọn có thể có tính cách chiến thuật để người theo dõi cả loạt bài sau đó có cảm tưởng rằng đây là một cuộc bình luận vô tư và rộng rãi. Nói như vậy vì bài của hai ông có vẻ bao quát và chuyên môn, kể cả khi hai ông lên án Phan Thanh Giản. Nói như vậy là vì bài của hai ông tương đối đầy đủ nhất cho loại bài này.
Nó tóm tắt toàn bộ những chi tiết liên hệ tới cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh Giản từ thuở thiếu thời cho đến những ngày cuối đời của ông và đã nhìn ông qua mọi khía cạnh, cả công lẫn tư; nói theo Trần Huy Liệu cả công đức lẫn tư đức. Các tác giả này cũng dùng nhiều tài liệu hơn các tác giả khác. Có điều phần quy trách nhiệm làm mất nước cho Phan Thanh Giản vẫn là chính.
Trong phần này, sau khi đã bài bác tất cả các quan điểm của các tác giả người Pháp cũng như người Việt thời trước đó như Châtel, Lê Thành Trường, Tam Thanh và Hoành Hải, Nam Xuân Thọ..., mà hai ông cho rằng “chỉ nhằm mục tiêu chính trị hay chỉ mới nói một mặt mà không nhìn thấy mặt hậu quả tai hại của những hành động đầy thiện ý ấy của Phan-thanh-Giản, các ông đã không nhìn thấy mặt trách nhiệm to lớn như thế nào của Phan-thanh-Giản trong việc cắt đất nhường cho Pháp.
Phan trước sức uy hiếp của giặc đã đang tay ký hòa ước 1862 với giặc. Quê cha đất tổ bị bầy quỷ dữ giày xéo? Phan-thanh-Giản bị nhân dân cả nước lên án và phản đối mọi hành động chủ hòa của triều đình và của chính Phan...Thế rồi Phan-thanh-Giản không chịu lo chuẩn bị đề phòng chống Pháp mà để cho giặc lấn dần, để đến nỗi trong bốn ngày từ 21-6 đến 25-6-1867, chúng lấy luôn cả ba tỉnh miền Tây”.
Về cái chết của Phan Thanh Giản, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu cho rằng nó đã chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn đối với lòng tin cậy của triều đình và cũng để tỏ cho nhân dân rằng mình đã sai lầm và chịu tội trước nhân dân.
Khác với các tác giả khác, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu đã dùng cả nửa bài phía sau để ca tụng phần tư đức của Phan Thanh Giản. Hai ông đã dùng các thơ văn, sớ tấu của chính Phan Thanh Giản, của Nguyễn Đình Chiểu và của các nhà khảo cứu thời trước hai ông hay của các tác giả miền Nam, luôn cả những lời truyền tụng trong dân gian... để mô tả cuộc sống hết lòng vì vua, vì dân, vì nước, luôn luôn đi sát với quần chúng bình dân và đạo đức của Phan Thanh Giản.
Có điều trong khi trở lại xét thêm những công trạng và đức tốt của Phan-thanh-Giản đối với nhân dân để thấy rõ hơn vì sao Phan đáng được nhân dân khoan dung và trân trọng thì hai ông đã qui hết tội cho triều đình Huế và cho rằng triều đình Huế là tội phạm chính của việc để mất đất mất nước, bỏ dân bỏ nước để chỉ lo khư khư giữ lấy cái ngai vàng đã mọt ruỗng và quyền lợi bẩn thỉu của chúng. Lời Phan Thanh Giản căn dặn thân nhân ghi trên mộ ông đã được hai tác giả này coi là đã phản ánh đúng đắn tinh thần khiếp nhược và nỗi chán chường của ý thức hệ phong kiến đến ngày suy tàn thảm hại.
Đúng như Trần Huy Liệu nhận định trong bài tổng kết của ông: Trong quá trình thảo luận, hai bạn Chương-Thâu và Đặng-huy- Vận, trong chỗ không ngờ, đã trở nên đối tượng cho một loạt súng bắn vào chỉ vì hai bạn còn có chỗ chưa dứt khoát về tình cảm với họ Phan!
Đúng như Trần Huy Liệu nhận định trong bài tổng kết của ông: Trong quá trình thảo luận, hai bạn Chương-Thâu và Đặng-huy- Vận, trong chỗ không ngờ, đã trở nên đối tượng cho một loạt súng bắn vào chỉ vì hai bạn còn có chỗ chưa dứt khoát về tình cảm với họ Phan!
Những bài được đăng tiếp theo đã nêu rõ những điều mà họ cho là chưa dứt khoát này và đi sát với những chỉ dẫn trong phần gợi ý của Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử hơn. Không cần phải đi sâu vào nội dung, chỉ cần đọc các nhan đề sau đây của các bài viết người ta thấy rõ ngay phản ứng chiều hướng phản ứng này:
“Cần nhận định và đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào?” (Đặng-việt-Thanh)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” (Nguyễn -khắc-Đạm)
“Cần nghiêm khắc lên án Phan-thanh-Giản” (Chu-quang-Trứ)
“Cần vạch rõ hơn nữa trách nhiệm của Phan-thanh-Giản trước lịch sử” (Nhuận Chi)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản thế nào cho đúng?” (Trương-hữu-Ký)
Các câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời đã có sẵn trong lời tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử “là phải nhìn vào mặt chính của vấn đề, phải nhất trí, phải dứt khoát, không thể nhìn vào mọi mặt để kết luận nước đôi, nửa vời, không dứt khoát”. Nhuận-Chi nói thẳng ra rằng đó là vấn đề quan điểm, vấn đề lập trường. Về phương pháp cũng vậy, Nhuận-Chi tán thành ý kiến của Tòa soạn tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử là “trong việc bình luận nhân vật lịch sử,...chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội...” (đã dẫn). Kết quả cuộc bình luận do đó có thể được đoán biết từ trước và Trần Huy Liệu đã coi đó là “một sự thành công vì không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, nhưng về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử”.
Vì phải dựa theo Mác và trên quan điểm giai cấp đấu tranh, sau khi đã kết tội Phan Thanh Giản, các tác giả còn đi xa hơn nữa là kết án toàn thể phe chủ hòa ở triều đình Huế đương thời, đứng đầu là vua Tự Đức mà Phan Thanh Giản, theo Đặng-Việt-Thanh, chỉ là người tiêu biểu của phái đầu hàng ở trong giai cấp phong kiến muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp mình bằng cách thỏa hiệp với thực dân.Lý luận theo chiều hướng này, để buộc tội Phan Thanh Giản, Nguyễn-Anh kết luận: “Phan Thanh Giản hành động không phải vì một động cơ yêu nước thương dân lành mạnh tiến bộ.
“Cần nhận định và đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào?” (Đặng-việt-Thanh)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” (Nguyễn -khắc-Đạm)
“Cần nghiêm khắc lên án Phan-thanh-Giản” (Chu-quang-Trứ)
“Cần vạch rõ hơn nữa trách nhiệm của Phan-thanh-Giản trước lịch sử” (Nhuận Chi)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản thế nào cho đúng?” (Trương-hữu-Ký)
Các câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời đã có sẵn trong lời tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử “là phải nhìn vào mặt chính của vấn đề, phải nhất trí, phải dứt khoát, không thể nhìn vào mọi mặt để kết luận nước đôi, nửa vời, không dứt khoát”. Nhuận-Chi nói thẳng ra rằng đó là vấn đề quan điểm, vấn đề lập trường. Về phương pháp cũng vậy, Nhuận-Chi tán thành ý kiến của Tòa soạn tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử là “trong việc bình luận nhân vật lịch sử,...chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội...” (đã dẫn). Kết quả cuộc bình luận do đó có thể được đoán biết từ trước và Trần Huy Liệu đã coi đó là “một sự thành công vì không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, nhưng về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử”.
Vì phải dựa theo Mác và trên quan điểm giai cấp đấu tranh, sau khi đã kết tội Phan Thanh Giản, các tác giả còn đi xa hơn nữa là kết án toàn thể phe chủ hòa ở triều đình Huế đương thời, đứng đầu là vua Tự Đức mà Phan Thanh Giản, theo Đặng-Việt-Thanh, chỉ là người tiêu biểu của phái đầu hàng ở trong giai cấp phong kiến muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp mình bằng cách thỏa hiệp với thực dân.Lý luận theo chiều hướng này, để buộc tội Phan Thanh Giản, Nguyễn-Anh kết luận: “Phan Thanh Giản hành động không phải vì một động cơ yêu nước thương dân lành mạnh tiến bộ.
Là con đẻ của triều đình phong kiến thối nát nhà Nguyễn - bộ phận đầu não của giai cấp phong kiến suy tàn phản động - mang trong người ý thức hệ tư tưởng của giai cấp mình - Phan đã luôn luôn lo lắng và hành động vì cái dân cái nước của triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Cho nên việc cắt đất cho giặc và cái động cơ của Phan hoàn toàn thống nhất với nhau, nó sẽ dẫn đến một kết quả tất nhiên là nhượng bộ đi đến đầu hàng giặc”. Lập luận này, cộng thêm những gì tác giả này (Nguyễn-Anh) viết ở cuối bài có thể cho người ta thấy phần nào mục tiêu của loạt bài bình luận. Mục tiêu đó là “tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay”. Nguyên văn của đoạn này như sau:
Hoàn cảnh lịch sử ngày nay và ngày xưa - thời Phan-thanh-Giản - tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là ngày trước nhân dân Nam Kỳ đứng lên kháng chiến chống xâm lược bước đầu của giặc Pháp, và ngày nay, cũng trên mảnh đất Nam-bộ mến yêu, nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta dang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hoàn bình thống nhất đất nước. Việc nghiên cứu đánh giá Phan-thanh-Giản không phải chỉ là tìm hiểu sự thật về công tội của Phan mà còn có một ý nghĩa, một tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử mãi mãi ghi nhớ và ca tụng những người con của Tổ quốc đã đấu tranh quên mình vì dân vì nước và cũng mãi mãi phê phán bất cứ ai đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, ngăn cản bước tiến của lịch sử.
Nhưng làm sao biết được nguyện vọng của nhân dân thời Phan Thanh Giản và nếu có thể đi xa hơn cho đến thời Mỹ -Diệm? Nhân dân là ai, những dữ kiện nào, những thống kê nào cho phép người khẳng định như vậy? Trần Huy Liệu và các tác giả của những bài bình luận này đã căn cứ vào nhửng câu nói, những bài thơ hầu hết bằng chữ Hán hay chứa rất nhiều chữ Hán, những bài vè, vào cuộc kháng chiến của Trương Định để quả quyết là nhân dân thời đó đều một lòng chống Pháp. Như vậy có đủ hay không? và sau này vào thời điểm các bài bình luận này được viết và được đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử là “ngày nay nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta đang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hòa bình thống nhất đất nước, coi như là cuộc chống đối này được phát động bới chính đồng bào miền Nam không dính dáng gì với miền Bắc?”
Hoàn cảnh lịch sử ngày nay và ngày xưa - thời Phan-thanh-Giản - tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là ngày trước nhân dân Nam Kỳ đứng lên kháng chiến chống xâm lược bước đầu của giặc Pháp, và ngày nay, cũng trên mảnh đất Nam-bộ mến yêu, nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta dang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hoàn bình thống nhất đất nước. Việc nghiên cứu đánh giá Phan-thanh-Giản không phải chỉ là tìm hiểu sự thật về công tội của Phan mà còn có một ý nghĩa, một tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử mãi mãi ghi nhớ và ca tụng những người con của Tổ quốc đã đấu tranh quên mình vì dân vì nước và cũng mãi mãi phê phán bất cứ ai đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, ngăn cản bước tiến của lịch sử.
Nhưng làm sao biết được nguyện vọng của nhân dân thời Phan Thanh Giản và nếu có thể đi xa hơn cho đến thời Mỹ -Diệm? Nhân dân là ai, những dữ kiện nào, những thống kê nào cho phép người khẳng định như vậy? Trần Huy Liệu và các tác giả của những bài bình luận này đã căn cứ vào nhửng câu nói, những bài thơ hầu hết bằng chữ Hán hay chứa rất nhiều chữ Hán, những bài vè, vào cuộc kháng chiến của Trương Định để quả quyết là nhân dân thời đó đều một lòng chống Pháp. Như vậy có đủ hay không? và sau này vào thời điểm các bài bình luận này được viết và được đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử là “ngày nay nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta đang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hòa bình thống nhất đất nước, coi như là cuộc chống đối này được phát động bới chính đồng bào miền Nam không dính dáng gì với miền Bắc?”
Các tác giả này sẽ nghĩ sao khi có dịp đọc Thư Vô Nam của Lê Duẩn với dòng ghi chú dưới ảnh chụp của ông là “Đồng chí Lê Duẩn hồi còn hoạt động ở trong Nam (1954- 1956)”? Cũng vậy với lối giả dụ rằng nếu Phan Thanh Giản dựa vào nhân dân, theo ước vọng của nhân dân thì sẽ đánh đuổi được quân Pháp người ta sẽ nghĩ sao khi để ý tới thái độ của người dân ở miền Bắc, đặc biệt là ở Nam Định khi quân Pháp đánh ra Bắc về sau này. Cũng vậy với sự kết án Phan Thanh Giản là đã không thông hiểu những khó khăn của người Pháp và của riêng Bonard khi điều đình khi ký hòa ước. Làm sao Phan Thanh Giản một thế kỷ trước có thể có được những kiến thức của những người học và bình luận lịch sử của một trăm năm sau, năm 1963?
Kết tội như trên chưa được coi là đủ và dứt khoát, Nguyễn-khắc-Đạm trong bài “Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” đã đặt ra những nghi vấn về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản về lòng yêu nước, thương dân và về tinh thần coi nhẹ cái chết của ông với những câu trả lời là không.
Về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản, một sự thanh liêm từ vua Tự Đức đến các nhân vật lịch sử đương thời và các nhà nghiên cứu khác cả Việt lẫn Pháp đều ghi nhận, Nguyễn Khắc Đạm dựa vào hai chi tiết để đặt thêm các câu hỏi về ông. Chi tiết thứ nhất được Pierre Daudin (?) chép trong “Phan-thanh-Giản et sa famille d'après quelques documents annamites”, xuất bản năm 1941 là các con Phan-thanh-Giản trong bài điếu mẹ có viết là năm 1861, khi Pháp lấy Định- Tường, quan quân ta phải chạy qua làng có vợ Phan-thanh -Giản đang ở đó.
Kết tội như trên chưa được coi là đủ và dứt khoát, Nguyễn-khắc-Đạm trong bài “Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” đã đặt ra những nghi vấn về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản về lòng yêu nước, thương dân và về tinh thần coi nhẹ cái chết của ông với những câu trả lời là không.
Về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản, một sự thanh liêm từ vua Tự Đức đến các nhân vật lịch sử đương thời và các nhà nghiên cứu khác cả Việt lẫn Pháp đều ghi nhận, Nguyễn Khắc Đạm dựa vào hai chi tiết để đặt thêm các câu hỏi về ông. Chi tiết thứ nhất được Pierre Daudin (?) chép trong “Phan-thanh-Giản et sa famille d'après quelques documents annamites”, xuất bản năm 1941 là các con Phan-thanh-Giản trong bài điếu mẹ có viết là năm 1861, khi Pháp lấy Định- Tường, quan quân ta phải chạy qua làng có vợ Phan-thanh -Giản đang ở đó.
Thấy tình cảnh quan quân thiếu thốn, bà Phan-thanh-Giản đã lập tức lấy khoảng năm sáu trăm quan tiến riêng ra phân phát cho họ. Nên nhớ là lúc đó Phan đương ở Huế, còn vợ thì ở làng với các con. Chi tiết thứ hai là “Tên Ăng-sa (Ansart) chủ tỉnh Mỹ-tho viết là trước khi chết, Phan có ngỏ ý gửi hắn vài ngàn phơ-răng để lâý tiền nuôi dưỡng giúp các cháu Phan tại Sài-gòn”. (Nguyễn-khắc-Đạm đã căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul trong thư đề ngày 4 tháng 8 năm 1867, viết từ Vĩnh Long, được in trong La Geste Francaise en Indochine của Taboulet, Paris, Adrien-Maisonneuve, tome II, 1956, tr. 519-520 - Phạm Cao Dương chú thích)
Những số tiền này đã được ông Đạm chứng mình bằng vật giá thời đó và lương của các quan và cho là khá lớn và đặt câu hỏi làm sao vợ Phan và bản thân Phan có thể có ngay được?
Về chuyện Phan Thanh Giản coi nhẹ cái chết và tự kết kiễu đời mình, Nguyễn-khắc-Đạm cũng căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul (thư dẫn trên, Phạm Cao Dương chú thích), là cuối cùng khi các quan lại Việt Nam đã về hết chỉ còn người Pháp thì Phan Thanh Giản đã nhận sự chữa chạy của người Pháp và đặc biệt Phan Thanh Giản đã hỏi Linh Mục Marc: “Thế nào tôi có thể thoát được không?” (Nguyễn-Khắc-Đạm dịch và in đậm). Từ đó ông Đạm kết luận rằng: Phan Thanh Giản đã tỏ vẻ thiết tha được sống lại với người Pháp và “Điều đó càng soi sáng thêm chiều hướng xuống dốc về tư tưởng của Phan hơn nữa”.
Trên đây là tóm tắt những gì người viết cho là chính yếu của loạt bài bình luận về Phan Thanh Giản đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963. Sự tóm tắt này chắc chắn là còn nhiều thiếu sót. Nó chỉ nhằm giúp cho những ai chưa có hay không có dịp đọc loạt bài này có một ý niệm về nội dung và cách nhìn của các nhà viết sử và bình luận sử miền Bắc Việt Nam đương thời (thời 1963) về vị Tiến Sĩ Nho Học đầu tiên của miền Nam này, coi như những lý do chính yếu của phong trào đòi phục hồi danh dự cho ông trong những năm gần đây. Trong khi tóm tắt người viết đã giảm thiểu những nhận định riêng của mình đến mức tối đa nhưng đây không phải là một việc dễ làm. Điều tốt nhất cho người đọc là tìm đọc nguyên bản. Riêng về những giả thuyết liên hệ tới sự thanh liêm của Phan Thanh Giản và những giờ phút cuối cùng của đời ông, người viết sẽ xin trở lại trong một bài khác.
II. Chuyện Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Phan Thanh Hoà Bị Công An Việt Minh Bắt Mang Đi Mất Tích.
Cuối cùng, viết về Phan Thanh Giản, người ta không thể không nói tới những hậu duệ của ông, những người được biết tới là vì là con cháu, dòng dõi ông, đồng thời cũng là những người ít nhiều lãnh chịu những hậu quả của việc ông làm, dù là vinh quang hay nặng nề mạt sát. Ở đây người viết muốn đề cập tới hai vị thuộc tiền bán Thế Kỷ 20 của nhà chí sĩ này. Đó là hai anh em Ông Phan Thanh Hòa và Bà Phan Thị Bình.Phan Thanh Hòa là dòng dõi đời thứ ba của Cụ Phan. Vào thời giữa thập niên 1940 Phan Thanh Hoà từ trong Nam ra Hà Nội “du học” cùng với một số đông sinh viên Nam Kỳ, trong đó có những người nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Nguyễn Tôn Hoàn, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tăng Nguyên...
Ông học ngành Nha Khoa Đại Học Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1945, khi xảy ra những biến cố 19 tháng 8 làm thay đổi toàn bộ lịch sử và cuộc sống của người dân trên đất nước, Phan Thanh Hòa là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên của Đại Học này. Bà Phan thị Bình là em ruột ông. Bà Bình nổi tiếng từ năm trước vì Bà là một trong hai người nữ đầu tiên đã ca bài Sinh Viên Hành Khúc (Marche des Étudiants) của Lưu Hữu Phước tại Đại Giảng Đường của Đại Học Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942. Người kia là Bà Nguyễn Thị Thiều. Bà Phan Thị Bình, sau này là phu nhân của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ của Đảng Đại Việt. Bà Bình mới mất cách đây không lâu ớ miền Bắc California. Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội Phan Thanh Hòa ngay sau ngày Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập đã bị Công An vào tận Đại Học Xá bắt trước mắt các sinh viên ở đây cùng với một sinh viên khác, ông Đặng Vũ Trứ, thuộc Đảng Đại Việt. Hai người bị mang đi mất tích.
Những số tiền này đã được ông Đạm chứng mình bằng vật giá thời đó và lương của các quan và cho là khá lớn và đặt câu hỏi làm sao vợ Phan và bản thân Phan có thể có ngay được?
Về chuyện Phan Thanh Giản coi nhẹ cái chết và tự kết kiễu đời mình, Nguyễn-khắc-Đạm cũng căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul (thư dẫn trên, Phạm Cao Dương chú thích), là cuối cùng khi các quan lại Việt Nam đã về hết chỉ còn người Pháp thì Phan Thanh Giản đã nhận sự chữa chạy của người Pháp và đặc biệt Phan Thanh Giản đã hỏi Linh Mục Marc: “Thế nào tôi có thể thoát được không?” (Nguyễn-Khắc-Đạm dịch và in đậm). Từ đó ông Đạm kết luận rằng: Phan Thanh Giản đã tỏ vẻ thiết tha được sống lại với người Pháp và “Điều đó càng soi sáng thêm chiều hướng xuống dốc về tư tưởng của Phan hơn nữa”.
Trên đây là tóm tắt những gì người viết cho là chính yếu của loạt bài bình luận về Phan Thanh Giản đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963. Sự tóm tắt này chắc chắn là còn nhiều thiếu sót. Nó chỉ nhằm giúp cho những ai chưa có hay không có dịp đọc loạt bài này có một ý niệm về nội dung và cách nhìn của các nhà viết sử và bình luận sử miền Bắc Việt Nam đương thời (thời 1963) về vị Tiến Sĩ Nho Học đầu tiên của miền Nam này, coi như những lý do chính yếu của phong trào đòi phục hồi danh dự cho ông trong những năm gần đây. Trong khi tóm tắt người viết đã giảm thiểu những nhận định riêng của mình đến mức tối đa nhưng đây không phải là một việc dễ làm. Điều tốt nhất cho người đọc là tìm đọc nguyên bản. Riêng về những giả thuyết liên hệ tới sự thanh liêm của Phan Thanh Giản và những giờ phút cuối cùng của đời ông, người viết sẽ xin trở lại trong một bài khác.
II. Chuyện Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Phan Thanh Hoà Bị Công An Việt Minh Bắt Mang Đi Mất Tích.
Cuối cùng, viết về Phan Thanh Giản, người ta không thể không nói tới những hậu duệ của ông, những người được biết tới là vì là con cháu, dòng dõi ông, đồng thời cũng là những người ít nhiều lãnh chịu những hậu quả của việc ông làm, dù là vinh quang hay nặng nề mạt sát. Ở đây người viết muốn đề cập tới hai vị thuộc tiền bán Thế Kỷ 20 của nhà chí sĩ này. Đó là hai anh em Ông Phan Thanh Hòa và Bà Phan Thị Bình.Phan Thanh Hòa là dòng dõi đời thứ ba của Cụ Phan. Vào thời giữa thập niên 1940 Phan Thanh Hoà từ trong Nam ra Hà Nội “du học” cùng với một số đông sinh viên Nam Kỳ, trong đó có những người nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Nguyễn Tôn Hoàn, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tăng Nguyên...
Ông học ngành Nha Khoa Đại Học Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1945, khi xảy ra những biến cố 19 tháng 8 làm thay đổi toàn bộ lịch sử và cuộc sống của người dân trên đất nước, Phan Thanh Hòa là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên của Đại Học này. Bà Phan thị Bình là em ruột ông. Bà Bình nổi tiếng từ năm trước vì Bà là một trong hai người nữ đầu tiên đã ca bài Sinh Viên Hành Khúc (Marche des Étudiants) của Lưu Hữu Phước tại Đại Giảng Đường của Đại Học Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942. Người kia là Bà Nguyễn Thị Thiều. Bà Phan Thị Bình, sau này là phu nhân của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ của Đảng Đại Việt. Bà Bình mới mất cách đây không lâu ớ miền Bắc California. Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội Phan Thanh Hòa ngay sau ngày Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập đã bị Công An vào tận Đại Học Xá bắt trước mắt các sinh viên ở đây cùng với một sinh viên khác, ông Đặng Vũ Trứ, thuộc Đảng Đại Việt. Hai người bị mang đi mất tích.
Có tin đồn là họ bị đưa sang giam ở một căn nhà ở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết. Riêng Bà Phan Thanh Bình thì theo lời Bà kể lại cho người viết bài này là Bà chỉ biết là anh bà không còn nữa khi nhận ra cái áo len của anh Bà do một công an mặc sau đó. Chuyện Công An công khai vô Đại Học Xá bắt Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên đem đi mất tích được nhiều người chứng kiến sau này kể lại là một chuyện lớn chắc chắn Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, một cựu sinh viên Trường Luật, người nắm toàn bộ an ninh trong nước lúc đó hiện diện ở Hà Nội, không thể nào không biết. Tiếc rằng trong hồi ký của ông, Tướng Giáp không hề nói tới. Riêng Bác Sĩ Phan Văn Đương, trong hồi ký, ký tên Nguyễn Minh Hoài Việt, nhan đề “Nhớ Quê Hương”, đăng trên tờ Quang Phục, xuất bản ở Houston, Texas, là một trong số những sinh viên cư ngụ trong Đại Học Xá đương thời đã viết về sự kiện này như sau:
Việt Minh len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, xâm nhập toà soạn báo tự trị của Tổng Hội, gây mâu thuẫn giữa sinh viên. Hết phát xít Nhật đàn áp, phá hoại, bây giờ lại đến bọn Bôn-sơ-vích tạo ung thối từ bên trong. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi đọc lại báo chí cũ để am hiểu tình hình. Trong buổi giao thời, chính phủ Trần trọng Kim một mặt cố gắng giới hạn can thiệp của người Nhật, mặt khác cố tạo một tình trạng thực tại “bất khả phản hồi” để chặn thực dân Pháp đô hộ trở lại.
[…] Đau đớn và đáng phỉ nhổ hơn là một cuộc họp mặt của các trí thức danh tiếng miền Bắc tại Việt Nam Đại Học Xá ngày 22 tháng 8: một công điện được đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để nhường quyền cho một chính phủ mới. Công điện mang chữ ký của Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (đúng hơn là Hồ Hữu Tường, tác giả Phan Văn Đương ghi lầm), Ngụy Như Kontum, những khoa bảng, xuất thân từ các trường đại học của Pháp.[………]
Trong khi chúng tôi, một số sinh viên đang âm thầm cổ động trong Việt Nam Học Xá sự chống đối việc yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, thì anh đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam có một thái độ tích cực hơn. Đứng trên diễn đàn, trước một đám đông, chủ tịch Phan Thanh Hoà tuyên bố: “Phải để nguyên Hoàng Đế tại vị. Tôi không biết miền Trung và miền Bắc phản ứng ra sao nhưng tôi biết chắc là miền Nam nhất định không theo Cộng Sản. Hoàng đế thoái vị, miền Nam sẽ ly khai.” Anh Phan Thanh Hòa là một sinh viên gốc Vĩnh Long, cháu ba đời cụ Phan Thanh Giản. Anh học ngành nha khoa, rất sành về âm nhạc có uy tín nhiều trong giới sinh viên, nên được anh em sinh viên ba kỳ bầu lên làm chủ tịch thay thế anh Phạm Thành Vinh khi anh này bị bắt. Tính anh Hoà rất bộc trực, nóng nảy, tranh đấu chống Việt Minh quyết liệt, từ đó ít lâu anh bị bắt và mất tích luôn.
Tôi đang phẫn nộ và lo buồn về việc mấy nhà “đại trí thức khoa bảng” họp tại Việt Nam Đại Học xá đánh điện vào Huế yêu cầu Hoàng Đế thoái vị thì vài ngày sau đó được tin Vua Bảo Đại chấp nhận từ bỏ ngôi báu. Tuyên cáo thoái vị của nhà vua làm tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt.
Phạm Cao Dương
Cuối Hè, 2017
Việt Minh len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, xâm nhập toà soạn báo tự trị của Tổng Hội, gây mâu thuẫn giữa sinh viên. Hết phát xít Nhật đàn áp, phá hoại, bây giờ lại đến bọn Bôn-sơ-vích tạo ung thối từ bên trong. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi đọc lại báo chí cũ để am hiểu tình hình. Trong buổi giao thời, chính phủ Trần trọng Kim một mặt cố gắng giới hạn can thiệp của người Nhật, mặt khác cố tạo một tình trạng thực tại “bất khả phản hồi” để chặn thực dân Pháp đô hộ trở lại.
[…] Đau đớn và đáng phỉ nhổ hơn là một cuộc họp mặt của các trí thức danh tiếng miền Bắc tại Việt Nam Đại Học Xá ngày 22 tháng 8: một công điện được đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để nhường quyền cho một chính phủ mới. Công điện mang chữ ký của Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (đúng hơn là Hồ Hữu Tường, tác giả Phan Văn Đương ghi lầm), Ngụy Như Kontum, những khoa bảng, xuất thân từ các trường đại học của Pháp.[………]
Trong khi chúng tôi, một số sinh viên đang âm thầm cổ động trong Việt Nam Học Xá sự chống đối việc yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, thì anh đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam có một thái độ tích cực hơn. Đứng trên diễn đàn, trước một đám đông, chủ tịch Phan Thanh Hoà tuyên bố: “Phải để nguyên Hoàng Đế tại vị. Tôi không biết miền Trung và miền Bắc phản ứng ra sao nhưng tôi biết chắc là miền Nam nhất định không theo Cộng Sản. Hoàng đế thoái vị, miền Nam sẽ ly khai.” Anh Phan Thanh Hòa là một sinh viên gốc Vĩnh Long, cháu ba đời cụ Phan Thanh Giản. Anh học ngành nha khoa, rất sành về âm nhạc có uy tín nhiều trong giới sinh viên, nên được anh em sinh viên ba kỳ bầu lên làm chủ tịch thay thế anh Phạm Thành Vinh khi anh này bị bắt. Tính anh Hoà rất bộc trực, nóng nảy, tranh đấu chống Việt Minh quyết liệt, từ đó ít lâu anh bị bắt và mất tích luôn.
Tôi đang phẫn nộ và lo buồn về việc mấy nhà “đại trí thức khoa bảng” họp tại Việt Nam Đại Học xá đánh điện vào Huế yêu cầu Hoàng Đế thoái vị thì vài ngày sau đó được tin Vua Bảo Đại chấp nhận từ bỏ ngôi báu. Tuyên cáo thoái vị của nhà vua làm tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt.
Phạm Cao Dương
Cuối Hè, 2017
Tác phẩm Sử Học mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương:
Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới
Bảo Đại -Trần Trọng Kim
và
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM
Sách dầy 784 Trang, hiện đã bán trên Amazon.com.
1. **** GS Phạm Cao Dương: Video về Hoàng Đế Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trọng Kim:
́*** Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên là của Hoàng Đế Bảo Đại ngày 11 tháng Ba, năm 1945.
*** Thế Kỷ 21 này chúng ta đang phải đối phó với một cuộc xâm lăng mới của người Tầu, nguy hiểm hơn những cuộc xăm lăng trước rất nhiều vì nó xẩy ra dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không phải chỉ đơn thuần bằng võ lực.
2)- 8/5/2017 VIDEO : GS Phạm Cao Dương: Vì Sao Việt Cộng Thu Hồi Hồi Ký Của Cố TT Trần Trọng Kim?
3)-
VIDEO ****GS Phạm Cao Dương Nói Về Đế Quốc Việt Nam
GS Phạm Cao Dương nói về Đế Quốc Việt Nam :
"Nếu không có cách mạng 19/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền, Việt Nam đã có Tự Do, Dân Chủ và Tiến Bộ như Đại Hàn và các nước Đông Nam Á khác mà không ph̉ải trải qua hai cuộc chiến đẫm máu với hàng triệu người phải hy sinh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét