Nước chiếm một tỷ lệ ít nhất 70% trọng lượng của cơ thể con người. Nó được bão hòa nằm trong máu, xương, da, thịt như một chất dẫn điện giải để cơ thể điều hòa thân nhiệt, nhận chất dinh dưỡng và thải lọc độc tố giúp cho sự hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh dục hoạt động tốt.<!>Tuy nhiên không phải lúc nào uống nhiều nước cũng tốt đặc biệt là các chứng bệnh sau:1- Đối với nhóm người mắc bệnh timKhi cơ thể lạnh, tứ chi lạnh là tâm mất hỏa khí nên sợ lạnh thì chính thần kinh không thích uống nước lạnh, nếu có, chỉ thích uống nước nóng ấm mới cảm thấy dễ chịu khi nước qua cửa miệng, nhưng số lượng nước nếu uống nhiều sẽ dư thừa đông y gọi làthủy khắc hỏa khiến thần kinh suy yếu thêm, không đủ khả năng loại bỏ số nước dư ra ngoài theo đường tiểu, làm cơ thể lạnh thêm.Chỉ có trường hợp bệnh tim mạch, cao áp huyết, cơ thể lúc nào cũng nóng do dùng thuốc tây y quá nhiều, tăng độc tố trong máu, phát sinh nhiệt, lúc đó mới cần uống nước nhiều để giải nhiệt và loại độc tố ra khỏi cơ thể.2- Đối với nhóm người bệnh suy thậnLàm sao biết thận bị suy yếu? Mỗi khi uống nước vào là phải đi tiểu ngay, ban đêm phải đi tiểu nhiều lần, buổi sáng dậy đi tiểu, thay vì nước tiểu phải hơi vàng khi thận làm nhiệm vụ lọc tốt, nhưng nước tiểu mầu trắng là thận không lọc, uống nước mầu gì ra mầu nấy, đó là dấu hiệu dễ thấy để biết thận suy. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đau lưng, vùng lưng nơi thận sưng, chân cẳng lạnh hoặc phù nề. Những người có triệu chứng này không thể uống nước nhiều làm hư tạng thận.3 – Đối với nhóm người có bệnh đường ruộtLàm sao biết có bệnh đường ruột? Có hai loại bệnh đường ruột, một loại uống nước nhiều được, một loại không được uống nhiều.Loại bệnh đường ruột bị táo bón đi cầu ra phân cứng, khô, phân từng cục, do nhiệt kết ở đường ruột, hoặc bị kiết lỵ, cần phải uống nước nhiều để giải nhiệt độc do thức ăn chứa lâu trong ruột. Khi đó độc tố truyền vào máu hại da, mặt bị nổi mụn trứng cá, nặn mụn ngửi có mùi thối, đừng lầm với bệnh táo bón giả của người già. Táo bón giả là hai ba ngày mới đi cầu, mỗi lần đi ít một, phân không khô mà nhão, do không đủ khí lực để đẩy phân ra ngoài.Khi này, nếu tưởng lầm là bón mà dùng thuốc xổ hoặc uống nước nhiều sẽ liệt cơ co bóp làm xệ ruột xuống háng thành bệnh sa ruột (hernie). Khi ruột bị xệ đè nặng ép động mạch háng làm tắc khí huyết lưu thông xuống chân, tạo ra chứng bệnh khác như chân tê phù, mất cảm giác, đầu gối có nước…Loại bệnh đường ruột hay bị tiêu chảy có dấu hiệu hễ ăn thức ăn nguội lạnh, ăn rau nhiều, ăn đồ biển hoặc uống nước lạnh là cảm thấy đau bụng tiêu chảy. Bệnh mạn tính có dấu hiệu quanh vành môi mầu da hơi trắng xanh khác với da chỗ khác trên mặt. Loại bệnh này không được uống nước nhiều, nếu uống nước nhiều sẽ bị liệt nhu động ruột do trong ruột phình to, chứa nặng phân không ra được, một thời gian lâu dẫn đến thối khúc ruột đó làm thành bệnh ung thư ruột phải cắt bỏ. Tại sao vậy?Hãy tưởng tượng khúc ruột như một quả bong bóng dài, khi thổi hơi vào, nó căng ra, khi tháo hơi ra nó co vào như cũ, ngược lại, nếu đổ nước vào đầy, hai ba ngày mới đổ nước ra thì bong bóng đã bị giãn không co vào như cũ được. Ruột chứa nhiều nước do thói quen uống nhiều cũng như thế, và sự thẩm thấu qua vách thành ruột đến một mức bão hòa, trong ruột già và màng bụng óc ách nước, vừa làm thoát vị bẹn, vừa chèn ép vào động mạch háng làm liệt chân, cho nên bệnh này bắt buộc phải giải phẫu oan uổng.4- Những người mắc chứng mất ngủ kinh niênNhiều khi thuốc ngủ đúng liều, có kết quả ức chế thần kinh làm cơn buồn ngủ đến ngay, nhưng vì uống nhiều nước một lần trước khi đi ngủ khiến cho đêm phải dậy để đi tiểu sau đó không ngủ lại được. Cách uống nước và dùng thuốc ngủ đã mâu thuẫn nhau đi đến tình trạng mất ngủ kinh niên.5- Người mắc bệnh buồn chán thở dàiCó thể nói là đầu mối của nhiều loại bệnh. Người ta cần hít thở để trao đổi oxy trong máu, cho máu đen (oxyde sắt hai FeO) nhận thêm oxy để trở thành máu đỏ (oxyde sắt ba Fe2O3). Khi buồn, hay chỉ thở ra, đem theo oxy bị đốt cháy thành CO2 ra khỏi cơ thể nhiều hơn là hít oxy vào, làm cho hồng cầu giảm. Vì không đủ oxy nuôi tế bào não làm thần kinh càng suy nhược, oxy dự trữ trong máu bị đốt thành CO2 làm mất thân nhiệt, thần kinh uể oải, đờ đẫn, khí lực không đủ sức co bóp bao tử và ruột để giúp tiêu hóa tốt, phổi không nở mà teo lại làm tim mạch đập thất thường, tinh thần đã loạn càng thêm loạn.Gặp loại bệnh này, nếu uống nước nhiều sẽ làm trở ngại hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết… dĩ nhiên đưa đến nhiều loại bệnh kỳ quái khác nhau, nếu chữa bằng thuốc chỉ là chữa ngọn, điều cần nhất là phải vận động, hít thở, thể dục thể thao, cơ thể sẽ tự điều hòa lại mà không cần dùng thuốc.6- Người bị phong thấp đau nhức kinh niênNguyên nhân do khí huyết tuần hoàn không đi được khắp nơi trong cơ thể, nhất là chỗ khớp nối, bệnh này có thể uống nước nhiều cho máu loãng ra để đủ số lượng máu lưu thông, nhưng phải uống nước nóng ấm pha ít gừng và phải tập cử động cùng xoa nắn nơi đau nhức cho khai thông, nhưng không được uống nhiều nước lạnh, mát, uống một lần với số lượng nhiều hoặc loại nước có tính hàn như nước cam, nước chanh, nước dừa, hàn khí sẽ kết lại nơi các khớp tạo thành các điểm cứng đau.7- Nhóm người máu loãngBệnh máu loãng hay chảy máu không được uống nhiều nước làm cho máu bị loãng thêm dễ bị chảy máu làm mất hồng cầu và bạch cầu. Ngược lại bệnh thiếu máu, và bệnh máu có bọt, nên uống nước nóng ấm nhiều làm cho lượng máu lưu thông trong các ống mạch đầy đủ, mặc dù máu pha loãng đã làm giảm số lượng hồng cầu, nhưng không làm hại tim phải co bóp đập mạnh để đẩy máu đi và hút máu về làm cho nhịp tim bớt rối loạn, ngoài ra phải năng tập vận động hai tay và buồng phổi để kích thích tim phổi hoạt động mạnh hơn, bệnh sẽ từ từ được cải thiện.8- Nhóm người mắc bệnh sạn thậnNgười mắc bệnh sạn thận cũng không được uống nhiều nước, thận cần thở, tức là co bóp để tống sạn ra hoặc co bóp làm vỡ sạn khi sạn chưa thành hình to, chứ không phải uống nước nhiều làm trôi sạn. Theo Đông y sạn thận do thận hàn, nếu nước trong thận ấm, chất vôi không đóng cục được, chất vôi chỉ kết tủa ở nhiệt độ hàn hoặc sức co bóp của thận yếu, nhẹ, không đủ sức đẩy chất bột cặn trong thận ra ngoài, lâu dần, ít thành nhiều kết tủa to dần không ra được. Chúng ta cần phải giúp thận co bóp mạnh, và mặt khác giúp thận làm tan chất cặn vôi..9- Nhóm người bị tiêu khát, tiểu đườngKhi mắc bệnh tiểu đường có 4 triệu chứng ba nhiều một ít, một uống nhiều do khát, hai tiểu nhiều, uống vào 1 lít tiểu ra hơn 1 lít, ba ăn nhiều, bốn là ốm mất trọng lượng. Bệnh này bắt cơ thể uống nhiều suốt ngày, làm hư thận, áp huyết tăng, thân nhiệt tăng, cổ họng lúc nào cũng khô khát đòi uống.Trường hợp này không được uống nước nhiều mà phải tìm nguyên nhân, nó có nhiều nguyên nhân sẽ được đề cập đến trong một đề tài chuyên môn, ở đây chỉ nói đến hai nguyên nhân, một là do lạm dụng thuốc lợi tiểu Lasix để giảm cân, hai là do thói quen uống nước nhiều mà không bỏ được, thuộc loại tâm bệnh thần kinh, đa số chúng ta gặp phải trường hợp này.Thói quen tai hại nhất là uống nước với số lượng nhiều một lần, như sáng uống một hơi 1 lít, trưa một hơi uống 1 lít, chiều uống một hơi 1 lít, sẽ không chữa được bệnh gì, mà hậu quả về sau sẽ tai hại. Chúng ta nhớ rằng chỉ uống nước nhiều khi cần thiết để bù số nước bị mất do đổ mồ hôi như các lực sĩ, hoặc khi bị mất nước do tiêu chảy kéo dài, vì trường hợp này nếu để mất nước sẽ bị vọp bẻ, hoặc kiệt sức.Chúng ta đã biết một giờ thận lọc 6 lít nước bão hòa trong cơ thể, chưa kể nước ở ngoài uống vào thêm. Với nhịp độ bình thường, công suất của máy lọc tạo ra nhịp sinh học đều đặn trong cơ thể, bỗng dưng buổi sáng thận nhận thêm 1 lít nước, nó cũng phải hòa tan vào bao tử làm bao tử lớn ra, xuống ruột làm nhu động ruột giãn ra. Nó cũng thẩm thấu qua ruột sang màng bụng thấm vào bàng quang làm đầy căng vô tình làm tắc đường dẫn nước của thận lọc từ máu ra khiến bể thận nở to không còn khả năng lọc, thận bị mở cửa tự do dĩ nhiên nước uống vào qua thận đã mở sẵn không lọc nên khi tiểu ra không thấy mầu nước tiểu hơi vàng như trước nữa, sau sinh bệnh thận hư, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm.Người Hoa không có thói quen uống nước nhiều, bù lại họ uống nước canh bổ nhiều hơn các dân tộc khác, sau bữa cơm họ chỉ uống 1 ly trà, nó có lợi là tiêu mỡ và chất béo có trong bữa ăn, trà uống vào ít mà đi tiểu ra nhiều có lợi cho tiêu hóa tốt, thải độc tố, và làm nhẹ bao tử.Nếu chúng ta bị nhiễm độc, thân nhiệt tăng, có vi trùng trong cơ thể, cần phải uống nước nhiều, nên chia nhiều lần trong ngày 20-30 lần, mỗi lần 50-100 ml, là cách an toàn nhất để mau khỏi bệnh mà không làm xáo trộn thần kinh phát sinh biến chứng thành bệnh khác.
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét