Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Cảng CAM RANH 2017 - Tài liệu tham khảo

TD2.png

  1. TỔNG QUÁT
  2. VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM
    • PHI TRƯỜNG QUỐC TẾ CAM RANH
    • CẢNG QUỐC TẾ CAM RANH
  3. VAI TRÒ CỦA HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN.
  4. KỀT LUẬN

TỔNG QUÁT

Trong năm 2016, tác giả đưa lên mạng bài “Cảng Cam Ranh” đăng trên Vietbao Online ngày 1 tháng 9, 2016. Như đã viết về sự phối trí toàn cầu của Hải-Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ cần giữ 3 đơn vị Xung Kích Hàng Không Mẫu Hạm CSG (Carrier Strike Group), 2 cố định, 1 di động, tại Đông Bắc và Đông Nam Á tùy theo nhu cầu.<!>
Các căn cứ Hải-Không quân tại Nhật và Hàn Quốc đủ cho một nửa, phần còn lại dành cho Đông Nam Á gồm 3 quân cảng Subic Bay, Changi và Cam Ranh. Changi thì quá nhỏ, Subic gần Trường Sa nhưng lại xa tuyến hải lộ huyết mạch Đông Nam Á, chỉ có Cam Ranh chỉ cách tuyến này vài chục hải lý. Trong năm 2017 đang có rất nhiều biến chuyển cũng như có khá nhiều hình ảnh mới về cảng Cam Ranh. Hình chụp cảng Cam Ranh từ vệ tinh với 5 chi tiết mới:
  1. Phi trường quân sự Cam Ranh đang được mở rộng đường băng thứ hai.
  2. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(3-4-5) Khu cảng quân sự cũ đang được chỉnh trang thành Cảng Quốc tế - Khu cảng tiếp liệu mới vừa được chỉnh trang - Nơi chứ khí cụ mới chỉnh trang.

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM

Sau 2002, Việt Nam có dự định phát triển Cam Ranh này với mục đích lưỡng dụng quân-dân sự, tương tự như chính phủPhilippines đã làm với căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark Field do Mỹ trả lại. Cách đây khá lâu, đã có nguồn tin loan báo chính phủ Nhật Bản đã có đề nghị Việt Nam biến Cam Ranh thành 1 thành phố 3-4 triệu dân và cảng Cam Ranh thành một hải cảng lớn nhất Đông Nam Á. Về phương diện quân sự, cảng hàng không quốc tế và hải cảng Cam Ranh phải đủ phương tiện để cho 1 đơn vị Xung Kích Hàng Không Mẫu Hạm CSG sử dụng khi cần thiết.

Phi trường quân-dân sự Cam Ranh
 
Ngày 19 tháng 5 năm 2004, sân bay Cam Ranh trở thành phi trường dân sự đầu tiên thay thế cho sân bay Nha Trang nằm trong nội thị thành phố bị hạn chế về diện tích và vì lý do an toàn. Ngày 16 tháng 8 năm 2007, Văn phòng chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng hàng không Quốc tế. Tuy nhiên, đường băng hiện tại đã quá tải, thời gian sử dụng gần 50 năm nên xuống cấp và chỉ có thể khai thác được 3-4 năm nữa. Nhà ga hiện tại của sân bay Cam Ranh cũng ở trong tình trạng tương tự. Được hoàn tất năm 2009 với công suất 1.6 triệu hành khách/năm, tuy nhiên trong 8 tháng đầu 2017, sân bay đã đón hơn 3.3 triệu lượt khách, vượt công suất thiết kế gần gấp 2 lần. Vấn đề nâng cấp nhà ga hiện tại cũng như xây đường băng thứ 2 trở thành ưu tiên cấp thiết. Ngay sau khi xây dựng xong đường băng số 2, sân bay sẽ phải tiếp tục nâng cấp đường băng số 1 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Duong bang số 2 đã bắt đầu được xây dựng năm 2015, dài 3,048 m, rộng 45 m, đạt tiêu chuẩn Cảng hàng không cấp 4E, tức là có thể tiếp nhận các loại máy bay chở khách cỡ lớn trên thế giới. Dự kiến đường băng số 2 sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhà ga quốc tế sân bay Cam Ranh cũng đang được xây dựng mới sẽ là một sân bay lưỡng dụng được chia thành 3 giai đoạn với mục tiêu năm 2030 sẽ đón 8 triệu khách/ năm, trong đó giai đoạn 1 với công suất 4 triệu khách/ nămcũng dự trù được đưa vào sử dụng vào năm 2018.
 
Tổng số vốn dự kiến cho việc đầu tư mở rộng sân bay Cam Ranh bao gồm cả nhà ga và đường băng số 2 được thông báo vào khoảng 4,500 tỉ đồng (180 triệu USD).
TD3.png
Cảng hàng không Cam Ranh
Căn cứ hải quân Cam Ranh
 
Hiện nay, Căn cứ Hải quân Cam Ranh đặt bộ chỉ huy của Vùng 4 Hải quân là vùng trách nhiệm quan trọng nhất của Hải quân Việt Nam, quản lý quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý và vùng biển phía nam miền Trung từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú YênKhánh HòaNinh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. Với 4 cầu tàu, hạ tầng cơ sở xem như tạm đủ cho các đơn vị hiện hữu.
TD4.png
Hình ảnh mới nhất của căn cứ Hải quân tại Cam Ranh 2017 – Hai cầu cảng phía dưới không hiểu thuộc Vùng 4 Hải quân hay Cảng Quốc tế Cam Ranh

Ngoài ra, có những hình ảnh mới như Cơ sở  tàu ngầm, Khu cảng tiếp liệu mới vừa được chỉnh trang.

Related image

Cơ sở tàu ngầm
blank

Cảng Quốc Tế Cam Ranh
Cảng Quốc tế Cam Ranh, nằm về  phía Nam của khu vực quân sự của cảng Cam Ranh, là cảng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ các lực lượng và cung cấp các dịch vụ hàng hải cho các tàu dân sự, quân sự của các quốc gia trên thế giới... Cảng Quốc tế Cam Ranh khánh thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh; không chỉ có vai trò quan trọng với quốc phòng - an ninh, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của khu vực nam Trung bộ ... Theo thông tin từ báo chí Việt Nam thì cảng biển Cam Ranh sẽ là một trong nhũng hải cảng lớn nhất Việt Nam có thể cho phép hàng không mẫu hạm trọng tải 100,000 tấn cập bến trong mọi điều kiện. Bằng việc cho tàu của tất cả các nước cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình mặt khác đã đổi mới cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng cảng Quốc tế Cam Ranh và bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Tương lai cảng Quốc tế Cam Ranh sẽ trở thành trung tâm cảng dịch vụ hàng hải, nghỉ dưỡng, hậu cần, kỹ thuật chất lượng cao trong khu vực.
 
Giai đoạn I của dự án Cảng Quốc tế Cam Ranh được phê chuẩn từ tháng 9/2014, khởi công ngày 23/2/2015. Đây là dự án do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tân Cảng-Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) thực hiện. Công ty này có tổng vốn đầu tư là 2,000 tỷ đồng (khoảng 90 triệu USD), trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1,500 tỷ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỷ (chiếm 25%). Cơ sở tàu ngầm của Việt Nam cũng được đặt bên cạnh cảng này. Hơn 1 năm thi công, toàn bộ các hạng mục công trình thủy cùng các công trình bờ của Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được khánh thành ngày 8/3/2016. Cảng có chiều dài cầu giai đoạn I là 640 m, độ sâu 20 m; bãi tập kết hàng hóa 26,000 m² … nằm trong dự án 130 ha, gồm 3 khu: dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển; khu đóng và sửa chữa tàu biển; khu đóng và sửa chữa công trình dầu khí ... với số vốn lên đến 2,000 tỉ đồng. Báo chí trong nước có những tường thuật không rỏ ràng về chiều dài cầu tàu trong giai đoạn I. Hình ảnh ở dưới phản ảnh chính xác chiều dài thật sự của cầu tàu.

Ba tàu hải quân Mỹ và Nhật Bản đến Cam Ranh

Cầu tàu cảng Quốc tế giai đoạn I

Dù rằng chi tiết về Giai đoạn II khi hoàn thành chưa được tiết lộ nhưng báo chí ngoại quốc cho biết sẽ có cầu cảng dài khoảng 2,000 m, có thể tiếp nhận 18 tàu dân sự và quân sự cùng lúc và 185 tàu mỗi năm kể cả Hàng không mẫu hạm và tàu ngầm, tải trọng tàu có thể tới 110, 000 DWT. Thật sự, chiều dài của 1 HKMH chỉ  khoảng 340 m và cần độ sâu tối thiểu là 14.3 m (47 ft) nên cầu tàu của Giai đoạn I cũng đủ cho HKMH.  Các cơ sở sửa chửa, nhà kho, trung tâm triển lãm cũng được dự trù.  Mặc dù không có xác nhận chính thức về ngày hoàn tất nhưng chính quyền Việt Nam luôn luôn nhấn mạnh khía cạnh thương mãi của dự án để trở thành khuôn mẫu của một cảng lớn trong tương lai. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2017 của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng VN, Việt Nam đã lần đầu tiên đồng ý tiếp một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào năm 2018. Như vậy có thể Giai đoạn II có thể hoàn tất vào năm sau.

VAI TRÒ CỦA HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ ĐỒNG MINH

Ngân khoản $89.7 triệu USD như báo chí Việt Nam loan báo có thể không phản ảnh đúng nhu cầu thực sự của dự án. Số vốn trên 89 triệu USD chỉ là bước đầu của một dự án tân trang cảng Cam Ranh mà thôi. Để cảng Cam Ranh có thể hoạt động hữu hiệu cho cả một lực lượng Hải quân Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới, thì cảng còn cần phải có hàng loạt các kế hoạch xây dựng từ cầu đường, phi trường, bãi kho, cần trục hiện đại, hệ thống phòng chống các loại thủy ngư lôi từ tàu ngầm, hệ thống máy dò sóng radar tối tân, hệ thống phòng chống hỏa tiến để bảo vệ cảng, hệ thống mạng viễn thông dành riêng cho quân sự, hệ thống nước, v.v.. rất là nhiều thứ mà chỉ có Hoa Kỳ và  Đồng Minh mới đủ sức đủ tiền và kỹ thuật để tiến hành những việc này.
 
Ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2012 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973. Trong chuyến viếng thăm này, bộ trưởng Panetta khẳng định quyền sử dụng cảng Cam Ranh là điều kiện tiên quyết để củng cố mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt và ông Panetta còn tin rằng "tương lai đó sẽ không xa". Xin được lưu ý ông Panetta đã từng là giám đốc cơ quan tình báo CIA trước khi trở thành bộ trưởng quốc phòng. Điều đó có nghĩa ông Panetta là một người không bao giờ có thói quen khẳng định bừa bãi nếu ông không có nắm chắc những chứng cớ cụ thể về hướng hợp tác thuê mướn cảng Cam Ranh trong tương lai sẽ xảy ra như thế nào. 
 
Ông Panneta còn khẳng định thêm một chi tiết rất quan trọng là vào năm 2020, sẽ có khoảng 60% lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ đồn trú thường trực tại châu Á. Điều này có nghĩa là 60% của trên dưới hơn 280 chiến hạm, hơn quá nửa trong tổng số 11 hàng không mẫu hạm (HKMH) của Hoa Kỳ sẽ thường xuyên đồn trú tại nơi này. Với một lực lượng hải quân hiện đại nhất thế giới và đông đảo như vậy thường xuyên có mặt tại châu Á, vài trò tiếp liệu sửa chữa cũng như sự hiện diện của Hoa Kỳ tại cảng Cam Ranh lại càng cần phải có, do cảng Cam Ranh án ngữ ngay giữa đường biển Nam-Bắc của Thái Bình Dương, từ Úc lên đến Nhật. Cảng Cam Ranh cùng với Yokosuka của Nhật Bản, Subic Bay của Philippines, Changi của Singapore sẽ tạo thành một thế liên hoàn để bảo vệ thế chiến lược của Hoa Kỳ tại Biển Đông.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) nói chuyện với các phi hành đoàn khi ông đến thăm tàu USNS Richard E. Byrd neo đậu tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào ngày 03 tháng 6, 2012
 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) nói chuyện với thủy thủ đoàn khi ông đến thăm tàu USNS Richard E. Byrd neo đậu tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào ngày 3/6,/2012
 
Từ cuối năm 2016 sang đến năm 2017 thì mọi sự bắt đầu rõ ràng thêm hơn. Tàu Hải quân của Hoa Kỳ và Đồng Minh liên tục ghé bến Cam Ranh với đủ loại tàu:
 
  • Ngày 2/5/2016, tàu đổ bộ đa năng Tonnerre-L9014 trọng tải 21,000 tấn của Hải quân Pháp thăm chính thức hữu nghị Việt Nam trong 4 ngày.
  • Ngày 15/12/2016, khu trục hạm USS Mustin-DDG 89 trọng tải 9,200 tấn ghé Cam Ranh.
  • Ngày 20/5/2017, tàu vận tải cao tốc USNS Fall River-T-EPF-4 cùng với mẫu hạm JS 183 trọng tải 27,000 tấn của Nhật ghé bến Cam Ranh. USNS Fall River là loại tàu có nhiệm vụ vận tải trên biển, có thể chở đến 300 quân.
  • Ngày 3/6/2017, khu trục hạm USS John McCain (DDG 36) ghé Cam Ranh cùng với Thượng nghị sĩ John McCain và phái đoàn Quân Vụ của Quốc Hội Hoa Kỳ.
  • Tàu tác chiến cận duyên USS Coronado-LCS 4 thăm Cam Ranh hai lần vào ngày 13/6 và 15/7 với 2 lý do khác nhau: “Bảo dưỡng dự phòng viễn chinh” và “Hợp tác Hải quân (NEA) thường niên”Điều cần để ý USS Coronado là 1 trong 2 chiếc LCS trực thuộc Phân đội Khu trục hạm số 7 đặt bản doanh tại cảng Changi-Singapore do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy.
  • Ngày 6/8 là chuyến thăm viếng đầu tiên của tàu vận tải đổ bộ USS San Diego-LPD 22 trọng tải 25,000 tấn trong chặng dừng kỹ thuật thường lệ, sau khi tham gia huấn luyện trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Đoàn 15 Viễn Chinh ghé vào Việt Nam. 
Do dự án Cam Ranh quá lớn, chính phủ Hoa Kỳ không thể một mình tự chuyên quyết định mà còn phải chờ sự  phối hợp bên lập pháp tức Quốc Hội Hoa Kỳ. Mọi người còn đang chưa biết khi nào thì dự án Cam Ranh mà Panneta đề cập sẽ được Quốc Hội Hoa Kỳ tìm hiểu suy xét điều trần thì chuyến viếng thăm Cam Ranh vào tháng 6/2017 của thượng nghị sĩ John McCain và phái đoàn thuộc ủy ban quân vụ lưỡng viện Hoa Kỳ có một ý nghĩa đặc biệt. Thông thường, sự dính líu của quốc hội Hoa Kỳ hay liên quan đến ngân sách. Rõ ràng, 89 triệu mà Việt Nam bỏ ra cũng chỉ để làm sạch gọn đẹp mặt bằng cảng. Quân nhu, thiết bị, và nhiều hệ thống máy móc hiện đại khác chỉ có thể chuyển đến Cam Ranh trong dự án Cam Ranh của Hoa Kỳ cần Quốc Hội bàn thảo và đệ chi ngân sách. Chuyến đi của McCain, rõ ràng là để chuẩn bị cho những tranh luận bàn thảo cần thiết cho ngân sách nâng cấp cảng Cam Ranh.
 
blank
 
KỀT LUẬN

Từ lâu, Hoa Thịnh Đốn vẫn thích đường lối mềm dẻo, uốn éo, đặt nặng vấn đề ngoại giao, nhân quyền hơn là nói thẵng những gì mình muốn. Nay Tổng thống Trump không thích phong thái này nữa, nói rất rỏ về quyền lợi nước Mỹ nên Việt Nam cũng như các quốc gia đồng minh cũng như đối nghịch phải thay đổi cung cách khi làm việc với Hoa Kỳ. Các tin tức về việc Việt Nam cho Nga Sô và Trung Quốc thuê Cam Ranh chỉ là hỏa mù. Cả Việt Nam, Hoa Kỳ và ngay cả Nhật Bản đều rất kín miệng về vấn đề này. Nếu Anh Quốc, Pháp Quốc, Úc Đại Lợi và Ấn Độ cũng có sự hiện diện tại Cam Ranh thì nhu cầu sẽ rất lớn, đòi hỏi sự quyết định cấp bách của Việt Nam. Vấn đề đang tiếp tục thảo luận là quy mô, tài chánh và thời điểm làm thế nào có lợi cho cả mọi bên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét