Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Nguyễn Hữu Loan: Hồ Chí Minh, thằng mất đạo đức, thằng mất dạy! - Bút Sử (http://hon-viet.co.uk)

Thi sĩ Nguyễn Hữu Loan 
 Trong một buổi phỏng vấn nhà thơ nổi tiếng với bài “Màu Tím Hoa Sim” Nguyễn Hữu Loan đã đề cập tới tội ác tày trời của Hồ Chí Minh,  kẻ đã phát động chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất theo lệnh của quốc tế cộng sản, đã giết hằng ngàn người dân vô tội ở miền Bắc.
<!>

Nguyễn Hữu Loan:
Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi  chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ  Chi Minh làm cái việc vô đạo,  mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để tôn vinh Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ Chí Minh ầm ĩ, thì ai đội ông Hồ Chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im tôi không nói, vì tôi thấy thằng  này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động cải cách ruộng đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng  này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói.

Không ai dám nói dù biết hết sự thật vì họ sợ, một sự lo sợ nơm nớp trong nhiều tầng lớp quần chúng mà bạo quyền cộng sản chủ trương tạo ra coi như một trong những vũ khí có tác dụng để cai trị dân.

Bà Phạm Thị Nhu, vợ cửa nhà thơ Nguyễn Hữu Loan nói rằng:
Nếu mình làm mà  dân người ta hưởng ứng mình thì nhà nước lo lắng, mà nếu làm cho nhà nước bằng lòng thì người dân chửi mình. Cho nên tốt hơn hết là mẹ con bà chịu khó khi tôi về để đi làm ăn. Tôi bẻ cái bút, từ nay tôi không viết nữa. Về đi cày, hay bất cứ làm cái gì tôi cũng chịu khó làm để nuôi con. Mẹ con bà chịu khó gian khổ mà lòng ta lương thiện. Đấy là ông nói với tôi.

Vụ ông Nguyễn Hữu Loan rời bỏ hàng ngũ phục vụ đảng CS là một  trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra khi có những cá nhân không làm rập khuôn theo ý đảng đề ra. Thế nên mỗi lần nghe lời phát biểu của những cộng sản chóp bu, những cán bộ cao cấp thì phải hiểu ngay ra rằng họ phải có bổn phận nói theo những gì được huấn luyện, đã đề sẵn, và tuyệt đối không có ý riêng của mình trong đó, dù rằng trong tận cùng thâm tâm họ cũng nhận ra mình nói những điều không thật.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan là một trong số người can đảm (dù còn ít) đã dám nói ra sự thật, dám bày tỏ những suy nghĩ của mình bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một bài học cũng như tài liệu rất quý giá để những thế hệ sau nhìn vào học hỏi, gạn lọc những điều sai và đúng để tìm cho mình một hướng đi giải cứu đại nạn đã và đang đè nặng trên đất nước và dân tộc Việt Nam qua nhiều thập niên.

Bút Sử



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét