Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Năm 29/6 - Lê Minh Nguiyên

Căng thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông
Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường lưỡi bò.<!>
Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.

Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã lên lịch đi thăm Hà Nội hai ngày từ 18 đến 19/06/2017, rồi gặp gỡ bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nhân sự kiện giao lưu quốc phòng cấp cao biên giới Việt-Trung từ ngày 20 đến 22/06/2017. Nhưng có điều gì đó không ổn đã xảy ra, vì ông Phạm Trường Long đã bất ngờ rời Hà Nội hôm 18/6 sau khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và bộ trưởng Ngô Xuân Lịch.
Hai ngày sau, bộ Quốc Phòng Trung Quốc loan báo việc hủy bỏ sự kiện giao lưu quốc phòng biên giới, với « lý do liên quan đến sắp xếp lịch làm việc ». Sự thật dường như là căng thẳng đang âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội sắp bùng nổ - Việt Nam vốn tỏ ra nghi hoặc hơn Philippines trước các động thái khuyến dụ gần đây của Trung Quốc. Theo tác giả Murray Hiebert, phó giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), thì đó là do bất đồng về việc thăm dò dầu khí.

Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường 9 đoạn, tức đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý vạch ra trên Biển Đông. Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc cho rằng cuộc gặp bị hủy bỏ vì « Bắc Kinh coi như Việt Nam không giữ lời hứa là không thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông ». Hai lô 118 và 136 dường như là trung tâm của bất đồng.
Hồi tháng Giêng, tập đoàn ExxonMobil loan báo kế hoạch khai thác trữ lượng khí đốt ở bờ biển miền trung Việt Nam. Dự án mỏ « Cá Voi Xanh » nằm ở lô 118 cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 100 km, có một phần nhỏ chồng lấn với đường lưỡi bò Trung Quốc. Bắc Kinh yêu sách « quyền lịch sử » đối với toàn bộ trữ lượng dầu khí nằm trong đường 9 đoạn này, bất chấp việc Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016 đã ra phán quyết khẳng định đòi hỏi này là vô căn cứ. Tác giả Hiebert cho biết địa điểm mà Exxon dự định khoan dầu nằm gần đường lưỡi bò, cách khoảng 10 hải lý, nhưng vẫn ở phía ngoài đường ranh tự vạch của Bắc Kinh.

Tất nhiên trữ lượng khí đốt không cần biết đến biên giới, và việc khoan thăm dò của Exxon có thể bị Bắc Kinh coi là đụng chạm đến khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn nằm giáp với đường lưỡi bò. Đây cũng là khu vực lòng chảo mà Bắc Kinh đã cho kéo giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 (Haiyang Shiyou 981) đến vào năm 2014, gây ra cuộc khủng hoảng lớn kéo dài cả tháng trời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điều quan trọng cần ghi nhận theo chuyên gia Murray Hiebert, là dù lô 118 nằm chồng lên đường lưỡi bò, chắc chắn là lô này thuộc về phía Việt Nam trong bất kỳ việc phân định thềm lục địa nào trong tương lai.

Việc thăm dò của tập đoàn Exxon ở lô 118 có vẻ đã chọc giận Bắc Kinh, nhưng ngòi nổ gần hơn cho cuộc xung đột là kế hoạch của Việt Nam nhằm thăm dò trữ lượng dầu khí tại lô 136, ở xa hơn về phía nam. Lô này nằm tại bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank), một thực thể chìm vốn là trở ngại trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong suốt 30 năm qua, được cho là có trữ lượng dầu có thể thương mại hóa. 
Bãi cạn Tư Chính nằm cách xa tất cả các đảo nhỏ và rạn san hô tranh chấp, nhưng Bắc Kinh tiếp tục yêu sách chủ quyền, dựa trên đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý. Năm 1992, Trung Quốc bán lại quyền khai thác dầu khí tại một lô rất lớn, bao gồm cả bãi cạn Tư Chính, cho một công ty Mỹ nhỏ hơn là Crestone Energy. Hợp đồng khổng lồ này chồng chéo với lô 136 của Việt Nam, hiện đang do công ty Repsol Exploration của Tây Ban Nha quản lý.

Từ khi nắm được lô này hai năm về trước, nằm trong khuôn khổ việc mua lại công ty Úc Talisman Energy, Repsol vẫn giám sát khu vực để chuẩn bị cho công tác thăm dò dầu khí. Theo lời đồn đãi, thì Hà Nội đã thông qua một kế hoạch để công ty sớm tiến hành khoan thăm dò, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Không biết có phải là một sự trùng hợp hay không, ông Phạm Trường Long cùng với phái đoàn của ông đã đến Tây Ban Nha ngay trước chuyến thăm Việt Nam.

Cả Repsol lẫn Hà Nội đều không đưa ra tuyên bố chính thức. Nhưng một chiếc tàu Việt Nam không rõ tên hiệu, dường như đã được điều đến tuần tra ở lô 136 ngay sau khi ông Phạm rời Hà Nội. Theo các dữ liệu của Windward, một công ty chuyên phân tích số liệu và rủi ro hàng hải, thì chiếc tàu đã đến khu vực này vào buổi sáng ngày 19/6 theo giờ địa phương, và đã hoạt động theo kiểu đi điều tra hoặc tuần tra.
Căng thẳng cũng được thể hiện trong bối cảnh Việt Nam đang có những bước đi nhằm siết chặt hơn quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản, chắc chắn là sẽ làm Trung Quốc bực tức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm Nhà Trắng hồi tháng Năm, và sau đó Washington đã chuyển giao một chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Vào thời gian cuối của chuyến viếng thăm, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đưa ra thông cáo chung, loan báo rằng Việt Nam hoan nghênh một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ lần đầu tiên thăm vịnh Cam Ranh, vốn là cảng nước sâu được quân đội Mỹ khai thác trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trước đây.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng thỏa thuận tăng cường chia sẻ tin tức tình báo. « Chúng tôi sẽ không chia sẻ thông tin quân sự về tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Trung Đông đâu » - một viên chức Việt Nam nói đùa, ngụ ý rằng các thông tin san sẻ là thuộc lãnh vực phòng bị hàng hải trên Biển Đông. Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua thêm các thiết bị quốc phòng của Mỹ, một điều đã trở thành khả thi sau khi Washington dỡ bỏ cấm vận vũ khí cách đây một năm. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch cũng dự kiến đi thăm Washington lần đầu tiên để gặp gỡ tướng James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trong những tháng tới, có thể là vào tháng Tám.

Rất nhanh sau chuyến công du Washington, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến ngay Tokyo. Theo một thông cáo chung, Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận về quan hệ « đối tác chiến lược rộng rãi » và tăng cường hợp tác trong lãnh vực quốc phòng cũng như an ninh. Tokyo cam kết viện trợ trên 900 triệu đô la cho Hà Nội trong nhiều dự án khác nhau, trong đó có cả các hoạt động tuần duyên và cung cấp sáu tàu tuần tra. Chẳng bao lâu sau chuyến viếng thăm này, Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành tập dượt chung giữa tuần duyên hai nước, tập trung vào việc chống đánh cá bất hợp pháp – và có vẻ đã làm cho Bắc Kinh cay cú.

Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục khai thác dầu khí ở cửa vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa chiếm được của Việt Nam bằng vũ lực năm 1974. Hôm 16/6, ngay trước khi Phạm Trường Long đến Hà Nội, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 lại được kéo đến phía nam đảo Hải Nam. Theo một thông báo của Cục Hải Sự Trung Quốc (China Maritime Safety Administration), giàn khoan này sẽ hoạt động tại khu vực cho đến ngày 15/9. 

Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 lần này đặt ở vị trí đường trung tuyến giữa bờ biển hai nước, ở phía Trung Quốc ; và trong khi việc phân ranh về mặt kỹ thuật vẫn đang bị treo lại, thì địa điểm này vẫn thuộc Trung Quốc. Còn các lô 118 và 136 tuy rõ ràng thuộc về Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại đòi Hà Nội phải rút ra. Theo chuyên gia Murray Hiebert, kiểu cách xử sự ngang ngược này làm các lãnh đạo Việt Nam hết sức bực tức. - RFI

2.
Nga ‘cười nhạo’ chiến hạm của Anh

Nga tỏ ra khinh thường tàu chiến mới của Anh, gọi đây chỉ là "mục tiêu hàng hải to, dễ dàng".
Người phát ngôn của bộ quốc phòng Nga, Igor Konashenkov, khó chịu vì Anh chỉ trích hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov của Nga.

Hàng không mẫu hạm mới của Anh, Nữ hoàng Elizabeth, vừa mới hạ thủy tuần này.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon sau đó gọi tàu Đô đốc Kuznetsov 26 năm tuổi của Nga là "già nua".
Nay người phát ngôn quốc phòng Nga, Konashenkov, nói bình phẩm của bộ trưởng Anh cho thấy ông này "thiếu kiến thức về khoa học hải quân".

Tàu Nữ hoàng Elizabeth tốn kém tới 3 tỉ bảng, là tàu hiện đại nhất của hải quân Anh.

Bộ trưởng quốc phòng Anh, Michael Fallon, viết trên báo: "Người Nga sẽ nhìn con tàu này với chút ghen tỵ."

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon sau đó gọi tàu Đô đốc Kuznetsov 26 năm tuổi của Nga là "già nua".

Nay người phát ngôn quốc phòng Nga, Konashenkov, nói bình phẩm của bộ trưởng Anh cho thấy ông này "thiếu kiến thức về khoa học hải quân".

Tàu Nữ hoàng Elizabeth tốn kém tới 3 tỉ bảng, là tàu hiện đại nhất của hải quân Anh.
Bộ trưởng quốc phòng Anh, Michael Fallon, viết trên báo: "Người Nga sẽ nhìn con tàu này với chút ghen tỵ." - BBC

3.
Quân đội Iraq: chiếm lại đền thờ lịch sử ở Mosul

Iraq hôm thứ Năm 29/6 cho hay quân đội chính phủ đã chiếm lại quyền kiểm soát đền thờ Hồi giáo mang tính lịch sử trước đó bị Nhà nước Hồi giáo đánh bom phá hủy ở thành phố Mosul. Cách đây ba năm thủ lãnh nhóm cực đoan này tuyên bố Mosul là vương quốc Hồi giáo.
Các phần tử Nhà nước Hồi giáo đã nổ bom phá hủy đền thờ 850 năm tuổi Grand al-Nuri và tháp đền thờ cao 45 mét hồi tuần trước, gây thêm tàn phá thành phố Mosul trong suốt 8 tháng giao tranh vừa qua.

Các lực lượng Iraq được liên quân do Mỹ lãnh đạo yểm trợ từ trên không lẫn trên bộ đang tiến vào truy quét các phần tử Nhà nước Hồi giáo cuối cùng còn bám lại tại khu phố cổ ở tây Mosul để chiếm lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố bị phe cực đoan bao vây từ giữa năm 2014 này.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã bị đẩy lui khỏi các thành phố chính khác mà họ đã chiếm giữ ở Iraq trước đó. Nhóm này vẫn kiểm soát nhiều khu vực ở Syria. - VOA
|
|

4.
Hồng Kông siết chặt an ninh đón chủ tịch Tập Cận Bình --- Người dân Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ trước ngày kỷ niệm 20 năm giao trả cho Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Hồng Kông 3 ngày hôm thứ Năm nhân kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Anh này được trao lại cho Trung Quốc.

Sự kiện được chú ý nhiều nhất trong chuyến thăm này là ông Tập sẽ chứng kiến lễ nhậm chức đặc khu trưởng của bà Carrie Lam, người sẽ trở thành nhà lãnh đạo nữ đầu tiên của Hồng Kông vào thứ Bảy này.
An ninh được siết chặt trên khắp thành phố. Cảnh sát bắt giữ một nhóm người biểu tình ủng hộ dân chủ trước khi ông Tập đến nơi.

Nhiều cuộc biểu tình theo trông đợi sẽ diễn ra, trong đó có cuộc tuần hành thường niên vào thứ Bảy mà trong quá khứ đã thu hút rất đông người tham gia.
Trung Quốc cai trị Hồng Kông bằng chế độ “một nước, hai hệ thống” theo đó Bắc Kinh vẫn để cho thành phố này một số quyền tự do dân sự nhất định và tự trị, nhưng một số chuyện xảy ra hồi gần đây như vụ 5 người buôn bán sách báo bị bắt đã làm dấy lên những lo sợ rằng cách sắp xếp đó đang bị xói mòn.

Ông Felix Patrikeeff, một nhà quan sát tình hình Hồng Kông của đại học Kathleen Lunley ở Adelaide, Australia, nói với đài VOA rằng các nhà tranh đấu muốn có lá phiếu chủ quyền sẽ không đạt được mục tiêu.
Ông Patrikeef nói: “Chính phủ Trung Quốc đang kiên quyết mở rộng kiểm soát ngày càng chặt chẽ tại đây. Họ đang im lặng thực hiện điều đó.” - VOA

***
Cảnh sát Hồng Kông hôm Thứ Tư bắt giữ người biểu tình đòi tự do dân chủ nơi này, gồm cả những người tràn lên một đài kỷ niệm việc Anh giao trả vùng đất này lại cho Trung Quốc, một ngày trước khi Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến để chủ tọa các buổi lễ chào mừng.

Hồng Kông đánh dấu ngày giao trả 1 Tháng Bảy, 1997 vào ngày Thứ Bảy tuần này, trong khi có các lời kêu gọi phải cho dân chúng nơi đây có được tự do dân chủ cùng là sự lo ngại về can dự ngày càng chặt chẽ và công khai của chính quyền Bắc Kinh, bất chấp thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” ký kết với Anh khi giao trả, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.
Toàn thể Hồng Kông hiện đặt trong tình trạng bố phòng nghiêm ngặt, nhân viên an ninh có mặt khắp nơi, trước khi ông Tập Cận Bình đến nơi này hôm Thứ Năm.

Có khoảng 30 người biểu tình, gồm cả nhà lãnh đạo tranh đấu trẻ Joshua Wong, kéo đến đài kỷ niệm và trương một biểu ngữ màu đen, có hàng chữ đòi cho Hồng Kông được dân chủ hoàn toàn và trả tự do vô điều kiện cho nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình, vừa được phát giác là có bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Người biểu tình hô khẩu hiệu “Phải có dân chủ ngay lúc này. Thả Lưu Hiểu Ba” và “Chúng tôi không muốn Tập Cận Bình, chúng tôi muốn Lưu Hiểu Ba.”

Cảnh sát tiến vào bắt giữ tất cả những người này, lấy lý do là phá hoại trật tự công cộng.
Vào ngày Thứ Bảy này sẽ có cuộc biểu tình thường niên để đòi dân chủ vào dịp kỷ niệm ngày Hồng Kông được Anh giao trả cho Trung Quốc. - nguoiviet

5.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ, hội đàm với tổng thống Donald Trump

Tối qua, 28/06/2017, tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tới Washington và ông hội đàm với nguyên thủ Mỹ Donald Trump, ngày hôm nay.
Đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của tổng thống Hàn Quốc kể từ khi ông nhậm chức.

Ngoài hồ sơ phát triển quan hệ song phương, lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc bàn thảo hai chủ đề thời sự quan trọng : đó là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và dự án triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Hai hồ sơ này thu hút sự chú ý của giới quan sát vì nguyên thủ hai nước có cách tiếp cận khác nhau. Đây sẽ là chủ đề mục mỗi ngày một sự kiện.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn Quốc, một quan chức cao cấp thuộc bộ Thống Nhất cho biết là Seoul sẽ tìm cách ký một hiệp định hòa bình với Bình Nhưỡng, nếu Bắc Triều Tiên chấp nhận từ bỏ chương trình phát triển vũ khí nguyên tử. Cho đến nay, Nam và Bắc Triều Tiên, trên nguyên tắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh, vì hai bên chỉ ký hiệp định đình chiến vào năm 1953.

Trong khi đó, hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, ngày hôm qua, ra thông cáo đe dọa giết cựu tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye vì cho rằng lúc cầm quyền, bà đã thúc đẩy một kế hoạch ám sát lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Theo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc – NIS, thì những cáo buộc của Bắc Triều Tiên là không có cơ sở và không thể chấp nhận được việc chế độ Bình Nhưỡng công khai đe dọa tính mạng công dân Hàn Quốc. - RFI

6.
Úc-Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất

Úc và Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc tập trận chung có quy mô lớn nhất ngày 29/06/2017. Diễn ra hai năm một lần, cuộc tập trận Talisman Saber 2017 kéo dài một tháng trong vùng biển của Úc.
Theo Reuters, 30.000 lính Mỹ và Úc được huy động trên các chiến hạm được trang bị chiến đấu cơ. Hai bên sẽ có một chương trình huấn luyện trên không và trên bộ.

Trả lời phóng viên trên khu trục hạm USS Bonhomme Richard, đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, tuyên bố đây là « một thông điệp gửi đến bạn bè, đồng minh, đối tác và cả các đối thủ tiềm tàng », mà theo Reuters là nhằm ám chỉ đến Trung Quốc.
Trước đó, trang Skynews cho biết, phát biểu tại Trung Tâm Chính Sách Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Centre) tại Brisbaine ngày 28/06, đô đốc Harris đã tố cáo Bắc Kinh tăng cường sức mạnh chiến đấu và lợi thế để đòi hỏi chủ quyền tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Ông nhấn mạnh : « Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc ». 

Theo thẩm định của Mỹ, Trung Quốc đã bồi đắp thêm hơn 1.300 ha đất tại bẩy đảo và đá ở Biển Đông trong ba năm vừa qua, cùng với việc xây dựng đường bay, các cảng biển, nhà chứa máy bay và trang thiết bị truyền thông. 
Đánh giá về cuộc tập trận chung Mỹ-Úc, ông James Curran, giáo sư chính trị và đối ngoại tại đại học Sydney, cho rằng cuộc tập trận chung cho thấy quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Úc, nhưng cũng có thể khiến Trung Quốc cảm thấy bị bao vây. - RFI
|
7.
Merkel ‘đối đầu’ Trump vì vấn đề khí hậu

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố hội nghị G20 sẽ ưu tiên bàn về thỏa thuận khí hậu Paris, tạo khả năng mâu thuẫn với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hội nghị các nền kinh tế thế giới lớn nhất diễn ra tuần sau.
Là chủ nhà, bà Merkel có quyền đề ra ưu tiên thảo luận cho cuộc họp thường niên, lần này diễn ra ở Hamburg.

Phát biểu với quốc hội hôm thứ Năm, bà Merkel mạnh mẽ nói về ông Trump.

"Các khác biệt là rõ ràng và sẽ dối trá nếu cố che giấu."

"EU hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận ở Paris và sẽ tiến hành nó nhanh chóng, quyết tâm."
Dường như nhắm vào Donald Trump, bà Merkel nói:
"Những ai nghĩ rằng các vấn đề của thế giới có thể giải quyết nhờ cô lập hay bảo hộ, đã sai thậm tệ."
Ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Paris hôm 1/6, nói rằng nó chỉ làm nghèo nước Mỹ.

Tổng thống bị nhiều phía lên án sau khi ông tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris.

Hoa Kỳ trở thành một trong ba nước nằm ngoài thỏa thuận này.
Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump đã nói rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp, và kể từ khi tuyên bố hôm 1/6, ông tránh né những câu hỏi về chủ đề này. - BBC

8.
Hồng Y Georges Pell bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em

Hồng Y người Úc Georges Pell hôm nay 29/06/2017 bị nhà chức trách nước này cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em khi ông làm Tổng giám mục Melbourne.
Hồng Y Georges Pell, 76 tuổi, là Tổng trưởng về kinh tế của Tòa Thánh, nhân vật quyền lực thứ ba tại Vatican.

Shane Patton, một quan chức cảnh sát Úc nói tại một cuộc họp báo ở thành phố Melbourne : « Cảnh sát bang Victoria cáo buộc Georges Pell từng có các hành vi tấn xâm hại tình dục » và « có rất nhiều khiếu nại liên quan tới vấn đề này ». Quan chức Patton cho biết Hồng Y Georges Pell sẽ phải tới tòa án Melbourne vào ngày 18/07 để nghe tòa chất vấn.
Phát biểu với báo giới tại Vatican, Hồng Y Georges Pell kiên quyết phủ nhận cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em, tuyên bố ông vô tội. Sau đó, Hồng Y Georges Pell đã thông báo ý định xin tạm thời ngưng trọng trách ở Vatican ở trở về Úc để giải quyết vụ việc. 

Theo AFP, Tòa Thánh đã chấp nhận đề nghị của Hồng Y Georges Pell và không yêu cầu ông từ chức. Trong một thông cáo, Vatican ca ngợi các phẩm chất và công lao của Hồng Y Georges Pell trong cải cách kinh tế ở Tòa Thánh. 
Hồng y Pell là nhân vật cao nhất của Tòa Thánh bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em. Hồi tháng 10/2016, ông đã bị cảnh sát Úc thẩm vấn tại Roma. - RFI

Tin Hoa Kỳ
9.
Trump: Sẽ có bất ngờ về dự luật chăm sóc sức khỏe --- Một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa đòi bỏ việc giảm thuế cho người giàu trong dự luật y tế

Bất chấp trì trệ trong việc thông qua dự luật thay thế Obamacare tại Thượng viện, Tổng thống Donald Trump ngày 28/6 tuyên bố dự luật chăm sóc sức khỏe của đảng Cộng hòa đang tiến triển tốt và dự đoán sẽ có ‘bất ngờ’.
Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, hôm qua đã hủy kế hoạch thông qua dự luật này tại Thượng viện trong tuần, trước Lễ Độc Lập 4/7 vì chưa đủ sự tán đồng trong chính nội bộ đảng Cộng hòa.

Sau cuộc gặp các Thượng nghị sĩ Cộng hòa hôm 27/6 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump hôm nay bày tỏ lạc quan trước báo giới rằng: “Chúng ta sẽ có bất ngờ lớn.”
Lãnh đạo khối thiểu số ở Thượng viện, Chuck Schumer, đề nghị họp tất cả 100 Thượng nghị sĩ lại để thương lượng về các thay đổi về chính sách chăm sóc y tế. Tổng thống Trump nhận xét: “Tôi không cho rằng ông ấy nghiêm túc. Ông ấy chưa nghiêm túc. Obamacare là một thảm họa mà ông ấy lại muốn tìm cách cứu vãn điều đang gây hại cho nhiều người như vậy.”

Ông Trump khi tranh cử cam kết sẽ bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá phải chăng Obamacare.
Phe Cộng hòa muốn việc này tiến triển để mở đường cho các ưu tiên khác trong chương trình nghị sự như cải tổ thuế. - VOA

***
Một số thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa hôm Thứ Tư đặt vấn đề là dự thảo y tế của đảng có nên hủy bỏ một loại thuế đánh vào giới giàu có, vốn đang được áp dụng trong luật Obamacare, trong khi việc hỗ trợ cho người nghèo lại bị cắt giảm.
Bản tin của Bloomberg News cho hay hai thượng nghị sĩ Susan Collins (Maine) và Mike Rounds (South Dakota), vốn đều chỉ trích dự luật y tế do trưởng khối đa số Thượng Viện đưa ra, theo đó có điều khoản hủy bỏ một loại thuế phụ trội đánh vào lợi tức có được nhờ đầu tư, được đưa ra khi ban hành Obamacare.

“Tôi không thấy có lý do gì để biện minh cho việc bỏ thuế 3.8% đánh vào lợi tức có được từ đầu tư, bởi vì đây không phải là điều có thể làm gia tăng chi phí bảo hiểm y tế,” theo bà Collins.

“Tôi có sự phân biệt rõ ràng những loại thuế nằm trong Obamacare khiến tăng tiền bảo hiểm cũng như chi phí bảo hiểm, với những loại thuế không dính líu gì đến lãnh vực này.”

Một thượng nghị sĩ Cộng Hòa khác, ông Bob Corker (Tennessee) bày tỏ sự không thoải mái với ý định cắt giảm thuế của người giàu trong khi chuyển bớt gánh nặng sang người nghèo.
Cho đến nay, các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa phần lớn chỉ chú trọng vào ảnh hưởng y tế của dự luật.

Tuy nhiên, các điều khoản liên quan đến giảm thuế, vốn có nhiều lợi lộc cho giới giàu có, là điều nhạy cảm về mặt chính trị, theo Bloomberg News.
Dự luật hiện nay của đảng Cộng Hòa sẽ hủy bỏ việc đánh thuế ở mức 3.8% vào tiền lời nhờ đầu tư cho những người có lợi tức hơn $200,000 và với các cặp vợ chồng có lợi tức hơn $250,000, và có hiệu lực hồi tố cho tới ngày 31 Tháng Mười Hai, 2016.

Việc hủy thuế này sẽ khiến chính phủ liên bang mất đi khoảng $172 tỷ trong 10 năm.
Thượng Nghị Sĩ Rounds kêu gọi dùng số tiền này để giảm thuế cho những người dân Mỹ hiện không được hưởng trợ giúp này vì người phối ngẫu của họ có bảo hiểm do sở làm cung cấp.

Ông Corker nói rằng: “Tôi muốn chắc chắn rằng chúng ta không đi vào tình trạng là cắt giảm thuế cho người giàu trong khi cùng lúc chuyển thêm gánh nặng tài chánh về bảo hiểm cho người dân có lợi tức thấp hơn,” cũng theo Bloomberg News. - nguoiviet

10.
Quy định mới của lệnh cấm du hành Mỹ đối với 6 nước Hồi giáo

Giới hữu trách Mỹ chuẩn bị áp dụng các quy định mới đòi hỏi người xin thị thực nhập cảnh Mỹ từ 6 nước Hồi giáo có tên trong lệnh cấm du hành của Tổng thống Trump phải chứng minh có bà con trực hệ ở Mỹ hoặc có quan hệ làm ăn kinh doanh với Mỹ.
Công điện của Bộ Ngoại giao Mỹ mà hãng tin Reuters và AP có được chiều tối thứ Tư 28/6, nhưng chưa phổ biến cho công chúng, tóm tắt hướng dẫn cho các giới chức lãnh sự xét duyệt đơn xin visa của người dân từ các nước Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.

Bà con trực hệ được chấp nhận bao gồm cha mẹ, người phối ngẫu, con cái tuổi trưởng thành, dâu, rể hoặc anh chị em ruột đã định cư ở Mỹ.
Các quan hệ bà con không được chấp nhận bao gồm ông bà, cháu nội ngoại, cô, dì, chú bác, cháu trai, cháu gái, anh em bà con, anh chị em dâu rể, hôn nhân, hôn phu…

Quan hệ công việc, làm ăn được chấp thuận là các “giấy tờ công việc chính thức,” không phải giấy tờ được tạo ra để tránh lệnh cấm du hành. Theo công diện Bộ Ngoại giao, các giấy tờ như xác nhận đặt phòng khách sạn sẽ không được chập nhận.
Hãng tin AP nói rằng các quy định mới này sẽ có hiệu lực áp dụng vào lúc 8 giờ tối, giờ Washington, ngày thứ Năm 29/6 (tức 0 giờ, giờ quốc tế GMT thứ Sáu).

Hướng dẫn này được đưa ra vài ngày sau khi Tối cao Pháp viện quyết định cho phép thực thi một số phần trong lệnh cấm du hành của Tổng thống Trump mà trước đó bị các tòa cấp dưới chặn lại vì cho là không đúng với Hiến pháp. Tòa tối cao sẽ mở phiên nghe cung về lệnh cấm này trên cơ sở tranh tụng pháp lý vào tháng 10.
Trong quyết định đưa ra hôm thứ Hai, các Thẩm phán tòa tối cao nói chỉ có những người có “quan hệ thực thụ” ở Mỹ mới được xét cho nhập cảnh, nhưng không định nghĩa rõ “quan hệ thực thụ” đó là gì. - VOA

11.
Thất nghiệp ở Mỹ tăng nhưng thị trường nhân dụng vẫn lành mạnh

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ban đầu trong tháng Một, tháng Hai và tháng Ba 2017.
Bộ Thương Mại hôm 29/6 nói rằng nền kinh tế lớn nhất thê giới tăng trưởng 1,4% trong quý đầu. Tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn 0,2% so với dự kiến ban đầu, một tỷ lệ mà các nhà kinh tế đánh giá là ‘đáng thất vọng.’

Các nhà kinh tế thường xuyên duyệt lại các số liệu này khi có các dữ kiện đầy đủ hơn.

Giới phân tích nói chi tiêu của giới tiêu thụ, vốn chiếm tới 2/3 hoạt động kinh tế nước Mỹ, cao hơn ước tính ban đầu. Lượng hàng hóa xuất khẩu và chi tiêu của các doanh nghiệp để mua thiết bị cũng đẩy mạnh nền kinh tế lên đôi chút.

Một phúc trình riêng rẽ của Bộ Lao động Hoa Kỳ nói rằng trong tuần qua, có 244,000 người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, tăng đôi chút so với tuần trước đó, song vẫn đủ thấp để thể hiện một thị trường nhân dụng lành mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp được ghi nhận trong một cuộc khảo sát khác và được tường trình hàng tháng, nay vẫn ở mức 4,3%, tỷ lệ thấp nhất trong 16 năm qua. - VOA

12.
Putin và Trump có thể họp riêng tại G20?

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin không trò chuyện với nhau tại thượng đỉnh G20 vào tháng tới tại Đức thì ‘coi không phải,’ theo nhận định của Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, ngày 28/6.
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng nhiệm phía Đức ở thành phố Krasnodar của Nga, ông Lavrov cho biết ông không có gì nói thêm về kế hoạch cuộc gặp chính thức giữa lãnh đạo Nga-Mỹ tại thượng đỉnh sắp tới.

“Chúng tôi cho rằng cuộc gặp sẽ diễn ra, vì hai vị Tổng thống lúc đó có mặt cùng nơi, trong cùng tòa nhà, trong cùng một phòng,” ông Lavrov nhấn mạnh.
Vẫn theo lời ông, theo thông lệ tại các sự kiện như G20, lãnh đạo các nước thường chạm mặt nhau. Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin diễn ra dịp này thì đây sẽ là cuộc gặp trực diện đầu tiên của đôi bên.

“Nếu họ không thể có một cuộc trò chuyện…về nhiều vấn đề, thì dường như coi ra không phải,” vẫn theo lời ông Lavrov.
Ông Lavrov nói điều đặc biệt quan trọng là ông Trump và ông Putitn có cơ hội bàn về cuộc xung đột tại Syria và các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Ngoại trưởng Nga cho rằng cần phải tìm kiếm phương cách ‘bình thường hóa’ các cuộc đối thoại giữa Moscow và Washington. - VOA

Tin Việt Nam
13.
Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù giam

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên 10 năm tù giam vào chiều ngày 29 tháng 6 sau gần một ngày xử án với cáo buộc cô này tội danh tuyên truyền thống nhà nước theo các khoản a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ngay sau khi phiên xử kết thúc, một trong các luật sư tham gia bào chữa tại tòa cho blogger Mẹ Nấm là luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết:

“Lúc 5 giờ chiều ngày hôm nay, tòa tuyên 10 năm tù giam. Sức khỏe của Quỳnh thì khá tốt. Tinh thần rất minh mẫn. Sau phần tranh luận của các luật sư thì Quỳnh khẳng định mình vô tội. Khi nói lời sau cùng Quỳnh nói là tôi xin lỗi mẹ tôi và các con tôi, những việc làm vừa qua làm cho mẹ con cách xa, nhưng tôi chắc là tôi không cảm thấy xấu hổ, mẹ và con tôi cũng không cảm thấy xấu hổ.”

Theo đánh giá của luật sư Thành thì bản án 10 năm tù giam là quá nặng. Luật sư Võ An Đôn cũng xác nhận blogger Mẹ Nấm tuyên bố trước tòa là bản thân vô tội.
Thân mẫu blogger Mẹ Mấm cũng lên tiếng phản đối bản án 10 năm mà tòa tuyên đối với con gái của bà.

Trước phiên xử vào ngày 28 tháng 9, cơ quan chức năng cho thân mẫu của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là bà Nguyễn thị Tuyết Lan được gặp con gái trong khoản thời gian rất ngắn.
Ngay sau cuộc gặp ngắn ngủi, bà Nguyễn thị Tuyết Lan chia sẻ trên trang facebook cá nhân là con gái bà nói lời xin lỗi với mẹ nhưng khẳng định nếu được lựa chọn lại thì cô vẫn đi con đường chọn bấy lâu nay.

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho quyền con người tại Việt Nam. Cô là một trong những người thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Nhóm xã hội dân sự độc lập này kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng về những vấn nạn tại Việt Nam như tình trạng công dân chết bất minh tại đồn công an; tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vụ nhà máy Formosa thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh bắc miền Trung…

Vào năm 2015, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Công dân (Civil Rights Defender) và năm nay cô là 1 trong 13 phụ nữ trên toàn thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Phụ Nữ Can đảm Quốc tế.

Trong cả hai đợt, cô đều không thể đi nhận giải.
Báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin về phiên tòa trích dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân nói rằng blogger Mẹ Nấm đã sử dụng facebook cá nhân để chia sẻ những nội dung sai sự thật, tuyên truyền đả kích nói xấu đường lối của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Cáo trạng cũng có đề cập đến tập tài liệu bà Quỳnh thu thập về 31 trường hợp người dân chết trong đồn công an, và cho rằng tập tài liệu này có mục đích làm người dân hiểu sai bản chất vấn đề và hạ uy tín lực lượng công an nhân dân.
Tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng phiên tòa diễn ra công khai theo đúng pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên theo thông tin của nhiều người có mặt tại thành phố Nha Trang thì người ta không được tự do vào tham dự phiên tòa, với an ninh được siết chặt xung quanh khu vực tòa án. - RFA

14.
Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì bức tranh Biển Chết

Ngày 28 tháng 6 năm 2017, trên trang facebook của họa sĩ Nguyễn Nhân tại Trà Vinh có đăng quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thi hành kỷ luật ông về bức tranh Biển Chết của ông. Quyết định này ký vào ngày 1 tháng sáu.
Bức tranh vẽ một phụ nữ đội nón lá ngồi trên bãi biển xung quanh là những con cá chết.

Quyết định của tỉnh Trà Vinh nói rằng sẽ thu hồi giải thưởng mà tác giả bức tranh lấy được trong cuộc thi Sáng tác mỹ thuật của tỉnh vào năm 2016, lấy lại những món tiền trợ cấp sáng tác cho tác giả, thu giữ bức tranh làm tang vật.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, đồng thời cũng là một họa sĩ bình luận:

Tôi chưa gặp anh Nguyễn Nhân bao giờ, tôi cũng không biết là bức tranh đó có trong triển lãm hay không. Tôi chỉ nhận được thông tin về hai văn bản đó thôi.
Cho dù có trong triển lãm thì văn bản đó sai pháp lý. Thứ nhất nó không phải là hệ qui chiếu về mặt pháp luật theo cái nghĩa là anh phạm pháp.

Tôi bày tỏ thái độ qua tranh vẽ, đó là nghệ thuật. Nghệ thuật đó có thể anh thích hay không thích. Nhân đây cũng nói rằng tôi không thuộc trường phái của anh Nhân, nên bức tranh đó tôi thấy cũng bình thường. Nhưng không có ai được nhân danh vượt ngoài pháp luật.
Hội mỹ thuật là một hội để anh em hoạt động văn hóa nghệ thuật. Chứ không để qui chiếu vấn đề chính trị. Biển chết là một thực tế. Chúng ta không thể phủ nhận được điều đó.

Bức tranh đó thể hiện cũng bình thường, nhưng nó bị đẩy lên chính trị như thế này thì tôi cho rằng những người ra văn bản này, thứ nhất là không am hiểu nghệ thuật, thứ hai là một loại chính trị ấu trĩ.
Đó là quan điểm riêng của tôi, và tôi nghĩ giới văn học nghệ thuật phải lên tiếng bảo vệ một họa sĩ như thế này.

Tôi chưa gặp anh, tôi chưa quen biết, nhưng về quan điểm cá nhân, tôi sẽ bảo vệ và ủng hộ anh. Bởi vì không ai được quyền nhân danh bất cứ cái gì, trong văn bản không ghi rõ anh phạm tội gì. Nếu bảo đó là tội…. biển chết? Nó không phải là tội. Ai cũng được quyền bảo rằng biển của mình chết rồi, cá của mình chết rồi.
Thành ra ở đây tôi cho rằng khi tôi lên tiếng chuyện này, là ở một thái độ của một người sáng tác, một người làm nghệ thuật, và sau đó là thái độ của một công dân.

Tôi xin nhấn mạnh là thái độ công dân. Họa sĩ đã có thái độ công dân. Và chúng tôi ủng hộ thái độ công dân đó.
Kính Hòa: Có một chuyện nữa là trong quyết định này có nói là thu hồi những khoản tiền hỗ trợ sáng tác mỹ thuật. Với tư cách một nghệ sĩ, một họa sĩ, thì thưa anh, ở Việt Nam người nghệ sĩ có phải sống nhờ vào các khoản tiền này hay không?

Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Thú thật là tôi không có trong hội mỹ thuật, nên tôi không rõ cái vấn đề này nó như thế nào. Nhưng mà cho dù như thế nào thì tôi thấy chuyện đó cũng tầm thường lắm. Bây giờ anh em họa sĩ thừa sức đóng góp để anh ấy trả lại cho hội, cho nhà nước cái đó. Nhưng thú thật tôi không có trong hộ nên không rõ những qui định về tiền bạc như thế nào.
Kính Hòa: Ông đánh giá thế nào về thái độ của ngệ sĩ Việt Nam, những họa sĩ, sự độc lập với chính trị, sự lên tiếng hiện nay thưa ông?

Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Tôi nghĩ như thế này, trong mỗi hình thái của nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, nghệ thuật, hội họa, v.v… thì người nghệ sĩ ngoài chuyện sáng tạo của mìn, anh còn một thái độ nữa, anh còn phải song hành với vận mệnh của đất nước. Tôi biết có nhiều người, trong ba lĩnh vực đó, trong những lãnh vực khác hơn, đã tránh né vấn đề này. Họ quan niệm rằng chính trị không phải là vấn đề của người nghệ sĩ.
Nhưng xin thưa rằng hôm nay trên bàn ăn chúng ta không còn một con cá mà chúng ta ăn an toàn nữa, thì chính trị đã vào tới bàn ăn rồi.

Và nghệ thuật không được tách rời khỏi vận mệnh của đất nước, không được, không được từ chối quyền làm công dan của đất nước, nếu chúng ta là công dân của đất nước đó. Nên tôi cho rằng tôi không lên án những người né tránh vấn đề đó, tôi không lên án. Họ được quyền chọn lựa thái độ. Còn cá nhân tôi, và người họa sĩ như anh Nhân, đã chọn lựa một thái độ, trước hết là thái độ của một công dân, sau đó là thái độ của một nghệ sĩ được trình bày qua tác phẩm.

Kính Hòa: Điều ông nói làm nhớ lại một người cộng sản tiên phong là ông Hải Triều có nói rằng nghệ thuật phải vị nhân sinh, chứ không chỉ vị nghệ thuật.

Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Vâng câu đó chúng ta ai cũng biết rồi, có lẽ nó cũng không nằm ngoài vấn đề như tôi trình bày, đó là thái độ công dân. Ngoài vấn đề vị nghệ thuật, tôi nói là sau khi chúng ta có thái độ công dân chúng ta cũng có quyền vị nghệ thuật như thường, không ai cấm chúng ta cả, sáng tạo mà.
Kính Hòa: Tức là lúc đầu những người cộng sản họ muốn nghệ thuật vị nhân sinh, nhưng khi họ cầm quyền rồi thì có thái độ khác?
Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Tôi nghĩ vấn đề này chúng ta còn biết trong nhiều lãnh vực nữa chứ không chỉ trong vấn đề sáng tạo thôi.

Kính Hòa: Rất cám ơn ông Đỗ Trung Quân.

Chúng tôi đã liên lạc với họa sĩ Nguyễn Nhân ở Trà Vinh để tìm hiểu về vụ việc, nhưng ông hiện đang dưỡng bệnh, và chúng tôi không thực hiện được cuộc phỏng vấn.

Ngày 29 tháng sáu, họa sĩ Hồ Minh Quân, hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam trả lời báo tuổi trẻ rằng Hội văn học nghệ thuật tỉnh Trà Vinh không có quyền thu giữ bức tranh Biển chết của họa sĩ Nguyễn Nhân. Họa sĩ Hồ Minh Quân có đề cập đến nghi vấn vi phạm tác quyền của bức tranh, nhưng không có gì rõ ràng.

Trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc thi hành kỷ luật đối với họa sĩ Nguyễn Nhân không thấy đề cập đến việc ông Nguyễn Nhân vi phạm bản quyền một cách cụ thể, trong các điều khoản của quyết định. Nhưng quyết định này lại có đề cập đến 1 điều luật về vi phạm tác quyền ở phần mở đầu. - RFA

15.
Bị cáo Phương Nga được tại ngoại, tiếp tục điều tra

Bị cáo Trương Hồ Phương Nga được tòa tạm thời cho tại ngoại, trong phiên tòa được dư luận xã hội ở Việt Nam quan tâm đặc biệt.
Cùng được cho tại ngoại chiều 29/6 còn có bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung.
Đây là phiên xử sơ thẩm lần hai vụ doanh nhân Cao Toàn Mỹ tố cáo cô Trương Hồ Phương Nga và đồng phạm chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ.

Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 29/6, TAND TP. HCM quyết định tạm thời cho Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung tại ngoại, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trong lời khai mới nhất, bị cáo Trương Hồ Phương Nga vẫn khẳng định không lừa đảo và nói 16,5 tỷ đồng là do ông Mỹ tặng cho Nga vì hai người có tình cảm với nhau.

Ông Mỹ bác bỏ thông tin này.
Ông Mỹ được báo chí dẫn lời "tôi sẽ đòi lại được số tiền cô Nga đã lừa tôi".
'Tố cáo lừa đảo'

Phiên tòa đã trở thành chủ đề "nóng" trên mạng xã hội Việt Nam, với các tình tiết hé lộ được một số người so sánh như "phim Hollywood".
Khi ra tòa hôm 29/6, cô Phương Nga cáo buộc điều tra viên khi hỏi cung đã dọa dùng nhục hình với cô.

Cô Nga nói tại tòa: "Điều tra viên Hùng nói sao im lặng hoài vậy? Có tin treo em lên không, treo một tay lên cọc, cho đứng như Chúa Giê Su. Có biết chúa Giê Su đứng như thế nào không?"

Bị cáo cũng nói trước tòa rằng từng "thuê xã hội đen" để bảo vệ vì sợ ông Mỹ đe dọa.

Cô Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung đã bị bắt tạm giam từ ngày 19/3/2015 đến nay.
Vụ án bắt đầu từ tháng Tư 2014 khi ông Cao Toàn Mỹ tố cáo cô Phương Nga mượn tiền mà không trả.
Đến tháng Tám, ông Mỹ có tố cáo lần hai, lần này cáo buộc Phương Nga lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo truyền thông Việt Nam, lời khai với công an của cô Phương Nga và ông Mỹ đã có sự giống nhau ở một số đoạn kể cả "dấu chấm, dấu phẩy".

Sau khi Phương Nga bị bắt giam, TAND TP.HCM xử sơ thẩm lần 1 ngày 21/9/2016 nhưng trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Tại phiên xử sơ thẩm lần hai từ hôm 22/6/2017, cáo trạng không thay đổi, với nội dung hai bị cáo Nga và Dung đã "lừa đảo" chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ.

Chiều 29/6, sau khi cho hai bị cáo được tại ngoại, hội đồng xét xử tuyên bố trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án.
Như vậy, kể từ khi ông Cao Toàn Mỹ tố cáo tháng Tư 2014, vụ án này vẫn chưa kết thúc.
Cùng ngày, vụ xử này cũng được mạng xã hội Việt Nam so sánh với vụ xử nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Khánh Hòa.

Chẳng hạn Facebooker John Phuong viết trên mạng xã hội này:

"Hôm nay có hai phiên tòa liên can đến hai phụ nữ: Phương Nga và Mẹ Nấm, cái thì thối (tình & tiền) cái thì tanh (cá chết, Formosa); cái thối thì công khai báo đài còn cái tốt lành thì bưng bít; kẻ xấu xa thì được tại ngoại còn người trung thực ngay chính thì bị án tù! Ôi, công lý của xứ thiên đường!". - BBC

16.
Em trai Bí thư Yên Bái 'vay tiền làm nhà' --- Vụ Yên Bái: Thu hồi thẻ của phóng viên bị bắt

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái nói quần thể biệt thự, trang trại của gia đình là do tiền vay mượn.
Trả lời báo chí Việt Nam chiều 29/6, ông Phạm Sỹ Quý giải thích ông đã vay ngân hàng 20 tỷ đồng, mượn thêm bạn bè.

Báo Dân Trí dẫn lời ông: "Cái này thanh tra cũng rất dễ xác minh vì hồ sơ vẫn còn. Cái này muốn khai láo cũng không khai được."

Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 27/6 nói sẽ thanh tra tài sản, đất đai của gia đình ông Quý.
Theo truyền thông Việt Nam, gia đình ông Phạm Sỹ Quý có khu đất 13.000 mét vuông sang trọng, với giấy tờ là của vợ ông, bà Hoàng Thị Huệ.

Ông Phạm Sỹ Quý khẳng định: "Hiện tại cá nhân tôi cũng không muốn tranh luận đúng sai vì sau một tháng nữa cơ quan chức năng làm xong thì tất cả nội dung sẽ được công khai minh bạch."
Ông Phạm Sỹ Quý là em trai đương kim Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà.

Tháng 9/2016, bà Phạm Thị Thanh Trà, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký quyết định bổ nhiệm em trai, đang là phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, trở thành giám đốc của sở này.

"Việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi trường Yên Bái là thẩm quyền của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên ở đây ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nên Chủ tịch tỉnh này đã có văn bản đề nghị Chính phủ vào cuộc giúp để đảm bảo công tâm," Cục trưởng Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Phạm Trọng Đạt được VnExpress dẫn lời.
Trước câu hỏi về "khối tài sản" của gia đình ông Phạm Sỹ Quý bao gồm biệt thự, nhà sàn, hồ nước, sân thể thao..., ông Đạt nói chúng ta mới chỉ nắm bắt được hiện tượng, chưa biết bản chất sự việc như thế nào thì chưa thể đưa ra đánh giá. 

"Nếu trong trường hợp vợ ông Phạm Sỹ Quý làm ăn, kinh doanh nhiều năm, đổ mồ hôi, nước mắt mà có khối tài sản như vậy thì chúng ta nên ủng hộ khuyến khích; còn nếu tài sản là tham nhũng mà có thì phải xử lý nghiêm, ông Đạt nói thêm. 
Truyền thông trong nước gần đây đưa tin trong năm 2015, tỉnh Yên Bái có nhiều quyết định cho phép chuyển đổi hơn 13.000 m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Quý. 

Cục trưởng Chống tham nhũng cho biết cuộc thanh tra này sẽ diễn ra trong 15 ngày, có thể kéo dài hơn, nhưng dự kiến trong tháng Bảy Thanh tra Chính phủ sẽ có kết luận.
Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý), sử dụng đất đai tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, theo Tuổi Trẻ hôm 27/6.

"Tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra này sau khi báo chí phản ánh 13.000m2 đất rừng được chuyển đổi sang thành đất ở của gia đình ông Quý chỉ trong một ngày," báo này viết.
Trong một diễn biến khác, nhà báo Lê Duy Phong của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam bị khởi tố hình sự về tội 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'.

Ông Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc của báo Giáo Dục Việt Nam, bị truy tố theo Điều 280 Bộ luật Hình sự và bị tạm giam bốn tháng.
Ông Phong được cho là "người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh đạo tỉnh Yên Bái." - BBC

***
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong (bút danh Hải Ninh), công tác tại Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Ông Phong đã bị khởi tố bị can về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản."
Quyết định của Bộ Thông tin ngày 29/6 yêu cầu Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm thu hồi thẻ của ông Phong, nộp về Cục Báo chí trước ngày 12/7.

Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 32 tuổi, bị công an ập vào bắt ngày 22/6 tại một nhà hàng ở TP Yên Bái.
Ngay sau đó trên mạng xã hội nhiều người tranh cãi, nói rằng ông Phong bị công an "gài bẫy" vì báo Giáo dục Việt Nam đã đăng các bài tố cáo tiêu cực ở Yên Bái.

Nhưng sáng 28/6, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nói với báo giới rằng Tổng cục đã có báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái.
Theo báo cáo, ngày 16/6, ông Duy Phong lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Yên Bái.

Ông Phong nêu ra những "vi phạm" của cơ quan này, và đòi 200 triệu đồng.
Ông Sáng khi đó chuyển trước 100 triệu, và rồi đến buổi chiều lại đưa tiếp cho ông Phong 100 triệu. 

Trung tướng Đỗ Kinh Tuyến nói sau khi bị bắt, ông Phong thừa nhận việc nhận tiền của ông Sáng.
Tướng Tuyến nói: "Bộ sẽ cử cán bộ giám sát và hướng dẫn việc điều tra của Công an tỉnh Yên Bái để đảm bảo tính khách quan."

Ông Lê Duy Phong đã bị công an Yên Bái khởi tố bị can, bắt tạm giam về hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".

Trung tướng Đỗ Kinh Tuyến nói thêm rằng công an cũng sẽ "làm rõ" hành vi đưa tiền của ông Sáng, nếu đủ căn cứ, "sẽ xử lý". - BBC

17.
Việt Nam phủ nhận đồn đoán căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin liên quan tới những tin đồn về sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông sau chuyến thăm bị cắt ngắn của 1 quan chức quốc phòng Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, được truyền thông trong nước trích lời, cho phóng viên biết tại buổi họp báo thường kỳ ngày 29/6 rằng “không có thông tin như vậy” khi được hỏi về những đồn đoán đó.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo ở Hà Nội về việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam từ 18-20/6 và giao lưu quốc phòng 2 nước không diễn ra như dự kiến, bà Hằng dẫn thông thông tin từ Bộ Quốc phòng để lý giải về lý do này. Theo bà, ông Long cắt ngắn chuyến thăm tới Hà Nội vì việc đột xuất trong nước và Bộ Quốc phòng 2 nước thống nhất tổ chức giao lưu quốc phòng biên giới vào dịp khác phù hợp hơn.

Theo truyền thông trong nước ghi nhận trước chương trình giao lưu biên giới giữa quốc phòng 2 nước lần thứ 4, các cuộc thảo luận giữa Hà Nội và Bắc Kinh được tổ chức vào ngày 18/6 với sự tham gia của phái đoàn Trung Quốc dẫn đầu là Thượng tướng Phạm Trường Long với các lãnh đạo Việt Nam.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trước khi cắt ngắn chuyến thăm đã có các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Việt Nam, vấn đề biển Đông có được đề cập trong các cuộc gặp gỡ, bà Hằng cho biết trong chuyến thăm Việt Nam, ông Phạm Trường Long đã có cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Báo Người Lao Động trích lời người phát ngôn BNG Nói “Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã trao đổi về các vấn đề trong quan hệ song phương nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.”
Lúc đầu, cả truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đều cho biết vấn đề biển Đông được đưa ra tại các cuộc hội thảo giữa Thượng tướng Long và các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tuy nhiên ngay sau đó, những bất đồng đã nổi lên giữa các nhà lãnh đạo trong cuộc thảo luận về vấn đề khai thác dầu của Việt Nam trên biển Đông, theo giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales trong bài viết cho The Diplomat và nhận định của truyền thông quốc tế trong đó có New York Times. Sự bất đồng này đã dẫn tới việc hủy bỏ kế hoạch giao lưu quốc phòng dự kiến diễn ra từ 20-22/6 tại biên giới giữa Lai Châu và Vân Nam.

Theo nhận định của giáo sư Thayer trên The Diplomat, vụ việc này “là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn trong vấn đề đối phó với các hoạt động khai thác dầu của Việt Nam và Philippines trên biển Đông."
Đầu năm nay, tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với Việt Nam. - VOA

18.
Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam

Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Các phái đoàn đến từ 15 tiểu bang có dịp tiếp xúc với các dân biểu và các nhân viên lập pháp, giới chức Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, và đại diện các tổ chức phi chính phủ, về việc chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền.

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor, Cố vấn Quốc tế cho tổ chức BPSOS, cho VOA biết 5 nội dụng quan trọng của đợt vận động:
“Hôm nay các cộng động đến đây để vận động các nhà lập pháp và giới chức hành pháp Mỹ về 5 vấn đề quan trọng: “vận động Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng; kêu gọi Hành pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn cầu đối với các giới chức chính quyền Việt Nam đã đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng; Yêu cầu Việt Nam trả tự do cho khoảng 200 tù nhân tôn giáo và tù nhân lương tâm; báo động Tổng Thống Trump hình ảnh hoen ố về đàn áp tôn giáo của chính quyền Đà Nẵng, nơi sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC năm 2017; và cuối cùng vận động Quốc hội thông qua Luật Nhân quyền cho Việt Nam.”

Bà Virginia Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ - Nhân Quyền – Lao Động, đồng thời là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam họp đối thoại nhân quyền tháng 5 vừa qua, phát biểu rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền:

“Sự kiện ngày là chỉ dấu quan trọng của sự năng động của cộng đồng Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 vừa qua của tôi rất ấn tượng, tôi gặp cả giới chức Việt Nam và các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự, và tìm hiểu các hoạt động của họ nhằm cố xúy nhân quyền.”
Đại diện Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Đại sứ Jackie Wolcott, nói về các biện pháp can thiệp tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm việc đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia Quan tâm Đặc biệt – còn gọi là CPC.

Về phía Quốc hội, Dân biểu Ted Poe, đảng Cộng Hòa, đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban Chống Khủng bố, Ngoại thương thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện nói Việt Nam nên trả tự do tù nhân lương tâm, đặc biệt là tù nhân tôn giáo. Ông nhấn mạnh với VOA rằng Việt Nam phải đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo và chính trị của người dân:

“Đây là cuộc vận động quan trọng của cộng đồng Việt Nam và tôi hoàn toàn ủng hộ các ý kiến của họ. Chúng ta phải đảm bảo rằng người Việt Nam có quyền tự do sinh hoạt tôn giáo và chính trị.”

Trong một tuyên bố hôm 29/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Ed Royce, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam: “Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp công dân và tước bỏ những những quyền căn bản của con người.”
Sự kiện Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam - bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một sáng kiến của dân biểu Royce vào năm 2013 – dần dần đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút hàng trăm người ủng hộ cho nhân quyền Việt Nam từ khắp nơi ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Tại buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt, dân Biểu Alan Lowenthal, đảng Dân Chủ, đồng Chủ Tịch Vietnam Caucus – Khối dân biểu Hoa Kỳ Quan tâm Vấn đề Việt Nam, nói về hồ sơ tù nhân lương tâm tôn giáo của Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng. Ông Lowenthal nói với VOA rằng sự kiện này giúp ông hiểu thêm về mức độ vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo:
“Sự kiện này giúp tôi hiểu thêm về tình hình ở Việt Nam, đặc biệt là các tù nhân lương tâm, để ra sức ép buộc chính quyền phải gia tăng tự do tôn giáo, và không đối xử bất nhân với công dân của mình, khi họ thể hiện quyền tự do ngôn luận.”

Vào buổi chiều cùng ngày, các đoàn khác nhau gặp gỡ các dân biểu và nhân viên lập pháp của họ để trao đổi chi tiết các mục tiêu cụ thể.
Mục sư Vang Chỉnh Minh, đại diện đoàn người Việt ở tiểu bang Minnesota nói với VOA rằng ông muốn vận động các nhà lập pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng bảo vệ người Montagnard ở Tây Nguyên:

“Chúng tôi quan ngại hai vấn đề chính: đàn áp tôn giáo, và tranh chấp đất đai. Ngoài ra, nhiều người Montagnard đang chạy tị nạn tại Thái Lan và Campuchia nhưng chưa xin được qui chế tị nạn.”

Ông Nguyễn Hữu Hải, một nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất đai ở giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng năm 2010, đã cùng gia đình vợ và 2 con trốn thoát qua Thái Lan, được chấp nhận cho định cư tại Raleigh - North Carolina, Hoa Kỳ, vào năm 2012, đại diện cho giáo xứ Cồn Dầu, cho VOA biết:
“Càng ngày việc đàn áp tôn giáo, nhân quyền càng gia tăng. Thông qua cuộc vận động này, chúng tôi mong muốn chính phủ Mỹ can thiệp để không còn bắt bớ, đàn áp các giáo sứ và những người vô tội. Đó là mong muốn của tất cả bà con cộng đồng ở đây, cũng như bà con Cồn Dầu.”

Bà Đinh Thị Ngọc Tuyết, trưởng phái đoàn của cộng đồng Người Việt tại thành phố Louisville, Kentucky, cho VOA biết bà cùng với một số sinh viên gốc Việt của đại học Louisville đến tham dự sự kiện này với mục đích giới trẻ hiểu biết thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam:
“Mục đích là để cho giới trẻ hiểu thêm về tình hình vi phạm nhân quyền của Việt Nam; giới thiệu cho các em biết thêm về cách hoạt động quốc hội của các đoàn thể. Sau cuộc vận động này các em có bài viết chia sẻ cảm nghĩ với các bạn khác không có dịp tham gia.”
Theo chương trình, ngày hôm sau, 30/6, một phái đoàn sẽ họp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. - VOA

19.
Không ngưng khai thác cát, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tiếp tục sạt lở

Đồng bằng sông Cửu Long đang bị biến dạng do sạt lở nghiêm trọng cả ở bờ sông lẫn bờ biển, song hoạt động khai thác cát chưa ngưng, dù đó là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa.
Ông Lê Anh Tuấn, viện phó Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của trường Đại Học Cần Thơ, mới lên tiếng cảnh báo thêm một lần nữa rằng, dưới đáy sông Mekong (đến Việt Nam thì tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu trước khi đổ ra biển) có rất nhiều hố có vai trò như những điểm trữ sỏi cát. Nếu tiếp tục khai thác cát, các hố này sẽ sâu hơn và sạt lở sẽ càng ngày càng nghiêm trọng.

Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, tại hội thảo bàn về nông nghiệp trong bối cảnh lũ và phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long không còn như trước, diễn ra ở trường Đại Học An Giang, ông Tuấn nói thêm, khai thác cát không chỉ làm sạt lở gia tăng mà còn làm nhiều loại thủy sản đặc biệt như cá hô, cá tra dầu, cá heo nước ngọt… mất nơi trú ẩn.
Đáng ngại là hoạt động khai thác cát diễn ra ồ ạt trên diện rộng trong bối cảnh cát, sỏi, phù sa từ thượng nguồn đổ về hạ du sông Mekong giảm liên tục. Trong 20 năm vừa qua, tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, góp phần bồi đắp châu thổ sông Mekong đoạn chảy qua Việt Nam đã giảm 46% so với trước.

Cách nay 10 ngày, Hội Thủy Lợi Việt Nam từng đưa ra cảnh báo tương tự tại một hội thảo bàn về lũ lụt, ngập úng và sạt lở đất ở đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra ở Sài Gòn.
Theo các chuyên gia thì sạt lở diễn ra một cách bất thường trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn đoạn sông Tiền chảy ngang tỉnh Đồng Tháp có chiều dài khoảng 123 cây số thì sạt lở xảy ra tại 101 cây số bờ sông. Trong 11 năm từ 2005 đến 2016, nước cuốn trôi 300 hécta bờ sông Tiền, gây ra thiệt hại khoảng 320 tỷ đồng (khoảng $1.4 triệu).

Sông Hậu cũng đang trong tình trạng tương tự, đặc biệt là tại đoạn sông Hậu chảy ngang tỉnh An Giang. Sạt lở không chỉ diễn ra ở bờ hai nhánh chính của sông Mekong đoạn chảy qua Việt Nam mà còn xuất hiện ở các kênh rạch thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, bờ biển thuộc các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Hồi trung tuần Tháng Năm, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn loan báo, tại đồng bằng sông Cửu Long có 393 điểm sạt lở nặng, tổng chiều dài là 581 cây số bờ sông, bờ biển. Về mức độ nghiêm trọng, đối với bờ biển, nặng nhất là Cà Mau (có 109 cây số liên tục sạt lở chưa thể ngăn chặn), kế đó là Tiền Giang (77 cây số), Trà Vinh (74 cây số), đối với bờ sông, An Giang dẫn đầu về mức độ nghiêm trọng (có 51 điểm sạt lở trên chiều dài 69 cây số).

Cũng đến thời điểm vừa kể, bộ này mới chính thức nhìn nhận nguyên nhân vốn đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu. Sạt lở nghiêm trọng là vì (1) các kế hoạch phát triển hạ tầng thiếu viễn kiến, (2) khai thác cát quá mức, (3) khai thác nước ngầm quá mức, (4) khai thác rừng ven biển quá mức. Những yếu tố này làm cả cả bề mặt kênh, rạch, bờ sông, bờ biển lẫn bị cấu trúc địa tầng bị biến dạng, cộng thêm với yếu tố đồng bằng sông Cửu Long bị mất cân bằng về bùn, cát nên sạt lở diễn ra tràn lan.

Cần nhắc lại rằng, theo một thống kê do Tổng Cục Hải Quan thực hiện, chỉ trong ba năm, từ 2007 đến 2009, chính quyền Việt Nam đã cho phép moi 24 triệu khối cát từ hệ thống sông rạch của đồng bằng sông Cửu Long để xuất cảng.
Do dân chúng và các chuyên gia phản ứng dữ dội, chính quyền quyết định ngưng moi cát từ hệ thống sông rạch để xuất cảng nhưng lại cấp giấy phép tận thu “cát nhiễm mặn” (cát biển) ở các “dự án khai thông luồng lạch” để bù vào. Chỉ từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam đã xuất cảng 43 triệu khối “cát nhiễm mặn” sang Singapore và công quỹ gần như không thu được đồng nào.

Đáng chú ý là dù khai thác cát khiến bờ sông, bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, song chính quyền nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục cho một số doanh nghiệp khai thác cát để cung cấp trong nội địa.
Theo báo Tuổi Trẻ, hồi hạ tuần Tháng Năm vừa qua, dân chúng các xã Phú Thành, huyện Trà Ôn và Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long đã tập hợp xuồng, ghe, gom góp tiền bạc để mua xăng dầu, thực phẩm, cắt cử người trực, ngăn hợp tác xã khai thác cát Tân Bình Minh múc cát tại đoạn sông Hậu chạy ngang khu vực này.

Hợp tác xã này do ông Trần Vĩnh Hạ, cựu phó chủ tịch huyện Bình Minh (nay là thị xã Bình Minh) điều hành. Hoạt động của hợp tác xã này đã làm hàng trăm công đất ở cồn Công sụp xuống sông, vườn tược, ao cá, thậm chí các con đê nhằm ngăn sạt lở do dân chúng tự bồi đắp cũng bị xóa sổ.

Năm ngoái, do phản ứng của dân chúng và tác động của báo giới, hợp tác xã này tạm ngưng hoạt động nhưng đến ngày 27 Tháng Năm vừa qua thì được phép hoạt động trở lại.
Chỉ đến khi mâu thuẫn giữa hai bên (dân chúng địa phương và hợp tác xã) lên tới đỉnh – có thể đổ máu, chính quyền tỉnh Vĩnh Long mới yêu cầu hợp tác xã tạm ngưng hoạt động thêm một lần nữa.
Ngày 28 Tháng Sáu, tiếp xúc với cử tri thành phố Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội, chính thức tuyên bố chỉ cấm khai thác cát trái phép chứ không cấm khai thác cát! - nguoiviet

20.
Cho đổ cả triệu mét khối bùn thải gần khu bảo tồn biển ở Bình Thuận

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bộ Tài Nguyên-Môi Trường vừa cấp phép cho công ty điện lực Vĩnh Tân 1 của Trung Quốc được nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn thải ra vùng biển Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, bất chấp cảnh báo ô nhiễm từ các nhà khoa học.
Nhiều nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường đã khá bất ngờ khi nhận được thông tin này bởi vì khu vực nhận chìm bùn khá gần với khu bảo tồn biển Hòn Cau, một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.

Ngày 28 Tháng Sáu, báo Pháp Luật TP.HCM dẫn tin từ Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cho biết, ông Nguyễn Linh Ngọc, thứ trưởng bộ này, đã ký giấy phép chấp thuận cho công ty điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trên diện tích khoảng 30 hécta mặt nước biển, độsâu không quá 30 mét.
Nhiều nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường cho biết đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 cây số với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm là bãi đẻ của ba loài tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh.

Nơi đây còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi… Việc cho đổ lượng bùn sau nạo vét xuống vùng biển này sẽ đe dọa trực tiếp đến quần thể san hô và tác động hiệu ứng tràn của biển rất lớn.

Giấy phép nêu rõ: “Vật, chất được phép nhận chìm phải bảo đảm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường,” có hiệu lực đến ngày 30 Tháng Mười.
Theo báo Thanh Niên, đây là khối lượng bùn, cát sau nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1; trong đó có 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích…
Theo báo Tuổi Trẻ, đến tối cùng ngày, bộ này cho biết việc nhận chìm chỉ cho phép tiến hành từng bước với sự quan trắc, giám sát chặt chẽ phẩm chất môi trường biển trong suốt quá trình thực hiện. Bộ này cũng khẳng định, dừng nhận chìm bùn thải nếu chỉ số nước biển vượt quy định. - nguoiviet

Link:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét