Vụ tiêm kích F/A-18E Super Hornet Mỹ đã bắn hạ Su-22 của Syria vừa qua, đã làm cho Nga tức giận đe dọa cắt đường dây nóng quân sự ngăn tai nạn va chạm giữa hai nước ở Syria. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn khẳng định đường dây này vẫn hoạt động như thường, nhưng đồi với máy bay Nga ở Syria có sức mạnh nhưng không thể so được với sức mạnh của Mỹ được.<!>
Sau sự việc chiếc máy bay tiêm kích F/A-18E Super Hornet của Mỹ bắn hạ chiếc cường kích Su-22 của Syria ngày 18-6, Nga dọa sẽ cắt đường dây nóng quân sự ngăn tai nạn va chạm giữa hai nước ở Syria. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 23-6 khẳng định đường dây này vẫn hoạt động. Thậm chí Nga còn thông qua đường dây nóng này báo trước với Mỹ sẽ nã sáu quả hoa tien hành trình Kalibr vào các mục tiêu IS.
Chưa hết, sau vụ Mỹ bắn máy bay Syria, Nga còn đe dọa sẽ xem máy bay liên quân chống IS hoạt động tại khu vực sông Euphrates ở Syria như các mục tiêu, không ngần ngại triển khai máy bay và tên lửa tấn công. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định Nga không có bất kỳ hành động nào như vậy khiến Mỹ phải lo ngại.
Theo Business Insider, sẽ không có cuộc chiến trên không nào giữa Nga với Mỹ ở Syria dù Nga có mạnh miệng đe dọa.
Nga có các hệ thống tên lửa đất đối không cũng như nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến ở Syria nhưng cũng không thể địch nổi với sức mạnh của Mỹ nếu khơi mào một cuộc chiến tranh trên không ở Syria.
Tại Địa Trung Hải luôn có một HKMH của Mỹ chở hàng chục máy bay tiêm kích F/A-18E Super Hornet. Chưa kể Mỹ còn có hàng trăm máy bay chiến đấu F-15, F-16 khắp Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Jordan.
Máy bay Nga ở Syria có sức mạnh nhưng không thể so được với sức mạnh của Mỹ. Ảnh: BUSINESS INSIDER
andynguyen
Theo nhà phân tích quân sự cấp cao Omar Lamrani tại Công ty phân tích địa chính trị và tình báo Mỹ Stratfor hoạt động toàn cầu, Nga có khoảng 25 máy bay ở Syria nhưng chỉ có khoảng 10 chiếc thật sự có sức mạnh trên không như Su-35, Su-30. Số máy bay này sẽ phải đối mặt với một lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, máy bay tiêm kích F/A-18E Super Hornet, F-15, F-16, cả máy bay ném bom B-1, B-52. Chưa kể đến sức mạnh hải quân Mỹ và hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được triển khai gần Syria.
“Nga có sức mạnh phòng thủ rất lớn chứ không phải là không có. Tuy nhiên, sức mạnh trên không của Mỹ lại vượt trội hơn rất nhiều” - nhà phân tích Lamrani nói với Business Insider. Ông công nhận Nga có một số máy bay có sức mạnh bằng thậm chí hơn cả máy bay Mỹ nhưng lại kém về số lượng.
Nga biết rõ hạn chế của mình và không dễ dàng gì, nếu không muốn nói là không thể đi đến quyết định bắn máy bay Mỹ, theo nhà phân tích Lamrani. Thế nhưng trong trường hợp Nga cứ làm như đã dọa, là bắn máy bay Mỹ và liên quân ở Syria thì sẽ thế nào?
Liên quân do Mỹ dẫn đầu đang rất thận trọng theo dõi từng hành động của Nga trong thời điểm này. Theo nhà phân tích Lamrani, ngoài các máy bay tiêm tích F/A-18E Super Hornet đảm trách phần lớn các chiến dịch quân sự ở Syria và hoạt động công khai, Mỹ còn có một số lượng máy bay tàng hình F-22 hoạt động như một vật đệm giữa các máy bay mình và Nga. Nếu máy bay Nga ra tay bắn máy bay Mỹ hay của liên quân, các máy bay tàng hình F-22 này sẽ tiêu diệt máy bay Nga trước khi nó có thể về đến căn cứ.
Nếu do thám của Mỹ phát hiện Nga có sự huy động máy bay lớn và bất thường ở Syria, Mỹ sẽ không ngồi yên đợi số máy bay này của Nga cất cánh lên trời rồi mới tấn công mà sẽ tấn công ngay vào căn cứ Nga. Đây sẽ là công việc của đội tàu sân bay tấn công USS George H. W. Bush với rất nhiều tên lửa hành trình, giống vụ Mỹ nã 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Sharyat của Syria ngày 7-4.
Tàu khu trục USS Porter của Mỹ bắn hỏa tiễn hành trình Tomahawk từ Địa Trung Hải vào căn cứ không quân Sharyat của Syria ngày 7-5. Ảnh: REUTERS
Dù có thể gây cho Mỹ không ít thiệt hại nhưng chung cuộc thì Nga sẽ không thắng nổi trước Mỹ, chưa kể đến lực lượng liên quân đằng sau Mỹ.
Cũng phải công nhận sức mạnh hải quân trong khu vực của Nga khá mạnh, có thể đe dọa các căn cứ không quân Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này Nga phải chịu rủi ro xung đột chính trị với các nước mà Mỹ đặt căn cứ là Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Qatar.
Một lý do nữa cho việc Nga sẽ không tấn công máy bay Mỹ, theo nhà phân tích Lamrani, Nga sẽ không đặt cược quá nhiều vào Syria vì đây không phải là quyền lợi quốc phòng sống còn của mình. Theo chuyên gia Anna Borshchevskaya về chính sách đối ngoại của Nga ở Trung Đông tại Viện Chính sách cận đông Mỹ, can thiệp quân sự ở Syria là một cách lái chú ý khỏi các vấn đề kinh tế-xã hội nội bộ Nga. Gây thêm thương vong cho binh sĩ Nga trong cuộc chiến với Mỹ không có lợi cho mục đích này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét